Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các Chất Dinh Dưỡng Bổ Sung Và Thuốc Cho Vận Động Viên (Phần 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.98 KB, 5 trang )

Các Chất Dinh Dưỡng Bổ Sung Và Thuốc
Cho Vận Động Viên (Phần 1)

Vấn đề bổ sung dinh dưỡng là hết sức cần thiết, chẳng những ảnh hưởng
đến sức khỏe mà còn có tác dụng rất lớn trong
thành tích của vận động viên

Chất đạm, Acid amin

Việc bổ sung chất đạm (dưới dạng viên, bột,…) và các acid amin là không
cần thiết cho các vận động viên cũng như không có ích lợi gì cho việc lập
thành tích. Hơn nữa, lượng đạm dư thừa quá mức trong chế độ ăn có thể có
hại. Khi chất đạm được sử dụng sẽ tạo ra nitrogen. Khi đưa một lượng lớn
chất đạm vào cơ thể, thận phải làm việc nhiều hơn để bài tiết lượng nitrogen
dư thừa, và do đó cần sử dụng nhiều nước hơn. Việc duy trì cân bằng nước
không phải dễ dàng, kể cả khi không có việc đưa đạm dư thừa vào cơ thể.
Dùng một lượng lớn chất đạm có thể gây ra tình trạng giống như bệnh gout
ở những cá nhân nhạy cảm và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến thành
tích. Vận động viên nên lấy chất đạm từ thực phẩm theo một chế độ ăn bình
thường với chất đạm từ nhiều nguồn. Chế độ ăn thông thường của vận động
viên thường đã cung cấp vượt quá nhu cầu 1-2g/kg trọng lượng/ngày.
Các vitamin
Một chế độ ăn đa dạng bảo đảm việc cung cấp đầy đủ các vitamin. Không có
bằng chứng là khi đưa vào cơ thể lượng vitamin nhiều hơn sẽ cải thiện thành
tích của vận động viên. Lượng lớn của một số vitamin có thể gây ra những
triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng. Ví dụ:
 Dư thừa vitamin A: Gây nhức đầu, buồn nôn, ói
mửa, cứng cơ, buồn ngủ, dễ cáu gắt, trầm cảm, nhìn đôi,
da khô, đóng vảy như vảy cá, viêm da, rụng tóc, tổn
thương gan, chảy máu, thậm chí tử vong. Những triệu
chứng trên phát triển dần dần.


 Dư thừa vitamin D: Gây cao huyết áp, tăng hóa
vôi những mô bình thường là những mô mềm (động
mạch, thận), tổn thương thận hoặc suy thận, thậm chí tử
vong.
 Dư thừa Vitamin E: Gây buồn nôn, ói mửa, mệt
mỏi, nhìn mờ, thời gian đông máu kéo dài.
 Dư thừa Vitamin C: Làm sai lệch các kết quả xét
nghiệm như: Kết quả âm tính giả trong thử nghiệm tìm
đường trong nước tiểu với phương pháp glucose oxidase, kết quả âm tính giả
trong thử nghiệm tìm máu trong nước tiểu/phân và kết quả dương tính giả
trong thử nghiệm nước tiểu với Clinitest. Đảo ngược tác dụng của các thuốc
kháng đông và liều cao có thể tạo ra sỏi thận.
Bạn hãy lưu ý
- Các vitamin
không cung cấp
năng lượng
- Nhiều hơn
không phải là tốt
hơn.
- Vitamin liều cao
có thể gây hại cho
vận động viên và
thành tích của vận
động viên.
 Dư thừa Niacin: Da đỏ bừng, ngứa da, buồn nôn, ói mửa, chứng ợ
nóng, tiêu chảy, tổn thương gan.
 Dư thừa Vitamin B6: Đi không vững, bàn tay tê cóng và vụng về.


Nếu cần bổ sung để phòng ngừa chỉ nên uống 1 liều đa sinh tố, vi lượng theo

nhu cầu khuyến nghị (RDA) hàng ngày, không nên uống các vitamin riêng
lẻ vì thường là liều cao.
Các chất khoáng
Các chất khoáng là những yếu tố thiết yếu và phải được cung cấp trong chế
độ ăn. Cũng như các chất dinh dưỡng khác, các chất khoáng cần thiết để
nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, "nhiều hơn" không có nghĩa là "tốt hơn". Các
chất khoáng khi đưa vào cơ thể với những lượng lớn có thể ức chế sự hấp
thu hoặc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, sự chuyển hóa hoặc bài tiết của
các chất dinh dưỡng khác, kể cả các chất khoáng khác. Viện Hàn Lâm Quốc
Gia về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng trong khi khuyến nghị nhu cầu
dinh dưỡng đã ghi rõ các mức độ đủ và an toàn cho một số các yếu tố vi
lượng. Mặc dù các chất khoáng thiết yếu cho đời sống, chúng cũng có thể
gây độc.
LƯỢNG ĐỦ VÀ AN TOÀN CỦA CÁC CHẤT KHOÁNG CHO MỖI
NGÀY
Chất
khoáng
Lượng cần
thiết
Chất khoáng Lượng cần thiết
Kẽm 15mg Chromium 0,05-0,2mg
Đồng 2-3mg Molybdenum 0,15-0,5mg
Selenium 0,05-0,2mg Sodium 1.100-3.300mg
Manganese

2,5-5,0mg Potassium 1.875-5.625mg
Fluoride 1,5-2,5mg Chloride 1.700-5.100mg
Các chất hỗ trợ
 Các loại "tăng lực" như: phấn hoa, nhân sâm, tảo Spirulina, MCT
(chất béo chuỗi trung)… trong các công trình nghiên cứu không chứng minh

được hiệu quả thực sự.
 Các acid amin phân nhánh (BCAA) pha trong nước có một ít hiệu quả
trong việc giảm mệt não, trong nhiều trường hợp không có hiệu quả.
 Dùng Creatinin P hoặc dùng Soda để trung hòa acid lactic có thể có
hiệu quả đối với các vận động cực ngắn.
 Caffeine: Sử dụng tùy thuộc vào phản ứng của từng người, tùy tâm
trạng trước khi tập thi đấu, đang bị kích thích hay chán nản. Lưu ý uống 6-8
tách một lúc, lượng caffeine có thể vượt ngưỡng cho phép (12mcg/l) sau 2-3
giờ. Uống trước vận động gây lợi tiểu nhưng uống trong khi vận động không
có tác động này.
 Chromium, Vitamin B15, Bioflavomoids, Aspartate, Gamma
Ozyzanol, Carnitin, Vanadin, Creatinin đều chưa chứng minh được hiệu quả.
 Tuyệt đại đa số vận động viên nhận protein đủ và vượt nhu cầu khi
dùng thêm acid amin không có lợi hoặc có thể có hại.
Chế độ ăn cân đối, đủ chất bột đường, bữa ăn trước trận đấu phù hợp giàu
chất bột đường và uống đủ nước trước - trong - sau giúp bạn lập thành tích
tốt nhất mà lại an toàn và hợp pháp.
(Còn t

×