Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

Luận văn hành vi sử dụng bao cao su trong tình dục an toàn phòng, chống lây nhiễm stds hivaids ở nam giới 18 49 tuổi đã lập gia đình tại thị trấn chờ, yên phong, bắc ninh, năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 149 trang )

Bộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỀN MINH NGHĨA

HÀNH VI SỬ DỤNG BAO CAO su TRONG TÌNH DỤC AN TỒN
PHỊNG, CHỐNG LÂY NHIỄM STDs - HIV/AIDS
Ở NAM GIỚI 18-49 TƯỎI ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN CHỜ
YÊN PHONG, BẮC NINH, NĂM 2007

LUẬN VĂN THẠC SỶ Y TÉ CÔNG CỘNG
Mã so chuyên ngành: 60.72.76

Hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THU HÀ

- Hà Nội, tháng 11/2007 -


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................................V
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................................................X
TĨM TẤT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu...................................................................................................................xi
ĐẶT VẤN ĐÊ.....................................................................................................................................................1
KHUNG LÝ THUT......................................................................................................................................4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.............................................................................................................................5
CHNG 1: TĨNG QUAN..............................................................................................................................6


1.1. Khái qt về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)..................................................6
1.2. Tình hình lảy nhiễm HIV/AIDS - STDs trên thế giới và Việt Nam...........................................11
1.3. Giải pháp “ABC ” - Thực hiện tĩnh dục an tồn dự phịng lây nhiễm STDs- HIV/AIDS:.....17
1.4. Các điều tra sừ dụngBCS trong phòng, chống STDs - HIV/AIDS trong và ngồi nước:......28
1.5. ứng dụng thuyết Hành động có Lý do trong nghiên cứu hành vi sức khỏe phòng, chống STDs HIV/AIDS........................................................................................................................................33
1.6. Một số đặc điếm cùa địa bàn nghiên cứu............................................................................... 39
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu..............................................................................................41

2.1. Địa điếm và thời gian nghiên cứu..........................................................................................41
2.2. Đối tượng...............................................................................................................................41
2.3. Thiết kế nghiên cứu:41 2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu.................................................41
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................42
2.6. Phân tích và xử lý sổ liệu:......................................................................................................43
2.7. Các biến số nghiên cứu..........................................................................................................43
2.8. Một sô khải niệm dùng trong nghiên cứu...............................................................................43
2.9. Khia cạnh đạo đức trong nghiên cứu .....................................................................................46
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai sổ và biện pháp khắc phục.....................................................46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu.........................................................................................................48

3.1. Thông tin cả nhăn cùa đối tượng nghiên cứu.........................................................................48
3.2. Kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs.....................................................49
3.3. Hành vi sử dụng bao cao su trong tình dục an tồn................................................................58
3.4. Thực hành sử dụng BCS trong phòng, chống HIV/AIDS và STDs..........................................63
3.5. Một số yếu tố liên quan với hành vi sử dụng BCS .................................................................... 66


I
V

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN


73

4.1. Đặc điểm nhãn khấu-xã hội học cùa đối tượng nghiên cứu:.................................................73
4.2. Kiến thức về PC STDs và HIV/AIDS:.....................................................................................74
4.3. Hành vi sử dụng BCS trong tĩnh dục an tồn phịng,chongSTDs - HIV/AIDS:.......................80
4.4. Thực hành sử dụng BCS:........................................................................................................82
4.5. Các yểu tố liên quan:............................................................................................................84
KÉT LUẬN....................................................................................................................................................93
KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................96

Tài liệu tiếng Việt............................................................................................................................. 96
Tài liệu tiếng Anh.............................................................................................................................99
Phụ lục 1: DIỄN GIẢI KHÁI QUÁT VÉ HÀNH VI VÀ CÁC THÀNH TỒ GĨP PHẦN HÌNH THÀNH
HÀNH VI.......................................................................................................................................103
Phụ lục 2: KHẢI NIỆM VÊ LÝ THUYẾT (Theory)........................................................................113
Phụ lục 3: CÁC BIẾN SÓ NGHIÊN cửu........................................................................................114
Phụ lục 4: CÁCH TỈNH ĐIỂM.......................................................................................................117
Phụ lục 5: BỘ CÂU HỎI...............................................................................................................119
Phụ lục 6: CÁC CHÌ SƠ NGHIÊN cửu..........................................................................................128
Phụ lục 7: TRANG THÔNG TIN GIỚI THIỆU NGHIÊN cửu........................................................130
Phụ lục 8: GIẤY ĐỔNG Ỷ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NGHIÊN cửu.................................................131
Phụ lục 9: LỊCH TRÌNH THựC HIỆN...........................................................................................132


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy giáo, cô
giáo trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị kiến thức cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
tại trường trong hai năm qua, để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Lời đầu tiên và trên hết, tơi xin được bày tỏ sự kính trọng cùng những lời cảm ơn chân thành
tới TS. Bùi Thị Thu Hà. Với tư cách là giáo viên hướng dẫn luận văn, với những bề dày tri thức và
chiều sâu tư duy nghiên cứu khoa học, Cô đã đem đến cho tôi những kiến giải, chỉ dẫn vô cùng quan
trọng trong q trình thực hiện luận văn. Khơng những vậy, Cô đã giúp tôi tiếp cận với tư duy phương
pháp luận và khoa học nghiên cứu hành vi - một lĩnh vực có nhiều ứng dụng quan trọng trong y tế
cơng cộng. Chắc chắn, đó sẽ là những kiến thức hữu dụng với tôi trong tương lai.
Thành công của luận văn này có phần góp sức rất đáng kể của những người bạn chân tình trong
lớp Cao học 9. Với kiến thức và tấm lòng bằng hữu, họ đã mang đến cho tôi không chỉ là những quan
điểm, những góc nhìn đa chiều và sáng suốt mà cịn là những sự giúp đỡ tối cần thiết trong những thời
điểm quyết định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng Y tế, UB DS KHHGĐ, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Yên Phong và Ban DS - KHHGĐ thị trấn Chờ, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu thực địa và thu
thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu.
Để có được những kết quả học tập và luận văn này, đó là một q trình nỗ lực mà tơi đã trải
qua cùng với tình thương, sự động viên và hỗ trợ lớn lao luôn hiện diện thường trực của Mẹ và các em.
Những kết quả mà tôi đạt được cũng là để dành cho họ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 thảng 11 năm 2007
Nguyễn Minh Nghĩa


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

AIDS
BCS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrome)
Bao cao su


BKT

Bom kim tiêm

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CBCNVC
CBYT

Cán bộ công nhân viên chức
Cán bộ y tế

CDC

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (Center for Disease Control)

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTV
DS-KHHGĐ


Cộng tác viên
Dân số - Ke hoạch hố gia đình

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

EU

Liên minh Châu Au (The European Union)

FDA

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration)

GSO

Tổng cục Thống kê (General Statistical Office)

GSV

Giám sát viên

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus)


HS

Học sinh

KB/KTL

Không biết/không trả lời

NC

Nghiên cứu

NCV

Nghiên cứu viên

NIH

Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health)

PC

Phòng chống

PEPFAR

Ke hoạch Khẩn cấp Cứu trợ AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (the U.S. President’s
Emergency Plan for AIDS Relief)



Vil

PK
QHTD
RHIYA
SAVY

Phịng khám
Quan hệ tình dục
Sáng kiến Sức khỏe sinh sản cho giới trẻ châu Á của EU/UNFPA (Reproductive
Health Initiative for Youth ỉn Asia)
Điều ưa và Đánh giá về giới frẻ Việt Nam (Survey and Assessment of Vietnamese
Youth)

SD

Sử dụng

SL

Số lượng

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TCMT

Tiêm chích ma túy


THCS
THPT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thơng

TL

Tỷ lệ

TTYT

Trung tâm y tế

TDAT

Tình dục an tồn

TW

Trung ương

ƯBQG

Uỷ ban quốc gia

UNAIDS

Chương trình Phịng, chống AIDS của Liên hợp quốc (The Joint United Nations

Programme on HTV/AIDS)

UNDP

Chương trình Phát triển Liên họp quốc (United Nations Development Programme)

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên họp quốc (The United Nations Children’s Fund)

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (United Nation Population Fund)

VP AIS

Điều ưa các chỉ so AIDS ở quần thể dân cư Việt Nam (The Vietnam Population and
AIDS Indicator Survey)

VSDT

Vệ sinh dịch tễ

WHO
XN

To chức Y te the giới (World Health Organization)
Xét nghiệm

YTDP


Y tể dự phòng

1


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
48

Bảng 1:

Phân bố theo các thông tin nhân khẩu học của ĐTNC

Bảng 2:

Tỷ lệ ĐTNC đã từng nghe nói về STDs

49

Bảng 3:

Tỷ lệ ĐTNC biết nguyên nhân gây bệnh STDs

51

Bảng 4:


Một vài thông tin chung về HIV/AIDS

54

Bảng 5:

Hiểu biết về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS

57

Bảng 6:

Niềm tin cá nhân về việc sử dụng BCS

59

Bảng 7:

Đánh giá cá nhân về việc sử dụng BCS

59

Bảng 8

Số ĐTNC có niềm tin hành vi, đánh giá cá nhân về SD BCS đạt

60

Bảng 9


Số ĐTNC có thái độ hướng tới sử dụng BCS đạt yêu cầu

61

Bảng 10:

Niềm tin vào chuẩn mực của cộng đồng về sử dụng BCS

61

Bảng 11:

Động lực tuân thủ chuẩn mực của cộng đồng về sử dụng BCS

61

Bảng 12

Số ĐTNC có chuẩn mực cá nhân về SD BCS đạt.

62

Bảng 13:

Dự định sử dụng BCS

62

Bảng 14


Sự tự tin sử dụng BCS

63

Bảng 15:

Tuổi QHTD lần đầu của ĐTNC

63

Bảng 16:

Thực hành sử dụng BCS khi QHTD trong 12 tháng qua

64

Bảng 17:

Thực hành sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất

64

Bảng 18:

Tỷ lệ ĐTNC biết nơi mua và nhận BCS.

65

Bảng 19:


Mối liên quan giữa kiến thức PC STDs - HIV và dự định SD BCS

66

Bảng 20:

Mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực và sự tự tin SD BCS với dự định sử
dụng BCS
Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và dự định SD BCS

66

Bảng 21:
Bảng 22:

Mối liên quan giữa kiến thức PC STDs - HIV và tự tin sử dụng BCS

68
68


ix

Mối liên quan giữa thái độ và chuẩn mực với sự tự tin sử dụng 68 BCS
Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học và sự tự tin SD 69 BCS
Bảng 23
Bảng 24
Bảng 25
Bảng 26:

Bảng 27:
Bảng 28:

Mối liên quan kiến thức PC STDs - HIV và thực hành SD BCS 70 trong 12 tháng qua
Mối liên quan yếu tố nhân khẩu học và thực hành SD BCS trong 12
tháng qua

70

Mối liên quan giữa dự định và tự tin SD BCS với thực hành SD 71
BCS trong 12 tháng qua
Mơ hình hồi qui logic xác định một số yếu tố liên quan tới việc 72 khơng có dự định sử
dụng BCS trong QHTD an toàn PC


I
V

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1:

Mức độ sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng

49

Hình 2:


Tỷ lệ ĐTNC kể được tên bệnh STDs

50

Hình 3a:

Tỷ lệ ĐTNC biết về dấu hiệu của STDs

50

Hình 3b:

Số dấu hiệu được ĐTNC biết

51

Hình 4a:

Tỷ lệ ĐTNC biết có thể phịng được STDs

52

Hình 4b:

Tỷ lệ ĐTNC biết các cách phịng STDs

52

Hình 5a:


Tỷ lệ ĐTNC nghe nói đến TDAT “ABC”

53

Hình 5b:

Tỷ lệ ĐTNC biết các nội dung của TDAT “ABC”

53

Hình 5c:

Tỷ lệ ĐTNC biết đủ các nội dung của TDAT “ABC”

54

Hình 6:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức PC STDs đạt

54

Hình 7:

Tỷ lệ ĐTNC biết về tác nhân gây bệnh AIDS

55

Hình 8:


Tỷ lệ ĐTNC biết về đường lây nhiễm HIV

55

Hình 9:

Tỷ lệ ĐTNC biết về cách phịng tránh lây nhiễm HIV

56

Hình 10:

Tỷ lệ ĐTNC biết về nơi xét nghiệm HIV

57

Hình 11:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức PC HIV/AIDS đạt

58

Hình 12.

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức PC STDs và HIV/AIDS đạt

58


TÓM TẮT ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu


Trong những năm gần đây, qua kết quả giám sát trọng điểm HIV/AIDS cho thấy đại
dịch HIV/AIDS đang ngày càng diễn tiến với tốc độ lây lan nhanh chóng trên phạm vi tồn
quốc cũng như tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với đối tượng bị lây nhiễm và ảnh hưởng chủ yếu
là ở độ tuổi lao động (15-49 tuổi). Cùng với thực trạng \ỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (STDs) gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2005 so với giai đoạn 1996 2000 thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục cũng tăng qua các năm. Từ thực tế như vậy đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS cần sử dụng các chiến lược can thiệp hiệu quả với một trong
các giái pháp mũi nhọn là tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thơng về phịng,
chống HIV7AIDS và STDs.
Nghiên cứu “Hành vỉ sử dụng bao cao su trong tình dục an tồn phịng chống lây
nhiễm HIV/AIDS và STDs ở nam giới 18-49 tuổi đã lập gia đình tại thị trấn Chờ, Yên
Phong, Bắc Ninh năm 2007.” được đề xuất tiến hành trên 290 nam giới độ tuổi 18-49 tuổi
đã lập gia đình và đang sinh sống tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhằm
mô tả hành vi tình dục an tồn sử dụng bao cao su và một số yếu tố liên quan trong phòng
chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs của nam giới độ tuổi lao động tại thị trấn này. Đây là
nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, được tiến hành từ tháng 04 - 09/2007. Mau nghiên
cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa trên khung mẫu là danh sách
tổng số 1.980 nam giới 18-49 của thị trấn, số liệu được thu thập qua phỏng vấn cá nhân theo
bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Việc nhập và phân tích số liệu được thực hiện bằng chương trình
phần mềm Epi Data và SPSS ver.13.0
Ket quả cho thấy:
Nhìn chung, các ĐTNC có kiến thức về HIV/A1DS tốt hơn kiến thức về STDs. Tỷ lệ
ĐTNC đạt yêu cầu về kiến thức STDs là: 46,9%. Tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức HIV/AIDS
là: 63,9%. Tỷ lệ ĐTNC đạt yêu cầu về kiến thức STDs - HTV/ATDS ở mức thấp, chỉ chiếm
38,4%, trong đó kiến thức cụ thể của các ĐTNC biết về các bệnh STDs, dấu hiệu của bệnh
và cách phòng rất kém: Hầu hết các ĐTNC chỉ biết đến hai bệnh STDs là lậu và giang mai
(64,0% và 66,5%). Chỉ có 5,8% số ĐTNC biết được 3 bệnh hở lên và có 22,5% khơng biết
một bệnh STDs nào. Tỷ lệ ĐTNC biết những dấu hiệu của các bệnh



xii

STDs thấp, tỷ lệ ĐTNC biết từ 3 dấu hiệu trở lên chiếm 12,7%, tỷ lệ ĐTNC không biết một
dấu hiệu nào chiếm 44,5%. Hiểu biết về tình dục an toàn ABC chưa tốt: Khoảng hai phần ba
số ĐTNC biết “ln sử dụng BCS khi QHTD” (65,9%). Có 41,3% số ĐTNC biết 01 nội
dung của TDAT, 40,2% biết được 02 nội dung. Tỷ lệ biết đủ cả 03 nội dung rất thấp
(16,1%).
Chỉ có một phần ba số ĐTNC biết chính xác virus HIV là tác nhân gây ra AIDS
(33,4%). Chủ yếu các ĐTNC biết đon lẻ từng đường lây nhiễm. Tỷ lệ ĐTNC biết được 3
đường lây nhiễm chính của HIV/AIDS rất thấp (15,0%). Tỷ lệ ĐTNC biết 3 biện pháp
phịng chính chiếm 64,2%.
Có chưa tới một phần năm số ĐTNC (17,2%) có thái độ hướng tới sử dụng BCS đạt.
Có 59,7% số ĐTNC có chuẩn mực cá nhân về SD BCS đạt. Tỷ lệ ĐTNC có dự định SD
BCS đạt là 21,4%. số ĐTNC có sự tự tin SD BCS đạt yêu cầu là 30,3%.
Có 22,4% số ĐTNC có sử dụng BCS khi QHTD trong 12 tháng qua và 19,3% số
ĐTNC sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất vì các lý do: Tránh thai (41,1% ); Phịng
ngừa lây nhiễm STDs (14,3%); Vì cả hai lý do này (44,6%). Các lý do không sử dụng phổ
biến nhất là: Thấy không cần thiết (80,1%) và bản thân không muốn (50,2%).
Dự định sử dụng BCS của các ĐTNC bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là thái độ hướng
tới sử dụng BCS và sự tự tin sử dụng BCS. Hành vi sử dụng BCS của các ĐTNC nằm dưới
sự kiểm soát thái độ (attitudinal control).
Từ các kết quả trên, một số khuyến nghị được đề xuất như: Tăng cường thực hiện
các nội dung truyền thông về cả PC STDs và PC HIV/AIDS. Đẩy mạnh việc tuyên truyền sử
dụng BCS trong công tác PC HIV/AIDS cũng như lồng ghép truyền thông vận động SD
BCS vì mục đích PC STDs - HIV/AIDS trong các hoạt động DS-KHHGĐ. Thúc đẩy nhận
thức, thái độ và hành vi của người dân về tình dục an tồn một cách đầy đủ và tích cực hon
nữa. Đẩy mạnh hoạt động “tiếp thị BCS”. Tiếp cận và áp dụng các hình mẫu can thiệp thay
đổi hành vi trong PC STDs — HIV/AIDS tại địa phương, trong đó, cần phải ưu tiên các tác
động tới hệ thống các niềm tin, sự đánh giá của đối tượng đích.



1

ĐẶT VẨN ĐÈ

Bệnh lây truyền qua đường tình dục - STDs (trong đó bao gồm HIV/AIDS) là các
bệnh do mầm bệnh lây từ người bệnh sang người khác qua QHTD. Bệnh STDs đã trở thành
vấn đề y tế công cộng mang tính tồn cầu, đặc biệt khi Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (AIDS) đã trở thành đại dịch mang tính tồn cầu lớn nhất trong lịch sử loài
người từ trước tới nay. HIV/AIDS đã gây ra những ảnh hưởng lớn và hậu quả nặng nề cho
sự phát triển kinh tế, hệ thống y tể - giáo dục, và nhất là tới lực lượng lao động của các quốc
gia.
Kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV/AIDS vào năm 1981 ở Los
Angeles đến nay, trong khi vẫn chưa có vaccin và phương cách điều trị hữu hiệu, số người
nhiễm HIV/AIDS được phát hiện trên toàn cầu đã và đang gia tăng một cách nhanh chóng
qua từng năm tháng. Tính đến tháng 12/2006, trên tồn thể giới có khoảng 39,5 triệu người
sống với HIV, tức là tăng hơn 2,6 triệu so với năm 2004. Chiếm phần lớn trong tổng số
người nhiễm HIV trên thế giới là người lớn độ tuổi 15 - 49: 37,2 triệu người, trong đó, số
nam giới (15+) sống với HIV là 19,5 triệu người (chiếm 55,2% tổng số). Theo UNAIDS
(năm 2006), trên thế giới 80% các trường họp nhiễm HIV là lây qua đường tình dục, trong
đó, hơn 70% là qua QHTD khác giới và 10% qua QHTD đồng giới [72], [74], [79].
Nằm trong khu vực Đơng Nam Á, khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất châu Á, dịch
HIV ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng với việc phát hiện các ca nhiễm HIV ở tất cả 64 tỉnh,
thành trên cả nước. Nguyên nhân chính làm dịch gia tăng ở Việt Nam là do sự kết họp giữa
các hành vi tình dục khơng an tồn và tiêm chích ma túy [11], [38], [39]. Tính đến ngày
31/12/2005, đã có 104.111 người nhiễm HIV, trong đó có 17.289 bệnh nhân AIDS, 10.071
người đã tử vong vì AIDS [11]. Trong tổng số người nhiễm HIV được phát hiện ở nước ta,
nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới, khoảng 85% tổng số người nhiễm HIV. số
người nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 15 - 49 chiếm tới 95% trên tổng số người nhiễm HIV

được báo cáo. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, một chỉ số quan trọng trong việc giám sát và đánh giá
dịch tễ HIV/AIDS, cũng


2

liên tục gia tăng. Năm 2003, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt
Nam ở độ tuổi 15 - 49 ở mức 0,44%, và đến năm 2006, tỷ lệ này đã là
0,53% [1], [13], [26].
Ngoài HIV/AIDS, trong 5 năm (2001-2005), cả nước đã có 1.016.595 ca mắc STDs
được điều trị. So sánh 2 giai đoạn (1996-2000) và (2001-2005), trừ Lậu và Giang mai có
chiều hướng giảm, cịn các bệnh LTQĐTD khác đều tăng (Hạ cam tăng 2,1%, Trichimonas
âm đạo tăng 36,6%, Candida âm đạo tăng 22,3%, các bệnh STDs khác tăng gấp 3 lần).[35]
Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 đã nhận
định rằng: Nam giới, nhất là nam giới trong độ tuổi lao động 15 - 49t là một nhóm quan
trọng hàng đầu trong các nhóm cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao và chịu tác động rất lớn
từ đại dịch HIV/AIDS trên nhiều khía cạnh [1], [26].
Theo khuyến cáo của WHO/UNAIDS và Chiến lược Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 thì một trong những giải pháp dự phòng hiệu quả để
phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs là cách tiếp cận dự phịng tình dục an tồn theo
công thức “ABC” [1], [79]:
A: Abstinence - kiêng cữ, tiết dục (không QHTD);
B: Be faithful - chung thủy; sống một vợ một chồng,
C: Condom use - sử dụng bao cao su.
trên cơ sở phối họp chặt chẽ với tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi.
Bắc Ninh là một trong 10 tỉnh đứng đầu trong cả nước về số người nhiễm
HIV/AIDS. Trong những năm gần đây, tình hình lây nhiễm HIV tại Bắc Ninh có xu hướng
diễn biến phức tạp, không chỉ tập trung ở TP Bắc Ninh mà đã lan tới các huyện vùng thuần
nông trong tỉnh [25], [30]. Tại huyện Yên Phong, theo số liệu báo cáo tính đến 31/12/2006,
tồn huyện có 35 người nhiễm HIV, trong đó 80% thuộc độ tuổi 15-49 tuổi. Địa bàn có

người nhiễm HIV/AIDS tập trung chú yếu ở thị trấn Chờ và một số xã khác [30], [31].
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thực hành phòng, chống STDs và
HIV/AIDS của người dân trong cộng đồng nói chung, của nam giới độ tuổi lao động 15 - 49t
nói riêng được tiến hành tại Yên Phong [16]. Thị trấn Chờ,


nơi nghiên cứu được tiến hành, có gần 2.500 nam giới 15-49 tuổi (chiếm 23,6% dân số),
trong đó nam giới từ 18-49 tuổi chiếm 85%. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Nam giới trong độ tuổi
lao động 15-49 tuổi tại đây có kiến thức, thực hành về phịng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
và STDs như thế nào? Việc sử dụng bao cao su, một trong những hành vi sức khỏe quan
trọng nhằm phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs của họ có được xác lập hay chưa?
Có những yếu tố nào liên quan tới hành vi đó?
Việc làm rõ những câu hỏi trên sẽ giúp nhận định xác đáng về kiến thức, thái độ,
thực hành phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs cũng như một số “cửa sổ” tiếp cận
hiệu quả cho công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng. Từ đó,
góp phần đưa ra những khuyến nghị phù hợp và có hiệu quả cho chương trình giáo dục,
tun truyền về cách phịng chống STDs và HIV/AIDS cho các nhóm đối tượng cộng đồng,
mà trong đó, nam giới trong độ tuổi lao động 15 - 49t là một nhóm quan trọng.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hành vi sử dụng bao cao su
trong tình dục an tồn phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs ở nam giới 18 - 49
tuổi đã lập gia đình tại thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh năm 2007.”


4

KHUNG LÝ THUYẾT

Áp dụng mơ hình lý thuyết Hành động có Lý do
(TRA - Theory of Reasoned Action) cho hành vi sử dụng BCS
(K. Bosompra, University of Vermont, Burlington, USA. Social Science & Medicine 52

(2001) 1057-1069
Theory of Reasoned Action. Aljen.I, Fishbein.M (1980). Understanding attitude and
predicting social behavior. New Jersey. Prentice Hall. Inc.) [46]


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.1.

Mục tiêu chung:
Mô tả hành vi sử dụng bao cao su và các yếu tố liên quan trong tình dục an tồn phịng

chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs ở nam giới độ tuổi 18 - 49 đã lập gia đình tại thị trấn
Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh năm 2007. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị tăng cường hành vi
tình dục an tồn ở nam giới trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và STDs.
1.2.

Mục tiêu cụ thể:
1. Mơ tả kiến thức về phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS - STDs của nam giới độ tuổi
18 - 49 đã lập gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2007.
2. Mô tả hành vi sử dụng bao cao su trong tình dục an tồn của nam giới độ tuổi 18 - 49
đã lập gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2007.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng bao cao su trong tình dục an
toàn của nam giới độ tuổi 18 - 49 đã lập gia đình tại địa bàn nghiên cứu năm 2007.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), trong đó bao gồm dịch HIV/AIDS,
là nhóm bệnh chủ yếu trong các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI). Đây là
nhóm bệnh liên quan chặt chẽ đến hành vi tình dục khơng an tồn. STDs ảnh hưởng lớn đến
sức khoẻ cộng đồng, là vấn đề quan trọng của y tế công cộng, bởi rất dễ dàng lây truyền trên
phạm vi rộng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng như: Sảy thai, vô sinh, tử vong sản khoa, mù lòa, tàn phế, .v.v... Bên cạnh đó,
nhiều bệnh STDs cịn gây ra tình trạng nhiễm bệnh từ người mẹ cho trẻ trong thời kỳ chu
sinh.
Trong những năm gàn đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn ở nhiều khu vực, quốc
gia thế giới, việc phòng, chống STDs lại càng trở nên cấp bách hơn vì giữa STDs và
HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Virus HIV lây truyền từ người này sang
người khác dễ dàng hơn nếu như một trong hai người hoặc cả hai bị mắc STDs, đặc biệt là
giang mai, hạ cam, lậu, herpes sinh dục và trùng roi. Các nhiễm khuẩn này làm tăng nguy cơ
lây truyền HIV từ 2 - 9 lần khi bị phơi nhiễm, kể cả những STDs không gây loét mà chỉ có
viêm nhiễm cũng làm tăng lây truyền HIV vì trong dịch tiết có tăng bạch cầu đa nhân. Các
bạch cầu này vừa là mục tiêu vừa là nguồn lây HIV. Hơn nữa, một người nhiễm HIV dễ bị
mắc STDs hơn do sức đề kháng giảm, đồng thời khiến cho việc điều trị STDs cũng phức tạp
hơn rất nhiều. Các nghiên cứu trên thực địa cho thấy rằng việc kiểm soát tốt STDs sẽ làm
giảm số người mới mắc HIV. Bên cạnh đó, việc khám chữa bệnh - truyền thông giáo dục sức
khỏe cho những người bị mac STDs và có nguy cơ nhiễm STDs sẽ là cơ hội tốt đế thực hiện
các hoạt động thông tin - giáo dục — truyền thơng phịng chống lây nhiễm HIV/A1DS rất
hiệu quả. [1], [7]
1.1. KHÁI QUÁT VÈ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs):
[1], [3], [8], [9], [12]
Bệnh STDs là những bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục là chủ yểu nhưng cũng có
thể lan truyền khắp cơ thể. Bệnh lây từ người này sang người khác qua


7


QHTD không được bảo vệ. Bệnh STDs chủ yếu lây qua âm đạo, hậu
mơn, miệng nhưng cũng có thể lây qua các đường khác như tiêm chích,
tiếp xúc trực tiếp với tổn thương của bệnh. Tên gọi trước kia của căn bệnh
này là bệnh hoa liễu, đến nay người ta đã tìm được trên 24 bệnh LTQĐTD.
Trong đó, một số bệnh thường gặp là:
1.1.1. Bệnh lậu (Gonorrhoea)
Bệnh lậu, do cầu khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoea) gây ra, đã được biết đến từ lâu.
Triệu chứng cùa bệnh thường xuất hiện sau khi có QHTD với người mắc bệnh từ 3 - 7 ngày.
Nữ giới thường khơng thấy dấu hiệu gì đặc biệt, có thể thấy đau khi đi tiểu, ra nhiều khí hư
có màu xanh hoặc vàng mùi hơi, đau bụng dưới âm ỉ, đau họng và sốt nhẹ. Nam giới sẽ thấy
đau như dao cắt khi đi tiểu, có mủ tiết ra ở đầu dương vật, có thể có sốt. Cũng có người bị
mắc bệnh nhưng khơng thấy dấu hiệu gì bất thường. Bệnh lậu có thể gây vơ sinh cho cả nam
và nữ nếu bị mắc bệnh mà không chữa trị đúng và kịp thời.
1.1.2. Bệnh giang mai (Syphilis)
Bệnh giang mai cũng được biết đến từ rất lâu do vi khuẩn giang mai (Treponema
pallidum) gây nên. Bệnh rất nguy hiểm cần phải được phát hiện, chữa trị đúng và kịp thời.
Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn với các dấu hiệu ở cả nam và nữ như sau:
- Giai đoạn 1: Sau khi QHTD với người mắc bệnh từ 10-90 ngày thấy xuất hiện một
số nốt sần màu đỏ không đau ở trên da. VỊ trí nốt sần có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể,
trong âm đạo, hậu môn hoặc ở trong miệng. Nốt sần đã mất đi nhưng bệnh vẫn tiếp tục phát
triển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Sau giai đoạn 1 khoảng 6 tuần. Xuất hiện phát ban khắp cơ thế, đặc
biệt thấy nhiều ở tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các nốt ban sẽ mất đi sau 2-4 ngày. Người
bệnh có thể sốt với nhiệt độ dao động, ăn không ngon miệng, giảm cân nhanh, thể trạng cảm
thấy mệt, yếu. Các dấu hiệu ở giai đoạn này rất dễ nhầm với nhiều bệnh khác và vì thế, có
thể được chữa trị khơng đúng.
- Giai đoạn 3: Sau 2-20 năm thì não, hệ thần kinh, hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng
nề, người bệnh rất gầy yếu, rụng tóc, bị tâm thần, bị liệt và cuối cùng sẽ chết.





1.1.3. Bệnh nhiễm Chlamydia đường sinh dục - tiết niệu
Bệnh do vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis gây nên. Triệu chứng thường xuất
hiện sau khi QHTD với người bệnh từ 2 - 14 ngày. Nữ giới mắc bệnh thường không có dấu
hiệu gì đặc biệt, có thể có đau bụng dưới âm ỉ, dịch tiết âm đạo nhiều. Bệnh nhân có thể thấy
chảy máu sau khi QHTD hay giữa chu kỳ kinh, đau khi giao họp và đi tiểu. Trường họp
không được điều trị, bệnh sẽ gây viêm vùng chậu hơng, có thể dẫn đến chửa ngồi tử cung
hoặc vơ sinh. Nam giới bị mắc bệnh cũng thường không thấy dấu hiệu gì, có thể ngứa rát khi
đi tiểu, nếu khơng điều trị có thể dẫn đến viêm tinh hồn và bìu.
1.1.4. Bệnh trùng roi đường sinh dục (Trichomoniasis)
Bệnh cịn được gọi là viêm âm đạo do trùng roi, do loại ký sinh trùng có tên là trùng
roi (Trichomonas vaginalis) gây ra. Sau khi bị nhiễm trùng roi từ 4 ngày đến 3 tuần ở nữ có
thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều bọt màu hơi vàng, có mùi khơng bình thường, ngứa âm hộ.
Phần lớn cả nam và nữ khi mắc bệnh này thường khơng có dấu hiệu gì trong thời gian khá
dài.
1.1.5. Bệnh sùi mào gà sinh dục (Genital warts)
Bệnh do vi rút sùi mào gà (Human papiloma virus) gây ra. Sau khi vi rút xâm nhập
từ 2 - 3 tháng thấy xuất hiện một mụn sần, sau đó các mụn khác sẽ phát triển tập trung nhiều
xung quanh mụn ban đầu và sùi lên trông giống hoa súp lơ hay mào gà. Mụn sần có thể mọc
đơn lẻ chứ khơng tập trung thành nhóm, có mụn khơng sùi lên mà lại phẳng, rất mềm, mục
có thể phát triển ở dương vật, âm đạo và xung quanh da hậu mơn. Bệnh rât khó chữa khỏi,
hay tái phát và gây biển dạng cơ quan sinh dục và gây đẻ khó ở phụ nữ.
1.1.6. Bệnh Ecpet sinh dục (Genital herpet)
Hay còn gọi là mụn rộp sinh dục, do virus Herpet gây nên. Đổi với phụ nữ bị nhiễm
bệnh thì có nguy cơ lây nhiễm thai nhi, gây sẩy thai, viêm não - màng não,... Các xét nghiệm
hiện nay ở Việt Nam chưa sẵn có, vì vậy chẩn đốn chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.


Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Hơn một nửa số bệnh nhân khơng có triệu chứng hoặc

triệu chứng rất nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là xuất hiện các mụn nước ở bộ phận sinh dục, các
mụn này nhanh chóng vỡ ra để lại các vết loét nông, đau và liên kêt với nhau thành vêt lớn
có bờ hình vịng cung. Kèm theo là các triệu chứng toàn thân của viêm nhiễm. Bệnh rất dễ
bội nhiễm vi khuẩn khác khiến tổn thương trầm trọng hơn. Thời gian tiến triển thường từ 2 3 tuần. Het đợt tiến triển, tuy bệnh nhân khỏi nhưng chỉ là về triệu chứng, virus vẫn tồn tại
trong cơ thể nên gây ra tái phát nhiều lần.
1.1.7. Bệnh hạ cam (Chancroid)
Bệnh gây ra do nhiễm loại vi khuẩn Haemophilus ducreyi. Tổn thương là vet loét
mềm ở bộ phận sinh dục xuất hiện thường 3-5 ngày sau khi bị lây bệnh. Trái với giang mai,
tổn thương loét thường không đau và tự lành sau một thời gian, tổn thương loét của hạ cam
tồn tại nhiều tháng, nhiều năm nếu khơng được điều trị. Bên cạnh triệu chứng chính là lt,
bệnh nhân cịn có sưng, đau hạch.
1.1.8. Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)
Do vi rút viêm gan B gây ra, bệnh lây truyền qua QHTD khơng an tồn, qua đường
máu. Triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm vi rút 2 - 6 tháng, có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn,
đau bụng, buồn nơn, nơn, vàng da và sau đó xuất hiện các ban trên da. Vi rút viêm gan B có
thể xâm nhập vào cơ thể rất lâu mà khơng có triệu chứng gì trong một thời gian dài sau đó
gây tổn thương cho gan và dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
1.1.9. HIV/AIDS :[8], [9], [12], [60], [64]
Ca bệnh AIDS được phát hiện đẩu tiên năm 1981 ở Los Angeles với các biểu hiện
viêm phối nặng do Pneumocystis carinii (PCP - Một loại ký sinh trùng đơn bào chỉ gây bệnh
trên người suy giảm miễn dịch) trên 5 thanh niên đồng tính luyến ái.
Tảc nhân gây AIDS là vi rút HIV - một loại retrovirus, nên nó có các đặc điểm của
nhóm vi rút này, đó là các ARN vi rút có men sao chép ngược mà bản chất là AND
polymeraza phụ thuộc ARN.
1- Lịch sử tự nhiên của nhiễm HIV/AIDS:



×