Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chày bằng phương pháp kết xương nẹp khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 105 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy thân xương chày ở người lớn là loại gãy thân xương dài, thường
gặp, chiếm 18% gãy xương các loại và có xu hướng gia tăng do vấn đề tai nạn
giao thông, tai nạn lao động.
Chẩn đoán gãy thân xương ở cẳng chân không khó, nhưng việc điều trị
đôi khi gặp khó khăn do đặc điểm tổn thương có nhiều phức tạp cả ở xương
gãy và phần mềm ở cẳng chân, hay gặp các biến chứng gãy kín thành gãy hở,
nhiễm khuẩn, chậm liền xương, khớp giả, liền lệch, teo cơ, hạn chế vận động
khớp, gây ảnh hưởng xấu đến việc phục hồi chức năng.
Cho đến nay, đã có nhiều phương pháp điều trị gãy thân xương chày,
mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Điều trị bảo tồn bó bột thường
được chỉ định cho các trường hợp gãy ít di lệch, gãy 2 xương cẳng chân ở trẻ
em, hoặc những trường hợp không có khả năng phẫu thuật. Kéo liên tục là
biện pháp áp dụng tạm thời cho các trường hợp gãy cả 2 xương, cẳng chân
sưng nề nhiều, cần theo dõi biến chứng chèn ép khoang. Kết xương chày bằng
đinh nội tuỷ có chốt là phương pháp có nhiều ưu điểm trong điều trị gãy thân
xương ở cẳng chân. Đinh nội tủy nằm ở chính giữa xương với các chốt ngang
ở hai đầu đinh chống lại được cử động sang bên, xoắn vặn và lực uốn bẻ tại ổ
gãy, cho phép bệnh nhân có thể tập vận động, chịu lực tì nén sớm lên chi bị
gãy. Tuy nhiên, kỹ thuật chỉnh trục, kết xương bằng đinh nội tủy có chốt
thường khó thực hiện cho những ổ gãy ở vị trí gần đầu xương, vùng hành
xương của xương chày, hoặc có hình thái gãy phức tạp. Nhiều trường hợp
đinh nội tủy có chốt không đảm bảo cố định vững dẫn đến di lệch thứ phát,
liền lệch, không liền xương. Phương pháp kết xương nẹp vít cũng được ứng
dụng trong điều trị gãy xương chày, đặc biệt đối với những ổ gãy gầy đầu
xương. Khi kết xương bằng nẹp vít thường, nẹp vít phải áp chặt vào thân


2



xương, kỹ thuật kết xương thường phải nắn chỉnh mở ổ gãy, phải lóc rộng
phần mềm gây tổn thương nguồn mạch máu nuôi xương đến không ít những
biến chứng hoại tử phần mềm, nhiễm khuẩn, không liền xương. Kết xương
nẹp vít xương chày đã được cảnh báo là một trong những phẫu thuật có nguy
cơ cao biến chứng toác vết mổ, lộ nẹp và xương ổ gãy.
Nẹp khóa bắt đầu phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX, giống như
một cố định ngoài đặt trong phần mềm, cố định ổ xương gãy nhưng không
nhất thiết phải áp sát nẹp vào thân xương như nẹp vít thường. Nẹp khóa có
ren ở lỗ vít khớp với ren ở mũ vít, khi kết xương tạo lên kết cấu nẹp-vítxương vững chắc. Hiện nay trên Thế giới, nẹp vít thường đã dần được thay
thế bởi nẹp khóa. Nhiều tác giả ứng dụng kết xương nẹp khóa điều trị gãy
xương ở các xương dài đạt kết quả tốt. Trong nước một vài năm gần đây, nẹp
khóa bước đầu được ứng dụng nhưng còn tản mát ở nhiều vị trí. Đã có một số
báo cáo thành công kết xương nẹp khóa ở vùng đầu xương. Xuất phát từ đặc
tính của nẹp khóa có thể khắc phục được những nhược điểm của nẹp vít
thường trong kết xương gãy thân xương chày, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chày bằng phương pháp kết
xương nẹp khóa” nhằm 2 mục đích:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết xương nẹp khóa điều trị gãy xương chày.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật và kết quả kết xương nẹp
khóa xương chày.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu cẳng chân liên quan đến gãy xương và điều trị
1.1.1. Đặc điểm về xương
Cẳng chân gồm hai xương, xương chày là xương chính, nằm phía trước

trong và xương mác là xương phụ nằm phía sau ngoài (hình 1.1). Xương chày
là xương chịu lực tỳ nén chính của cơ thể (9/10). Do vậy khi gãy hai xương
cẳng chân (2 XCC), quan trọng là việc chỉnh trục và cố định ổ gãy xương
chày, còn ổ gãy xương mác trong nhiều trường hợp không cần cố định.

Hình 1.1: Giải phẫu 2 xương cẳng chân (Trích từ )


4

Xương chày hơi cong hình chữ S, phía trên cong ra ngoài và ở dưới
cong vào trong, đoạn trên to, dưới nhỏ và có hình lăng trụ tam giác ở đoạn 2/3
trên (2/3T), xuống đến 1/3 dưới (1/3D) thì đổi thành hình lăng trụ tròn. Chỗ
nối tiếp 2/3T và 1/3D là điểm yếu của xương chày nên dễ gãy . Xương chày
gồm 3 mặt: mặt trong, mặt ngoài, mặt sau và 3 bờ: bờ trước (mào chày), bờ
trong và bờ ngoài. Mặt trong và mào chày ở ngay dưới da lên khi gãy xương
dễ chọc thủng da thành gãy hở. Ống tuỷ xương chày không đều, ở giữa nhỏ, 2
đầu rộng. Xương chày thay đổi hình dạng từ trên xuống dưới, do vậy khả
năng chịu lực khác nhau. Hình lăng trụ tam giác làm cho xương chịu lực uốn
bẻ tốt hơn lực xoắn vặn.
Xương mác là một xương dài thân mảnh, 2 đầu phình to. Đầu trên là
chỏm xương mác, có thần kinh hông khoeo ngoài vắt qua, dễ bị tổn thương
khi gãy xương mác ở vị trí này. Xương mác xoắn vặn từ sau vào trong, cách
đầu dưới khoảng 6 - 8 cm, đây là chỗ yếu của xương, nếu khi gãy thường gãy
ở vị trí này . Đầu dưới xương mác phình to thành mắt cá ngoài, kết hợp với
đầu dưới xương chày tạo thành mộng chày mác.
Hai xương chày – mác tiếp giáp với nhau ở hai đầu bằng hai khớp bán
động, với nhiều dây chằng chắc chắn. Khi gãy một xương chày thì việc nắn
chỉnh di lệch thường khó hơn gãy cả hai xương. Khi gãy 2 XCC, xương mác
thường liền nhanh hơn đôi khi gây cản trở sự liền xương chày.

1.1.2. Đặc điểm phần mềm cẳng chân
Sự phân bố các cơ ở cẳng chân không đều nhau. Mặt ngoài xương chày
có cơ duỗi che phủ, mặt sau xương chày có khối cơ cẳng chân sau rất mạnh,
nhất là cơ tam đầu cẳng chân, to, dày, khoẻ, co mạnh gấp 4 lần khối cơ duỗi.
Vì thế khi gãy XCC thì lực chấn thương và sự co kéo của các cơ, nhất là các
cơ khu cẳng chân sau, gây lực uốn bẻ, dễ làm đầu gãy chọc thủng da mặt
trước trong gây gãy hở. Đồng thời lực co kéo này gây di lệch lớn, khó nắn


5

chỉnh, dễ di lệch thứ phát sau nắn chỉnh. Ở 1/3D cẳng chân, các cơ đã chuyển
thành gân nên cả phía trước và phía sau cẳng chân lớp mô mềm bảo vệ xương
chày chỉ còn là gân và da.
Mào chày và mặt trong xương chày nằm sát ngay dưới da, không có cơ
che phủ. Lớp da mặt trong cẳng chân và nhất là 1/3D và cổ chân nằm sát ngay
trên bề mặt xương, không có tổ chức đệm ở dưới da (hình 1.2). Vì thế khi bị
chấn thương, gãy xương lớp da này dễ bị bầm dập, bong lóc rộng dẫn đến rối
loạn dinh dưỡng, hoại tử thứ phát, gây lộ xương.
Do đặc điểm phần mềm nêu trên, xét về mặt cơ sinh học khi kết xương
nẹp vít xương chày thì đặt nẹp mặt trong là dễ thực hiện. Tuy nhiên, nguy cơ
hoại tử phần mềm, lộ nẹp là rất cao nếu mổ mở với đường mổ rộng. Nhiều
phẫu thuật viên thận trọng, đặt nẹp ở mặt trước ngoài hoặc mặt sau xương
chày là nơi có phầm mềm che phù tốt nhất , , .

Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang 1/3 giữa (1/3G) cẳng chân (Trích từ [19]).


6


1.1.3. Cấu trúc các khoang ở cẳng chân
Cẳng chân có 4 khoang (còn gọi là các ngăn), gồm khoang cẳng chân
trước, khoang cẳng chân ngoài, khoang cẳng chân sau nông, khoang cẳng
chân sau sâu (hình 1.3). Thành của các khoang là tổ chức kém đàn hồi hoặc
không đàn hồi (cân, vách liên cơ, màng liên cốt, xương). Khi gãy 2 XCC máu
từ ổ gãy đổ vào các khoang, các cơ trong khoang phù nề, đầu xương gãy di
lệch chồng, làm tăng nhanh thể tích trong khoang. Trong khi khoang không
giãn được làm tăng áp lực khoang, dễ dẫn đến hội chứng chèn ép khoang
(CEK). Vị trí gãy xương hay xảy ra hội chứng CEK là ở 1/3 trên (1/3T)
xương chày, hay gặp nhất là khoang sau sâu , .

Hình 1.3: Cấu trúc khoang ở cẳng chân (trích từ ).
1.1.4. Một số đặc điểm cấp máu ở cẳng chân
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 hệ thống: hệ thống mạch
trong ống tủy; hệ thống mạch màng xương; hệ thống mạch đầu xương.


7

Hình 1.4: Mạch máu nuôi dưỡng xương chày (Trích từ )
Ba hệ thống có sự nối thông nghèo nàn. Nguồn nuôi dưỡng xương chày
chủ yếu là động mạch nuôi xương, tách ra từ động mạch chày sau, đi qua lỗ
nuôi xương ở vị trí 1/3T mặt sau xương chày vào ống tuỷ tạo nên hệ thống
mạch tuỷ xương, cung cấp máu chủ yếu cho thân xương. Khi gãy xương chày
ở vị trí này động mạch nuôi xương dễ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến
nguồn nuôi dưỡng ổ gãy. Hệ thống mạch đầu xương chủ yếu cung cấp máu
cho xương xốp đầu trên và đầu dưới xương, nối thông với hệ thống mạch tuỷ
xương. Khi động mạch tuỷ xương bị tổn thương thì các động mạch đầu xương
sẽ thay thế đáng kể việc nuôi xương. Hệ thống mạch máu màng xương là do
các động mạch của các cơ xung quanh xương chày tạo nên, cung cấp cho 1/3

ngoài vỏ xương và bảo đảm từ 10 - 30% lượng máu nuôi xương chày. Trường
hợp động mạch tuỷ xương bị tổn thương do gãy xương hoặc do đóng đinh nội
tủy (ĐNT) thì sau một thời gian mạch máu màng xương sẽ phát triển hơn,
nuôi dưỡng một phần rộng hơn bình thường , , .
Ở khu cẳng chân sau có nhiều cơ có tiềm năng làm vạt. Khi bi chấn
thương, cẳng chân bị tổn thương ở phía trước và phía ngoài, thì các cơ này
vẫn còn nguyên vẹn, nên có thể sử dụng làm vạt. Hơn nữa các cơ ở khoang
sau sâu và khoang sau nông đều tham gia vào một động tác gấp gan. Vì thế
nếu phải lấy đi một trong các cơ này để che phủ cho các khuyết hổng phần mềm
ở cẳng chân thì thiệt hại về chức năng cũng không nhiều , .


8

Cấu trúc mạch máu phong phú ở lớp cân mặt sau cẳng chân với 3 đám
rối mạch máu trên cân, trong cân và dưới cân. Trong đó đám rối mạch máu
trên cân được coi là cơ sở giải phẫu của các vạt da cân cuống mạch liền, để
che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân, cổ chân .
1.2. Một số đặc điểm tổn thương khi gãy xương ở cẳng chân
1.2.1. Cơ chế chấn thương
Chấn thương trực tiếp: lực chấn thương tác động trực tiếp vào cẳng
chân làm gãy xương tại vị trí tiếp xúc lực, thường cho đường gãy ngang cả
xương chày và xương mác cùng mức. Xương chày gãy có thể có mảnh rời
hình chêm hay gãy thành nhiều mảnh, đồng thời lực chấn thương cũng gây
bầm dập phần mềm xung quanh ổ gãy. Đặc biệt là lớp da mặt trước trong
cẳng chân có thể bị đụng dập và hoại tử thứ phát. Mức độ tổn thương phần
mềm trong gãy kín xương chày là khá quan trọng trong tiên lượng và dự
phòng biến chứng , , .
Chấn thương gián tiếp: lực chấn thương gây gãy xương là lực xoắn vặn,
uốn bẻ. Vị trí thường gặp là chỗ nối tiếp 1/3 G - 1/3 D xương chày. Xương

mác thường gãy thứ phát sau xương chày và thường ở mức cao hơn. Mức độ
tổn thương phần mềm xung quanh ổ gãy cũng ít hơn chấn thương trực tiếp.
Nguyên nhân thường gặp là do ngã trong sinh hoạt, thể thao.
1.2.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu bệnh lý
1.2.2.1 Đặc điểm về vị trí gãy
Theo Chapman M.W., gãy thân xương chày có đường gãy nằm trong
giới hạn từ dưới lồi củ xương chày 1cm đến trên khe khớp chày sên 3 khoát
ngón tay. Vùng hành xương ở hai đầu xương chày được giới hạn từ phần
thân xương chày đến khớp chày mác trên và dưới . Trong điều trị gãy
xương, theo Muller M.E. , Schatzker J. , gãy thân xương chày được xác định
là ổ gãy nằm trong vùng được giới hạn từ khớp chày mác trên đến khớp chày
mác dưới (hình 1.5).


9

Hình 1.5: Giới hạn vùng gãy thân xương chày trong điều trị (trích từ )
Vị trí gãy ở đoạn cao hay đoạn thấp của xương chày mà được chia ra và
gọi là gãy 1/3 trên (1/3T), gãy 1/3 giữa (1/3G), gãy 1/3 dưới (1/3D) xương
chày. Vị trí gãy thường tùy thuộc vào nguyên nhân, cơ chế chấn thương. Gãy
xương có thể gặp ở bất cứ vị trí nào mà lực tác động vào, đó là cơ chế trực
tiếp, còn do cơ chế gián tiếp thì xương thường bị gãy ở vị trí tiếp giáp 1/3G
với 1/3D, đây là điểm yếu của xương chày do sự thay đổi về hình dạng.
1.2.2.2 Hình thái đường gãy
Gãy xương chày thường có đường gãy rất đa dạng, có thể gãy ngang,
gãy chéo vát ngắn, gãy chéo vát dài, gãy có mảnh rời, gãy có 1 hay nhiều
đoạn trung gian. Xương mác có thể gãy cùng mức hoặc khác mức với ổ gãy
xương chày. Theo Chapman M.W. , Muller M.E. , Schatzker J. , hình thái,
mức độ gãy và các mảnh rời có ảnh hưởng đáng kể đến đến sự liền xương của
ổ gãy.

1.2.2.3 Sự di lệch của các đoạn gãy
Gãy xương có thể di lệch hoặc không di lệch, mức độ di lệch phụ thuộc
vào lực chấn thương, cơ chế chấn thương và co kéo của các khối cơ, sức nặng
của đoạn chi ngoại vi, tư thế bất động. Có 4 loại di lệch thường gặp: di lệch
chồng, di lệch sang bên, di lệch gập góc và di lệch xoay.


10

Đối với các di lệch này, khi điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh bó
bột thường hay di lệch thứ phát do lỏng bột, ảnh hưởng đến kết quả điều trị,
gây các di chứng ngắn chi, gập góc, xoay quanh trục cẳng chân. Người thầy
thuốc phải chú ý nắn chỉnh hết di lệch và sau 2-3 tuần phải kiểm tra lại.
1.2.3. Phân loại gãy xương chày
Việc phân loại chính xác gãy xương là hết sức quan trọng, giúp cho
người thầy thuốc tiên lượng được diễn biến ổ gãy, những biến chứng có thể
xảy ra và là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có
nhiều cách phân loại gãy thân xương chày. Trên cơ sở phân loại gãy kín thân
xương chày của Müler M.E , Hiệp hội kết xương bên trong AO/ASIF
(Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen, Association for the Stady of
Internal Fixation) đã đưa bảng phân loại gãy xương được chấp nhận rộng rãi
trên Thế giới, trong đó có phân loại gãy thân xương chày (hình 1.6).

Loại A: Gãy đơn giản

Loại B: Gãy hình chêm

Loại C: Gãy phức tạp

- A1: gãy vát dài ≥ 300 - B1: hình chêm chéo xoắn - C1: Gãy phức tạp chéo xoắn

- A2: gãy vát ngắn < 300 - B2: Hình chêm chéo vát - C2: Gãy phức tạp 3 đoạn
- A3: Gãy ngang
- B3: Hình chêm mảnh rời - C3: Gãy nhiều mảnh rời
Hình 1.6: Phân loại gãy kín thân xương chày theo AO/ASIF (trích từ )


11

1.2.4. Các biến chứng của gãy kín xương chày
Biến chứng toàn thân có thể gặp: sốc, huyết tắc mỡ. Sốc là biến chứng
nặng trong gãy xương chày, nhưng ít gặp, thường do mất máu trong gãy hở
phức tạp 2 XCC, còn biến chứng huyết tắc mỡ rất hiếm gặp.
Biến chứng tại chỗ hay gặp nhất là từ gãy kín thành gãy xương hở do
của đầu xương gãy chọc thủng da ở mặt trước trong của cẳng chân. Biến
chứng thành gãy hở đôi khi gặp muộn do hoại tử da tại vùng ổ gãy xương.
Biến chứng tổn thương mạch máu cũng thường gặp, nguyên nhân do
lực chấn thương, do đầu gãy làm đứt, rách mạch gây chảy máu hoặc đụng dập
làm tắc mạch. Mạch máu hay gặp biến chứng tổn thương, nguy hiểm và phải
xử trí cấp cứu nhất là động mạch khoeo, thứ đến là động mạch chày sau, động
mạch chày trước hiếm gặp hơn. Theo Miller E.H., các trường hợp gãy xương
phức tạp ở cẳng chân, cần phải kiểm tra nguy cơ tổn thương mạch máu trước
khi lựa chọn phương pháp điều trị .
Biến chứng CEK là tình trạng chèn ép các tổ chức trong một khoang kín,
gây ra bởi sự tăng áp lực khoang. Đây là một biến chứng trầm trọng và hay gặp
trong gãy xương ở cẳng chân, nhất là gãy đoạn 1/3T xương chày. Khi gãy
xương máu chảy từ ổ gãy vào các khoang các cơ bị phù nề, hai đầu xương gãy
chồng lên nhau làm tăng thể tích trong các khoang, dẫn tới làm tăng áp lực
khoang, gây chèn ép bó mạch thần kinh, gây tình trạng thiếu máu toàn bộ các
cơ vùng cẳng chân. Áp lực khoang tăng trên 30 mmHg được đánh giá là bắt
đầu có hội chứng CEK (áp lực khoang bình thường = 0) , . Hội chứng này bắt

đầu xuất hiện từ giờ thứ 2 - 6 và đỉnh cao nhất là giờ thứ 15 – 30 sau chấn
thương [31]. CEK là một biến chứng cần phải xử trí cấp cứu. Ngoài ra có thể
gặp trong các trường hợp gãy kín xương chày hoặc 2 XCC được điều trị bó bột
có biến chứng chèn ép bột, hoặc trường hợp phẫu thuật đã đóng cả lớp cân quá
chặt dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng CEK , , , .


12

Theo các tác giả Dehne E., Edward P., tỷ lệ biến chứng CEK cao, từ
8 - 15% các trường hợp gãy xương ở cẳng chân. Tại Việt Nam, tác giả Đỗ
Viết Chương, trong 10 năm gặp 9 ca CEK rõ, trong đó có 1 BN cắt cụt, 3 BN
để lại di chứng nặng nề .
Khi gãy 2XCC dây thần kinh dễ bị tổn thương là thần kinh hông khoeo
ngoài ở vùng cổ xương mác. Rất dễ bỏ sót tổn thương này do nhầm với bất
lực vận động các cơ sau chấn thương , .
Biến chứng muộn có thể gặp trong gãy xương chày bao gồm chậm liền
xương (CLX), không liền xương (KLX), can lệch, rối loạn dinh dưỡng, teo
cơ, cứng khớp , .
1.3. Các phương pháp điều trị gãy xương chày
1.3.1. Phương pháp điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột
Điều trị bảo tồn bó bột, kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tiến hành
ở những cơ sở còn thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện kết xương (PTKX).
Hiện nay còn chỉ định với những trường hợp di lệch, không có điều kiện phẫu
thuật kết xương. Điều trị bó bột có nhược điểm: Khi mới gãy xương, cẳng
chân còn sưng nề nhiều, nếu bó bột ngay dễ bị biến chứng chèn ép bột, nhưng
sau đó nề giảm dễ lỏng bột, gây di lệch thứ phát. Mặt khác bó bột đùi bàn
chân trong 2 - 4 tháng sẽ đưa đến biến chứng teo cơ, cứng khớp, hạn chế vận
động khớp gối, khớp cổ chân, BN phải chịu ngứa ngáy trong bột.
Theo tác giả Nicoll. E. A. và cộng sự (CS), kết quả điều trị bằng

phương pháp nắn chỉnh bó bột tỷ lệ KLX là 2 - 4%, liền lệch 4 - 5% .
Trong bài tổng quan về điều trị gãy kín xương chày tại Hội nghị thường
niên Hội phẫu thuật viên chỉnh hình Mỹ năm 2003, có khuyến cáo chỉ định điều
trị bằng bó bột chỉ nên hạn hẹp ở những trường hợp: gãy kín thân xương chày ít
tổn thương phần mềm, ít di lệch (mở góc trong ngoài < 5 0, mở góc trước sau
< 100, xoay < 50, chồng ngắn < 1 cm) và phải có thể tỳ nén sớm trong bột .


13

1.3.2. Phương pháp điều trị bằng kéo liên tục
Hiện nay kéo liên tục chỉ áp dụng như là bước cố định tạm thời ban
đầu để theo dõi biến chứng và để chuẩn bị cho phẫu thuật cố định bên trong,
bên ngoài. Với những trường hợp gãy thân 2 XCC không vững, gãy có nhiều
mảnh rời, gãy xương mà cẳng chân sưng nề nhiều cần theo dõi biến chứng
CEK, hoặc có vết thương. Tiến hành xuyên đinh qua xương gót kéo liên tục
thẳng trục cẳng chân, với trọng lượng kéo từ 2 - 5kg, trong vòng 7 - 15 ngày
vừa để nắn chỉnh các di lệch, vừa để theo dõi diễn biến tại chỗ, thay băng vết
thương .
Phương pháp này có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, có thể nắn chỉnh
được các di lệch đặc biệt là di lệch chồng, giữ được ổn định tại ổ gãy trong
một chừng mực nào đó. Nhược điểm là kết quả nắn chỉnh trong nhiều trường
hợp là không hoàn hảo, người bệnh phải nằm bất động tại giường kéo dài.
1.3.3. Phương pháp điều trị bằng cố định ngoài
Cố định ngoài (CĐN) có thể đảm bảo cố định vững ổ gãy, tránh di lệch
thứ phát cho đến khi liền xương. Do sử dụng CĐN không đưa các phương
tiện kim loại vào ổ gãy, vì thế tránh được một số yếu tố tác nhân bất lợi đến
quá trình liền xương. Việc lắp đặt khung chỉ phải rạch da tối thiểu, không phải
bóc tách rộng cốt mạc xung quanh ổ gãy. Đặc biệt với việc nắn chỉnh kín, vừa
tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn, vừa tôn trọng các thành phần tham gia hình

thành can xương. Với một số khung sau mổ vẫn có thể tiếp tục chỉnh tiếp các
di lệch và cho phép ép hai mặt gãy luôn áp khít nhau để cố định vững chắc,
giúp quá trình liền xương nhanh hơn .
Tuy nhiên, CĐN có nhược điểm cồng kềnh, gây vướng víu trong sinh
hoạt trong suốt thời gian mang CĐN. Bệnh nhân (BN) phải chăm sóc chân
đinh kéo dài, dễ nhiễm khuẩn chân đinh, lỏng đinh, cong đinh gây di lệch thứ
phát hoặc mất tác dụng cố định dẫn đến CLX, KLX .


14

Theo Schmidt A.H. (2003) thì chỉ định của khung CĐN có thể chia
làm 2 nhóm. Nhóm có chỉ định tuyệt đối: Gãy hở xương chày từ độ III trở lên,
hoặc đã có biểu hiện nhiễm khuẩn ổ gãy. Nhóm có chỉ định tương đối: Gãy
hở độ I, II; những trường hợp gãy 2 XCC mà da và phần mềm không cho
phép thực hiện ngay các phẫu thuật kết xương bên trong; hoặc những trường
hợp nhiễm khuẩn ổ gãy.
Trần Đức Thuỷ (từ 1999 - 2004) đã ứng dụng CĐN điều trị cho 39 BN
gãy kín 1/3D 2 XCC đạt kết quả: rất tốt 71,42%; tốt 25%; trung bình 5,8%; di
lệch thứ phát 1 BN; nhiễm khuẩn chân định 7 BN (23,08%) .
1.3.4. Phương pháp kết xương bằng đinh nội tủy, đinh nội tủy có chốt
Kết xương chày bằng ĐNT Küntscher là phương pháp có từ những năm
giữa Thế kỷ XX. Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trang thiết bị
phức tạp. Đinh cố định chắc với các trường hợp gãy ngang hoặc chéo vát
ngắn ở 1/3G xương chày. BN có thể đi lại tỳ nén sớm, dồn ép 2 mặt gãy áp
khít, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương và hình thành can chắc.
Tuy nhiên, kết xương chày bằng ĐNT Küntscher bộc lộ nhiều nhược điểm đối
với những trường hợp gãy ở vị trí 1/3T, 1/3D, gãy chéo vát, gãy phức tạp
nhiều mảnh, đinh Küntscher khó chỉnh được hết di lệch, không đảm bảo
vững, có nhiều nguy cơ CLX, KLX, liền lệch .

ĐNT có chốt ra đời xuất phát từ những hạn chế của ĐNT không có chốt
ngang. Hay gặp nhất là có cử động xoay hoặc di lệch mở góc thứ phát nếu
đinh không khít trong lòng ống tủy. Từ năm 1969, Küntscher G. đưa ra ý
tưởng sử dụng đinh nội tuỷ có chốt, tiếp sau đó nhiều tác giả khác đã thiết kế
và đưa vào sử dụng những loại ĐNT có chốt khác nhau. Chốt ngang chống
được di lệch xoay, nhưng với các chốt động vẫn cho phép tạo được sức ép
vào mặt gãy khi tỳ nén. ĐNT có chốt ra đời mở ra một bước tiến mới đối với
phẫu thuật kết xương bên trong ở chi dưới, làm mở rộng chỉ định phẫu thuật
kết xương điều trị gãy thân 2 XCC , , , .


15

Do được chốt ở 2 đầu nên ổ gãy được cố định vững chắc hơn, tăng khả
năng khống chế các di lệch chồng, xoay, gập góc ở cả 3 vị trí 1/3T, 1/3G,
1/3D cũng như mọi hình thái gãy đã giúp cho BN tập luyện sớm, phục hồi cơ
năng sớm, hạn chế tỷ lệ CLX, KLX, tránh teo cơ, cứng khớp . Kỹ thuật kết
xương chày bằng ĐNT có chốt đối với gãy thân 2 XCC cũng không quá khó
thực hiện (hình 1.7).

Hình 1.7: Kỹ thuật đóng ĐNT có chốt xương chày (trích từ )
Tuy nhiên, theo Schmidt A.H. , Browner B.D. , kết xương bằng ĐNT
không thuận lợi đối với ổ gãy vùng hành xương ở hai đầu xương chày, kể cả
dùng ĐNT có chốt. Theo Lang G.J. và CS (1995) , tổng hợp trên nhiều báo
cáo cho thấy có tới 84% trường hợp gãy 1/3 trên xương chày được kết xương
bằng ĐNT gặp biến chứng liền xương di lệch. Trong đó, quá nửa là di lệch tại
ổ gãy trên 1 cm, một phần tư số biến chứng là do mất tác dụng cố định.
Schmidt A.H. và CS (2003) , Lowe J.A. và CS (2011) đã phân tích kỹ đến vị
trí đầu vào của ĐNT ở đầu trên xương chày để tránh những di lệch thứ phát
do ĐNT. Tuy nhiên, ĐNT xương chày có nhiều loại, hình dạng khác nhau,

điểm vào và hướng roa ống tủy ở đoạn trung tâm cũng khó xác định chính xác
được. Di lệch mở góc ra sau, mở góc sang bên hoặc di lệch ngoại vi ra sau là
rất thường gặp (hình 1.8).


16

Một vấn đề phàn nàn của BN sau kết xương ĐNT xương chày mà
Toivanen J.A.K. và CS đề cập đến là đau ở vị trí mổ đưa ĐNT vào xương
chày. Triệu chứng đau ở vùng trước gân bánh chè và gân bánh chè có thể kéo
dài và ở mức độ khác nhau. Theo nghiên cứu của Toivanen J.A.K. (2002), có
tới 69% số BN thấy đau khi gấp duỗi gối và khi đi lại, có ảnh hưởng chất
lượng cuộc sống .

Hình 1.8: Hình ảnh mô phỏng di lệch ổ gãy khi roa ống tủy, đưa ĐNT vào
và dẫn chứng Xquang (trích từ ),
Theo Mosheiff R. và CS (1999); Tyllianakis M. và CS (2000), đối với
gãy vùng 1/3D, gần đầu dưới xương chày thì kết xương bằng ĐNT, thậm chí
bằng ĐNT có chốt vẫn thường gặp biến chứng di lệch mở góc, di lệch xoay.
Theo Robinson C.M. và CS (1995) , Schmidt A.H. và CS (2003) , Nork S.E.
và CS (2005) đối với gãy ở vùng này cần phải sử dụng một loại ĐNT có chốt
được thiết kế các lỗ vít chốt gần đầu xa của đinh hơn các ĐNT có chốt thường
dùng (hình 1.9).

Hình 1.9: Hình ảnh kỹ thuật kết xương ĐNT có chốt ổ gãy đầu dưới
xương chày (trích từ )


17


Đối với ĐNT có vít chốt cận sát đầu xa của đinh, Bhat A.K. và CS
(2006) thông báo tỉ lệ sự cố gẫy đinh, gãy vít chốt cao hơn những đinh khác.
Phẫu thuật lấy bỏ đoạn đinh gãy nằm trong ống tủy xương cũng rất khó, rất dễ
làm rỗng, vụn đoạn xương đầu dưới xương chày .
Những năm gần đây, kết xương chày bằng ĐNT có chốt đã được áp
dụng rộng rãi ở nhiều cơ sở điều trị trong nước ta với nhiều chủng loại ĐNT
khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là đinh SIGN, đinh Sanametal, ... Đây là
những mẫu đinh đặc có lỗ bắt chốt ở 2 đầu, 1 bình diện hoặc 2 bình diện.
Phạm Tuyết Ngọc (2005) điều trị cho 57 BN gãy kín 2 XCC bằng kết
xương ĐNT kín Sanametal cho xương chày, đạt kết quả: liền xương 100%,
phục hồi chức năng sau mổ 100% (rất tốt 86,95%) .
Nguyễn Văn Hỷ (2005) đã điều trị cho 84 BN gãy kín thân xương chày
bằng kết xương đinh SIGN, kết quả liền xương và phục hồi chức năng tốt
97,6% .
Nhìn chung các tác giả trong nước không phân tích sâu những khó khăn
trong nắn chỉnh di lệch, những di chứng liền lệch, CLX, KLX. Đối với những
trường hợp gãy phức tạp xương chày nhiều mảnh, gãy vùng gần đầu xương ở
2 đầu xương chày thì ĐNT không phát huy được ưu điểm và thường cố định
không vững. Các tác giả không nêu rõ loại trừ các đối tượng này trong tiêu
chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, nhưng mặc nhiên không thấy có những
trường hợp gãy phức tạp nhiều mảnh ở thân xương, gãy vùng gần đầu xương
hoặc đường gãy kéo dài phạm khớp.
1.3.5. Phương pháp kết xương nẹp vít thường
Theo y văn, vào năm 1886, Hansmann đã chế tạo ra một mẫu nẹp vít
đầu tiên với các vít được bắt qua da. Tuy nhiên, kết xương thường là không
vững và kết quả điều trị phẫu thuật không đạt như mong muốn . Năm 1949,
Danis R. đã thiết kế một mẫu nẹp cho phép nén ép hai đầu gãy, gọi là nẹp


18


“coapteur”. Tác giả cho rằng nén ép ổ gãy sẽ làm tăng tác dụng cố định vững
ổ gãy xương của nẹp vít, cho phép vận động chủ động sớm các cơ và khớp kế
cận. Nghiên cứu đã cho thấy quá trình liền xương diễn ra qua diện tiếp xúc
giữa 2 mảnh gãy, tác giả gọi kiểu liền xương này là “autogenous welding”,
mà sau này gọi là liền xương kỳ đầu (hình 1.10) .

C
Hình 1.10: Kết xương bằng nẹp Danis (trích từ )
A: Mẫu nẹp Danis; B: Kỹ thuật kết xương nén ép;
C: Hình ảnh liền xương qua diện tiếp xúc của 2 mặt gãy.
Phẫu thuật kết xương nẹp vít bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 60
của thế kỷ XX, mà dẫn đầu là Hội AO mà hiện nay là Hiệp hội ASIF. Năm
1965, Müller M.E. và CS đã chế tạo một dụng cụ tạo nén ép trong quá trình
kết xương nẹp vít cho loại nẹp có lỗ vít hình tròn. Dụng cụ này được cho là
tạo nén tĩnh cho ổ gãy (hình 1.11). Độ cứng của nẹp và vít cũng đóng một vai
trò đáng kể trong quá trình kết xương và duy trì cố định ổ gãy, do đó nẹp của
Müller M.E. và CS thiết kế có độ dày tới 4,5 mm , .

Hình 1.11: Dụng cụ tạo nén ép của Müller M.E. (1965) (trích từ )


19

Nghiên cứu thiết kế nẹp vít đã có sự phát triển từ nẹp có lỗ hình tròn
trên thân nẹp đến nẹp có lỗ hình bầu dục, thành lỗ chéo vát với tính năng nén
ép động (nẹp DCP, Dynamic compression plate), nẹp nén ép ít tiếp xúc (LCDCP, Limited contact Dynamic compression plate). Nẹp DCP được cải tiến
thiết kế lỗ vít có cấu trúc đặc biệt để có thể tạo được nén ép khi bắt vít cố định
nẹp vào thân xương. Cùng với loại nẹp này ra đời là kỹ thuật bắt vít lệch tâm
lỗ vít để tạo nén ép (hình 1.12) , .


Hình 1.12: Nẹp DCP và kỹ thuật bắt vít lệch tâm tạo nén ép
Rüedi T. (1976) đã báo cáo 323 BN gãy kín thân 2 XCC được kết
xương chày bằng nẹp DCP, đạt kết quả 98% liền xương và phục hồi chức
năng tốt, có dưới 1% viêm xương tủy xương và dưới 1% KLX, có 3 BN gãy
nẹp và 1 ca gãy lại .
Burwell H.N. (1971) đã điều trị 181 BN gãy thân 2XCC (118 BN gãy
kín, 63 BN gãy hở) với kết quả: liền xương 96%, nhiễm khuẩn nông 7%,
nhiễm khuẩn sâu gây viêm xương 6%, KLX 4% .
Olerud S. (1972) đã báo cáo kinh nghiệm điều trị 135 BN gãy xương
chày bằng phương pháp kết xương nén ép của AO (92 BN gãy kín, 43BN gãy
hở) kết quả: liền xương đạt 88%, nhiễm khuẩn nông 17%, nhiễm khuẩn sâu
VXTX 5%, KLX 12% và liền lệch 19% .
Helfet D.L. và CS (1997) đã điều trị kết xương nẹp vít với đường mổ
tối thiểu cho 1/3 D xương chày cho 22 BN (20 gãy kín, 2 gãy hở độ I), kết


20

quả: liền xương đạt 100%, thời gian bỏ nạng trung bình 10,7 tuần; 2 BN liền
lệch xoay trong dưới 50 và không có nhiễm khuẩn sâu .
Nguyễn Đức Dũng, trong 2 năm (3/2000 - 3/2002), đã điều trị cho 67
BN gãy kín 2 XCC bằng kết xương nẹp vít, kết quả liền xương và phục hồi
chức năng đạt rất tốt và tốt là 85,42%, trung bình 6,25%, kém 8,33%, biến
chứng gãy nẹp 4,17%, nhiễm khuẩn sâu 3,1%, KLX 4,17% .
Lê Thanh Sơn, trong 4 năm (1998 - 2002), đã điều trị cho 60 BN gãy
kín 2 XCC bằng kết xương nẹp vít, kết quả liền xương và phục hồi chức năng
rất tốt và tốt đạt tỉ lệ 80,76%, trung bình 11,54%, kém 7,70%; biến chứng
nhiễm khuẩn sâu 3,34%, KLX 3,85% .
Tuy vậy, các tác giả trong và ngoài nước đều nhận thấy nguy cơ nhiễm

khuẩn, toác vết mổ sau kết xương nẹp vít xương chày với đường mổ rộng
thông thường để đạt được kết xương vững chắc có nén ép. Do đặc điểm của
cẳng chân có 1/3 chu vi của xương chày nằm ngay dưới da, trong khi nhược
điểm cơ bản của kết xương nẹp vít nén ép là phẫu thuật bóc tách rộng phần
mềm, lóc rộng màng xương, tổn thương mạch máu nuôi xương. Mặt khác,
xương chày là xương chịu tải trọng của cơ thể, những trường hợp gãy không
vững, hoặc do tiêu xương ở mặt gãy, tiêu xương quanh lỗ vít dẫn đến nẹp vít
mất tác dụng nén ép và lỏng lẻo, mất tác dụng cố định. Các yếu tố đó dẫn đến
nguy cơ nhiễm khuẩn toác vết mổ, CLX, KLX là rất cao. Tham khảo y văn
Thế giới trong hai thập kỷ gần đây, hầu như không có báo cáo kết xương nẹp
vít gãy thân xương chày, ngoại trừ đầu xương.
1.3.6. Phương pháp kết xương nẹp khóa
Để đạt được cố định vững ổ gãy, nẹp vít sau khi được bắt vào xương
gãy phải giúp xương chịu được tác động của lực tì theo trục xương, lực xoắn
vặn, lực bẻ. Sử dụng nẹp không khóa thông thường, cấu trúc nẹp – vít –
xương để chống đỡ lại các lực tác động bên ngoài chính là nhờ lực ma sát


21

truyền giữa nẹp và xương. Do đó khả năng đạt tới độ cố định vững chắc của
nẹp phụ thuộc vào mô men xoắn của vít. Tất cả các loại nẹp vít không khóa
như nẹp DCP, nẹp LC-DCP, nẹp PC-Fix,… muốn cố định vững phải tạo được
ma sát giữa nẹp với xương, phải vặn vít chặt để tạo lực ép nẹp vào xương. Vít
thường bị lỏng dần tại vị trí mũ vít tiếp xúc với nẹp, những trường hợp loãng
xương, xương xốp, xương gãy vụn, xương bệnh lý sẽ làm giảm lực tựa của
ren vít vào xương dẫn đến không đạt được cố định vững . Theo nghiên cứu
của Kessler S.B. và CS (1992), một trong những biến chứng hay gặp sau kết
xương nẹp vít thường là gãy lại sau khi tháo phương tiên kết xương. Các tác
giả phân tích nguyên nhân gãy lại xuất phát từ phẫu thuật mở rộng phần mềm

làm giảm nguồn mạch nuôi xương, đồng thời nẹp áp chặt vào thân xương dẫn
đến chất lượng xương kém, mặc dù đã liền xương .
Nẹp khóa hình thành từ những nỗ lực cải tiến nẹp vít để có thể giữ vít ở
một góc cố định và giảm thiểu tiếp xúc nẹp – xương đã nảy sinh nẹp khóa. Vít
và nẹp được thiết kế có ren ở phần mũ vít và có ren ở lỗ vít, khi vặn vít, mũ
vít sẽ khóa chặt vào lỗ nẹp, không còn có những cử động của vít như nẹp vít
không khóa. Nẹp khóa (LP, locking plate) khi sử dụng kết xương có nguyên
lý cơ bản, tính năng giống như một CĐN được đưa vào bên trong phần mềm
và được so sánh như loại CĐN cố định cứng nhắc , .
Nẹp khóa đảm bảo cố định vững ổ gãy mà không nhất thiết phải áp sát
nẹp vào thân xương như nẹp vít thường (hình 1.13). Góc khóa cứng nhắc
giữa nẹp và vít làm vít không tụt ra được, giúp cho nẹp vít khóa chống lại
lực uốn bẻ tốt hơn nẹp vít thường (hình 1.14). Kỹ thuật kết xương nẹp khóa
không cần thiết phải bộc lộ rộng và lóc cốt mạc nhiều ở các đầu gãy, mảnh
gãy, nhờ đó mà nguồn mạch máu cung cấp cho xương ổ gãy ít bị ảnh
hưởng , , .


22

Hình 1.13: Kết cấu Nẹp-Vít-Xương khác nhau giữa nẹp thường và
nẹp khóa (trích từ )

Bung vít do lực uốn bẻ (nẹp thường)

Chống lại lực uốn bẻ (nẹp khóa)

Hình 1.14: So sánh chịu lực uốn bẻ của nẹp vít không khóa với có khóa
(trích từ )
Nẹp khóa ra đời đồng thời dẫn đến những nguyên tắc và kỹ thuật mới

trong kết xương. Theo Gautier E. và Sommer C., khi kết xương nẹp khóa
(LP) hoặc nẹp khóa có nén ép (LCP), sự tiếp xúc ốp khít của nẹp vào bề
mặt thân xương là không bắt buộc. Sự chuyển tải lực chịu tải qua ổ gãy
giữa hai đoạn xương gãy nhờ vào việc khóa giữa vít và nẹp chứ không phải
ma sát giữa nẹp và xương như kết xương nẹp vít không khóa. Các vít khóa
được bắt chặt vào ren ở lỗ nẹp sẽ dẫn đến ổ gãy không thể di lệch thứ phát
cũng như không xảy ra tình trạng tổ chức phần mềm giữa nẹp và thân
xương bị đè ép .
Theo nguyên tắc kết xương nén ép của AO, các tác giả Chapman M.D. ,
McKibbin B. , Müller M.E. và nhiều tác giả khác cho rằng chỉnh hình đúng hình
thể giải phẫu đạt được sức ép nhân tạo tại ổ gãy theo trục xương là nguyên tắc
quan trọng trong kết xương bên trong với nẹp vít thông thường. Đa số các tác


23

giả đều thống nhất là sự liền xương được hưởng lợi từ sức ép bề mặt gãy,
song lực ép bao nhiêu là đủ thì vẫn cần phải nghiên cứu. Các tác giả phần lớn
cho rằng sức ép tại ổ gãy bằng lực sinh lý là tốt, với lực ép quá lớn sẽ gây
hoại tử 2 đầu xương gãy dẫn đến CLK hoặc KLX .
Để đạt liền xương còn có phương thức liền xương gián tiếp, ổ gãy vẫn
cần phải được cố định, tuy nhiên độ vững chỉ cần đạt ở mức tương đối. Mảnh
gãy, đầu gãy được nắn chỉnh ở mức độ chấp nhận được, không quá giãn cách,
nhưng điều qua trọng là phải đảm bảo tốt các yếu tố sinh học như bảo tồn
được nguồn mạch nuôi, máu tụ ổ gãy. Theo nghiên cứu của Perren S.M.
(2002), ổ gãy còn cử động trong giới hạn sao cho khoảng cách giữa các điểm
trên 2 mặt gãy thay đổi nhỏ hơn 30% khoảng cách vốn có của nó sau khi cố
định thì vẫn đảm bảo liền xương. Kết xương vững tương đối không đòi hỏi
phải chỉnh khít về giải phẫu tất cả các mảnh gãy như trước khi gãy. Trên cả
đoạn xương gãy, cử động bất thường là tương đối lớn nhưng tại một vị trí,

một khe gãy, mức độ cử động bất thường là nhỏ dưới mức nguy hiểm, đủ điều
kiện để hình thành can xương và liền xương ổ gãy
Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp phẫu thuật,
kỹ thuật kết xương, PTKX đến quá trình liền xương làm thay đổi mục tiêu
và những quan điểm về nguyên tắc, kỹ thuật kết xương. Từ thập niên cuối
thế kỷ XX, liền xương kỳ đầu không còn là mục tiêu chính. Đối với những
gãy xương không phạm khớp, khối can xương hình thành theo phương thức
liền xương kỳ hai giúp cho liền xương vững thì việc nắn chỉnh hoàn hảo về
giải phẫu là không cần thiết. Theo Egol K. A. (2004), sự phát triển nẹp khóa
giúp cho phẫu thuật viên có thể tiến hành kết xương đạt vững chắc với nắn
chỉnh kín. Kỹ thuật kết xương nẹp khóa với đường mổ ít xâm lấn, luồn nẹp
dưới da, dưới cơ, kỹ thuật đặt nẹp bắc cầu qua ổ gãy đang được ứng dụng
rộng rãi .


24

Các tác giả Hasenboehler E., Rokli D., Babst R. (2007) công bố kết quả
điều trị cho 32 BN gãy thân xương chày và hành xương đầu dưới xương chày
với kỹ thuật đường mổ nhỏ kết xương nẹp khóa. Trong 30 BN theo dõi được
có 27 ca đạt liền xương vững không biến chứng, 3 BN phải mổ lại (1 ca cong
nẹp, 2 ca KLX). Tác giả nhận xét quá trình liền xương bị kéo dài ở những
trường hợp gãy xương với 1 đường gãy đơn giản mà được kết xương bằng kỹ
thuật kết xương nẹp khóa bắc cầu .
Cũng năm 2007, Bahari S., Lenehan B., Khan H., McElwain J.P., đã
điều trị cho 42 BN gãy đầu dưới xương chày bằng kết xương nẹp khóa AO
với vít khóa đường kính 3,5 mm, với kỹ thuật đường mổ nhỏ, trong đó có 15
ca gãy vùng hành xương. Sau kết xương, tất cả đều không cần phải cố định
tăng cường bằng nẹp hay bột, 15 trường hợp gãy vùng hành xương đã liền
xương vững với chức năng cẳng bàn chân phục hồi tốt .

Gupta R.K., Rohilla R.K., Sangwan K., Singh V., Walia S. (2010) công
bố kết quả điều trị 79 BN với 80 ổ gãy vùng hành xương đầu dưới xương
chày bằng kết xương nẹp khóa (3 loại nẹp khóa khác nhau). Tất cả đều không
phải cố định bột tăng cường. BN được phép tì toàn bộ trong lượng cơ thể lên
chân bệnh, sau mổ trung bình là 16 tuần. Có 77 ổ gãy đã liền xương với thời
gian trung bình là 19 tuần, trong đó có 1 ca phải ghép xương bổ xung do liềnkhuyết xương, không vững. Có 2 BN KLX và 1 BN bị nhiễm khuẩn ổ gãy
phải tháo bỏ PTKX, chuyển bó bột. Trong 77 ổ gãy đã liền xương chỉ có 2
trường hợp liền lệch mở góc ra ngoài 14º và 17º, còn lại đều liền thẳng trục
hoặc mở góc, xoay dưới 5º. Các tác giả nhận xét thấy ưu điểm của nẹp khóa là
có thể kết xương cả được những mảnh gãy phức tạp ở vùng hành xương, làm
vững ổ gãy mà vít chốt không cố định được và cũng không giúp ĐNT cố định
vững được ổ gãy .


25

Trong nước, nẹp khóa đã được ứng dụng nhiều trong khoảng 5 năm trở
lại đây. Một số tác giả đã báo cáo ứng dụng kết xương nẹp khóa điều trị gãy
xương cho kết quả rất khả quan . Tuy nhiên, các bài báo chủ yếu tập trung
đánh giá nẹp khóa kết xương ở các đầu xương. Tham khảo tài liệu, chúng tôi
chưa thấy có nghiên cứu nào về kết xương nẹp khóa điều trị gãy xương ở thân
xương dài nói chung, gãy xương chày nói riêng.


×