Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bai Thi Sang Tao Khkt 21-22.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 28 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn,
cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng
đồng người gắn bó, đồn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của
bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và
phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Đất nước ta, với một bề dày lịch sử vẻ vang đã ghi dấu lại bằng hàng nghìn di
tích lịch sử văn hóa có giá trị. Những di tích lịch sử là quà tặng vô giá mà lịch sử để
lại cho chúng ta. Chúng vừa chứa đựng những giá trị vật thể và phi vật thể, phản ánh
bản sắc tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, bảo tồn và phát
huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cũng chính là bảo tồn và phát huy nội lực
và là nguồn lực góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Hòa vào dòng lịch sử chung của dân tộc, cũng như nhiều làng xã ở Nghệ An và
ở Quỳnh Lưu rất có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn
hóa tinh thần. Đặc biệt là trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử
của địa phương như tổ chức các lễ hội vào mùa xuân hàng năm như lễ hội Đền Cờn
(Quỳnh Phương), Đền Cồng (Quỳnh Hưng), Đền Vua (Ngọc Sơn), Đền Voi (Quỳnh
Hồng),...Việc tổ chức lễ hội nào cũng hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo sâu xa,
vừa lan tỏa bao trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh, các bậc tiền nhân có cơng với
làng, với nước. Đây là lúc dân làng biểu hiện tập trung tư tưởng và tâm lý của cộng
đồng, bao gồm lịng sùng kính biết ơn những bậc hiền tài có cơng với làng, với nước,
đã phù hộ che chở cho dân làng; ý thức cộng đồng về sự gắn bó giữ những người
cùng làng xã nghĩa là cùng được hưởng ân đức của một hoặc những vị thần, đồng
thời cũng thể hiện lịng cầu mong của tồn bộ dân làng về một đời sống chung thái
bình, thịnh vượng, khơng dịch bệnh, không tai ương đau buồn, không mất mùa do
hạn lụt, người làm ăn trên đồng ruộng, người sống bằng cái lưới, cái thuyền trên sơng
nước được an tồn no đủ.
Quỳnh Hoa vốn được coi là vùng đất cổ xưa với địa danh “Làng Phú Mỹ” gắn
với nhiều di tích lịch sử. Đây là nơi đất lành, chim đậu với truyền thuyết 100 con
chim Phượng Hoàng hạ cánh xuống 99 cây Thị cổ xum xuê và 100 giếng đào soi


bóng trong lành dưới thời người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Người dân nơi đây vẫn truyền nhau câu chuyện rằng: Ngày xưa ở Phú Mỹ nổi tiếng là
vùng đất giàu có và rất đẹp, là nơi đất lành chim đậu. Trước khi thống nhất đất nước
và đánh phá quân xâm lược Xiêm và Thanh, Nguyễn Huệ (Quang Trung) định dời đô
về Phù Hoa. Lúc bấy giờ Phù Hoa đã có 100 cái giếng và có nhiều cây thị to, đẹp.
Một ngày nọ, từ phương xa bỗng xuất hiện 100 con chim Phượng Hoàng bay đến Phú
Mỹ. Chúng lượn tròn nhiều vòng trên đỉnh Rú Đụn cao ngất ở đầu làng rồi sà xuống
tắm ở 100 cái giếng. Tắm xong chúng bay lên đậu trên ngọn của những cây thị, 99
con đã có chỗ đậu nhưng một con tìm mãi khơng có thêm cây thị nào nên đã vỗ cánh
bay đi. Thế là cả đàn cùng cất cánh bay theo vào đất Hồng Lĩnh. Nhưng Hồng Lĩnh
cũng chỉ có 99 ngọn núi, nên cả đàn mới bay vào đất Phượng Hồng Trung Đơ (là


Thành phố Vinh bây giờ). Người ta giải thích rằng đã có 100 giếng đào nhưng chỉ có
99 cây thị, thiếu giếng thì có thể đào được, cịn cây thị thì khơng sao trồng kịp và Phù
Hoa đã khơng thành đất kinh đơ chỉ vì thiếu đi một cây thị.
Cùng với truyền thuyết về cây thị cổ và giếng cổ, ở Quỳnh Hoa cịn có di tích
lịch sử đền Cửa Gan. Đền Cửa Gan được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV, XV mang
phong cách kiến trúc thời Hậu Lê rất tinh xảo, đẹp về mỹ thuật thiết kế, không gian
thống đãng, quy mơ đồ sộ, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa cho vùng đất thiêng
làng Phú Mỹ. Đền thuộc cơng trình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc gỗ của người
Việt về quy mô, vật liệu sử dụng, sự kết hợp tài tình, hiệu quả giữa điêu khắc và kiến
trúc. Các bộ phận bằng gỗ trong đền là những tác phẩm chạm khắc tinh tế với nhiều
đề tài phong phú, phản ảnh hiện thực cuộc sống cư dân thời bấy giờ. Trên các xà, ván
nong, cửa võng đều có chạm trổ hoa văn rồng, phượng chầu mặt nguyệt, rồng vờn
chầu ngọc, hình chim phượng cùng đàn con quấn quýt bên nhau. Đền làng Phú Mỹ
hiện còn lưu giữ những thần tích và các di vật cổ có giá trị lịch sử to lớn. Đền không
chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về tâm linh của người dân mà cịn là địa điểm diễn ra
các hoạt động chính tri, văn hóa - xã hội của cộng đồng làng xã.
Trong thời kì văn hóa hội nhập hiện nay, những luồng văn hóa lạ du nhập vào

nước ta, khiến thế hệ trẻ đón nhận văn hóa hiện đại một cách hào hứng mà quên đi
những hoạt động văn hóa truyền thống...quên đi việc bảo tồn những giá trị văn hóa
dân tộc. Nhiều di tích lịch sử văn hóa bị lãng quên. Thế hệ trẻ thờ ơ trước những hoạt
động văn hóa truyền thống. Nhiều di sản văn hóa truyền thống hiện nay đang có nguy
cơ mai một, biến dạng hoặc chưa được gìn giữ và phát huy đúng mực. Mọi thứ rất
cần được hướng dẫn hỗ trợ để bảo tồn và phát huy trong cuộc sống đương đại. Để giữ
gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cần phải bắt đầu từ thế hệ học sinh ở lứa
tuổi thanh thiếu niên, nhất là học sinh trung học cơ sở. Làm sao để lan tỏa trong học
sinh ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử của địa phương - đó là
vấn đề trăn trở của nhóm nghiên cứu dự án khoa học kĩ thuật của trường TH&THCS
Quỳnh Hoa.
Vì vậy nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến với 100 học sinh học
sinh bậc THCS, 100 học sinh bậc Tiểu học và 20 phụ huynh trên địa bàn xã Quỳnh
Hoa về thực trạng ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử của địa
phương: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa. Sau khi khảo sát và
nghiên cứu, chúng em đã thu được kết quả nghiên cứu như sau:
- Tìm ra được thực trạng, nguyên nhân của vấn đề.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp để lan tỏa trong học sinh ý thức
bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử của địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và
đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa.
Từ những lý do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giải pháp: “Lan tỏa trong học
sinh ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử của địa phương: cây
thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa”
2. Giả thuyết khoa học, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1


2.1. Giả thuyết khoa học
Mỗi địa phương có những di tích lịch sử có những kiến trúc đặc thù, khơng chỉ
là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về tâm linh của người dân mà còn là địa điểm diễn ra các

hoạt động chính tri, văn hóa - xã hội của cộng đồng làng xã.
Tuy nhiên, đâu đó ở mỗi một vùng quê, di tích lịch sử đang dần mai một và bị
lãng quên do sự phát triển của thời kì hội nhập nhiều luồng văn hóa ảnh hưởng đến
bản sắc văn hóa của địa phương. Do sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, giải trí
phương tiện nghe nhìn tác động nên thế hệ trẻ bị cuốn theo những luồng văn hóa mà
quên đi những vẻ đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc hoặc những xu hướng đến
với di tích lịch sử theo thị hiếu và cịn nặng hình thức.
Vai trị giữ gìn, bảo vệ và phát huy những di tích lịch sử vơ cùng quan trọng có
thể có những giải pháp để lan tỏa ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển di tích lịch sử
địa phương.
Nếu tất cả các thanh thiếu niên, nhất là các bạn ở lứa tuổi tiểu học, trung học
cơ sở nhận biết được giá trị của điều đó từ đó có những chuyển biến trong nhận thức
để cụ thể hóa những hành động thì giữ gìn, bảo vệ và phát triển di tích lịch sử địa
phương sẽ thực hiện được.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích đánh giá ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
lịch sử trong học sinh tiểu học và trung học cơ cở trên địa bàn xã Quỳnh Hoa, tìm ra
nguyên nhân của vấn đề, đề xuất những giải pháp phù hợp.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương:
cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa trong học sinh tiểu học và trung
học cơ cở trên địa bàn Quỳnh Hoa như thế nào?
Thứ hai: Những tác động ảnh hưởng đến ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị
di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa
trong học sinh tiểu học và trung học cơ cở trên địa bàn Quỳnh Hoa?
Thứ ba: Làm thế nào để lan tỏa ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích
lịch sử địa phương trong học sinh tiểu học và trung học cơ cở trên địa bàn Quỳnh
Hoa?
3. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
3.1 Thời gian: Từ 15/3/2021 đến 15/11/2021

3.2 Phạm vi: Nghiên cứu khảo sát ở trường TH&THCS Quỳnh Hoa (bậc Tiểu
học và bậc THCS), phụ huynh xã Quỳnh Hoa.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của dự án là học sinh bậc tiểu học và bậc THCS của
trường TH&THCS Quỳnh Hoa, phụ huynh Quỳnh Hoa.
2


4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thơng qua các bài nghiên cứu được đăng trên báo,
tạp chí hoặc trên một số trang internet uy tín cùng như cơng trình nghiên cứu khác
được công bố.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phiếu điều tra khảo sát ý kiến của học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các bạn học sinh bậc tiểu học và bậc
THCS của trường TH&THCS Quỳnh Hoa, phụ huynh Quỳnh Hoa.
4.2.3. Phương pháp quan sát
Nhóm tác giả tiến hành quan sát thái độ, hành động, cảm xúc của đối tượng để
đánh giá vấn đề một cách khách quan
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu lý thuyết thu thập được, nhóm tác giả
xem xét kỹ lưỡng và phân tích, tập hợp theo từng khía cạnh
5. Ý nghĩa của đề tài:
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ
và đền Cửa Gan là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, góp phần xây dựng niềm
tin, lịng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên những lịch sử của dân tộc; nhất là
trong tình hình hiện nay, vấn đề giáo dục truyền thống càng có ý nghĩa quan trọng đối
với việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử

là việc làm cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị chứ khơng chỉ việc làm của
cấp ủy và ngành chức năng, nhằm góp phần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tuyên
truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cho học sinh. Giúp mọi người thấy được
những giá trị lịch sử của di tích, vẻ đẹp của kiến trúc cổ, bồi dưỡng thêm tình u,
niềm tự hào về lịch sử của cha ơng trong q trình dựng nước và giữ nước. Góp phần
lan tỏa trong phụ huynh, học sinh ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch
sử q hương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về quê hương xứ
sở cho thế hệ trẻ.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tư liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài
gồm có bốn chương cơ bản:
Chương I: Cơ sở lí luận của dự án
Chương II: Vẻ đẹp của di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và đền
Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Chương III: Những nguyên nhân dẫn đến sự mai một trong ý thức bảo vệ, giữ
gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan.
3


Chương IV: Những giải pháp tối ưu nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát
huy giá trị di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở xã
Quỳnh Hoa.
7. Kế hoạch nghiên cứu
TT

Cơng việc

Thời gian thực hiện

1


Dự thảo và hồn thiện đề cương

15/3/2021 - 15/9/2021

2

Xây dựng bộ câu hỏi và các phiếu điều tra

16/9/2021 - 25/9/2021

3

Phát phiếu điều tra và thu thập thơng tin

26/9/2021 - 30/9/2021

4

Xử lí và phân tích dữ liệu thu thập được

02/10/2021 - 06/10/2021

5

Dự thảo báo cáo nội dung dự án nghiên cứu

08/10/2021 - 20/10/2021

6


Lấy ý kiến đóng góp về nội dung dự án 21/10/2021 - 30/10/2021
nghiên cứu

7

Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung dự 01/11/2021 - 15/11/2021
án.
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận của dự án

Thực hiện Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo
dục và Đào tạo triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 20082013.
Nội dung thứ năm trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã
nêu: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn
hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch
đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tun truyền, giới thiệu các cơng trình, ở địa phương với bạn
bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh
thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền,
đồn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và
cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Đây chính
là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc hiểu biết và
góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương và quốc gia
trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thơng qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát
huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương làm cho việc dạy các mơn Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân,… trở nên sống động và hiệu quả hơn, học
gắn với thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở.
4



Như vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm đối với di sản, di tích cho thế hệ trẻ
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào “Trường học thân thiện học
sinh tích cực” do ngành GD&ĐT phát động. Bởi di sản văn hóa là một bộ phận rất
quan trọng của nền văn hóa dân tộc; là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của tồn dân và của cả xã
hội, trong đó có nhà trường. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các
di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thơng qua các di sản văn hóa cho
thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Để thực hiện tốt những yêu cầu này, việc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá
trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở là một
việc làm cần thiết. Vì ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di tích là tổng hịa tri thức, tình
cảm và ý chí bảo tồn di tích thơng qua các hoạt động của con người, trong đó có học
sinh.
1. Các khái niệm cơ bản
- Di sản văn hóa: Là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của
một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và
dành cho các thế hệ mai sau.[1] Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tịa
nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật
thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên
(bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
- Di tích: Là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
- Di tích lịch sử- văn hóa: Là cơng trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật,
bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử,
quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước.
- Vai trò của học sinh THCS trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di tích
lịch sử -văn hóa:

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sự biến đổi tâm sinh lí rất nhanh, nhạy cảm. Đồng
nghĩa với việc thích nghi với cuộc sống, với môi trường để rồi biến đổi lối sống, suy
nghĩ là điều khơng tránh khỏi. Chính vì lẽ đó, việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Hoa khơng thể phủ nhận vai trị quan
trọng của lớp trẻ của lứa tuổi thanh thiếu niên.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc gìn giữ, phát triển di tích lịch sử ở địa
phương
- Ảnh hưởng của tâm sinh lí lứa tuổi:
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lý. Đã có
rất nhiều cơng trình khoa học khẳng định, đó là lứa tuổi khó bảo, chưa lớn nhưng lại
thích thể hiện mình.

5


Các em khó thay đổi theo sự ảnh hưởng của cuộc sống, của xã hội bên ngồi,
tị mị, tìm hiểu, thích được khám phá những điều mới lạ vượt khỏi khn khổ của
dân tộc mình.
- Ảnh hưởng của phụ huynh:
Ngược lại với những suy nghĩ, lối sống của giới trẻ hiện nay, bộ phận người
cao tuổi, những bậc phụ huynh vẫn còn những nuối tiếc, trăn trở khi nhớ về những
giá trị lịch sử của địa phương. Để rồi từ đó thảng thốt, đau đáu: làm như thế nào để
lan tỏa trong học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển di tích lịch sử địa phương.
Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những bậc phụ huynh họ khơng quan
tâm, thậm chí rất thờ ơ đến giá trị lịch sử địa phương mình và chính vì thế họ khơng
có mong muốn, ý định bảo vệ, giữ gìn, phát triển di tích lịch sử địa phương.
- Ảnh hưởng của xã hội:
Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sơi động, thì khơng gian dành cho các
loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay,
trong đó có khơng ít học sinh không hoặc chưa hiểu hết giá trị của các di sản, di tích

mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm
hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc.
Chương II: Vẻ đẹp của di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và
đền Cửa Gan ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
1. Giếng cổ, Cây thị cổ - Cây di tích lịch sử Quốc gia:

6


Theo truyền thuyết vào đời nhà Nguyễn, vua Quang Trung định dời đô về làng
Phù Hoa (nay là xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu) - lúc bấy giờ Phù Hoa đã có 100
cái giếng và có nhiều cây thị to, đẹp. Một ngày nọ, từ phương xa bỗng xuất hiện 100
con chim Phượng Hoàng bay đến Phú Mỹ. Chúng lượn tròn nhiều vòng trên đỉnh Rú
Đụn cao ngất ở đầu làng rồi sà xuống tắm ở 100 cái giếng. Tắm xong chúng bay lên
đậu trên ngọn của những cây thị, 99 con đã có chỗ đậu nhưng một con tìm mãi khơng
có thêm cây thị nào nên đã vỗ cánh bay đi. Thế là cả đàn cùng cất cánh bay theo vào
đất Hồng Lĩnh. Nhưng Hồng Lĩnh cũng chỉ có 99 ngọn núi, nên cả đàn mới bay vào
đất Phượng Hồng Trung Đơ (là Thành phố Vinh bây giờ). Người ta giải thích rằng
đã có 100 giếng đào nhưng chỉ có 99 cây thị, thiếu giếng thì có thể đào được, cịn cây
thị thì khơng sao trồng kịp và Phù Hoa đã khơng thành đất kinh đơ chỉ vì thiếu đi một
cây thị. Câu chuyện đượm màu cổ tích nhưng lại trùng khớp với những vết tích lịch
sử của làng Quỳnh Hoa ngày nay. 99 cây thị xưa kia hiện tại cịn lại 2 cây cổ thụ có
niên đại khoảng 350 năm. Đường kính mỗi thân cây to khoảng hơn 2 mét, cao trên 10
mét. Dáng cây uy nghi, sừng sững với lớp vỏ sần sùi, cành thị vươn đều rợp mát diện
7


tích gần 200 mét vng. Đặc biệt nằm cách 2 cây thị 50 mét còn tồn tại 1 giếng cổ
ghép bằng đá, có bia tích ghi bằng chữ Hán. Điều đặc biệt là giếng này không bao giờ
cạn nước kể cả những năm hạn hán nặng. Truyền thuyết xưa còn lưu dấu tích bằng

nhiều cái giếng cổ vẫn cịn tới tận bây giờ. Trước kia, địa bàn phân bố các giếng cổ ở
Quỳnh Hoa rất rộng, tập trung nhiều nhất là ở hai thôn Phú Mỹ và Hữu Vịnh. Hai
thôn này đã có 100 giếng, được đào theo sơ đồ có ý thức cắt ngang trục đường chính
giữa làng, có chừng 20 hàng, hàng nọ cách hàng kia chừng 120 mét và mỗi hàng như
vậy có khoảng 5 giếng. Các giếng được xây bằng đá vôi lấy từ các khối đá vôi tự
nhiên ở Lèn Đồng, đoạn dưới đáy cao 1 mét được ghép bằng lõi gỗ tốt, chịu nước,
không mục, càng ngấm nước càng bền. Mỗi cái giếng đều mang một cái tên như: Am,
Nghè, Thuyền, Thơi, Rải, Mặn, Giữa, Ngọ... Điều đặc biệt là các giếng đào ở đây dù
sâu chỉ 3 – 4 mét nhưng nước không bao giờ cạn, kể cả những năm hạn hán gay gắt.
Thậm chí, có những giếng mực nước cịn cao hơn cả mặt ruộng. Sách Quỳnh Lưu
huyện phong thổ ký cũng có viết "Giếng đào lớp cát là nước phọt ra...". Nhân dân
trong huyện còn truyền tụng nhau câu hát "Thứ nhất giếng hương Phú Đa, thứ nhì
giếng Phốc, thứ ba giếng Nghè" Giếng Nghè là giếng cổ nằm bên cạnh đền Cửa Gan
có nước ngon nổi tiếng nhất xã Quỳnh Hoa.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử cây thị và giếng cổ ln gắn liền với
sự hình thành và phát triển của xã Quỳnh Hoa. Việc công nhận cây thị là cây di tích
lịch sử Quốc gia sẽ góp phần làm dày thêm các di sản của địa phương, chứng minh
giá trị văn hóa lịch sử của cha ông để lại đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm
của địa phương cũng như nhân dân trong việc chăm sóc, bảo vệ cây di sản Quốc gia.
2. Đền Cửa Gan
2.1. Lịch sử đền Cửa Gan

8


Đền Cửa Gan (đền Phú Mỹ) xây dựng vào khoảng thời Lê và được trùng tu,
tôn tạo vào thời Nguyễn, là cơng trình kiến trúc cổ, tọa lạc trên khn viên thống
rộng có diện tích 3.500 mét vng thuộc thơn 2, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu
(Nghệ An).
Đền gồm 3 tịa chính (trung điện, thượng điện, hạ điện), nơi tơn thờ Tứ vị

Thánh Nương và các vị thần Cao Sơn, Cao Các; Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn;
Trinh mỹ hầu Vũ Tiến; Phan Hoàng Nghĩa. Đây là những người có đóng góp lớn
trong cơng cuộc xây dựng vào bảo vệ quê hương, đất nước.
Theo truyền thuyết thần Cao Sơn, dưới Triều Vua Hy Ninh (đời nhà Tống),
ông được nước Tống cử sang làm sứ thần ở An Nam, ông có cơng xin nhà Tống giảm
bớt các khoản tiền cống, giúp dân diệt trừ sâu keo hại lúa và giết thú rừng, phát triển
sản xuất. Thần Cao Các: năm 968 ông theo Đinh Bộ Lĩnh xây dựng kinh đô Hoa Lư Ninh Bình; Trinh Mỹ Hầu Vũ Tiến: người Quỳnh Hoa dưới Triều Lê - Mạc ông theo
Tướng quân Thái Bảo Đinh Quận Công Đặng Trị đi dẹp giặc Mạc, lập được nhiều
chiến công và được phong tước Trinh Mỹ Hầu ngồi ra ơng cịn có cơng xây dựng
cầu “Thiết Lâm” để nhân dân đi lại; Đại tư nông Phan Hồng Nghĩa: q Quỳnh Đơi
được Vua Lê Lợi ban tặng tước đại tư nơng vì có cơng cải tạo đất đai, đắp bờ, phát cỏ
trồng lúa, khoai cung cấp lương thực cho nghĩa quân Lam Sơn.
Cùng với các vị thần trên, đền Cửa Gan còn phối thờ các vị thần đã có cơng
bảo quốc, hộ dân, giúp làng trong cuộc sống như: Tử vị Thánh Nương; Sát Hải đại
vương Hoàng Tá Thốn.

Nơi đây còn ghi dấu các sự kiện lịch sử của dân tộc. Năm 1945, đền làng Phú
Mỹ được sử dụng làm địa điểm hội nghị bàn kế hoạch tổ chức giành chính quyền.
Đúng ngày 16-8-1945, nơi đây nhân dân được nghe Việt Minh nói rõ âm mưu của
bọn đế quốc, thực dân và phổ biến kế hoạch giành chính quyền.

9


Ngồi ra, đền cịn tổ chức nhiều sự kiện chính trị lớn, như: tổ chức các kỳ Đại
hội Đảng bộ, tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân, tổ chức các cuộc mít tinh, kỷ
niệm những ngày lễ trọng đại của đất nước.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1972), đền Cửa Gan
được dùng để làm kho hậu cần chiến lược của nhà nước.
2.2. Đền Cửa Gan - Cơng trình kiến trúc cổ

Đền Cửa Gan được xây dựng mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê rất tinh
xảo, đẹp về mỹ thuật thiết kế, khơng gian thống đãng, quy mơ đồ sộ, góp phần làm
nên vẻ đẹp văn hóa cho vùng đất thiêng làng Phú Mỹ. Đền thuộc cơng trình kiến trúc
tiêu biểu cho kiến trúc gỗ của người Việt về quy mô, vật liệu sử dụng, sự kết hợp tài
tình, hiệu quả giữa điêu khắc và kiến trúc. Các bộ phận bằng gỗ trong đền là những
tác phẩm chạm khắc tinh tế với nhiều đề tài phong phú, phản ảnh hiện thực cuộc sống
cư dân thời bấy giờ. Trên các xà, ván nong, cửa võng đều có chạm trổ hoa văn rồng,
phượng chầu mặt nguyệt, rồng vờn chầu ngọc, hình chim phượng cùng đàn con quấn
quýt bên nhau.

10


Chủ đề sinh hoạt đời sống thế kỷ thứ XIV, XV vì thế rất sống động. Đền làng Phú
Mỹ hiện cịn lưu giữ những thần tích và các di vật cổ có giá trị lịch sử to lớn. Đền
khơng chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về tâm linh của người dân mà còn là địa điểm
diễn ra các hoạt động chính tri, văn hóa - xã hội của cộng đồng làng xã.
Đó chính là lý do để đền Cửa Gan được UBND tỉnh Nghệ An cơng nhận là Di
tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.

11


Đền Cửa Gan hơm nay là di sản văn hố q giá, khơng những góp phần tơ đẹp
thêm cho q hương Quỳnh Hoa, mà còn là bằng chứng hùng hồn, chân thực thể hiện
tài năng sáng tạo nghệ thuật, ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước của các thế
hệ cha ơng.
2.3. Hoạt động văn hóa tại đền Cửa Gan
Đền Cửa Gan hiện còn lưu giữ những thần tích và các di vật cổ có giá trị lịch
sử to lớn. Đền khơng chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về tâm linh của người dân mà

còn là địa điểm diễn ra các hoạt động chính tri, văn hóa - xã hội của cộng đồng làng
xã.
Theo lời người xưa thì trước đây vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm nhân
dân tổ chức lễ hội tế thần, rước 7 kiệu thần (trong đó có 4 kiệu của "tứ vị" và 3 kiệu
dành cho các "nữ tú" đủ 16 tuổi), mặc y phục đẹp lộng lẫy của ngày hội, trang trọng
ngồi trên kiệu rước đi một vòng quanh làng. Sau đó đồn rước kiệu đi theo con
đường Ngự Đạo xuống đến cồn Sị Điệp thì dừng lại để làm lễ nhập linh. Đợi lúc có
gió đơng thổi là tín hiệu báo thần ở Đền Cờn đã về thì lúc đó mới tổ chức làm lễ. Làm
lễ xong thì tiếp tục rước kiệu trở lại đền để làm lễ tế thần.

12


Ngoài ra, cũng vào ngày 15 tháng 8, nhân dân cịn tổ chức lễ tế thần nơng, rước
bơng lúa, cầu mong được mùa, một hình thức sinh hoạt văn hóa phi vật thể mang nét
đặc trưng của địa phương, nhằm giáo dục ý thức con người quý trọng nghề nông,
nâng niu hạt lúa.

Lễ Hội tế thần vào ngày 12 tháng 2 âm lịch

Hoạt động văn hóa tại đền Cửa Gan

Hàng năm vào dịp đầu xuân và những ngày sóc, vọng trong tháng, nhân dân vào
đền làm lễ cầu đảo, cầu yên, cầu phúc, mong các vị thành hoàng phù hộ, độ trì che
chở trong đời sống tâm linh và sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
2.4. Đền Cửa Gan – Niềm tự hào của người dân Quỳnh Hoa

13



Năm 2008, đền Cửa Gan được UBND tỉnh Nghệ An cơng nhận là Di tích lịch
sử - văn hố cấp tỉnh. Đây là niềm tự hào chung của người dân xã Quỳnh Hoa, bởi
các thế hệ cha ông đã để lại cho lâu dài một cơng trình văn hóa tâm linh đặc sắc. Quá
khứ được xích lại gần hơn với hiện tại. Lịch sử quê hương như một mạch ngầm, lặng
lẽ xuyên qua bao tháng năm. Và bất chấp sự bào mòn của thời gian, bất chấp vòng
quay của tạo hóa, tại mảnh đất này, có một giá trị thiêng liêng vẫn luôn trường tồn,
thẩm thấu trong trái tim, khối óc của mỗi người con Quỳnh Hoa. Đó là cội nguồn của
cha ông, là những phong tục, tập quán, là bản sắc văn hóa - tài sản vơ giá của tiền
nhân để lại - mà lớp lớp hậu thế muôn đời sau phải luôn biết hướng về, trân trọng,
nâng niu, giữ gìn...
Chương III: Những nguyên nhân dẫn đến sự mai một trong ý thức bảo vệ,
giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan
1. Về thực trạng của việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử địa
phương
Thống kê về thái độ trong việc bảo tồn và phát triển di tích lịch sử: cây thị
cổ, giếng cổ, đền Cửa Gan ở Quỳnh Hoa
- Số phiếu phát ra: 200 phiếu - Thu về: 200 phiếu - Phỏng vấn: 10 học sinh tại 2
lớp 8A, 8B (Bậc THCS) và các lớp 5A, 4A, 3B, 2A (Bậc Tiểu học)
- Theo bạn, việc bảo tồn và phát triển di tích lịch sử địa phương mình có cần
thiết khơng? Kết quả thu được:
Biểu đồ:

14


Nhận xét: Tỷ lệ các bạn học sinh cho rằng: Rất cần thiết chiếm 23%; có cũng
được mà khơng có cũng được chiếm 51%; không cần thiết chiếm 26%.
Như vậy cho thấy môt số bạn học sinh đã bắt đầu có ý thức trong việc giữ gìn,
bảo vệ di tích lịch sử địa phương nhưng tỷ lệ học sinh hờ hững trước vấn đề đó cịn
rất cao, đặc biệt cịn một số bạn cho rằng không cần thiết.

Thống kê về sự am hiểu di tích lịch sử ở địa phương Quỳnh Hoa
- Số phiếu phát ra: 200 phiếu - Thu về: 200 phiếu - Phỏng vấn: 10 học sinh tại 2
lớp 8A, 8B (Bậc THCS) và các lớp 5A, 4A, 3B, 2A (Bậc Tiểu học)
- Bạn am hiểu di tích lịch sử ở địa phương mình như thế nào?

Kết quả thu được: Tỷ lệ các bạn không biết chiếm 59%; hình như khơng biết
chiếm 10%; biết một chút ít chiếm 31%.
15


* Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy số lượng học sinh biết về di tích nơi địa phương
mình cịn rất hạn chế (31%), tỉ lệ học sinh không biết còn rất cao (59%),
Thống kê về tham gia các hoạt động bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích
lịch sử địa phương
- Tiến hành phát phiếu điều tra tại 2 lớp 8A, 8B (Bậc THCS) và các lớp 5A, 4A,
3B, 2A (Bậc Tiểu học). Số phiếu phát ra: 200 phiếu - Thu về:200 phiếu - Phỏng vấn:
10 học sinh.
+ Học sinh Bậc THCS: 32% tham gia, 68% không tham gia;
+ Học sinh Bậc Tiểu học: 43% tham gia; 57% không tham gia.
* Kết quả:

Biểu đồ thống kê tham gia bảo vệ, giữ gìn
di tích lịch sử
80
70
60
50
40
30
20

10
0

Học sinh Bậc THCS
Tham gia

Học sinh Bậc Tiểu học
Không tham gia

Nhận xét: Như vậy thông qua điều tra học sinh ở 2 bậc học ở trường TH&THCS
Quỳnh Hoa. Bậc THCS 32% tham gia, 68% không tham gia; bậc Tiểu học 43% tham
gia, 57% khơng tham gia.
Các em đều có những hoạt động tham gia nhưng đi theo xu thế tâm lý nhiều
hơn chiều sâu. (HS THCS 32%, TH 43%). Số lượng học sinh tiểu học tham gia có tỉ
lệ cao hơn là do các em còn theo người lớn tham gia các hoạt động tại di tích, cịn
bản thân các em chưa có chủ động tham gia vào các hoạt động tại di tích. Vì vậy
nhóm nghiên cứu cịn băn khoăn về hoạt động, cách thức giữ gìn phát triển di tích
lịch sử địa phương.
Thống kê về quan điểm của phụ huynh về việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá
tri di tích lịch sử địa phương của thế hệ trẻ

16


Qua khảo sát cho thấy: Một số phụ huynh ý thức được sự cần thiết cho thế hệ
trẻ giữ gìn di tích lịch sử địa phương (29%), nhưng tỉ lệ bàng quan rất nhiều (61%)
Thống kê về việc làm thiết thực của phụ huynh về việc truyền đạt những
giá trị di tích lịch sử địa phương cho con cháu

Qua khảo sát cho thấy số phụ huynh có ý định truyền đạt những giá trị di tích

lịch sử địa phương cho con cháu chiếm tỉ lệ rất thấp (21%), số phụ huynh khơng có ý
định truyền đạt giá trị di tích lịch sử địa phương cho con cháu chiếm tỉ lệ cao (42%).
2. Kết qủa nghiên cứu về nguyên nhân (Thực trạng của việc bảo vệ, giữ gìn,
phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương)
Qua phỏng vấn và phát phiếu điều tra nhóm nghiên cứu tìm ra ngun nhân
khiến rất nhiều bạn học sinh trên địa bàn khơng có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị
17


của di tích lịch sử địa phương. Có nhiều ngun nhân khiến học sinh khơng cịn hứng
thú tìm hiểu và khám phá di tích lịch sử vì:
Thứ nhất, do bối cảnh xã hội, khoa học kĩ thuật ngày một phát triển, ứng dụng
cơng nghệ 4.0 phủ sóng rộng rãi trên các lĩnh vực thì dĩ nhiên việc bảo tồn, giữ gìn
những di tích lịch sử sẽ gặp nhiều thách thức khơng hề nhỏ. Thế giới hội nhập, các
nền văn hóa hiện đại tiên tiến du nhập vào nước ta một cách mạnh mẽ, cuốn theo thị
hiếu của thế hệ trẻ: thích mới, hiện đại,.. lãng quên những giá trị văn hóa truyền
thống, trong đó có giá trị lịch sử.
Thứ hai, sự mai một dần của cây thị cổ, giếng cổ và kiến trúc đền Cửa Gan
trước hết là do sự bào mịn của thời gian,.. khơng cịn thu hút sự tò mò, hứng thú
khám phá của thế hệ trẻ.
Thứ ba, sự mai một bắt nguồn từ chính suy nghĩ, nhận thức của nhân dân.
Chưa có ý thức giáo dục thế hệ trẻ về nguồn gốc lịch sử quê hương. Họ cho rằng việc
thế hệ trẻ biết về di tích lịch sử: cây thị cổ, giếng cổ và Đền Cửa Gan là khơng cần
thiết. Qua đó, có thể thấy phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục con em
về truyền thống lịch sử quê hương.
Thứ tư, cũng là nguyên nhân vô cùng quan trọng. Các bạn đã thờ ơ với những
giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần. Khơng những khơng có ý thức
học hỏi để phát huy, các bạn ấy còn cho rằng những giá trị truyền thống ấy là lạc hậu,
quê mùa, không cần phải lưu giữ. Cụ thể tại địa bàn xã Quỳnh Hoa cho thấy có một
nguyên nhân rất lớn đó là sự ảnh hưởng của cơng nghệ thơng tin với các kênh giải trí

đang được phát sóng với đầy đủ các thể loại hấp dẫn, cuốn hút, rồi mạng xã hội có
sức lơi cuốn rất lớn… Sức ép học thêm của phụ huynh đối với các bạn khiến cho thời
gian tìm hiểu và khám phá di tích lịch sử của các bạn cũng bị hạn chế. Sức lan tỏa giá
trị của di tích lịch sử chưa đủ lớn để học sinh chủ động tham gia.
Chương IV: Những giải pháp tối ưu nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ, giữ gìn,
phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan ở
xã Quỳnh Hoa.
1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp
1.1. Tính giáo dục: Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả
giáo dục đối với học sinh.
1.2. Tính tồn diện: Tác động của giải pháp có tình tồn diện.
1.3. Tính khả thi: Có thể thực hiện được.
1.4. Tính thực tiễn: Phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Các giải pháp cụ thể:
Qua quan sát, nghiên cứu, thực nghiệm nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải
pháp góp phần thúc đẩy văn hóa đọc sách của học sinh trên địa bàn. Cụ thể:
2.1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa với hình thức sân khấu hóa văn học dân
gian về câu chuyện lich sử liên quan đến di tích lịch sử quê em
18


Mỗi năm, trường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hình thức sân
khấu hóa văn học dân gian. Đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa giúp cho học sinh
hình thành thói quen tìm hiểu về truyện truyền thuyết liên quan đến lịch sử địa
phương. Lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa như thi thi kể truyện, vẽ tranh
theo sách,…
2.2. Chương trình phát thanh măng non: Liên đội Trường TH&THCS Quỳnh
Hoa thực hiện phối kết hợp với chương trình phát thanh của xã giới thiệu về di tích
lịch sử: cây thị cổ, giếng cổ và đền Cửa Gan. Hoạt động này có tác dụng lan tỏa lớn
trong phụ huynh và học sinh.


2.3. Tuyên truyền trong hoạt động chào cờ đầu tuần: Em yêu di sản văn
hóa quê em
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục di sản rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học
sinh là ham tìm tịi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức
trong dạy học. Chính việc giáo dục di sản sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh
về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền
thống của dân tộc. Cũng thông qua giáo dục di sản, sẽ huy động mọi lực lượng trong
xã hội cùng tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×