Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Luận văn đánh giá kết quả điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại tỉnh tuyên quang từ tháng 12 2013 đến tháng 5 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.71 KB, 117 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ QUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI TỈNH
TUYÊN QUANG TỪ THÁNG 12/2013 ĐẾN THÁNG 5/2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II: TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI,
2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ QUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE TẠI TỈNH
TUYÊN QUANG TỪ THÁNG 12/2013 ĐẾN THÁNG 5/2016

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II: TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

PGS.TS. L ã Ngọc Qua ng

HÀ NỘI,


2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với:
Ban Giám Hiệu và tập thể giảng viên trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận
tình giảng dạy cho tơi trong suốt khóa học vừa qua.
PGS.TS Lã Ngọc Quang, Trưởng phịng Nghiên cứu khoa học, Trường Đại
học Y tế công cộng đã tậm tâm đóng góp nhiều ý kiến quý báu và trực tiếp hướng
dẫn tơi hồn thành Luận văn.
Ban lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tuyên Quang và
tồn thể cán bộ y tế đang cơng tác; người nhà và bệnh nhân đang điều trị
Methadone tại 2 cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn
Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện Luận văn này.
Gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các bạn lớp Chuyên khoa 2 Tổ chức - Quản
lý Y tế đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành Luận văn.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................vi
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................8
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................11

1.1. Một số khái niệm........................................................................................... 11
1.2. Nhóm nghiện chích ma t và những yếu tố nguy cơ ................................... 12
1.3. Thực trạng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
trên thế giới và Việt Nam ...................................................................................... 15
1.3.1. Tình hình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone trên thế giới . . 15
1.3.2. Tình hình triển khai và quản lý điều trị nghiện CDTP bằng thuốc methadone
tại Việt Nam .......................................................................................................... 16
1.3.2.1. Tình hình điều trị nghiên CDTP bằng thuốc methadone tại Việt Nam .... 16
1.3.2.2. Quản lýđiều trị nghiên CDTP bằng thuốc methadone tại Việt Nam ........ 18
1.4. Một số nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
thuốc methadone ................................................................................................... 18
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 18
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................21
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..........................................................................23
1.5.1. Đặc điểm tỉnh Tuyên Quang .......................................................................23
1.5.2. Tình hình sử dụng ma túy tại tỉnh Tuyên Quang .........................................24
1.5.3. Tình hình điều trị Methadone tại tỉnh Tuyên Quang ...................................25
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ..........................................................................27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................29
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................29
2.1.1. Với nghiên cứu định lượng .........................................................................29
2.1.2. Với nghiên cứu định tính ............................................................................29


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................29
2.3. Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................29
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu...................................................................29
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................................31
2.6. Quy trình thu thập thông tin ...........................................................................34
2.6.1. Công cụ thông thập thông tin ......................................................................34

2.6.2. Quy trình thu thập thơng tin ........................................................................35
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................................36
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ..............................................................................36
2.9. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................37
2.10. Hạn chế nghiên cứu:.....................................................................................37
2.11. Sai số và cách khắc phục..............................................................................38
Chương 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU....................................................................41
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu................................................................41
3.2. Một số kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại
tỉnh Tuyên Quang, từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2016 ..........................................43
3.2.1. Tình hình sử dụng chất gây nghiện của bệnh nhân trước và sau điều trị .... 43
3.2.2. Tình trạng sức khỏe của Bệnh nhân ............................................................47
3.2.3. Điều kiện nhà ở và việc làm của Bệnh nhân ...............................................48
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động điều trị methadone tại tỉnh Tuyên
Quang ..................................................................................................................... 49
3.3.1. Yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vị trí của đơn vị cung cấp dịch vụ điều
trị Methadone .........................................................................................................49
3.3.2. Yếu tố về nhân sự của đơn vị cung cấp dịch vụ điều trị Methadone ...........51
3.3.3. Yếu tố về tài chính ......................................................................................53
3.3.4. Yếu tố về chính sách và quy trình ...............................................................54
3.3.5. Các yếu tố khác ...........................................................................................55
3.3.5.1. Thái độ của bệnh nhân và gia đình đối với chương trình điều trị
Methadone ..............................................................................................................55
3.3.5.2. Sự quan tâm hỗ trợ của gia đình đối với bệnh nhân ................................ 57
3.3.5.3. Sự kỳ thị của cộng đồng ...........................................................................57


Chương 4: BÀN LUẬN..........................................................................................59
4.1. Kết quả điều trị Methadone............................................................................59
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................59

4.1.2. Tình hình sử dụng CGN của bệnh nhân trong quá trình điều trị
Methadone .59
4.1.3. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.............................................................60
4.1.4. Tình trạng việc làm của bệnh nhân .............................................................62
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị Methadone ...................................62
4.2.1. Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vị trí của đơn vị cung cấp dịch vụ
điều trị Methadone ..................................................................................................62
4.2.2. Yếu tố thuộc về nhân lực ............................................................................64
4.2.3. Các yếu tố về tài chính ................................................................................66
4.2.4. Các yếu tố về chính sách và quy trình .........................................................67
4.2.5. Các yếu tố khác ...........................................................................................69
KẾT LUẬN ............................................................................................................72
1. Kết quả điều trị Methadone................................................................................72
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác điều trị Methadone.........................72
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................74
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................80
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................82
PHỤ LỤC 3: ...........................................................................................................91
PHỤ LỤC 4: ...........................................................................................................92
PHỤ LỤC 5: ...........................................................................................................93
PHỤ LỤC 6: ...........................................................................................................94
PHỤ LỤC 7: ...........................................................................................................95


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ART
BCS


Antiretroviral therapy (Điều trị kháng retro virus)
Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

BN

Bệnh nhân

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

DVYT
HIV/AIDS

Dịch vụ Y tế
Human Immunodeficiency
Immune

Virus/

Acquired

Deficiency Syndrome
MMT


(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
Methadone Maintenance Therapy (Điều trị thay thế bằng
Methadone)

NCMT

Nghiện chích ma túy

PNMD

Phụ nữ mại dâm

QHTD

Quan hệ tình dục

SSCT

Sẵn sàng chi trả

TCMT

Tiêm chích ma túy


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu (n=233) ...................41
Bảng 3.2: Đặc điểm sử dụng chất gây nghiện .....................................................42
Bảng 3.3: Thông tin về điều trị Methadone ........................................................43
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng Heroin trước và sau 3, 6, 9 tháng điều trị...............43

Bảng 3.5: Tình hình thay đổi liều điều trị của bệnh nhân....................................45
Bảng 3.6: Tình hình mắc hội chứng cai của bệnh nhân (n=233) .........................45
Bảng 3.7: Tình hình ngừng uống thuốc của bệnh nhân theo giaiđoạn(n=233) . . .46
Bảng 3.8: So sánh cân nặng của bệnh nhân với các giai đoạn điều trị khác nhau (n
= 233) ...................................................................................................................47
Bảng 3.9: Nguy cơ trầm cảm của bệnh nhân trước và sau 6 tháng điều trị (n=233)
.............................................................................................................................. 48
Bảng 3.10: Điều kiện nhà ở, việc làm của bệnh nhântrước và sau 9 tháng ...........48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao qua các năm ...............14
Hình 1.2: Số người bệnh điều trị Methadone tại Việt Nam .................................17
Hình 1.3: Số cơ sở điều trị Methadone tại Việt Nam ............................................18
Hình 1.4: Số người NCMT tại các huyện, thành phố Tuyên Quang ...................25
Hình 1.5: Số người NCMT các giai đoạn quản lý tại TP Tuyên Quang 2013 .....25


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tháng 12 năm 2013, cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone (MMT) đầu tiên
đã được triển khai tại Tuyên Quang. Tính đến tháng 1 năm 2016, trên tồn tỉnh có 3
cơ sở điều trị tại 3 huyện/thành phố, điều trị cho hơn 300 bệnh nhân.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2016 tại 2 cơ sở
điều trị methadone của thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương nhằm mô tả
một số kết quả điều trị methadone, đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kết
quả điều trị, từ đó đưa ra những bằng chứng khoa học để cải thiện chất lượng phục
vụ bệnh nhân (BN), đồng thời vận động chính sách để mở rộng chương trình.
Áp dụng thiết kế mơ tả cắt ngang với phương pháp định lượng và định tính.
Đối với nghiên cứu định lượng kết hợp hồi cứu hồ sơ bệnh án và phỏng vấn trực tiếp
233 bệnh nhân tham gia điều trị tại 2 cơ sở từ tháng 12/2013 tới tháng 5/2016. Với
nghiên cứu định tính thực hiện 11 cuộc thảo luận nhóm gồm 57 đối tượng (30 bệnh

nhân, 15 người nhà bệnh nhân và 10 cán bộ y tế) cùng 2 cuộc phỏng vấn sâu (1 lãnh
đạo sở y tế và 1 lãnh đạo Trung tâm Y tế Tuyên Quang).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân dương tính Heroin giảm cịn
21,1% sau 6 tháng điều trị và 20,2% sau 9 tháng điều trị; Cân nặng trung bình của
BN sau 9 tháng điều trị cao hơn so với trong giai đoạn đầu điều trị (p<0,05). Tỷ lệ
bệnh nhân trong nhóm dưới 6 tháng điều trị có nguy cơ bị trầm cảm là 70,6%, trong
khi ở nhóm bệnh nhân trên 9 tháng tỷ lệ này là 37,4% (p<0,05). Sự quan tâm, hỗ trợ
của gia đình và thái độ phục vụ của cán bộ y tế góp phần giúp BN tuân thủ điều trị
tốt hơn. Truyền thông đại chúng và mối quan hệ quen biết đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy người TCMT tiếp cận điều trị, ngược lại sự kỳ thị và phân biệt
đối xử làm hạn chế BN đăng ký điều trị. bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với người
TCMT, thời gian khởi liều kéo dài, giờ giấc uống thuốc không phù hợp, khoảng
cách đi uống thuốc quá xa là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của BN.
Để bệnh nhân điều trị đạt kết quả tốt và chương trình mang tính bền vững cao
khi mở rộng độ bao phủ trong bối cảnh nguồn lực bị cắt giảm, từ những phân tích
nêu trên, chúng tơi khuyến nghị: Xây dựng đề án thu phí điều trị Methadone, đồng
thời xây dựng phương án mở rộng hoặc xây mới cơ sở để đáp ứng nhu cầu điều trị
Methadone ngày càng tăng.Duy trì cơng tác tư vấn và hỗ trợ tâm lý BN và đồng thời
tổ chức các buổi họp nhóm với gia đình và BN chưa tuân thủ điều trị tốt để trao đổi
tìm cách giải quyết. Lưu ý giải thích rõ tác dụng phụ của Methadone để bệnh nhân
có giải pháp chủ động.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone là
một trong những phương pháp điều trị bằng thuốc cho những người bị lệ thuộc các
chất dạng thuốc phiện đặc biệt là bạch phiến (Heroin). Người bệnh tham gia chương
trình điều trị thường được khuyến khích tham gia điều trị tối thiểu là một năm và lâu
hơn nữa. Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone giúp người bệnh phục
hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hóa nhập cuộc sống [3]. Các nghiên

cứu chỉ ra rằng, điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone giúp người bệnh
giảm tần suất và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện từ đó làm giảm
nguy cơ lây nhiễm HIV [36], [42].
Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone đã được triển khai ở rất
nhiều nước trên thế giới. Có nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm đánh giá một
số kết quả điều trị methadone cho thấy, sau quá trình điều trị tỷ lệ sử dụng ma túy,
rượu, tỷ lệ thất nghiệp cũng như các hành vi phạm tội đều giảm đáng kể [3033]. Một
nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2010 cho kết quả, sau khi được điều trị methadone,
tỷ lệ TCMT đã giảm từ 73,0% xuống còn 16,7%. Kết quả cho thấy chương trình
điều trị methadone góp phần thay đổi các hành vi liên quan đến TCMT, giảm thiểu
số lần liên lạc với bạn nghiện. Tuy nhiên các bệnh nhân này cần cải thiện nhận thức
của bản thân, hợp tác điều trị và cần được sự hỗ trợ của cộng đồng nhiều hơn nhằm
nâng cao hiệu quả của chương trình điều trị methadone [30].
Năm 2008, Việt Nam đã triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng
thuốc methadone tại hai thành phố lớn là Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh. Với
sự hỗ trợ đáng kể về kỹ thuật, nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế cùng các cam kết
mạnh mẽ của chính phủ, dịch vụ điều trị MMT đã nhanh chóng mở rộng quy mơ tại
Việt Nam, giúp giảm đáng kể tỷ lệ người nghiên chính ma túy, cũng như tỷ lệ người
mắc bệnh liên quan đến HIV. Tính đến tháng 01/2016, chương trình đã được nhân
rộng ra 57/61 tỉnh thành của cả nước, cung cấp dịch vụ cho hơn 44 nghìn người bệnh
(đạt gần 55% chỉ tiêu Chính phủ đề ra năm 2015) [16]. Việc triển khai mở rộng
chương trình điều trị methadone là một chiến lược quan trọng nhằm giảm lây lan
HIV ở nhóm nghiện chích ma túy.


Tuyên Quang là một trong những tỉnh triển khai chương trình điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc methadone khá muộn vào cuối năm 2013. Tháng 12 năm
2013, cơ sở điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone đầu tiên đã được triển
khai tại Tuyên Quang. Tính đến tháng 1 năm 2016, trên tồn tỉnh có 3 cơ sở điều trị
tại 3 huyện/thành phố, điều trị cho hơn 300 bệnh nhân. Với đặc thù điều trị

methadone là lâu dài, cùng với cơng tác xã hội hóa trong điều trị methadone khi số
lượng bệnh nhân đạt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ, việc đánh giá hiệu quả của dịch
vụ methadone là hết sức cần thiết nhằm tìm hiểu những thuận lợi - khó khăn, để từ
đó có kế hoạch cải thiện, phục vụ người bệnh được tốt nhất đồng thời là cơ sở giúp
chính phủ, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả điều trị methadone, đóng góp vào sự bền vững của các can thiệp
HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung cũng như nhân rộng triển khai mơ hình ở các
huyện khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được tốt hơn trong thời gian tới. Chính vì
vậy chúng tơi thực hiện đề tài “Đánh iá kết quả điều trị th y thế hất dạn thuố
phiện bằn Meth done tại tỉnh Tuyên Qu n từ thán 12/2013 đến tháng 05/2016”.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả thực hiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng methadone tại tỉnh Tuyên Quang, từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai hoạt động điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại tỉnh Tuyên Quang năm 2006.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Chất ma túy: Theo Luật phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật phòng, chống ma túy, “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được
quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [22].
Chất gây nghiện: Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Chất dạng thuốc phiện (CDTP): CDTP (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều
chất như thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Pethidine, Fentanyle là
những chất gây nghiện mạnh (gây khối cảm mạnh), có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác
động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não [3, 37].
Nghiện ma túy: Theo tổ chức Y tế Thế giới, nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về
mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai, khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu
kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư
xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu
ứng về mặt tâm thần của ma túy và thốt khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy [43], [44].
Methadone: Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng
dược lý tương tự như các CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương
và khơng gây khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên
chỉ cần sử dụng 1 lần trong ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ
dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [3].
Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone: là một điều trị lâu dài, có kiểm
sốt, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua
đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức
năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [3].
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn


dịch mắc phải ở người [21]. AIDS (Acquired Immune Deficiency
Syndrome) là giai đoạn cuối của quán trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch
của cơ thể, làm cho cơ thể khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến
chết người [21].
1.2.

Nhóm n hiện hí h m tuý và nhữn yếu tố n uy ơ
Trên thế giới, hiện nay ước tính có từ 167 đến 315 triệu người nghiện ma túy các loại


[41]. Theo báo cáo nghiên cứu của tổ chức Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp
Quốc, vùng Đông và Đông Nam Á có tỷ lệ người nghiện chích ma túy lớn nhất thế giới
(chiếm 27% tổng số người nghiện chích tồn thế giới). Tiếp theo là những nước thuộc vùng
Đơng và Đông Nam châu Âu (chiếm 21% tổng số người nghiện chích tồn thế giới, chiếm
1,3% số người trong độ tuổi từ 15-64 của vùng) [41]. Trung Quốc, Liên bang Nga và Hoa Kỳ
là những nước có số lượng người nghiện chích ma túy lớn nhất (chiếm 46% tổng số người
nghiện ma túy) [41].
Sử dụng ma túy bất hợp pháp gây ra 4 nhóm ảnh hưởng chính đối với sức khỏe là: Các
ảnh hưởng cấp tính, bao gồm cả sốc quá liều; Các hậu quả tức thì do sử dụng ma túy như là
chấn thương do tai nạn, hành vi bạo lực; Tình trạng lệ thuộc ma túy hay cịn gọi là nghiện ma
túy; Các ảnh hưởng mãn tính do sử dụng ma túy thường xuyên như là các bệnh mãn tính
(bệnh mạch vành, xơ gan...), các bệnh lây truyền qua đường máu do vi rút (HIV, viêm gan B,
viêm gan C...) và các rối loạn tâm thần [49]. Ước tính của UNODC có khoảng từ 102.000
đến 247.000 trường hợp bị tử vong năm 2011 có liên quan đến ma túy, tương ứng với tỷ lệ từ
22,3 đến 55,4 ca tử vong trên một triệu dân trong độ tuổi từ 15 - 64 [52].
Theo UNODC, trong 14 triệu người TCMT, có khoảng 1,6 triệu người (từ 1,2 đến 3,9
triệu người) nhiễm HIV, chiếm khoảng 11,5% số người TCMT trên toàn cầu. Ngồi tình
trạng nhiễm HIV thì tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C trong nhóm TCMT
cũng rất cao: ước tính tỷ lệ nhiễm viêm gan C trong nhóm tiêm chích ma túy trên tồn cầu là
51,0%, tương đương với 7,2 triệu người tiêm chích ma túy đang sống chung với viêm gan C
vào cuối năm 2011, tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong nhóm TCMT thấp hơn rất nhiều tỷ lệ
nhiễm viêm gan C, tỷ lệ nhiễm viêm gan B là 8,4%, tương ứng với 1,2 triệu người [52]. Báo
cáo mới nhất năm 2016 của UNAIDS cho biết, trong năm 2014, tỷ lệ mắc mới HIV trong
nhóm


TCMT tại Châu Á Thái Bình Dương chiếm 13% tổng số ca mắc mới trong vùng này. Tỷ lệ
này tại các vùng như Trung Á, Tây-Trung Phi, Châu Mỹ La tinh, Bắc Phi, Đông-Nam Phi và
Châu Âu-Mỹ lần lượt là 51%; 2%; 2%; 28%; 2% và 15% [51].
Dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục khơng an tồn được xem là hai nguyên

nhân chính dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng TCMT.Dùng chung dụng cụ
tiêm chích với từ hai người bạn chích trở lên trong vịng 6 tháng là yếu tố nguy cơ có ý nghĩa
thống kê trong nhiễm HIV tại Bangkok [29]. Tại Trung Quốc, khoảng 1/2 số người sống với
HIV tại Trung Quốc năm 2006 bị lây nhiễm qua dùng chung dụng cụ TCMT [50]. Tại Ấn
Độ, tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng trong nhóm TCMT và sử dụng chung BKT là yếu tố nguy cơ
lây nhiễm HIV phổ biến nhất ở Đông Bắc Ấn Độ [50]. Người NCMT lại thường xuyên có
hành vi tình dục khơng an tồn và thường có nhiều bạn tình, HIV lan truyền qua đường tình
dục từ những người NCMT bị nhiễm HIV sang các bạn tình của họ cũng đã trở thành một
đường lây truyền quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa TCMT, mại
dâm và các hành vi tình dục có nguy cơ dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV cao trong số những người
mại dâm đồng thời có sử dụng ma tuý [48]. Một số kết quả các nghiên cứu cho thấy: ở Trung
Quốc khoảng 56% phụ nữ bán dâm có TCMT và nhiều người nam giới tiêm chích mua dâm
và họ thường không sử dụng BCS. Sự chồng chéo giữa TCMT và QHTD cũng là một hiện
tượng đáng lo ngại làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV [50].
Tại Việt Nam, nghiệm ma tuý vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng ngày càng
gia tăng. Số người nghiện ma túy năm 1994 là 55.445 người, đến năm 1996 số người nghiện
là 69.195 người. Tính đến 30/12/2013, cả nước có trên 180.000 người nghiện ma túy. Số
người nghiện đang ở cộng đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở
Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội: 22,4%; số đang trong các trại giam, trại tạm giam,
nhà tạm giữ: 13,1% [1, 19]. Tại Việt Nam, lây nhiễm HIV phổ biến qua nhóm người NCMT
và có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Ngun nhân chính của tình trạng trên là
người nhiễm HIV vẫn tiếp tục TCMT và sử dụng chung BKT. Hành vi dùng chung BKT khi
tiêm chích trở thành hành vi phổ biến ở nhóm quần thể NCMT trong vòng 15 năm trở lại
đây, tỷ lệ dùng chung BKT trong 6 tháng qua ở người NCMT là 14 - 50%. Các nghiên cứu
này cũng đã chỉ ra, trong số những người NCMT có 87% đối tượng dùng chung BKT, trong
đó thường xuyên dùng chung BKT là 40%. Việc làm sạch BKT khi chích chung rất tùy tiện


và không đảm bảo tiệt khuẩn cũng là yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT
[2]. Kết quả điều tra giám sát hành vi (IBBS) năm 2012 cho thấy, tỷ lệ dùng chung BKT ở

nhóm nghiện chích ma tuý (NCMT) trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra rất cao tại Đà
Nẵng (37%) và trên 20% tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên
Bái, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Dịch HIV tại các tỉnh có tỷ lệ dùng chung BKT cao vẫn
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao [5].Nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm HIV và yếu tố hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV trong người NCMT của Nguyễn Thanh Long tại Thị xã Lai Châu và
3 huyện của tỉnh Lai Châu được tiến hành năm 2007 trên 330 người NCMT. Kết quả cho
thấy: có 40,3% người NCMT nhiễm HIV; 87,3% người NCMT không bao giờ dùng lại BKT.
Trong tổng số 43 người NCMT có sử dụng lại BKT thì chỉ có 27,9% là ln ln làm sạch
BKT [18].

Hình 1. 1: Tỷ lệ nhiễm HIV tron á nhóm n uy ơ o qu á năm
*Nguồn: Theo báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế
Một nghiên cứu hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học tại 10 tỉnh/ thành phố tại Việt
Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ những người nghiện chích ma túy có quan hệ tình dục trong
12 tháng qua khá cao. Tỷ lệ này là 31 - 72% có QHTD với bạn tình thường xun và 11 48% có QHTD với PNBD. Bên cạnh đó, tỷ lệ người NCMT có sử dụng BCS thường xuyên
khi QHTD với PNMD vẫn ở mức thấp, dao động từ 38 - 74% ở mỗi tỉnh, tỷ lệ này là một


trong những chỉ số cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV từ nhóm NCMT sang nhóm PNMD và
ngược lại [5], [26].
Năm 2012, kết quả điều tra giám sát trọng điểm về quan hệ tình dục trong nhóm nghiện
chích ma túy cho thấy: 67,4% người NCMT tham gia nghiên cứu trả lời có QHTD với phụ
nữ bán dâm trong 12 tháng qua, trong đó chỉ có 67,5% người NCMT thường xuyên sử dụng
BCS khi QHTD với phụ nữ bán dâm trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử
dụng BCS khi QHTD với phụ nữ bán dâm khác nhau ở các tỉnh. Tỷ lệ này ở tỉnh Hà Tĩnh
(88,5%), Thái Nguyên (85,7%), Đà Nẵng là 66,7%, Nghệ An 79,1%, Quảng Trị 73,7%, An
Giang 44,4%, TP Hồ Chí Minh (36,5%), Bà Rịa - Vũng Tàu (31,3%) [5], [8], [28].
1.3.

Thự trạn điều trị n hiện á hất dạn thuố phiện bằn thuố

Meth done trên thế iới và Việt N m

1.3.1. Tình hình điều trị n hiện á CDTP bằn thuố meth done trên thế iới
Tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole tìm thuốc điều trị cho
những người nghiện Heroin vào năm 1964, họ phát hiện ra Methadone giúp người bệnh của
họ ngừng sử dụng Heroin và dùng trong thời gian dài hầu như không bị tăng liều, do đó liệu
pháp điều trị thay thế bằng Methadone ra đời [35]. Trong thời gian từ 1964 đến 1972, hai bác
sỹ đã điều trị cho hơn 22.000 người nghiện Heroin ở thành phố New York và các khu vực lân
cận. Sau khi có các bằng chứng khoa học về tác dụng của điều trị bằng Methadone, chương
trình này đã được triển khai ở hầu hết các bang của Mỹ, bao gồm cả Puerto Rico và quần đảo
Virgin và được chính phủ Mỹ thừa nhận đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa lây
nhiễm HIV. Qua thời gian, số cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone và số bệnh nhân được
điều trị ngày càng gia tăng. Năm 2004 có 1.100 cơ sở điều trị duy trì bằng thuốc Methadone
(MMT) tại 44 bang của nước Mỹ, đến năm 2010 tăng lên 1.433 cơ sở tại 46 bang.
Ở Úc, điều trị thay thế bằng Methadone bắt đầu tại New South Wales, từ năm 1969.
Tuy nhiên, trong những năm 1970, điều trị thay thế bằng Methadone chỉ được coi là những
thử nghiệm với quy mô nhỏ. Sự thất bại của MMT giai đoạn ban đầu tại Úc dẫn đến năm
1977, Bộ Y tế Úc quy định chương trình MMT chỉ là một trong những biện pháp điều trị cai
nghiện và chỉ được sử dụng cho những người nghiện ma túy nặng, mãn tính. Theo đó, số
người tham gia điều trị Methadone đã sụt giảm cho đến hững năm đầu của thập kỷ 80, nhiễm
HIV được phát hiện, nhanh chóng phát triển thành mnột đại dịch, cùng với sự gia tăng tình


trạng tội phạm, bệnh tật và tử vong liên quan đến nghiện CDTP. Trước tình hình đó, điều trị
thay thế bằng Methadone đã được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu cần được
triển khai. Sau khi hướng dẫn quốc gia đầu tiên về MMT được ban hành, số người tham gia
điều trị đã tăng nhanh chóng, từ 2000 người năm 1985, tăng lên 14.996 người năm 1994, đến
nay có trên 2.132 cơ sở điều trị với 35.850 người được điều trị Methadone trên toàn lãnh thổ
của Úc.
Tại Trung Quốc, một trong những nước giới thiệu điều trị Methadone khá muộn. Năm

2004, 8 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone đầu tiên đã được thành lập, người nghiện
phải trả tối đa là 1,2 đô la Mỹ mỗi ngày để được tham gia điều trị. Đến cuối năm 2010 đã có
738 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại 28 tỉnh, số người tham gia điều trị cho
140.000 người. Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone tại Trung Quốc được đánh
giá là đã có một tác động đáng kể đối với công tác cai nghiện và giảm nhiễm HIV ở những
người sử dụng ma túy của quốc gia này. Tính đến cuối năm 2013 ở Trung Quốc có hơn 700
cơ sở điều trị và hơn 2 triệu người bệnh được kết nối với chương trình [47].
1.3.2. Tình hình triển kh i và quản lý điều trị n hiện CDTP bằn thuố meth done tại
Việt N m
1.3.2.1. Tình hình điều trị nghiên CDTP bằng thuốc methadone tại Việt Nam
Từ trước năm 2008, tại Việt Nam mơ hình cai nghiện tập trung được áp dụng chủ yếu. Tuy
nhiên, bản chất nghiện là bệnh lý mạn tính nên cắt cơn đơn thuần thường có tỷ lệ tái nghiện
cao trên 90% [12]. Bên cạnh đó, hình thức cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng cho thấy có
hiệu quả nhưng chưa có cơ chế đầu tư phù hợp nên khó nhân rộng [15].
Mơ hình điều trị MMT là mơ hình cai nghiện tại cộng đồng đang được quan tâm và
chú trọng nhất hiện nay. Sau chương giai đoạn thí điểm năm 2008 tại hai thành phố lớn là
Hải Phòng và Hồ Chí Minh, chương trình đã cho thấy hiệu quả thực sự, được chấp thuận và
nhân rộng ra nhanh chóng trên cả nước (từ 1.735 người bệnh với 6 cơ sở điều trị năm 2009
lên hơn 44 nghìn người với 61 cơ sở điều trị trên 57 tỉnh thành năm 2015) [16].

90000

80000


2009 12011 «2014 12015 (target)

Hình 1. 2: Số người bệnh điều trị Metha done tại Việt Nam
Nguồn: MMT Việt Nam, 2016 [16]
300

245

Hình 1. 3: Số ơ sở điều trị Meth done tại Việt N m
Nguồn: MMT Việt Nam, 2016 [16]
1.3.2.2. Quản lýđiều trị nghiên CDTP bằng thuốc methadone tại Việt Nam
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2012/NĐ-CP quy định về điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong đó có các quy định về điều kiện,
quy trình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, các điều kiện về
cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc và các nguyên tắc khi thực hiện điều trị chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế... Ngày 12/4/2015 Bộ Y tế đã ban hành thông tư 12/2013/BYT


(sau đó được thay thế bằng Thơng tư số 12/2015 ngày 25 tháng 5 năm 2015) Hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của
Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Sau đó Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc methadone nói chung và cho đối tượng đối tượng đang ở trại giam
nói riêng để làm cơ sở cho các nhà quản lý chương trình và chuyên gia y tế triển khai, theo
dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả của chương trình tại địa phương.
1.4.

Một số n hiên ứu đánh iá kết quả điều trị th y thế n hiện á CDTP bằn thuố meth

done
1.4.1. Cá n hiên ứu trên thế iới
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone đã được triển khai ở rất
nhiều nước trên thế giới. Tại Canada, Pam Francis và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá
một số kết quả điều trị Methadone sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang qua phỏng vấn 44
bệnh nhân trong độ tuổi 21-62 tại cơ sở Dự phòng và Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
Methadone cho kết quả có 80% bệnh nhân không sử dụng ma túy hoặc rượu tại thời điểm

đánh giá, 95,5% bệnh nhân tự nhận thấy hành vi nguy cơ cao của bản thân giảm đáng kể từ
lúc tham gia chương trình điều trị Methadone, 84,1% bệnh nhân báo cáo rằng điều kiện nhà ở
của họ đã được cải thiện, 61,4% bệnh nhân báo cáo rằng tình trạng việc làm có sự cải thiện
đáng kể, 81,2% bệnh nhân báo cáo đã hỗ trợ, giúp đỡ gia đình nhiều hơn kể từ khi tham gia
điều trị Methadone. Ngoài ra có 84,1% bệnh nhân cho rằng hành vi phạm tội của họ giảm
đáng kể, chỉ có 2,5% bệnh nhân đã vi phạm pháp luật kể từ khi tham gia điều trị Methadone
[31].
Tại Hoa Kỳ, năm 2010, James A. Peterson và cộng sự tiến hành nghiên cứu tìm hiểu
những nguyên nhân làm cho người nghiện CDTP ở thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland
khơng tham gia vào chương trình điều trị Methadone. Nghiên cứu áp dụng phương pháp định
tính thu thập thơng tin bằng phỏng vấn sâu trên 26 đối tượng nghiện CDTP đủ điều kiện để
điều trị Methadone nhưng không đăng ký điều trị trong vòng 12 tháng qua. Kết quả nghiên
cứu cho thấy người nghiện CDTP không tham gia điều trị Methadone là do khó khăn về thủ
tục đăng ký tham gia hoặc do khơng đủ chi phí điều trị. Một số người không muốn uống
Methadone trong thời gian dài vì cho rằng Methadone tác động khơng tốt đến sức khoẻ của



×