Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

phương pháp học và thi tốt môn lịch sử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.16 KB, 2 trang )

phương pháp học và thi tốt
môn lịch sử

ª
Cách làm bài Trước hết, HS cần phân tích đề bài. Đề hỏi gì trả
lời cái đó. Ví dụ: hỏi Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, hoặc Bác
đưa Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam thì trả lời cụ thể vấn
đề đó, không phải có bao nhiêu kiến thức về Bác Hồ là đưa tất.
Sau đó nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để
tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc. Trong thời gian làm bài,
người ra đề đã tính đến việc HS phân tích đề, lập đề cương. Sơ
lược gạch đầu dòng, không phải bài nháp rồi chép lại. Cách này
sẽ giúp cho HS không để mất ý lớn, điểm lớn hoặc nếu có chỉ
mất những chi tiết nhỏ, mất tỷ lệ điểm ít. Không viết đề cương,
khi viết qua, chợt nhớ ra chi tiết thì không thể bổ sung vào khi
trang giấy kín đặc. Làm đề cương nhằm vào nội dung câu hỏi
chứ không lập mở bài, thân bài, kết luận. Hiểu nội dung cơ bản,
HS sẽ biết tự mở bài ngắn gọn nhất, sát nội dung. Nháp được nội
dung đề cương, tự khắc viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết
nội dung, tự HS sẽ đi đến được kết luận. Nhiều HS lại nháp rất
kỹ mở bài, môn Sử không cần như vậy, mà phải nhằm vào thân
bài, điểm nằm ở phần này. Phải làm tất cả các câu hỏi, không
làm một câu thật tốt mà câu khác không làm. Bố trí thời gian
cho từng câu, 180 phút là 10 điểm, trừ thời gian nháp, có thể 1
điểm làm trong 15 phút. Chia theo tỷ lệ điểm và tránh việc dành
thời gian cho 1, 2 câu. HS phải chủ động về thời gian làm bài.
Câu nào dễ làm trước, khó làm sau. Để đảm bảo được tính chủ
động này, trong luyện tập HS đã phải chú ý. Các lỗi thường
gặp - Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài.
Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết nhiều và ngược lại. Ví
dụ: Kỳ thi năm trước hỏi thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ


cộng hòa , HS lại đưa rất nhiều khó khăn. Điều này là không
cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm mà cách này sẽ
"ngốn" rất nhiều thời gian làm bài. Hoặc, hỏi nội dung cụ thể về
quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris,
nhưng HS lại trình bày toàn bộ hiệp định. Đây là những lỗi phổ
biến, HS chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý
mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy
không bị trừ điểm nhưng HS đã tự trừ điểm của mình vào chỗ
khác. - Các lỗi do hiểu sai nội dung vấn đề nên viết tràn lan.
Chưa hiểu được "từ" trong câu hỏi. Ví dụ: năm trước HS không
hiểu quyền dân tộc cơ bản là gì. Lỗi này liên quan đến quá trình
học. - Diễn đạt không mạch lạc, lộn xộn, kết cấu bài làm không
chặt chẽ, nguyên nhân là do không hình thành đề cương khi làm
bài. - HS tự hiện đại hóa kiến thức. Ví dụ: hỏi Thành tựu của sự
nghiệp đổi mới 1986-1991, nhiều HS lại đưa cả những năm sau
này, như nói đến năm 2000. Thậm chí, có HS còn đưa cả con số
bên Địa lý, nhưng sẽ không phù hợp. Con số bên Địa lý là con
số cập nhật, còn bên Lịch sử là phải đúng thời điểm


Source: />sciences/sociology/1800963-ph%C6%B0%C6%A1ng-
ph%C3%A1p-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-
thi/#ixzz1mS2TWY00

×