Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

An- Skkn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.84 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐÀO TẠO TÂN HỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Mầm Non Sơn Ca

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGIỆM
Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 25 – 36 THÁNG Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Phần I
Khái quát về bản thân
1. Họ và tên: Bùi Thị Thúy An, sinh năm: 1986
2. Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Sơn Ca Xã Bình Phú
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại Học GDMN
4. Chức vụ: GiáoViên
5. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp 25 – 36 tháng
Phần II
Nội dung sáng kiến, giải pháp
1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến,
giải pháp.
1.1. Thực trạng tình hình đơn vị.
Trường Mầm non Sơn Ca là 1 trong những trường mầm non của xã biên
giới Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Trường hiện đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc giáo dục cho hơn 324 trẻ em
trong độ tuổi mầm non chủ yếu trên địa bàn ấp Cơng Tạo và ấp Gị Da.
Thực hiện xây dựng trường mầm non XANH – SẠCH – ĐẸP, nhà trường
đã tích cực hồn thành các tiêu chuẩn để được cấp trên cơng nhận.
Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường và
chăm sóc giáo dục trẻ đạt các chuẩn trong Bộ tiêu chí đánh giá trẻ là mục tiêu


được đặt ra hàng đầu đối với tất cả các thành viên trong nhà trường.
1.2. Thực trạng của bản thân.
- Được Ban giám hiệu giao trực tiếp dạy lớp 25 – 36 tháng, tôi nhận thức được
rằng đây vừa là trọng trách, vừa là niềm tự hào của bản thân. Hàng năm, khi
nhận lớp và trải qua thời gian chăm sóc giáo dục trẻ, tôi thấy rằng, trẻ chưa nhận
thức nhiều những hành vi đúng sai….vì vậy việc cho trẻ làm quen với bạn bè, cô
giáo, môi trường xung quanh, làm quen với lao động tự phục vụ, các cháu còn
lúng túng, nhút nhát, không tự tin cho lắm.


- Việc giáo dục cho trẻ về ý thức bảo vệ mơi trường rất khó, vì trẻ đầu năm ở
lớp của tơi cịn nhỏ, một số cháu phát triển ngơn ngữ còn hạn chế. Trẻ tiếp thu
kiến thức về bảo vệ môi trường qua sự bắt chước của bạn qua sự chỉ dẫn của cơ.
Các cháu chưa hình dung được việc giáo dục mơi trường là cái gì? Từ trước đến
nay giáo viên thường cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, chú trọng bề
ngoài các bộ phận, màu sắc hình dáng, cơng dụng của đồ vật, con vật…chưa tích
hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý, chưa thu hút trẻ hoạt động.
- Vì vậy làm cách nào để giúp trẻ tiếp thu các nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ nhà trẻ được tốt hơn, cho nên cần phải lựa chọn theo chủ đề cho
phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thì việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi
trường mới đem lại hiệu quả và thiết thực. Vấn đề đặc cho đối tượng cụ thể cần
giáo dục cái gì? Giáo dục như thế nào? Nhằm đạt mục tiêu nào? Cho nên năm
học 2017 - 2018 tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 25 –
36 tháng ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non”.
2. Nội dung sáng kiến (giải pháp) đăng ký:
Trước thực trạng ô nhiểm môi trường ngày càng cao, nên để bảo vệ môi
trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp
giáo dục bảo vệ mơi trường được xem là có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ
mơi trường ở lứa tuổi Mầm non. Vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp,
thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp. Việc giáo dục trẻ ý

thức bảo vệ môi trường được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng,
được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ở trẻ.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải được đưa vào các hoạt động hằng ngày
nhằm củng cố và hệ thống hoá các kinh nghiệm mà trẻ đã tích luỹ được trong
cuộc sống hằng ngày. Trong lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao động, chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ, tuy nhiên cũng cịn hạn chế trong việc tìm hiểu quan sát
về mơi trường thiên nhiên, hoạt động ngồi trời.
Theo như quyết định, nghị quyết chỉ thị của Đảng nhà nước Việt Nam và của
Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường
và giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mẩm non. Công tác giáo dục mơi
trường có 2 nội dung là: cho trẻ làm quen với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì
vậy khi lên tiết dạy truyền tải kiến thức về giáo dục mơi trường cho trẻ về cái gì?
để giúp trẻ hiểu và phát triển được kỹ năng gì? Do đó đơi lúc tơi cịn lúng túng
khi truyền đạt kiến thức về bảo vệ môi trường cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
Qua nhiều năm đứng lớp, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và sau
khi nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè, tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường mầm non về các yếu tố của cô giáo đối với trẻ, giúp trẻ hoạt động có tính
tích cực hơn. Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc
và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nhà trẻ tốt hơn. Trong suốt quá trình


thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tơi đã gặp phải những thuận lợi và khó
khăn sau:
a. Thuận lợi:
- Trường mầm non nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà dân, số lượng
cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và mơi trường trong lành.
- Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thường xuyên bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, giáo viên.
- Bản thân ln nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, luôn học hỏi nâng cao chuyên

môn nghiệp vụ. Tìm tịi trong sách vở truy cập Internet và tự làm một số đồ
dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động trong ngày tốt hơn.
- Trẻ ở gần trường nên chăm đi học đều.
- Trường đã làm tốt phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao chất
lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì cịn gặp phải những khó khăn như :
- Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn mơi trường của trẻ cịn hạn chế.
- Phụ huynh bận công việc lo kinh tế, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ đến lớp học
do ông bà đưa đón.
- Thơng tin về giáo dục mơi trường có nhưng do nhận thức của phụ huynh
chưa có sự đồng đều.
- Trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng về ý thức bảo vệ mơi trường.
- Gia đình cũng chưa giáo dục cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là
chuyện của nhà trường, của xã hội.
2. Nội dung cần giải quyết:
- Từ những khó khăn của lớp, tơi thấy nội dung của mình cần giải quyết như
thế nào để giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động và giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trong trường mầm non được tốt? Cho nên tôi lựa chọn tích hợp thơng qua
các hoạt động sau:
2.1.Thơng qua trị chơi phân vai: trẻ sẽ liên hệ trực tiếp bản thân mình làm
gì để bảo vệ mơi trường. Thơng qua các trị chơi phân vai trẻ đóng vai và thể
hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: công nhân vệ
sinh đường phố, giáo viên, cấp dưỡng, chú bảo vệ, chăm sóc cây xanh, chăm sóc
vườn hoa.
2.2.Thông qua hoạt động chơi - tập: khi lên tiết dạy làm quen môi trường
xung quanh, trẻ sẽ nhận biết một số đồ vật, sự vật hiện tượng xung quanh biết
giữ gìn đồ chơi, dọn dẹp đồ chơi ngăn nắp….
2.3.Thơng qua nội dung vệ sinh ăn uống: vệ sinh thân thể của bản thân trẻ.
Lồng ghép trong giờ ăn, chơi, học tập, nghỉ ngơi, giữ gìn tay chân sạch sẽ, vệ

sinh tắm rửa, biết mặc áo quần phù hợp khi thời tiết thay đổi.
2.4.Thơng qua hoạt động ngồi trời: giáo dục cháu hiểu được sân chơi có
nhiều đồ chơi ngồi trời cần phải giữ gìn đồ chơi và bảo vệ mơi trường nơi cháu
sinh hoạt, bảo vệ cây kiểng, góc thiên nhiên…..


2.5.Thông qua hoạt động với đồ vật: cùng cô vệ sinh kệ đồ chơi sạch sẽ,
bảo quản đồ chơi và thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định, giáo dục cháu không xé
sách truyện.
2.6. Công tác tuyên truyền với phụ huynh:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến các bậc phụ
huynh thông qua bảng tuyên truyền của lớp của trường với những hình ảnh to,
rõ ràng, đẹp, phù hợp chủ đề, thu hút sự chú ý của phụ huynh, để họ hiểu sâu sắc
tiếp sức cùng với nhà trường giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường trong trường
mầm non một cách hiệu quả.
- Qua khảo sát đầu năm kết quả đạt như sau:

Nội dung thực hiện

Tỉ lệ đạt

Trẻ ở lớp có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm
đơn giản ( nhặt lá cây, tưới hoa …)

30%

Trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác biết nhắc nhở.
Trẻ tham gia các hoạt động lao kệ, dọn dẹp đồ chơi cuối
tuần khi được yêu cầu.


20%
40%

Trẻ nhận biết được môi trường gắn với đời sống con
người, động vật, thực vật
10%
- Qua bản thống kê giai đoạn đầu cho thấy, trẻ ở lớp tôi tỉ lệ về ý thức bảo vệ
môi trường rất thấp. Cho nên tơi tìm ra biện pháp giải quyết sau:

3. Biện pháp cần giải quyết:
3.1. Thơng qua các trị chơi phân vai: trẻ đóng vai và thể hiện các công
việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: công nhân vệ sinh đường
phố, cấp dưỡng, chú bảo vệ chăm sóc cây kiểng, chăm sóc vườn hoa. Ví dụ: cho
trẻ đóng vai thành chú bảo vệ chăm sóc cây xanh và vườn hoa (nhổ cỏ, bốn
phân, tưới nước cho cây xanh và hoa) để giúp trẻ hiểu được đây cũng là bảo vệ
môi trường xanh, sạch đẹp. Từ đó trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của con
người, con vật và mơi trường thiên nhiên.
- Thơng qua trị chơi còn giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, khả năng giải quyết vấn
đề đồng thời củng cố và cung cấp kiến thức cho trẻ. Tuyên dương khích lệ trẻ
kịp thời khi trẻ có thái độ hành vi bảo vệ môi trường như: nhặt rác bỏ vào thùng
rác, uống sữa, ăn bánh kẹo bỏ rác vào đúng nơi, nếu trẻ vứt rác không đúng chỗ,
tôi nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng qua câu hỏi: “Các con có được vứt rác bừa bãi
không?. khi nghe tôi hỏi thế trẻ hiểu và vui vẻ đến nhặt rác bỏ vào thùng rác
ngay”
3.2. Thông qua hoạt động chơi - tập: Khi lên tiết dạy làm quen môi trường
xung quanh, chủ đề: “các loại rau” tôi lồng ghép âm nhạc tự chế lời bài “Ta đi
vào vườn rau” giáo án điện tử cho trẻ xem hình ảnh các loại rau củ, cách chăm


sóc rau khi cịn nhỏ, rửa rau dưới vịi nước chảy…. Sau đó cho trẻ chuyển đội

hình xem mơ hình rau thật, cho trẻ xem quá trình rau như gieo hạt xuống đất, hạt
nẩy mầm, rau lớn lên. Tôi đặt câu hỏi lồng ghép môi trường vào bài học ngày
một chút giúp trẻ nhớ lâu như:
+ Muốn rau xanh tốt thì các cháu phải làm gì?
+ Nước phải như thế nào?
+ Ở nhà ông bà các cháu lấy nước ở đâu tưới rau?
+ Vì vậy các cháu bỏ rác vào đâu mới đúng?
+ Nếu bỏ rác xuống ao hồ sẽ như thế nào?
+ Nước ơ nhiễm có mùi hơi thối, tưới rau thì sẽ như thế nào?.
- Có một số tiết lồng ghép giáo dục môi trường dễ nhưng cũng có tiết gây gị
bó, chưa sát, bài dạy đưa vào một cách qua loa thì khơng nên. Do đó tơi khơng
mái móc tiết nào cũng lồng ghép tích hợp mà có sự lựa chọn theo chủ đề, nội
dung, thời tiết cho thích hợp
Ví dụ: trong lĩnh vực con người với thiên nhiên, tổ chức cho trẻ chơi lô tô, chọn
đồ dùng tránh mưa, tránh nắng, trò chơi bán hàng, bán các loại hàng để che mưa,
che nắng như đồ chơi: nón, áo mưa…..Trị chơi “trời nắng trời mưa” kích thích
sự sáng tạo và nảy sinh các vấn đề trong cuộc sống của trẻ.
- Trong lĩnh vực con người với môi trường: thế nào là môi trường bẩn môi
trường sạch? Để giúp trẻ hiểu về môi trường sạch, khi trẻ chơi xong cho trẻ cất
đồ chơi, sau đó cho trẻ quan sát các góc. Hỏi trẻ mơi trường lớp mình được sạch
sẽ và ngăn nắp chưa? Tôi cho trẻ tự nhận xét môi trường lớp sạch hay bẩn đồng
thời yêu cầu trẻ giải quyết công việc cho môi trường lớp sạch ngăn nắp hơn. Trẻ
sẽ thích thú thực hiện cơng việc ngay khi cô đưa ra. Sau khi trẻ dọn dẹp xong,
tôi cho trẻ nhận xét so sánh môi trường lớp học như thế nào sau khi đã dọn dẹp
xong.
- Truyền đạt thông tin và thu nhận thông tin từ trẻ qua đàm thoại, trị chuyện,
kể chuyện, đọc thơ, giải thích, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ
cảm xúc
- Trong lĩnh vực con người với thế giới động thực vật: giúp trẻ nhận ra những
việc làm tốt những việc làm khơng tốt, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm.

Cơ kể trẻ nghe câu chuyện: “Hãy bỏ rác vào thùng”. Đọc thơ: trò chơi: “gieo
hạt” Qua câu chuyện, bài thơ, trị chơi, tính cách các nhân vật, cây cối. Giúp trẻ
hiểu tác dụng của thực vật đối với con người, đối với mơi trường từ đó trẻ thêm
yêu quý thiên nhiên, mong muốn được bảo vệ chúng.
- Cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh những hoạt động của con người giúp cho
trẻ có thái độ và biện pháp phù hợp với môi trường, với các con vật và cây cối.
- Qua thực tế cho thấy, khi trẻ được tham quan vườn rau của trường, nhìn môi
trường vườn rau của trường sạch đẹp, những luống rau xanh tốt. Các cháu càng
u q mơi trường, thể hiện bản thân từng cháu sẽ biết giữ gìn mơi trường ở lớp
và xung quanh trường tốt hơn qua các hoạt động hàng ngày ở lớp, ở trường.


3.3. Thơng qua vệ sinh ăn uống: Ngồi ra tơi còn lồng ghép mở rộng thêm hiểu
biết của trẻ về vệ sinh cá nhân, ăn uống vệ sinh phịng nhóm, khắc sâu kiến thức
đối với trẻ, để tập cho trẻ có tính tự lập như: biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn,
ngồi vào bàn ăn cơm khơng nói chuyện to, xúc cơm khơng làm đổ cơm ra ngồi.
Trước khi ăn phải mời cô mời bạn cùng ăn. Ăn xong xếp ghế ngay ngắn, biết bỏ
chén vào thau đúng nơi qui định. Để trẻ có thói quen tốt, tơi thường trò chuyện
với trẻ hàng ngày qua các câu hỏi gợi mở:
+ Trước khi ăn các cháu phải làm gì?
+ Vì sau phải rửa tay sạch?
+ Rửa tay các cháu vặn vòi nước như thế nào?.
+ Trong khi ăn các cháu có được dùng tay bốc thức ăn khơng?
+ Ăn xong các cháu phải làm gì?.
- Sau đó tơi đọc thơ cho các cháu nghe
Bài thơ “giờ ăn”
Giờ ăn bé nhớ lời cô
Rữa tay thật sạch mới ngồi vào bàn
Không nói chuyện, khơng bốc cơm
Ăn chậm nhai kỹ sao cho đàng hoàng

Ăn xong xếp ghế gọn gàng
Nhặt vun cơm vãi bé càng đáng khen
- Động viên khích lệ trẻ qua những hành vi, tiết kiệm nước khi rửa tay, tiết kiệm
trong ăn uống, không làm rơi vãi thức ăn, biết thu gom thức ăn vào nơi qui định.
Sẽ giúp trẻ có thói quen hằng ngày trong ý thức bảo vệ môi trường ngày một tốt
hơn.
- Để giáo dục trẻ về vệ sinh thân thể: Tôi cho các cháu đọc đồng dao và chơi
trò chơi:
Bài “nu na nu nống”
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân sạch sẽ
Chân ai đẹp đẽ
Gót đỏ hồng hào
Khơng bẩn tí nào
Được vào đánh trống
- Qua bài đồng dao sẽ giúp các cháu giữ chân mình sạch sẽ để được tham gia
cuộc chơi cùng các bạn. Để các cháu có thói quen giữ vệ sinh răng miệng, trong
giờ đi ngủ, tôi kể câu chuyện “gấu con bị đau răng”. Qua câu chuyện giáo dục
các cháu khi ăn xong nhớ đánh răng, không ăn bánh kẹo mà nên ăn nhiều thịt
trứng, cá, sữa, rau quả tươi thì răng mới chắc và khoẻ. Trẻ ở lớp tơi dóc dáng
kém hơn các lớp khác cho nên việc tư duy khơng nhớ lâu do đó tơi dạy trẻ ở mọi


lúc mọi nơi như trong giờ đón trẻ, yêu cầu trẻ cất dép lên kệ ngay ngắn, cất đồ
dùng cá nhân đúng nơi qui định.
3.4.Thơng qua hoạt động ngồi trời: cho trẻ dạo chơi ngồi sân quan sát
góc thiên nhiên, đại sảnh hành lang sân trường.
Ví dụ: cho trẻ tìm hiểu về gió, quan sát về lá cây, chong chóng, như có gió thì lá

cây, chong chóng sẽ như thế nào? Cho trẻ xem sự chuyển động của lá cây đung
đưa, cầm chong chóng giơ ra để gió đẩy làm chong chóng qy sau đó về lớp cơ
cho trẻ xem các hình ảnh về gió thổi nhẹ, gió thổi mạnh và rất mạnh như thế nào
đối với môi trường thiên nhiên và con người. Cô cho trẻ suy nghĩ và phát biểu để
xem cháu đã nhận thức thế nào cô sẽ giải thích những gì mà cháu chưa biết.
- Tơi hỏi các cháu sân trường mình như thế nào? Mơi trường bên ngoài sạch
và đẹp do ai làm thế nhĩ? Các cháu có thương chú bảo vệ khơng? Thương thì các
cháu phải làm gì để bảo vệ mơi trường sạch sẽ, giúp chú bảo vệ đỡ vất vả? Để
giúp các cháu hiểu và nhớ lâu những công việc của chú bảo vệ ở trường, từ đó
các cháu có ý thức hơn khi thấy rác ở đâu đều nhặt rác bỏ vào thùng rác.
3.5.Thông qua hoạt động với đồ vật: trong quá trình cháu chơi để giúp các
cháu mạnh dạn trong giao tiếp khi chơi với đồ vật. Ví dụ cho các cháu chơi góc
chủ điểm “các loại rau”: Chơi xây hàng rào vườn rau, tôi đặt câu hỏi “Nếu không
xây hàng rào thì con gì vào phá rau? rau sẽ như thế nào? khi tưới rau phải sử
dụng nước gì để tưới? Vì sao?”. Những câu hỏi sẽ kích thích trẻ, trẻ suy nghĩ tìm
ra lời giải đáp đúng đắn. Các câu hỏi sẽ giúp cháu say sưa tìm kíếm cái mới, cái
chưa biết về sự vật hiện tượng. Khi trẻ chơi xong và tạo ra sản phẩm tôi củng cố
lại các câu hỏi tích hợp vào giáo dục mơi trường sau đó cho trẻ quan sát quanh
lớp, đặt câu hỏi trẻ chơi như thế nào, sạch hay chưa? Vì sao chưa sạch? các cháu
làm gì cho lớp sạch?...... Với các câu hỏi gợi mở, lời giải thích rỏ ràng mạch lạc,
tác phong sư phạm hài hước của cô giáo cũng góp phần quan trọng vào việc gây
hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động.
3.6. Việc phối hợp cùng phụ huynh rất thuận lợi:
- Đối với trẻ ở lớp tơi rất dễ qn, vì vậy hàng ngày cung cấp kiến thức về
giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Tôi thường trao đổi với phụ huynh, nhắc
nhở các cháu ở nhà có thói quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, rửa
tay trước khi ăn, khi đi tiêu, không vứt rác bừa bãi, chơi xong biết thu dọn đồ
chơi. Làm tốt công tác vận động, hỗ trợ của Phụ huynh về nguồn nguyên vật
liệu thải bỏ để giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho
mình. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại ngun vật liệu ấy và

tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tơi cho rằng làm tốt cơng tác
này thì hiệu quả giờ học được tăng cao.
- Tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi chỉ
có làm tốt cơng tác tun truyền, vận động, giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ
nhiệt tình của quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên
có thể tận dụng, hướng dẫn các cháu làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời,


cũng thông qua công tác này, phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường
mà cịn ở cả gia đình nữa. Song song với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động phụ huynh, tơi cịn thường xun tìm và tải trên mạng các bài báo, phóng
sự về nêu cao tinh thần, ý thức bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho công tác
giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
Phần III
Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:
- Qua thời gian áp dụng các giải pháp trên ở lớp nhà trẻ trong trường Mầm
non Sơn Ca thì tơi thấy các giải pháp này có tính khả thi và dễ dàng thực hiện
cho tất cả các độ tuổi, có thể được áp dụng một cách rộng rãi cho các trường
Mầm non.
2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến,
giải pháp:
Sau khi thực hiện những biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối
với trẻ ở lớp, tôi đã vận dụng các biện pháp trên và đã đạt được những kết quả
sau:
Khuôn viên của trường, lớp ngày càng " xanh - sach - đẹp" và an tồn,
thống mát đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường
ngày một đông hơn.

+ Đối với trẻ:
- 95% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ mơi trường từ những việc làm đơn
giản:
Thông qua giáo dục bảo vệ mơi trường, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức khỏe
cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và
vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên
nhiên, có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp, của trường luôn luôn sạch đẹp.
Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ mơi trường như uống sữa xong khơng vứt
ra ngồi sân, cửa sổ nữa, mà đã có ý thức hơn trong việc bỏ vào thùng rác.
Không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ. Khi đi ăn biết rửa tay sạch sẽ bằng
xà phịng, ngồi vào bàn ăn hết suất, khơng làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn
xong biết đánh răng tiết kiệm nước.
- 92% Trẻ khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi biết nhắc nhở.
- 96% Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động lao kệ, dọn dẹp đồ chơi cuối tuần
khi được yêu cầu.
- 90% Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa
con người với động vật, thực vật. Các nguồn tài ngun như nước, đất, khơng
khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương, đồng thời trẻ nói
được những điều nên làm và khơng nên làm của con người có ảnh hưởng tới mơi
trường sống. Thể hiện qua lời nói của cháu: Lâm Tình Nhi: “Cơ bạn bỏ rác ở


ngồi kìa cơ”. Tơi lại xem và giải thích cho cháu phải bỏ rác vào thùng rác.
Khơng riêng vì cháu Nhi mà có cháu Hồng Yến lúc đầu chơi hoạt động với đồ
vật, chơi xong không thu dọn mà vứt lung tung xuống sàn lớp, nhưng nay cháu
đã có ý thức hơn trong việc thu dọn đồ chơi lên kệ ngăn nắp gọn gàng…
+ Đối với giáo viên:
- Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tơi ln tìm hiểu
nghiên cứu qua sách vở và truy cập trên mạng Internet , nắm chắc nội dung giáo
dục bảo vệ mơi trường, tìm hiểu kỹ và sâu sắc những vai trị của mơi trường

trong cuộc sống của con người. Để từ đó tơi đã tìm ra những biện pháp tích cực
và triệt để nhất để giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng được các
phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những
hành vi thái độ ý thức bảo vệ môi trường thường xuyên và liên tục ở mọi lúc mọi
nơi trong và ngoài hoạt động.
- Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện ) một
cách hiệu quả hợp lý, mang lại ích lợi cho bản thân cho nhà trường và cho xã
hội
- Ln tìm tịi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ
để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng, đồ chơi có chất lượng mang
lại hiệu quả thiết thực hơn.
- Cập nhật tuyên truyền phụ huynh ở góc bố mẹ cần biết, hoặc ở phát thanh
học đường vệ sinh phòng bệnh để phụ huynh nắm bắt kịp thời giáo dục trẻ.
+ Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến cơng tác và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên
vật liệu phế thải cho giáo viên ở lớp.
- Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc
mọi nơi như ở nhà, ở trường……
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt ở tường lớp nơi công cộng.
Phần IV
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Là một giáo viên Mầm non tơi ln nhận thức đúng đắn về vai trị và tầm
quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách khơng những chỉ cho
thế hệ trẻ hơm nay mà cịn cho cả thế hệ trẻ ngày mai. Chính vì vậy, giáo viên
phải luôn gương mẫu trong mọi hành vi để trẻ làm theo, ln dạy trẻ có ý thức tự
giác việc làm hàng ngày. Kịp thời chấn chỉnh những hành vi sai trái làm ảnh
hưởng đến môi trường. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân
thiện với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ

môi trường trong trường mầm non, cho các bậc phụ huynh và cộng đồng.


Muốn trường mầm non lúc nào cũng “xanh - sạch - đẹp” thì mỗi thành
viên trong trường có ý thức tham gia hoạt động giữ gìn vệ sinh mơi trường, sắp
xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp gọn gàng, cùng nhau thu gom và sử lý rác thải.
Công tác bảo vệ môi trường trong trường mầm non là một nội dung rất
quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong chương trình giáo dục nói
chung, giáo dục mầm non nói riêng. Đây là nhiệm vụ thường xuyên cần phải
được mọi người quan tâm một cách đúng đắn để thực hiện đạt mục tiêu giúp trẻ
hình thành thói quen về việc bảo vệ môi trường từ nhỏ, lớn lên trẻ sẽ trở thành
người biết bảo vệ và giử gìn quê hương đất nước của mình ngày một tươi đẹp,
văn minh hơn.
2. Kiến nghị (nếu có)
- Để phục vụ tốt cho việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường trong trường
mầm non, nhà trường nên có hình thức tun truyền phối hợp với phụ huynh một
cách hiệu quả như: dùng bản tin cho phụ huynh, ngoài ra nhà trường nên đặt
thùng rác ở nhiều nơi, để phụ huynh và trẻ bỏ rác vào thùng thuận tiện, rác phải
được phân loại và sử lý đúng qui trình .
Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2017 - 2018, đề
nghị Hội đồng xét duyệt, công nhận.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người thực hiện

Bùi Thị Thúy An




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×