Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết học sử 2.Với môn Lịch sử : Đặc điểm của môn sử là lượng kiến pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.7 KB, 3 trang )

Bí quyết học sử









2.Với môn Lịch sử :
Đặc điểm của môn sử là lượng kiến thức học thuộc lòng
vô cùng nhiều, các mốc thời gian lại đòi hỏi phải chính
xác, số lượng thương vong, bên ta, bên địch cũng rất
lớn, làm đầu óc bạn cứ quay vòng vòng. Học môn sử cũng
cần phải có trình tự các bước để nhập tâm dễ dàng.
Thường là như sau :
-Đọc bài_tóm tắt nội dung_gạch từ :
Cũng giống như văn, bạn cần phải đọc kĩ một bài Lịch sử
để có cái nhìn bao quát nhất. Sau đó, hãy hệ thống hoá nó
bẳng một bản gần như là dàn bài. Thông thường, một bài
viết thường được ngưuơì biên soạn sách phân chi rõ ràng
các tiểu mục để bạn dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, cũng có
những bài bạn buộc phải chia nhỏ mới hiểu hết được. Có
một mẹo thế này, thường thì mỗi một lần xuống dòng sẽ
là sự kết thúc của một ý, bạn cứ thế mà gạch đầu dòng.
Cách tổng hợp ý tốt nhất là gộp câu đầu và câu cuối của
đoạn đó.
Thường với một bài lịch sử sẽ có rất nhiều các thuật ngữ
lịch sử mà bạn không thể hiểu được. Ví dụ : học về Các
giai cấp Việt Nam đầu thế kỉ 20, trong đó có hai loại giai


cấp tư sản là Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bạn
không phân biệt được hai loại Tư bản này, hãy gạch chân
lại và đến lớp hỏi cô giáo của bạn.
Việc hiểu đích xác các khái niệm sẽ khiến bạn không
nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ. Ví dụ : các bạn
thường không thể hiểu được, khi nào thì dùng Tư bản, khi
nào thì dùng Tư sản và cảm thấy hai từ này nan ná giống
nhau. Thực tế thì Tư sản là để chỉ một giai cấp (tức là chỉ
người), trong khi Tư bản là để chỉ một chế độ (tức là chỉ
hiện tượng).
-Trả lời các câu hỏi cuối bài_đặt câu hỏi :
Các câu hỏi do người biên soạn sách đặt ra chính là giúp
bạn hiểu được một cách sâu sắc hơn nội dung bài. Thường
có hai loại câu hỏi, một là câu hỏi tái hiện (mang tính
tường thuật, chỉ cần lấy ý từ bài ra là được), hai là câu hỏi
giải thích, phân tích, chứng minh (bằng sự hiểu biết của
mình hãy chứng minh một ý kiến, giải thích một hiện
tượng , tương đương với câu hỏi : “tại sao”, “vì sao”, “
như thế nào” )
Nhưng thường thì với diện tích có hạn, các thầy cô cũng
không thể đặt đầy đủ các câu hỏi, giúp bạn hiểu hết toàn
bộ bài được. Cách tốt nhất, với những gì còn vướng mắc,
hãy tự đặt câu hỏi và cùng thầy cô của bạn tìm câu trả lời
thoả đáng nhất.
-Các nguồn tư liệu khác :
Với mỗi một sựu kiện lịch sử luôn có những góc nhìn và
cáh đánh giá khác nhau. Nếu bnạ học lịch sử là để hiểu
chứ không phải chỉ để làm bài thi, internet, các sách tham
khảo khác (ngoài sách giáo khoa) có thể giúp bạn thoả sức
tò mò. Tuy nhiên, không phài sách tham khảo nào cũng

đúng và không phải kiến thức nào trong sách tham khảo
cũng nên đưa vào bài thi. Nếu không, bạn sẽ có một cái
nhìn lêch lạc về lịch sử hoặc bị miêm man trong cách giải
quyết bài (đáng lẽ phải tập trung vào nội dung chính thì
bạn lại nói nhiều đến những vấn đề bên lề).
-Học thuộc số liệu: Đây là công việc khó khăn nhất. Tuy
nhiên không phải không có cách giải quyết. Tớ đã được
cô giáo chỉ cho một phương pháp như sau : sơ đồ hoá lịch
sử. Hãy thể hiện các số liệu lịch sử trên mô hình đơn giản
nhất.
Với số liệu về ngày tháng, hãy vẽ trên một trục toạ độ. Ví
dụ : Trong bài “Cuộc chiến tranh thế giưới lần thứ 2”, sơ
đồ sẽ được vẽ theo kiếu tam giác. Bên trái sẽ là phe phát
xít chiếm ưu thế (mũi tên đi lên), bên phải là Đồng Minh
lật ngược thế cờ (mũi tên đi xuống).
Với số liệu thồng kê (thiệt hại, vũ khí, người chết ) cách
tốt nhất nếu bạn không thể nhớ được các con số một cách
chính xác là hãy làm tròn nó (tương đương). VD : Quân ta
đã tiêu diệt 7.123 xe tăng địch chẳng hạn. Hãy tập nhớ là :
ta đã tiêu diệt được hơn 700 xe tăng địch. Còn nếu bạn
muốn nhớ một cách chính xác, hãy ghi lại con số đó nhiều
lần hoặc liên tưởng đến một người, vất nào đó mà bạn có
khả nang nhớ được (cách này hơi máy móc). Vd : quân ta
đã tiêu diệt 12291 xe tăng địch.

×