Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn đánh giá kết quả dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec times city giai đoạn 2015 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ QUANG HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
GIAO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT/THỦ THUẬT
THEO KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

Hà Nội, 2018

[|JJ

---------------------------------------- IU!
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG


LÊ QUANG HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
GIAO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT/THỦ THUẬT
THEO KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
VINMEC TIMES CITY GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN QUANG HUY

Hà Nội, 2018
———————


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo sau
đại học, các phịng ban và các q thầy cơ của Trường Đại học Y tế Cơng Cộng đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học bổ ích này.
Bên cạnh đó tơi xin cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Quang Huy - hướng
dẫn khoa học và ThS Lưu Quốc Toản - hướng dẫn hỗ trợ đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian tơi tiến hành nghiên cứu và hồn thiện luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Times City và các phòng ban trong bệnh viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
tơi thực hiện và hồn thành tốt nghiên cứu này tại bệnh viện.
Xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã cộng tác và giúp đỡ tôi
trong việc thu thập số liệu nghiên cứu để tơi có thể hồn thành tốt nghiên cứu này.
Xin cảm ơn gia đình tơi, các bạn học viên cùng lớp, các anh, chị, em đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi vượt qua những khó khăn trong q trình học tập
để hồn thành tốt khố học này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Học viên

Lê Quang Hưởng


MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................... vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .....................................................................................
viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và phân loại phẫu thuật/thủ thuật ........................................4
1.1.2. Khái niệm gây tê/gây mê và phân loại ..................................................4
1.1.3. Khái niệm bàn giao người bệnh ............................................................5
1.2. Quy định về bàn giao người bệnh................................................................13
1.2.1. Quy định hiện hành về bàn giao người bệnh tại Việt Nam....................13
1.2.2. Nội dung bàn giao thông tin người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật .....14
1.3. Một số nghiên cứu về bàn giao người bệnh trên thế giới và Việt Nam........15
1.3.1. Một số nghiên cứu về bàn giao người bệnh trên thế giới......................15
1.3.2. Một số nghiên cứu về bàn giao người bệnh tại Việt Nam ....................18
1.4. Một số thông tin về Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước
phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times
City 19
1.4.1. Lý do thực hiện Dự án ..........................................................................19
1.4.2. Phương pháp tiến hành..........................................................................19
1.4.3. Nội dung triển khai dự án......................................................................20
1.5. Giới thiệu bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City và quy định bàn

giao
người bệnh tại bệnh viện ....................................................................................26
1.5.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City ...............26
1.5.2. . Bàn giao người bệnh tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
26
KHUNG LÝ THUYẾT ......................................................................................29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................30
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ........................................................................30
2.1.2. Nghiên cứu định tính............................................................................30
2.2. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu ..................................................31


2.2.1. Thời gian .............................................................................................31
2.2.2. Địa điểm ..............................................................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................31
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ...........................................................32
2.4.1. Mẫu định lượng ...................................................................................32
2.4.1.1. Cỡ mẫu ...................................................................................................32
2.4.1.2. Chọn mẫu đánh giá định lượng .............................................................32
2.4.2. Mẫu định tính ......................................................................................33
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................33
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ..................................................................33
2.5.2. . Thu thập số liệu định tính ...................................................................34
2.6. Nội dung và biến số nghiên cứu ................................................................34
2.6.1. Nội dung và biến số nghiên cứu định lượng ........................................34
2.6.2. Nội dung và chủ đề nghiên cứu định tính ............................................35
2.7. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá..............................................................35
2.8. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................36
2.8.1. Nghiên cứu định lượng ........................................................................36

2.8.2. Nghiên cứu định tính............................................................................36
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...............................................................36
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục ....................37
2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................37
2.10.2. Sai số trong quá trính thu thập số liệu.................................................37
2.10.3. Biện pháp khắc phục sai số ................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................39
3.1. Kết quả bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật sau can thiệp ......39
3.2. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong q trình thực hiện Dự án cải thiện chất
lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch giai đoạn
2015 - 2018..........................................................................................................45
3.2.1. Thuận lợi, khó khăn của các yếu tố đầu vào của Dự án cải thiện chất
lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch .............45


3.2.2. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện triển khai các hoạt động của Dự án cải
thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch
50
3.2.3. Một số kết quả đầu ra quan trọng của Dự án cải thiện chất lượng bàn
giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch...............................54
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN......................................................................................57
4.1. Kết quả bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau
Dự ángiai đoạn 2015 - 2018 ...............................................................................57
4.1.1. Kết quả bàn giao nhóm thơng tin chung của người bệnh trước phẫu
thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp .....................................................57
4.1.2. Kết quả bàn giao nhóm thơng tin liên quan đến gây tê/gây mê của người
bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp ..........................57
4.1.3. Kết quả bàn giao nhóm thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật của
người bệnh theo kế hoạch sau can thiệp ..........................................................58
4.1.4. Kết quả bàn giao nhóm thơng tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh

trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp ...................................58
4.1.5. Kết quả bàn giao nhóm thơng tin liên quan khác của người bệnh trước
phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp ............................................59
4.1.6. Kết quả của Điều dưỡng khi thực hiện bàn giao các tiêu chí của người
bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch giai đoạn 2015 - 2018..............59
4.2. Thuận lợi, khó khăn trong q trình thực hiện Dự án cải thiện chất lượng bàn
giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thật theo kế hoạch ...................................61
4.2.1. Các yếu tố đầu vào của Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh
trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch ........................................................61
4.2.2. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện triển khai các hoạt động của Dự án cải
thiện chất lượng bàn giao người bênh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch
64
4.2.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................65
KẾT LUẬN............................................................................................................68
KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 75
Phụ lục 1 .............................................................................................................75


Phụ lục 2..............................................................................................................78
Phụ lục 3..............................................................................................................80
Phụ lục 4..............................................................................................................82


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐD

Điều dưỡng


ĐDBG

Điều dưỡng bàn giao

ĐDTN

Điều dưỡng tiếp nhận

GT/GM

Gây tê/gây mê

HSBA

Hồ sơ bệnh án

ICU

Intensive Care Unit (Hồi sức tích cực)

ITC

Information Transfer and Communication
(Sự truyền đạt thông tin và truyền thông)

JCI

Joint Commission Internationner
(Tổ chức quản lý chất lượng quốc tế)


NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

PT/TT

Phẫu thuật/thủ thuật

PVS

Phỏng vấn sâu

PDSA

Plan Do Study Action
(Kế hoạch - Thực hiện - Nghiên cứu - Hành động)

RCSEng

Royal College of Surgeons of England
(Đại học ngoại khoa Hồng Gia Anh)

SBAR

Situation Background Assessement Recommendation
Tình huống - Diễn biến - Đánh giá - Kế hoạch tiếp

theo
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả bàn giao thông tin chung của người bệnh trước phẫu thuật/thủ
thuật trước và sau can thiệp ....................................................................................39
Bảng 3.2. Kết quả bàn giao thông tin liên quan gây tê/gây mê của người bệnh trước
phẫu thuật/thủ thuật trước và sau can thiệp .............................................................40
Bảng 3.3. Kết quả bàn giao thông tin liên quan phẫu thuật/thủ thuật của người bệnh


trước và sau can thiệp .............................................................................................41
Bảng 3.4. Kết quả bàn giao thông tin liên quan đến vệ sinh của người bệnh trước
phẫu/thủ thuật trước và sau can thiệp .....................................................................42
Bảng 3.5. Kết quả bàn giao thông tin khác của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật
trước và sau can thiệp .............................................................................................43

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung về kết quả thực hiện của Điều dưỡng trong bàn giao
người bệnh trước phẫu thuật/thuật năm 2018 .........................................................44


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bàn giao người bệnh là hoạt động được thực hiện giữa các nhân viên y tế nhằm đảm
bảo tính đầy đủ, chính xác và liên tục thơng tin của người bệnh kể từ thời điểm
người bệnh đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Bàn giao người bệnh thực hiện phẫu
thuật/thủ thuật cũng là một hoạt động bàn giao nhằm đảm bảo an toàn người bệnh
trước khi tiến hành phẫu thuật/thủ thuật.
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City giai
đoạn 2015 - 2018. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang định lượng kết hợp
định tính. Trong đó, cấu phần định lượng nhằm đánh giá kết quả thực hiện bàn giao

người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch sau can thiệp của Dự án cải
thiện chất lượng, cấu phần định tính nhằm tìm hiểu thuận lợi, khó khăn trong quá
trình thực hiện Dự án.
Kết quả đánh giá bàn giao nhóm thơng tin chung của người bệnh sau can thiệp cho
thấy, tỷ lệ thực hiện đúng tiêu chí bàn giao “Định danh người bệnh” và “Chẩn đoán
bệnh và bệnh kèm theo” cùng đạt là 98,7 %. Các tiêu chí khác trong nhóm có kết
quả sau can thiệp đạt trong khoảng 92,2 % - 94,8 %. Trong nhóm thơng tin bàn giao
liên quan đến gây tê/gây mê của người bệnh: Các tiêu chí bàn giao có kết quả đạt sau
can thiệp trong khoảng 92,8 % - 100 %. Nhóm bàn giao thông tin liên quan đến phẫu
thuật/thủ thuật của người bệnh: Tiêu chí bàn giao “Biên bản hội chẩn PT/TT” và
“Đồng ý PT/TT” cùng đạt 100 %, các tiêu chí khác trong nhóm có kết quả đạt rất
cao trong khoảng 96,1 % - 99,3 %. Nhóm bàn giao thơng tin liên quan đến vệ sinh
của người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật các tiêu chí bàn giao như “Tắm gội đầu,
thay quần áo”, “Móng tay, móng chân được cắt ngắn, làm sạch và tẩy trang”, “Thụt
tháo trước phẫu thuật/thủ thuật” và “Tình trạng ngun vẹn da” có kết quả đạt trong
khoảng 85,6 % - 93,5 %. Nhóm bàn giao thơng tin liên quan khác của người bệnh
như “Ký xác nhận bàn giao” và “Các giấy tờ ghi chép theo quy định” kết quả đạt lần
lượt là 98,7 % và 98,0 %. Các tiêu chí cịn lại trong nhóm có kết quả đạt trong
khoảng 78,8 % - 86,9 %.


Như vậy đánh giá chung về kết quả của “Dự án cải thiện chất lượng bàn giao người
bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch” sau can thiệp có kết quả tốt, năng
lực thực hành bàn giao của Điều dưỡng cũng có sự cải thiện rất tốt. Tuy nhiên bệnh
viện cần tiếp tục duy trì các hoạt động can thiệp nhằm tiếp tục cải thiện chất lượng
bàn giao người bệnh của Dự án tốt hơn nữa.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn giao người bệnh là hoạt động được thực hiện giữa các nhân viên y tế
nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và liên tục thơng tin của người bệnh kể từ thời
điểm người bệnh đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cho đến khi người bệnh ra viện.
Tại mỗi cơ sở y tế, quy trình khám và điều trị cho người bệnh thường trải qua nhiều
cơng đoạn như tiếp đón, khám đa khoa, khám chuyên khoa, thực hiện các xét
nghiệm cận lâm sàng, thực hiện các phẫu thuật/thủ thuật... [38]. Các công đoạn trong
quy trình khám chữa bệnh được thực hiện bởi những nhân viên y tế khác nhau, thuộc
bộ phận chuyên trách khác nhau [41]. Do vậy, việc bàn giao người bệnh giữa những
phòng ban khác nhau, những nhân y tế khác nhau - trong đó có bàn giao người bệnh
trước phẫu thuật/thủ thuật - là rất quan trọng [35] [36] [37]. Mục đích của việc bàn
giao người bệnh nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chính xác thơng tin của người bệnh
giữa các nhân viên y tế trong cùng một nhóm chăm sóc và điều trị hay giữa các ca
làm việc. Hoạt động này nhằm đảm bảo an toàn người bệnh cũng như nâng cao hiệu
quả khám chữa bệnh [34] [35] [36] [42].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra vấn đề “Thông tin liên lạc trong việc
bàn giao người bệnh” là một trong năm chủ đề lớn về an toàn người bệnh và được
triển khai trên toàn cầu [46]. Theo báo cáo của WHO mỗi năm trên toàn thế giới có
khoảng 230 triệu ca phẫu thuật/thủ thuật biến trứng xảy ra trong 7 triệu trường hợp,
trong đó 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật [36] [40] [44].
Tại Việt nam, bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật đã được các cơ sở y tế
xây dựng và áp dụng thành hoạt động thường quy. Mơ hình bàn giao thơng tin người
bệnh nhằm đảm bảo mọi thơng tin của người bệnh trong suốt q trình điều trị tại
bệnh viện được truyền tải một cách đầy đủ, chính xác nhằm giảm thiểu tối đa nguy
cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, chăm sóc và an toàn của người bệnh.
Một số nghiên cứu về “Bàn giao NB trước phẫu thuật/thủ thuật” đã được thực hiện
tại Việt nam, nhằm chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình bàn giao NB


2


trước phẫu thuật/thủ như nghiên cứu của Bùi Thị Huyền 2015 tại bệnh viện 354 cho
một số kết quả quan trọng như: Điều dưỡng nhận người bệnh không kiểm tra lại
thông tin, đối chiếu tên người bệnh là 3,3%, chưa thực hiện băng đánh dấu vị trí
phẫu thuật 84,7%, Điều dưỡng thực hiện bàn giao thuốc và VTTH chưa đầy đủ là
18%. Đây là những yếu tố rất dễ gây ra phẫu thuật nhầm người bệnh, nhầm vị trí
thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, nhầm thuốc. Tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Times City năm 2015 chúng tôi đã tiến hành thực hiện Dự án “Cải thiện chất lượng
bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch” [27]. Kết quả cho
thấy Điều dưỡng bàn giao thông tin “Định danh người bệnh” là 89,4 %, bàn giao
“Đánh dấu vị trí PT/TT” là 61,2 %, bàn giao “Các thuốc đã dùng theo y lệnh và các
chỉ định thuốc khác” là 83,5 % và hầu hết các kết quả các tiêu chí khác trong khoảng
trên 70 % đến dưới 90 %. Nhằm phòng tránh những tai biến như phẫu thuật nhầm
người bệnh, nhầm vị trí phẫu thuật/thủ thuật, sử dụng thuốc nhầm về tên thuốc hay
đường dùng thuốc hay những vấn đề an toàn khác [27] [28]. Tại Vinmec Times City
cũng đã tiến hành các biện pháp can thiệp để cải thiện chất lượng bàn giao người
bệnh trước PT/TT chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả Dự
án cải thiện chất lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế
hoạch tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2015 — 2018”.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả thực hiện bàn giao người bệnh sau Dự án cải thiện chất lượng bàn
giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh viện đa khoa
quốc tế Vinmec Times City giai đoạn 2015 - 2018.
2. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án cải thiện chất
lượng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch tại bệnh
viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City giai đoạn 2015 - 2018.



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm và phân loại phẫu thuật/thủ thuật
Phẫu thuật/thủ thuật là những can thiệp ngoại khoa xâm lấn trên cơ thể người
bệnh do Bác sỹ phẫu thuật thực hiện nhằm mục đích điều trị bệnh tật cho người bệnh
[21]. Được phân loại theo tính chất, vị trí, thời gian và tầm quan trọng của việc tiến
hành phẫu thuật/thủ thuật như sau:



Phân loại theo mục đích của phẫu thuật/thủ thuật [16] [21]:
Phẫu thuật/thủ thuật điều trị triệt để và phẫu thuật/thủ thuật điều trị tạm thời.



Phân loại theo tính chất, vị trí và thời gian thực hiện phẫu thuật/thủ thuật [16]
[21]:
Phẫu thuật/thủ thuật tối khẩn cấp, phẫu thuật/thủ thuật khẩn cấp, phẫu thuật/thủ

thuật cấp cứu trì hỗn, phẫu thuật/thủ thuật theo kế hoạch, phẫu thuật/thủ thuật một thì,
phẫu thuật/thủ thuật nhiều thì.



Phân loại theo tầm quan trọng của phẫu thuật/thủ thuật: Tiểu phẫu thuật, trung
phẫu thuật và đại phẫu thuật.

1.1.2. Khái niệm gây tê/gây mê và phân loại
Gây tê/gây mê là những phương pháp sử dụng thuốc và các trang thiết bị,
phương tiện, kỹ thuật nhằm mục đích làm cho người bệnh mất cảm giác đau tại vùng

thực hiện phẫu thuật/thủ thuật hoặc mất cảm giác toàn thân [30].
Phương pháp gây tê: bao gồm phương pháp gây tê tại chỗ và gây tê vùng (gây tê
tuỷ sống, tê ngoài màng cứng, tê thần kinh) nhằm mục đích làm mất cảm đau tại một vị
trí hay một vùng trên cơ thể người bệnh.
Phương pháp gây mê: bao gồm phương pháp gây mê tĩnh mạch, gây mê bằng
khí mê bốc hơi, gây mê nội khí quản nhằm mục đích làm mất cảm giác đau và mất ý
thức và được hỗ trợ hô hấp như thở oxy hoặc máy thở để thực hiện các phẫu thuật/thủ
thuật cho người bệnh.


Phối hợp gây mê và gây tê: sử dụng cả 2 phương pháp gây mê kết hợp với gây
tê nhằm mục đích vừa duy trì mê vừa giảm đau trong và sau phẫu thuật [30].
1.1.3. Khái niệm bàn giao người bệnh
Là việc đảm bảo mọi thông tin quan trọng của người bệnh được bàn giao đầy
đủ, chính xác và thống nhất giữa các cán bộ y tế tham gia chăm sóc và điều trị người
bệnh [1] [32].
Việc thực hiện bàn giao người bệnh diễn ra giữa các nhân viên y tế hay giữa
người bàn giao và người nhận bàn giao khi theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
Trong đó, người bàn giao chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin, các giấy tờ cần thiết cho
người nhận bàn giao bằng lời nói và bảng kiểm bàn giao người bệnh nhằm đảm bảo các
thông tin cần thiết liên quan đến người bệnh được bàn giao đầy đủ và thống nhất.
Người nhận bàn giao có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính đầy, chính xác của thơng
tin, chủ động lấy thêm thơng tin cịn chưa rõ từ người bàn giao hoặc người bệnh hoặc
thân nhân người bệnh, đồng thời ghi chép lại những thông tin cần thiết nhằm thực hiện
công tác theo dõi, điều trị và chăm sóc tiếp theo cho người bệnh [1] [32]. Nội dung bàn
giao thông tin người bệnh gồm:
1.1.3.1. Định danh người bệnh
Là việc xác định danh tính của NB bao gồm các thơng tin như: Họ tên đầy đủ,
ngày tháng năm sinh và mã số nhập viện của NB.
Định danh chính xác người bệnh khi bàn giao giữa các nhân viên y tế giúp quá

trình theo dõi, chăm sóc, khám chữa bệnh và áp dụng đúng dịch vụ, quy trình điều trị
đúng cho người bệnh. Định danh sai người bệnh sẽ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong
khi cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh [1] [22].
Trong trường hợp người bệnh có sự trùng lặp, nghi ngờ trùng lặp hoặc sai lệch
thông tin về họ tên hay ngày tháng năm sinh bắt buộc sử dụng thêm mã người bệnh, địa
chỉ và/ hoặc số điện thoại cá nhân để xác định tính duy nhất cho việc định danh người
bệnh.
Không sử dụng số gường, số phịng, khoa hay vị trí để định danh người bệnh.
Thời điểm cần định danh người bệnh [1] [6] [7]:
(1) Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn phục vụ khám và điều trị cho người


bệnh.
(2) Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật gây mê, an thần tĩnh mạch [7].
(3) Thực hiện các can thiệp ngoại khoa.
(4) Thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
(5) Thực hiện thuốc hoặc bàn giao thuốc cho người bệnh.
(6) Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng.
(7) Thực hiện các chỉ định liên quan đến truyền máu và các chế phẩm của máu.
(8) Bàn giao người bệnh.
(9) Tiếp đón, thanh toán, khám chữa bệnh, phục vụ ăn uống.
Khi bất kỳ thông tin nào của người bệnh không trùng khớp với thông tin trên
giấy tờ, HSBA, dịch vụ sẽ không được thực hiện cho đến khi có bằng chứng xác thực
đúng thông tin của người bệnh. Trong trường hợp thất lạc, bị mờ thông tin cần phải
được nhân viên y tế thay mới.
1.1.3.2. Chẩn đốn và tình trạng hiện tại của người bệnh
Chẩn đoán bệnh của người bệnh là kết luận tên bệnh sau khi Bác sỹ khám và
thực hiện các thăm dò chức năng, các xét nghiệm lâm cận lâm sàng. Căn cứ vào chẩn
đoán bệnh mà Bác sỹ có phác đồ điều trị [18].
Tình trạng hiện tại của người bệnh là tình hình sức khỏe của của người bệnh ở

tại thời điểm bàn giao giữa các nhân viên y tế với nhau bao gồm tình trạng tỉnh táo,
kích động, lơ mơ hay hôn mê và các dấu hiệu sống của người bệnh như mạch, nhiệt độ,
huyết áp, nhịp thở, SPO2, cân nặng, chiều cao của người bệnh. Các thơng tin về tình
trạng hiện tại của người bệnh sẽ giúp đánh giá cơ bản mức độ nặng nhẹ của bệnh và rất
hữu ích trong việc ra quyết định của Bác sỹ, Điều dưỡng trong việc chăm sóc và thực
hiện chỉ định thuốc hay các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc các quyết định thực hiện
phẫu thuật/thủ thuật xâm lấn trên người bệnh [20].
1.1.3.3. Bệnh kèm theo
Là bệnh mà người bệnh mắc phải ngoài bệnh lý mà họ đang được điều trị chính
tại bệnh viện. Bệnh kèm theo có thể là nguyên nhân kết quả của bệnh chính đang điều
trị, có thể ảnh hưởng một phần trên bệnh lý chính và có thể khơng ảnh hưởng gì trên
bệnh lý chính của người bệnh. Một người bệnh có thể có một hoặc nhiều bệnh trong


cùng một thời điểm. Việc điều trị bệnh lý chính đôi khi diễn ra song song với việc điều
trị bệnh lý kèm theo, đơi khi điều trị bệnh lý chính vẫn phải điều trị thêm hoặc điều trị
duy trì bệnh lý kèm theo hoặc không cần điều trị nhưng việc nắm được thông tin của
bệnh lý kèm theo của người bệnh là rất cần thiết, sẽ giúp cho nhân viên y tế biết được
sự ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị, chăm sóc cho người bệnh [26].
1.1.3.4. Các kết quả/chỉ số báo động (chỉ số bất thường) cận lâm sàng của người
bệnh.
Kết quả/chỉ số cận lâm sàng báo động là những kết quả/chỉ số xét nghiệm của
NB vượt q giới hạn bình thường có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh
hoặc gây những hậu quả nghiêm trọng nếu không được thông tin kịp thời để xử trí sẽ
dẫn đến khơng có những can thiệp kịp thời [13].
Kết quả/chỉ số bất thường cận lâm sàng là kết quả vượt giới hạn bình thường
của các xét nghiệm cận lâm sàng cần được nhân viên y tế thông tin trong suốt quá trình
người bệnh nằm điều trị giữa các ca trực, khi chuyển khoa, chuyển viện cần được bàn
giao một cách cụ thể.
1.1.3.5. Các chỉ định sử dụng thuốc của Bác sỹ

Là những thuốc mà Bác sỹ kê cho NB bằng đơn bao gồm tên thuốc, nồng độ,
liều sử dụng, đường dùng, thời gian dùng và cách thức pha chế mà Điều dưỡng phải
thực hiện đúng cho NB [23].
Các thuốc tiêm truyền đường tĩnh mạch được chuẩn bị tại phịng riêng đảm bảo
vệ sinh, có trang thiết bị phù hợp và do các nhân viên được đào tạo thành thạo thực
hiện và phải thực hiện 07 đúng (đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng mục đích, đứng
liều lượng, đứng đường dùng, đúng thời gian và đúng ghi chép) trước khi thực hiện
thuốc và kiểm tra hai lần với nhóm thuốc nguy cơ cao [10].
Trước khi dùng thuốc phải giải thích cho người bệnh về mục đích dùng và các
thơng tin cần thiết khác về thuốc.
Với các thuốc dùng đặc biệt (dạng bơm tiêm sẵn, thuốc viên có chia tách liều
đặc biệt...) được Bác sỹ kê đơn sau khi xuất viện, Điều dưỡng/Dược sỹ hướng dẫn cách
sử dụng thuốc cho người bệnh ra viện, đảm bảo người bệnh hiểu rõ để có thể tự dùng


thuốc.
Các thuốc sử dụng cho người bệnh cần được bàn giao cụ thể, chi tiết giữa các
nhân viên y tế với nhau, giữa các ca làm việc hay khi người bệnh chuyển khoa, chuyển
viện, đi thực hiện các phẫu thuật/thủ thuật.
1.1.3.6. Thực hiện các cam kết điều trị
Cam kết điều trị là một thủ tục hành chính khơng thể thiếu của người bệnh trước
khi tiến hành các phẫu thuật/thủ thuật và dịch vụ điều trị có nguy cơ cao. Người bệnh
được nhân viên y tế giải thích đầy đủ các thông tin liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật
trước thực hiện bao gồm các nội dung như: Chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị, tên
người phụ trách điều trị, lợi ích và trở ngại, các lựa chọn thay thế, khả năng thành cơng,
các vấn đề liên quan đến q trình hồi phục, những hậu quả có thể xảy ra của việc
khơng thực hiện điều trị [11].
Người bệnh có quyền đồng ý hoặc không đồng ý ký cam kết điều trị. Người
bệnh sẽ trực tiếp ký cam kết điều trị khi đảm bảo tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó,
trong trường hợp người bệnh khơng có khả năng ký cam kết thì được người giám hộ

thực hiện ký cam kết theo tứu tự ưu tiên: (1) Cha mẹ ruột đối với con chưa thành niên,
(2) Vợ/chồng, con ruột, (3) Người giám hộ hợp pháp.
Phiếu cam kết điều trị được thực hiện giữa các bên: Phía bệnh viện, người bệnh/
hoặc người giám hộ, người làm chứng/phiên dịch viên.
Trong trường hợp người bệnh tối cấp cứu cần thực hiện can thiệp điều trị khẩn
cấp thì ưu tiên cấp cứu người bệnh trước khi thực hiện các thủ tục cam kết điều trị.
1.1.3.7. Biên bản hội chẩn phẫu thuật/thủ thuật
Hội chẩn là hình thức tập trung tài năng trí tuệ của thầy thuốc để cứu chữa
người bệnh kịp thời, trong những trường hợp: Khó chẩn đoán và điều trị, tiên lượng dè
dặt, cấp cứu, chỉ định phẫu thuật/thủ thuật.
Hội chẩn phải được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các thủ tục qui định. Hội chẩn
được tiến hành mỗi khi các Bác sỹ điều trị cần ý kiến của một nhóm Bác sỹ về một
trường hợp bệnh nào đó để quyết định phương hướng và phác đồ chính điều trị cho
người bệnh. Đặc biệt đối với người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh thì
cần thực hiện hội chẩn trước đó. Thành viên tham gia hội chẩn bao gồm Bác sỹ chủ trì


hội chẩn, thư ký và các Bác sỹ chuyên khoa liên quan như Bác sỹ gây mê, Bác sỹ phẫu
thuật. Quá trình hội chẩn bệnh được thể hiện bằng biên bản hội chẩn và được các thành
viên thống nhất về phương pháp điều trị kể cả phương pháp phẫu thuật hay gây tê, gây
mê và được ký đầy đủ vào biên bản hội chẩn của các Bác sỹ tham gia hội chẩn [19].
Biên bản hội chẩn PT/TT là văn bản hành chính chun mơn và cũng là văn bản
có giá trị pháp lý được lưu trong hồ sơ bệnh án của NB trong suốt quá tình điều trị và
sau khi NB ra viện [19].
1.1.3.8. Đánh dấu vị trí phẫu thuật/thủ thuật
Đánh đấu vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ thuật là vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ
thuật được Bác sỹ phẫu thuật đánh dấu nhằm mục đích tránh nhầm lẫn về vị trí, bên
thực hiện phẫu thuật/thủ thuật.
Cách thức đánh dấu vị trí phẫu thuật/thủ thuật: Dùng bút khơng xóa để vẽ một
đường thẳng lên vị trí sẽ thực hiện phẫu thuật/thủ thuật. Quy định đó là ký hiệu duy

nhất được áp dụng trong toàn bệnh viện [28].
Người bệnh hoặc người giám hộ phải được tham gia vào quá trình đánh dấu.
Bác sỹ giải thích mục đích của việc đánh dấu, nếu người bệnh/người giám hộ từ chối
đánh dấu, Bác sỹ phải ghi thông tin từ chối và mô tả vị trí phẫu thuật/thủ thuật vào hồ
sơ bệnh án, đồng thời gián băng dính trắng ở vị trí phẫu thuật/thủ thuật. Đánh dấu vị trí
phẫu thuật/thủ thuật được thực hiện trước khi chuyển người bệnh đi thực hiện phẫu
thuật/thủ thuật [28].
Vị trí thực hiện phẫu thuật/thủ thuật phải được nhìn thấy rõ sau khi sát trùng.
Các trường hợp bắt buộc phải đánh dấu: (1) Phẫu thuật/thủ thuật tạng đôi, bên
trái hoặc bên phải; (2) Phẫu thuật/thủ thuật có nhiều cấu trúc như ngón tay, ngón chân;
(3) Phẫu thuật/thủ thuật cột sống cần đánh dấu trên phim chụp; (4) Phẫu thuật nhổ răng
đánh dấu trên phim hoặc trên sơ đồ răng trong phiếu khám/bệnh án [28].
Các trường hợp không đánh dấu: (1) Phẫu thuật tạng đơn; (2) Trẻ sơ sinh hoặc
trẻ đẻ non vì dễ gây hình xăm trên da vĩnh viễn; (3) Các thủ thuật can thiêp mà vị trí
đặt Catheter không được xác định trước [12].



×