Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Vì sao cần phải đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng lập kế hoạch gắn với nguồn lực? Phân tích việc đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng lập kế hoạch gắn với nguồn lực.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------0O0--------
TIỂU LUẬN MÔN KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN
Đề tài:
Vì sao cần phải đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng lập kế hoạch
gắn với nguồn lực? Phân tích việc đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng
lập kế hoạch gắn với nguồn lực.
HÀ NỘI, 12/2010
Muốn kế hoạch (KH) thực sự là công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước thì KH
phải gắn với nguồn lực, trong đó không chỉ nguồn lực tự nhiên, vật chất và tài chính
mà tất cả các nguồn lực về con người, xã hội – thể chế cũng phải được phát huy tối
đa. Do đó, lập KH gắn với nguồn lực nói chung và lập KH gắn với nguồn lực tài
chính nói riêng trở thành một đòi hỏi cấp thiết trong đổi mới công tác KH hoá cũng
như trong việc lập dự toán ngân sách (NS) nhà nước hiện nay. Trong phạm vi bài
luận này chỉ đề cập tới lập KH gắn với nguồn lực tài chính.
Vì sao phải lập KH gắn với nguồn lực tài chính?
Lập KH gắn với nguồn lực tài chính đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết hiện
nay là do những lý do chính sau đây:
 Thứ nhất, Phương pháp lập KH gắn với nguồn lực tài chính là nhằm khắc
phục những yếu kém của hệ thống soạn lập KH và NS truyền thống hiện nay:
° Lâu nay, trong lập KH, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn lực tự nhiên và tài
chính và trong nguồn lực tài chính cũng chủ yếu đề cập đến nguồn lực từ NS. Tuy
vậy, soạn lập NS vẫn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa KH phát triển kinh tế - xã hội
trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo, dẫn đến
mục tiêu KH đề ra nhưng không có hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện. Điều này
làm KH bị xem nhẹ, tình trạng KH “treo” diễn ra phổ biến, trong khi nguồn lực vốn
đã hạn hẹp lại bị dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp.
° Quy trình lập KH và NS hiện tại không gắn được việc đạt được các mục tiêu
và đáp ứng các chỉ tiêu với số NS cần có: việc kiểm soát đầu vào được coi trọng hơn
trong khi ít quan tâm đến việc cải thiện kết quả hoạt động của ngành thông qua việc


đáp ứng được các mục tiêu và chỉ tiêu của ngành.
° Do NS soạn lập theo chu kỳ hàng năm, nên nó không được đánh giá, xem xét
sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh tế xã hội dài
hạn. Nguồn lực của NS phân bổ mang tính dàn trải; thiếu vắng hệ thống các tiêu chí
thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu.
° NS soạn lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không tiên
đoán hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán. NS năm sau được
soạn lập trên cơ sở NS năm trước mà không xét tới việc có nên tiếp tục duy trì hoạt
động đang được cung cấp tài chính hay không. Các hoạt động tiếp diễn năm này
sang năm khác trong khi các nguồn lực có thể đang giảm dần. Do vậy, một số hoạt
động có thể không được cung cấp đủ nguồn tài chính.
° NS chi thường xuyên và NS chi đầu tư phát triển được soạn lập một cách
riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Tính minh bạch và trách nhiệm
không thực hiện nghiêm túc, một số khoản mục chi được đưa vào thực hiện nhưng
không công bố, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội trong quy trình NS.
 Thứ hai, Việc lập KH gắn với nguồn lực tài chính nhằm mục tiêu tổng quát
là tạo ra một bản KH đảm bảo bằng các cơ chế, chính sách về tài chính vững chắc.
Trong KH đó thể hiện rõ những hoạt động nào sẽ được đảm bảo bằng nguồn từ Nhà
nước; những hoạt động nào được đảm bảo bằng các nguồn từ khu vực tư nhân và
làm cách nào để có được các nguồn lực tài chính đó. Nếu không đủ nguồn lực cũng
như cơ chế huy động nguồn lực không vững chắc, cần xem xét lại mục tiêu và hoạt
động trong bản KH nhằm đảm bảo KH trở thành hiện thực.
 Thứ ba, Việc lập KH gắn với nguồn lực tài chính dựa trên việc thừa nhận
rằng các nguồn NS nhà nước là có hạn và không thể tăng trong thời kỳ trung hạn. Do
vậy, cần tập trung vào việc đạt được các kết quả cao hơn từ những nguồn lực hiện
có. Đây không phải là một công cụ để tạo ra nhiều nguồn lực hơn. Thay vào đó, đây
là công cụ để xác định số nguồn lực hiện có và phân bổ những nguồn lực này phù
hợp với các ưu tiên và khả năng nguồn lực của địa phương. Phương pháp soạn lập
NS mới này đang chú trọng tới việc xác định và đánh giá hiệu quả hoạt động của các
Bộ, ngành, địa phương và cơ quan Nhà nước trong việc hoàn thành các mục tiêu đề

ra. Cụ thể:
° Tạo cơ sở chiến lược cho việc soạn lập NS nhà nước nhằm hướng các khoản
chi tiêu tới việc đạt được các mục tiêu đề ra.
° Xây dựng một tổng thể nguồn lực tài chính phục vụ KH phát triển thống nhất,
bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên từ nguồn của nhà nước, các nhà tài trợ
và đóng góp của nhân dân.
° Chú trọng tới hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành, đơn vị và đánh giá hiệu quả
sử dụng tổng nguồn lực.
° Đưa ra một tầm nhìn từ 3 đến 5 năm để các Bộ, ngành, đơn vị có thể lập KH
hoạt động cho mình.
Nhìn chung, phương pháp lập KH gắn với nguồn lực là nhằm đáp ứng ba yêu
cầu của quản lý chi tiêu công hiện đại, cụ thể như trong bảng sau:
Yêu cầu của
quản lý chi tiêu
công hiện đại
KH gắn với nguồn lực
1. Kỷ luật tài
khoá tổng thể
Xác định gói NS một cách rõ ràng. Tăng cường kiểm soát
xu hướng chi tiêu của các đơn vị về tổng thể. Chỉ rõ khó
khăn với những đề xuất chi tiêu mới và sự cần thiết phải có
các biện pháp tiết kiệm và tạo nguồn thu mới. Xác lập trần
NS cứng nhưng có thể cam kết tương đối chắc chắn
2. Hiệu quả phân
bổ
Tái phân bổ cho những hoạt động ưu tiên trong từng giai
đoạn. Có thời gian dài hơn để cân nhắc các chính sách hoặc
đưa ra quyết định. Tập trung thảo luận NS vào các chính
sách, chương trình mới. Dự toán NS chỉ cần chú ý đến các
đề xuất mới, tránh cho đơn vị khỏi mất thời gian về các đề

xuất hiện có.
3. Hiệu quả hoạt
động
Dựa trên những đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) và kết quả cuối
cùng rõ ràng.
Giải pháp để lập KH gắn với nguồn lực tài chính
Để lập KH gắn với nguồn lực tài chính chúng ta đã, đang và cần tiếp tục đẩy
mạnh áp dụng các phương pháp sau:
* Lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
 Lập NS theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa trên cơ sở tiếp
cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính
nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của chính phủ.
Quản lý NS đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực
công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong quản lý chi tiêu công, đó là: tôn trọng kỷ
luật tài chính tổng thể; phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu
tiên chiến lược trong giới hạn nguồn lực cho phép; nâng cao hiệu quả hoạt động về
cung cấp hàng hóa công.
 Quản lý ngân sách theo đầu ra yêu cầu phải thay đổi phương thức soạn lập
ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn ((MTEF: Medium-Term Expenditure
Framework) nhằm kết nối chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách phù hợp với
năng lực của quốc gia.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NS nhà nước được
xác định trong một giai đoạn dài hơn, trong đó nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên
xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu
được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược đã được Chính phủ chấp nhận.
MTEF được xây dựng dựa trên nhận thức nguồn lực tài chính của quốc gia có
giới hạn và không tăng trong khoảng thời gian trung hạn, ít ra là 3-5 năm. Vì vậy, để
đạt được những kết quả cao hơn từ những nguồn lực hiện có đòi hỏi phải thiết lập
các công cụ để phân bổ nguồn lực này phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên.
Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các

tỉnh khi triển khai áp dụng MTEF tại địa phương.
° Điểm mạnh.
- Sự đồng thuận, ủng hộ, quyết tâm của lãnh đạo chính quyền. Tính sẵn sàng áp
dụng của các cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách.

×