Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy & học Văn: Đánh thức khát vọng của học trò docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.74 KB, 4 trang )

Dạy & học Văn: Đánh thức khát vọng
của học trò

“Hành lang hẹp” và vị thế của thầy giáo trong giờ giảng
Văn
Đã 30 năm trực tiếp giảng dạy Văn học ở trường phổ thông, tôi
đã ngẫm ra những nghịch lý trớ trêu ấy. Chúng tôi đã từ chân
trời của những khát vọng, những điều tuyệt vời mà rơi xuống
dạy văn thực dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thi cử của học trò. Cái
gọi là tích luỹ của tôi trong bấy nhiêu năm dạy văn bắt đầu từ
dạy HS để đi thi. Không ít đồng nghiệp đã từng muốn được chia
sẻ, muốn được học hỏi chút kinh nghiệm luyện thi môn Văn của
tôi mà mỗi lần nhắc đến niềm tự hào trong tôi đã nhường chỗ
cho sự tiếc nuối. Này nhé: Đề thi tốt nghiệp THPT hay BTTH
hai đề chọn 1. Mỗi đề có từ 2 câu, trong đó có 1 câu phụ (2
điểm) và 1 đến 2 câu chính. Câu phụ có mấy dạng sau đây:
Dạng 1: Tóm tắt tác phẩm văn học. Trong chương trình văn 12
có vài tác phẩm tự sự (thuộc văn học Việt Nam) và dăm tác
phẩm tự sự văn học nước ngoài. Thầy giáo có thể tóm tắt và cho
HS tóm tắt. Dạng 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Điều
này không khó, chỉ hướng dẫn HS học thuộc lòng là đâu vào
đấy. Dạng 3: Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn
học của tác giả. Về cuộc đời có thể trình bày: Năm sinh, năm
mất, quê quán, gia đình, cuộc đời tác giả (lưu ý những sự kiện
liên quan đến văn học). Về sự nghiệp sáng tác văn học có thể
trình bày quan điểm sáng tác văn học, các giai đoạn sáng tác, tác
phẩm chính, giá trị nội dung, nghệ thuật, đánh giá tác giả Như
vậy, “thi gì học nấy” đã khiến cho thầy giáo có sáng tạo cũng
chỉ “trong hành lang hẹp” (Nguyễn Minh Châu). Và đây là một
rào cản trong tiến trình dạy văn trong trường phổ thông.
Thức dậy khát vọng trong HS qua mỗi giờ Văn


Dạy - học bất cứ môn nào quan trọng nhất là thức dậy khát vọng
học tập trong HS. Khi HS nguội tắt nhiệt huyết và lòng đam mê
thì kết quả không như mong muốn là một tất yếu. Quả là có một
phần của SGK (chúng tôi đã có khảo sát từ phía HS và sẽ trở lại
vấn đề này trong một dịp khác), có một phần từ thầy cô mà môn
Văn ngày một nhạt dần với học trò. Có hàng loạt nghịch lý diễn
ra: Thời gian rất có hạn mà tri thức thì không cùng, môn học thì
quá tải mà thời gian, sức học của HS thì có hạn. Tác phẩm văn
chương (đặc biệt là những tác phẩm xuất sắc) khai thác mãi vẫn
không hết ý nghĩ sâu xa, mà thời gian trên lớp lại rất hạn hữu. Vì
vậy, thắp sáng khát vọng cho HS qua mỗi giờ giảng là điều quan
trọng hơn là cung cấp, nhồi nhét cho HS một mớ kiến thức. Con
đường học tập là con đường suốt đời. Thắp sáng ngọn lửa cho
HS là một cách để các em đam mê, dấn thân vào con đường tri
thức nhân loại. Có thể nói, tri thức trong giờ giảng của thầy giáo
là tri thức cơ bản, tri thức ban đầu để HS tự đi tiếp trên con
đường chông gai ấy.
Đối với môn Văn trong nhà trường có điều kiện để thức dậy khát
vọng trong HS. Đó là khát vọng sống cao đẹp mà mỗi giờ giảng
văn từ vẻ đẹp của hình tượng, của ngôn ngữ thầy giáo có thể tạo
được một không khí văn chương, không khí ngự trị của cái cao
đẹp, thức dậy trong các em biết bao khát vọng sống tuyệt vời.
Theo đó “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu
là áng văn bi tráng về người nông dân dấn thân vì nghĩa cả, ánh
lên vẻ đẹp của đạo lý, của lẽ sống của dân tộc và chỉ hai câu văn
thôi: “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn
độc thấy lại thêm buồn/ Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt,
gặm bánh mì nghe càng thêm hổ” cũng đủ để thầy trò đối thoại
với nhau về sống, chết, về nhục vinh, vấn đề của muôn đời,
muôn người. Hoặc chỉ một câu trong tác phẩm “Chí Phèo” của

Nam Cao: “Ai cho tao lương thiện?” cũng đủ để cho thầy và trò
nghiền ngẫm về nỗi xót xa, đau đớn, phẫn uất của người nông
dân trước cách mạng, về tấn bi kịch không được làm người
lương thiện
Thức dậy khát vọng trong lòng học trò, thức dậy lòng yêu tiếng
Việt, biết nói lời hay, ý đẹp, biết tích luỹ làm giàu vốn ngôn ngữ
phong phú của mình là công việc không chỉ ngày một, ngày hai.
Thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng văn là tạo ra
bầu không khí văn chương. Đó là một bầu không khí cởi mở dân
chủ, bầu không khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào
một không khí được sẻ chia, được trao đổi, tâm tư, ở đó, thầy và
trò bình đẳng với nhau trong quá trình khám phá và sáng tạo.
Mọi áp đặt, mọi thiên kiến chủ quan, mọi bài xích và thoá mạ sẽ
giết chết không khí văn chương. Bao nhiêu năm đi dạy, chúng
tôi đã kiên nhẫn, đã khuyến khích để lắng nghe được ý kiến từ
học trò. Một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, vừa sức; một ánh mắt
thiện cảm, một lời động viên khích lệ, một sự chờ đợi không nôn
nóng, một sự tranh thủ thêm nhiều ý kiến, một giả định, một
nhận xét thoả đáng, đó là những gì ngoài văn chương hết sức
cần thiết để nhen lên khát vọng từ học trò vốn dĩ đã nguội lạnh.
Kể cả những lúc chấm bài cho HS cần trân trọng từng sáng tạo
của các em, sửa chữa những lỗi nhỏ bằng những nét bút, con
chữ hết sức cẩn trọng là một việc làm có ý nghĩa.
Để cho HS được nói lên những ý nghĩ chân thật tự sâu thẳm tâm
hồn mình là một điều cần thiết và kể cả những lúc HS vào cuộc
tranh luận, tôi lắng nghe, chưa bao giờ tôi đánh mất vị thế của
mình là nhân vật “trung tâm” của giờ lên lớp

×