Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Luận văn mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi tại tỉnh bắc giang năm 2009 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.11 KB, 86 trang )

BỌ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

NGUYỄN QUỲNH CHI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN cứu
MƠ TẢ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SĨC SAU SINH CỦA PHỤ NỮ
CÓ CON DƯỚI 12 THÁNG TUỔI TẠI TỈNH BẮC GIANG NĂM 2009
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỨ NHÂN
Hướng dẫn khoa học:
Thạc Sỹ Bùi Thị Tú Quyên
HÀ NỘI, 2009


LỊI CẰM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sáu sắc tới ThS. Bùi Thị Tủ Quyên, cán bộ giảng dạy bộ
môn Thống kê trường Đại học Y tế công cộng, trong suốt quả trình hồn thành khoả luận,
cơ đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi.
Tơi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Trịnh Hữu Vách, Th.s Thái Thị Thu Hà cùng các cản
bộ của Trung tâm Nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn, trường Đại học Y Thái Bình
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành khố luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn chị Đoàn Thị Thưỳ Dương, anh Dương Minh Đức, bộ môn
Sức khoẻ sinh sản trường Đại học Y tế công cộng đã nhiệt tĩnh giúp tôi thu thập tài liệu
trong q trình làm khố luận.
Xin cảm ơn chị Trần Thị Đức Hạnh, bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y tế cơng
cộng đã có nhiều ý kiến q báu, góp ý cho tơi trong q ưỉnh thực hiện khoá luận.
Xin cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sàn tỉnh Bắc Giang đã


tích cực ho trợ tơi trong quả trình viết kho ả luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đĩnh, bạn bè đã ln động viên và khích lệ tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu để hồn thành tốt khố luận.

Tác giả
Nguyễn Quỳnh Chi


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÁN ĐỀ.......................................................................................................................1
Chương 1: TỒNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3

1. Bà mẹ và trẻ sơ sinh.........................................................................................................3
2. Một số thuật ngữ liên quan, sử dụng trong nghiên cứu....................................................3
3. Chăm sóc bà mẹ sau sinh..................................................................................................4
3.1. Chăm sóc bà mẹ trong giai đoạn hậu sản......................................................................4
3.2. Chế độ dinh dưỡng và bổ sung vi chất trong giai đoạn hậu sản...................................4
3.3. Chế độ lao động, nghỉ ngơi trong giai đoạn hậu sàn....................................................4
3.4. Vệ sinh và phòng chống nhiễm khuân trong giai đoạn hậu sản...................................4
3.5. Quan hệ tình dục và kế hoạch hố gia đình...................................................................5
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh.........................................................................................................5
4.1. Cho trẻ bú sữa mẹ..........................................................................................................5
4.2. Giữ ấm cho trẻ............................................................................................................. 6
4.3. Phòng chống nhiễm khuẩn...........................................................................................6
4.4. Tiêm chủng...................................................................................................................6
5. Tinh hình nghiên cửu chăm sóc sau sinh..........................................................................6
5.1. Tử vong mẹ và tử vong sơ sinh....................................................................................6
5.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ.....................................................8
5.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ.......9

6. Một số đặc điềm của tỉnh Bắc Giang.............................................................................. 9
7. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hường đến tình hình chăm sóc sau sinh của bà mẹ......11
Chương 2: MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.................................................................................12
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.........................................................................13

1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................13
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................................13
2.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................................................13
2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................13

3. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................................13


4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................13


iỉ

4.1. Nghiên cứu định lượng................................................................................................13
4.2. Nghiên cứu định tính...................................................................................................15

5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.......................................................................16
5.1. Thu thập số liệu định lượng.........................................................................................16
5.2. Thu thập số liệu định tính............................................................................................16

6. Điều tra viên và giám sát viên.......................................................................................17
6.1. Điều tra viên................................................................................................................17
6.2. Giám sát viên...............................................................................................................17

7. Các biến sổ của nghiên cứu............................................................................................18

8. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................................22
9. Van đề đạo đức của nghiên cứu.................................................................................... 22
10. Hạn chế cùa nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục..............................................23
10.1. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................................23
10.2. Sai số........................................................................................................................ 23
10.3. Biện pháp khắc phục:................................................................................................23

11. Thử nghiệm bộ cơng cụ................................................................................................24
Chương 4: KẾ HOẠCH NGHIÊN cứu VÀ KINH PHÍ.......................................................26
1. Kế hoạch nghiên cứu chi tiết..........................................................................................26
2. Kế hoạch nghiên cứu theo thời gian...............................................................................27
3. Kinh phí nghiên cứu.......................................................................................................27
Chương 5: Dự KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN cứu..................................................................28
1. Kết quà nghiên cứu định lượng.......................................................................................28
1.1. Một số đặc điểm của bà mẹ và trẻ dưới 12 tháng tuổi.................................................28
1.2. Kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ sau sinh........................................................31
1.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc trè sơ sinh...............................................................36
1.4. Một số yểu tố liên quan đên chăm sóc bà mẹ sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh của đôi
tượng nghiên cứu..................................................................................................................40
2. Ket quả nghiên cứu định tính.........................................................................................42
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................44
1. Kết luận..........................................................................................................................44
2. Khuyến nghị và đề xuất giải pháp:.................................................................................44
TÀI LỆU THAM KHẢO....................................................................................................45


iii

PHỤ LỤC.............................................................................................................................50
Phụ lục 1: Danh sách các xã được chọn vào nghiên cứu....................................................49

Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn phụ nữ đang nuôi con dưới12............................tháng tuổi
49
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu bà mẹ đang nuôi coi dưới 12.....................tháng tuổi
60
Phụ lục 4: Hướng dẫn cách điền phiếu phỏng vấn..............................................................61
Phụ lục 5: Bảng kiểm giám sát thu thập thông tin định tính.............................................604
Phụ lục 6: Cham điểm kiến thức chăm sóc bà mẹ trong giai đoạn hậu sàn.........................65
Phụ lục 7: Chấm điểm thực hành chăm sóc bà mẹ ưong giai đoạn hậu sàn.........................67
Phụ lục 8: Chấm điểm kiến thức chăm sóc ữè sơ sinh.........................................................69
Phụ lục 9: Chấm điểm thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh........................................................71
Phụ lục 10: Bảng kiểm đánh giá bộ công cụ phỏng vấn......................................................73
Phụ lục 11: Kế hoạch nghiên cửu theo thời gian.................................................................74
Phụ lục 12: Kế hoạch dự trù kinh phí..................................................................................75


TĨM TÁT ĐÈ CƯƠNG NGHIÊN cũư
Nghiên cứu “Mơ tả kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của phụ nữ có con dưới
12 tháng tuổi tại tình Bắc Giang năm 2009 và một số yếu tố liên quan ” ỉà một nghiên cứu
nhằm tìm hiểu về tình hình chăm sóc phụ nữ trong trong thời kì hậu sản và chăm sóc trẻ sơ
sinh tại một tỉnh được đánh giá là có tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh cao của Việt Nam.
Nghiên cứu góp phẩn bố sung thơng tin ve tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong
giai đoạn sau sinh tại Bắc Giang cũng như các nghiên cứu về chăm sóc sau sinh tại Việt
Nam. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đên tháng 9 năm 2009 với các mục tiêu:
-

Mô tà kiến thức và thực hành trong chăm sóc bà mẹ sau sinh của phụ nữ có con
dưới 12 tháng tuổi tại tỉnh Bắc Giang năm 2009

-


Mồ tả kiến thức và thực hành trong chăm sóc trẻ sơ sinh của phụ nữ có con
dưới 12 tháng tuổi tại tỉnh Bắc Giang năm 2009

-

Xác định một so yếu tố liên quan đen chăm sóc bà mẹ sau sinh và chăm sóc ữè
Sơ sinh của phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi.

Thơng tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng cả phương pháp định lượng
thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn và phương pháp định tính thơng qua phịng vấn sâu (trên
đổi tượng phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi). Để đưa ra những kết luận phù hợp phục vụ
mục tiêu nghiên cứu, các thông tin định lượng được thu thập trong quá trình nghiên cứu
được xừ lý bằng các phần mềm thống kê (Epi Data, SPSS), các thông tin định tính được xừ
lý bằng tay, tổng hợp vào bảng kết quả định tính.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật
và từ vong đoi với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại hẩu hểt các nước đang phát triên. Từ
những năm 1980 đến nay, số lượng các sàn phụ chết do mang thai và sinh đè hầu như khơng
có sự thay đổi, vẫn duy trì ờ mức khoảng 536.000 người/năm [24]. Tình trạng tử vong trẻ sơ
sinh cũng vẫn ở mức cao, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trường hợp ưẻ sơ sinh
chết trong tháng đầu tiên sau sinh, hầu hết các trường họp tử vong sơ sinh đều xảy ra ở các
nước đang phát triển [25]. Tại Việt Nam, các số liệu về tỷ lệ tử vong mẹ thường khơng
thống nhất. Theo ước tính, tỳ lệ tử vong mẹ ờ Việt Nam là khoảng 165/100.000 trè đè sống
[6], tỷ lệ từ vong sơ sinh là 1800/100.000 [15]. Tình ưạng từ vong mẹ và chết sơ sinh có liên
quan chặt chẽ đến chế độ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay từ khi mang thai đến khi bà
mẹ được 42 ngày sau sinh.

Năm 1987, sáng kiến làm mẹ an toàn đã được đưa ra với sự nỗ lực của nhiều tổ chức
quốc tế và các quốc gia [6]. Sáng kiển này đặt ra mục tiêu giảm tử vong và các bệnh tật của
bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở các nước đang phát hiển. Là một trong những nước đang
phát triển, Việt Nam cũng hường ứng sáng kiến Làm mẹ an toàn và đã có nhiều nỗ lực trong
việc thực thi sáng kiến thơng qua các chương trình giảm tử vong mẹ hay đưa ra các chuẩn
quốc gia về Làm mẹ an toàn với những nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ và trè sơ sinh [2],[6].
Bắc Giang được đánh giá là một tỉnh có tỳ lệ cao về tử vong mẹ và tử vong sơ sinh
[13]. Trong năm 2009, tại Bắc Giang, dự án “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, “Chương trình
hành động chăm sóc sức khoẻ sinh sản” do Sở Y tế - trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sàn
tinh Bắc Giang thực hiện và chương trình “Giảm tử vong mẹ và từ vong sơ sinh hướng tới
đạt mục tiêu thiên niên kỷ 2006 — 2010” của Bộ Y tê với sự hô trợ của Hà Lan sẽ được
triển khai với một cấu phần quan trọng, hướng tới truyền thông nâng cao kiến thức về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những phụ nữ đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi[10], [13], [14], Hiện tại, điều tra ban đầu của chương trình giảm tử
vong mẹ và từ vong sơ sinh hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ 2006 — 2010 đã được triển
khai tại Bắc Giang. Tuy nhiên, do nằm ưong cấu phần điều ưa cơ bàn của một dự án nên
điều tra ban đầu chưa đề cập đến các nội dung chăm sóc sau sinh như thực hạng chăm sóc
phụ nữ ưong giai đoạn hậu sản và chăm sóc ttẻ sơ sinh của các bà mẹ một cách


2

thỏa đáng. Đây là những nội dung rất quan trọng ưong chương trình
Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Hơn nữa, cỡ mẫu điều tra tại cộng
đồng chi là 140 phụ nữ với sai số tuyệt đối là 10% [13], Chính vì vậy, kết
quả của nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp địa phương xây dựng kế
hoạch can thiệp truyền thơng thích hợp, đồng thời cũng sẽ bồ sung thông
tin cho đánh giá ban đầu cùa dự án và làm cơ sờ để xây dựng hoạt động
cùa dự án cũng như để đánh giá kết quả đạt được khi dự án kết thúc. Với

những ý nghĩa như vậy, chúng tôi tiến hành xây dựng đề cương nghiên
cứu “Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của phụ nữ có
con dưới 12 tháng tuổi tại tỉnh Bắc Giang năm 2009 và một sổ
yếu tố liên quan”. Nghiên cứu nhằm trả lời một sổ câu hỏi:
- Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của phụ nữ cỏ con dưới 12
tháng tuổi tại Bắc Giang năm 2009 như thế nào?
- Những yếu tố nào liên quan đến chăm sóc sau sinh cùa phụ nữ có con dưới 12 tháng
tuổi tại tỉnh Bẩc Giang năm 2009?


Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1. Bà mẹ và trẻ sơ sinh
Mang thai và sinh đẻ là một thiên chức cao quý của người phụ nữ. Tuy nhiên, thai sản
cũng mang đến cho người phụ nữ những tai biến đe doạ tới sức khoẻ, thậm chí tới tính mạng
của họ. Để giảm thiểu những rủi ro ưong quá trình này, người phụ nữ cần nhận được sự
chăm sóc y tế đặc biệt ngay từ khi mang thai, sinh nở cho đến 42 ngày sau sinh.
Trẻ sơ sinh là giai đoạn được tính từ khi sinh ra đến khi trẻ được 28 ngày tuổi. Khi ra
đời, ngay lập tức, trẻ sơ sinh phải thích ứng vói cuộc sơng ngồi tử cung. Tuân đâu tiên và
tháng đầu tiên sau khi ra đời là thời điểm có nhiều nguy cơ đối với trẻ. Trong tổng số trẻ tử
vong trong vòng 28 ngày sau đẻ thì hơn một nừa từ vong trong vịng 7 ngày đầu [9]. Mặc dù
nguy cơ từ vong giảm nhiều theo thời gian nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần phải được theo dõi cẩn
thận trong tháng đầu sau khi sinh.
2. Một số thuật ngữ liên quan, sử dụng trong nghiên cứu
Thời kỳ sau sình (hay cịn được gọi là thời kì hậu sản): được tính từ khi sổ rau đến hết
42 ngày [9].
Chăm sóc sau sinh: là những chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ trong 42 ngày đầu sau sinh,
trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến chăm sóc bà mẹ trong vịng 42 ngày đầu
sau sinh và chăm sóc ưẻ sơ sinh ưong vịng 28 ngày đầu sau sinh của bà mẹ
Thăm khảm sau sình của cán bộ y tề: là sự thăm khám, tư vân của cán bộ y tê đôi với
bà mẹ và trè trong vòng 42 ngày sau sinh. Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến thầm khám

sau sinh của cán bộ y tế từ khi bà mẹ và trẻ trờ về nhà (hoặc sau khi bà mẹ sinh tại nhà).
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián
tiếp (vắt sữa ra) mà không ăn thêm bất cứ một thứ thức ăn hoặc nước uống nào khác như sữa
bột, sữa nước, cháo, bột, cơm, nước lọc, nước chè, nước, nước hoa quà, thảo dược... trong
suốt sáu tháng đầu sau sinh [9],
Dấu hiệu nguy hiểm: Là những dấu hiệu hoặc triệu chứng báo hiệu bệnh nhân đang ở
trong tình trạng nguy hiểm, cần phải được xử trí ngay nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến tính
mạng của người bệnh^.


Chăm sóc rốn sơ sinh: là một q trình liên tục từ ngay sau đẻ tới khi rụng, lên sẹo
khô, phải đảm bào vô khuẩn khi cắt và làm rốn [2].
3. Chăm sóc bà mẹ sau sinh
3.1. Chăm sóc bà mẹ trong giai đoạn hậu sản
Một số tai biến sau khi sinh (như chảy máu, sốt, đau bụng, sản dịch bất thường, đau
đầu nhiều, mờ mắt, co giật...) có thể đe doạ tính mạng của các bà mẹ. Chính vì vậy, cần
hướng dẫn cho bà mẹ và những người thân xung quanh nhận thức được những dấu hiệu
nguy hiểm sau khi sinh và phài được chăm sóc ngay nếu thấy những dấu hiệu đó. Các bà mẹ
cũng cần được khám lại 2 lần trong giai đoạn hậu sản: một lần trong ngày đầu tiên và lần thứ
2 trong vòng 42 ngày sau sinh [1].
3.2. Chế độ dinh dưỡng và bổ sung vi chất trong giai đoạn hậu sản
Chế độ dinh dưỡng: Sau khi sinh, bà mẹ cần ăn đù chất, đủ lượng, ưánh kiêng khem vô
lý, nên ăn những thức ăn dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa. Trong thời gian cho
con bú, bà mẹ nên ăn thêm 1 bữa ngồi 3 bữa chính mỗi ngày, nên uống nhiều nước để CÓ
đủ sữa.
Bổ sung vi chất: Các bà mẹ đang cho con bú được khuyến cáo nên bổ sung một liều
Vitamin A 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Thiếu máu do thiếu sắt có thể
phịng chống bằng cách khun bà mẹ bổ sung viên sắt từ khi mang thai đến 40 ngày sau đẻ
hoặc ít nhất 1 tháng sau khi sinh [16].
3.3. Chế độ lao động, nghỉ ngơi trong giai đoạn hậu sản

Nếu đẻ thường, sau 6 giờ, bà mẹ CÓ thể ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng. Vận động sớm
sau sinh sẽ giúp các bà mẹ tránh được viêm tắc tĩnh mạch. Sau 1 tuần, bà mẹ có thể tham gia
làm các công việc nhẹ. Tuy nhiên, sau sinh, bà mẹ cần nghỉ lao động nặng, tránh những việc
như gánh, gồng, đội, vác ít nhất 3 tháng sau sinh [2].
Các bà mẹ cần được ngủ ít nhất 8 giờ một ngày, tơn trọng giấc ngủ trưa, giừ cho tinh
thần được thoải mái, khơng phải lo lắng buồn phiền.
3.4. Vệ sinh và phịng chống nhiễm khuẩn trong giai đoạn hậu sản


Thời kỳ sau sinh, bà mẹ cần thực hiện chế độ vệ sinh phù hợp, phòng chống nhiễm
khuẩn.
Bà mẹ cũng cần phải biết vệ sinh hàng ngày bang nước sạch, dùng gáo hoặc vòi hoa
sen, dùng khăn vệ sinh sạch. Quần áo phải rộng rãi, sạch sẽ và đủ ấm. Giường chiếu, phịng
ờ phải sạch sẽ, thống mát, sắp xếp gọn gàng để tránh nhiễm trùng cho cả mẹ và con. Các bà
mẹ cũng cần phải rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước và sau khi bế trẻ, cho trẻ ăn,
đảm bào các dụng cụ chăm sóc trè phải sạch, giữ rốn của ưè sạch và khô.
3.5. Quan hệ tình dục và kế hoạch hố gia đình
Các tài liệu đều khuyến cáo rằng nếu có thể thì nên kiêng giao hợp đến hết 6 tuần đẩu
sau đè do trong thời kì này cổ tử cung chưa trở lại bình thường, sản dịch là mơi trường thuận
lợi cho vi khuẩn phát triển, vì thế nếu giao họp sớm sẽ dễ gây nhiễm trùng [2], [4], [11], Mặt
khác, niêm mạc và các sự thay đổi tổ chức chưa hoàn toàn bình thường trở lại, giao hợp có
thể gây sang chan. Sự phóng nỗn thường xảy ra trước khi có kinh nguyệt lại sau đẻ và
khơng thể nói chắc chắn là khi nào thì lần phóng nỗn đầu tiên xảy ra, có nghĩa là có thể có
thai trước khi cỏ kì kinh đâu tiên sau đẻ. Vì vậy, cân phải sử dụng ít nhât 1 biện pháp tránh
thai ngay từ trước khi thấy kinh đề ưánh việc có thai ngồi ý muốn. Các biện pháp có thể áp
dụng trong giai đoạn này: Các biện pháp tránh thai tự nhiên, thuốc tránh thai chỉ có
progestin, dụng cụ từ cung, bao cao su, triệt sản [2].
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh
Mục đích của chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh là giữ cho trẻ được khoè mạnh, đáp ứng
những nhu cầu cơ bản về sức khoẻ của trẻ (đủ ấm, thở bình thường, cho trẻ ăn, phòng chống

nhiễm khuẩn), đảm bảo trẻ được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh cũng như bú mẹ hồn
tồn trong vịng 6 tháng tuổi. Bà mẹ cũng cần phải biết được cách phát hiện và xử trí kịp thời
những dẩu hiệu bẩt thường của trẻ.
4.1. Cho trẻ bú sữa mẹ•
Bắt đầu và duy trì việc ni con bằng sữa mẹ là một trong những mục tiêu chính của
việc chăm sóc tốt giai đoạn sau sinh. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho ửè sơ sinh. Ngồi các
chất dinh dưỡng, sữa mẹ cịn có kháng thể, acid amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của
trẻ. Nuôi con bang sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, sạch sẽ, ít tốn kém và cịn có tác dụng
giảm sự chảy máu sau đẻ, ức chế phóng nỗn giúp kế hoạch hố gia đình sau khi


sinh. Cho trẻ bú sớm và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đẩu là mục tiêu cùa chương trình ni con bàng sữa mẹ
đang được triển khai ở nước ta [2].
4.2. Giữ ẩm cho trẻ
Trẻ sơ sinh luôn cần được giữ ấm, đặc biệt là trong những tuần đầu sau khi sinh. Do trẻ
không thể điều chinh nhiệt độ của mình như người lớn nên trẻ có thể bị nóng hoặc bị lạnh rất
nhanh. Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhỏ và không thể tự giữ ấm, nếu ưẻ bị lạnh quá, trẻ có thể
sẽ tử vong.
Gia đình có thể giữ ấm cho ưè bằng cách giữ cho phịng của trẻ khơng bị gió lùa và ấm
cả ngày lẫn đêm; mặc cho trẻ quần áo, tã ấm (nhiêu hon người lớn 1 hoặc 2 lớp quân áo), đội
mũ cho trẻ; đặt trẻ nằm cùng giường với mẹ để được ủ ấm; thay tã cho trẻ ngay khi tã bị ướt;
và đặc biệt, không được tắm trẻ trong vòng 6 giờ đầu sau đẻ và trẻ cần được giữ ấm khi tắm
vì lúc này, trẻ có nguy cơ cao bị mất nhiệt [2], [9].
4.3. Phịng chống nhiễm khuẩn
Thực hành phòng chổng nhiễm khuẩn sẽ giúp người mẹ và gia đình ngăn ngừa việc lây
nhiễm từ cơ thề trè và lây nhiễm cho ttè. Trẻ sơ sinh có thẻ bị nhiễm khuẩn ờ những nơi có
điều kiện vệ sinh kém, gây nên những nhiễm khuẩn nặng về da, rốn, phổi, dạ dày hoặc máu
gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Trên thực tế, những nhiễm khuẩn này là nguyên nhân tử
vong chính của trẻ sơ sinh [9]. Chính vì vậy, việc phịng chống nhiễm khuẩn là tối cần thiết

đối với trẻ sơ sinh
Gia đình có thể phịng chống nhiễm khuẩn cho trẻ qua việc chãm sóc rốn, chăm sóc da
và vệ sinh cơ the, rửa tay khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các đồ đạc dùng cho trẻ phải sạch [2].
4.4. Tiêm chủng
Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch. Trong năm đầu đời, ữè cần được tiêm vaccine
phòng chống lao, viêm gan B, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi. Tuy nhiên, theo lịch
tiêm chủng của nước ta. trong giai đoạn sơ sinh, trẻ chi được tiêm vaccine phịng lao và viêm
gan B.
5. Tình hình nghiên cứu chăm sóc sau sinh
5.1. Tử vong mẹ và tử vong sơ sinh


5.1.1 Tử vong mẹ
Ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây
từ vong, bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Từ vong trong nhóm tuổi này
chiếm ít nhất 18% tổng số gánh nặng bệnh tật, cao hơn bất kỳ vấn đề sức khỏe đơn lè nào
khác. Phụ nữ vẫn tiếp tục tử vong liên quan đến các nguyền nhân thai sản, ước tính khoảng
mỗi phút trơi qua thì có một phụ nữ tử vong đo thai sản [25]. Theo các nghiên cứu thì 60%
số ca tử vong mẹ xảy ra ở thời kỳ sau sinh.
Trong năm 2005, ước tính tỷ lệ tử vong mẹ trên phạm vi tồn the giới vẫn cịn rất cao
(400/100.000 trẻ đẻ sống). Con số này cao nhất ở khu vực cận Sahara (900/100.000 trẻ đè
sống, tiếp đến là châu Phi (820/100.000 trẻ đẻ sống) và khu vực Nam Á (490/100.000 trẻ đè
sống). Tại các khu vực đang phát triển tỷ lệ này vẫn cao hơn tỳ lệ chung trên thế giới. Tại
khu vực Đông Nam Á tỷ lệ tử vong mẹ là 300/100.000 trẻ đè sống, thấp hơn so với con số
chung của khu vực đang phát triển (450/100.000 trẻ đẻ sống) [26].
Tại Việt Nam, số liệu về tử vong mẹ khơng thống nhất ở các nguồn khác nhau. Ước
tính tỳ lệ tử vong mẹ ờ Việt Nam là 165/100.000 trẻ đẻ sống [5]. Với số liệu báo cáo trong
niên giám thống kê cho thấy tỳ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam đã giảm có ý nghĩa từ
200/100.000 trẻ đè sống năm 1990 xuống 100/100.000 ưè đẻ sống năm 2003 [3]. Tuy nhiên,
tỷ lệ từ vong mẹ lại rất khác nhau qua các ngn sơ liệu, vì thê rât khó có thê có con Số

chính xác.
5.1.2 . Tử vong sơ sinh
Hàng năm, ưên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu đời, trong đó có
khoảng 4,3 triệu chết trong vòng 28 ngày đầu sau sinh, trong số này hơn 65% xảy ra trong
vòng 7 ngày sau sinh [7], [11]. Tháng đầu đời của ưè có nguy cơ từ vong cao gap 15 lần so
với các khoảng thời gian khác trước khi trẻ được 1 tuổi. 98% số trẻ tử vong này thuộc các
nước đang phát triển [20]. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất ờ các nước nghèo nhất thế giới,
và ờ các nước này thì chủ yếu ờ nhóm người nghèo nhất, những người ở vùng sâu, vùng xa.
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào ở tầm quốc gia về tử vong sơ
sinh. Trong Niên giám thống kê hàng năm cùa Bộ Y tế, cũng khơng có số liệu chính thức về
tử vong sơ sinh. Theo kết quả điều ưa sức khỏe và nhân khẩu học năm 2002 là


5.2. /1.000 [18] thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển
khác. Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế thì tỷ lệ chết sơ sinh là 18/1.000 [15],
5.3. Kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ
Tại Kenya, một nghiên cứu tại Nairobi cho thấy, chi có 40% bà mẹ có kiến thức về
chăm sóc sau sinh tốt nhưng lại có tới 66% bà mẹ có thực hành chăm sóc sau sinh tốt [22].
Tại Wardha, Ẩn Độ, các bà mẹ được phỏng vấn có kiến thức chưa tốt về các dấu hiệu
nguy hiểm ờ trẻ sơ sinh. Tỷ lệ các bà mẹ biết rằng khó thờ, bú kém, ngủ li bì là những dấu
hiệu nguy hiểm ở ưẻ sơ sinh lần lượt là 40,3%, 22,6%, 13,9%. Chi 9,7% bà mẹ và 2,8% biết
co giật, giảm nhiệt là dấu hiệu nguy hiểm [19].
Theo báo cáo rà soát các nghiên cửu về lĩnh vực sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam giai
đoạn 2000-2006, kiến thức nói chung cùa phụ nữ về chăm sóc sau sinh là khơng tốt. Trong
giai đoạn sau sinh, phụ nữ khơng biết thời điểm chính xác để có quan hệ tình dục trở lại, chế
độ dinh dưỡng cần thiết và các biện pháp tránh thai phù hợp [6].
Theo một nghiên cứu ở Đăkrơng và Hướng Hố ở Qng Trị, tỷ lệ bà mẹ được đánh
giá có thực hành chăm sóc sau sinh đạt chỉ là 23,5%, tỳ lệ trẻ được bú mẹ ưong vòng 1 giờ
sau đẻ là 71%, vẫn còn 13,6% trẻ sau 1 ngày mới được bú mẹ. Chỉ có 24% các bà mẹ được
uống Vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh [7], Một nghiên cứu khác do tổ chức Cứu trợ

trẻ em Mỹ thực hiện tại đây cho thấy có tới 43,5% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nào
nguy hiểm ở phụ nữ trong giai đoạn hậu sàn, 35% bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nguy
hiểm nào ờ trẻ sơ sinh, 31,8% trè được bú mẹ hồn tồn trong vịng 6 tháng đầu [23].
Một nghiên cứu ở Chí Linh, Hải Dương cho thấy chi có 40% bà mẹ có hiểu biết đạt về
chăm sóc sau sinh, trong đó, các bà mẹ có hiểu biết kém về dấu hiệu nguy hiểm và kế hoạch
hố gia đình sau sinh và chi có 35,4% bà mẹ có điểm thực hành chăm sóc sau sinh đạt.
Khoảng 1/2 bà mẹ biết cần phải uống bổ sung viên sắt và vitamin A sau sinh nhưng chì có
hom 20% các bà mẹ biết cách uống đúng và đủ trong đó, chỉ có 13,3 % bà mẹ uống đúng và
đủ viên sắt, 57,4% uống vitamin A trong tháng đầu. Hơn 1/3 bà mẹ không ngủ đù 8 tiếng
một ngày. 49,7% bà mẹ áp dụng biện pháp tránh thai hoặc đủ điều kiện cho bú vô kinh sau
sinh [8],
Theo một nghiên cứu tại 7 tinh tham gia chu kì quốc gia 7 do Quỹ Dân số Liên hợp
quốc (UNFPA) tài trợ, hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ sau sinh còn


hạn chế. Không đối tượng nào biết cả 5 dẩu hiệu, đa số chi kể được
1-2 dấu hiệu. Hầu hết những người kể được bất kỳ một dấu hiệu nguy
hiểm nào sau sinh đều có cách xử trí hoặc là đưa ngay đến cơ sở y tế nhà
nước (khoảng 93,1%) hoặc mời cán bộ y tế đến nhà chữa trị (11,8%). 71%
đối tượng biết về thời điểm cần cho con bú sau sinh và thực tế đã có
61,9% phụ nữ cho con bú ngay trong vòng 30 phút sau sinh. Có 58,3%
phụ nữ biết ràng nên cho con bú hồn toàn từ 4 đến 6 tháng và 41,6%
thực hiện đúng thời gian này. Chỉ có 10% người được hỏi cho rằng cần
phải sử dụng biện pháp tránh thai ngay sau khi có quan hệ tình dục trở lại
và 10,8% người khác không biết thời gian cần sử dụng biện pháp tránh
thai sau sinh [12].
5.4. Các yếu tổ liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ
Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm đối chứng của Bushour và các đồng
nghiệp năm 2008 ở Sirya cho thấy các bà mẹ nhận được sự giáo dục về chăm sóc ưè và kế
hoạch hố gia đình có tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai và cho trẻ bú mẹ hồn tồn cao

hơn nhóm các bà mẹ không nhân được sự giáo dục [17].
Theo nghiên cứu ở Chí Linh năm 2003, có 7,7% bà mẹ khơng có ai giúp đỡ chăm sóc
vào ban đêm. Tỷ lệ khám lại ở nhóm các bà mẹ làm ruộng, làm rẫy thấp hơn nhóm các bà
mẹ làm nghề nghiệp khác (công nhân viên chức, buôn bán...). Các bà mẹ được thăm khám
sau sinh cũng có kiến thức (gấp 2,04 lần) và thực hành (gấp 2,27 lần) tốt hơn các bà mẹ
khơng được thăm khám. Các bà mẹ cỏ trình độ học vấn cao thì tỷ lệ thực hành đạt cao hơn
và ngược lại [8]. Kết quả nghiên cứu ở 2 huyện Đăkrơng và Hướng Hố (Quảng Trị) cũng
cho kết quà tương tự [7]. Nhiều nghiên cửu khác cũng cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội như
học vấn thấp, tuồi trẻ, tín ngưỡng, dân tộc thiếu số và thu nhập thấp của các bà mẹ có tác
động rõ rệt đến thực hành chăm sóc sau sinh.
6. Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Giang
Bẳc Giang là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội 50km về phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh
Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Ngun, phía Nam và Đơng Nam giáp
tinh Bắc Ninh, Hải Dương và Quàng Ninh. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành
phố (thành phố Bắc Giang) trong đó có 7 huyện miền núi và 2 huyện trung du có đồng bằng
xen kẽ với 229 xã, phường, thị trấn. Tính đến hết năm 2008, dân số Bắc Giang là 1.631.300
người, trong đó số phụ nữ 15-49 là 421.207 người (318.540 người đã cỏ chồng), số trẻ dưới
12 tháng tuổi là 28.175 trẻ [10].


Trên địa bàn tĩnh Bắc Giang có 27 dân tộc cùng sinh sổng, trong đó các dân tộc thiểu
Số (Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao...) chiếm 11,9%. Cơ cấu dân số: 36,3% làm
nông, lâm ngư nghiệp và thuỷ sản, 30,5% làm công nghiệp, xây dựng, 33,2% làm dịch vụ.
Trong năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo toàn tĩnh là 15,78%, thu nhập bình qn đầu người đạt
4.375.000 người/năm [10],
Tính đến hết năm 2008, tại Bắc Giang, 100% các xã đã có trạm y tế, tỳ lệ trạm y tế đạt
chuẩn quốc gia mới đạt 72,05%. Trong năm này, toàn tỉnh cỏ 23 ca tai biến sản khoa tuy
nhiên không có ca tử vong mẹ nào được ghi nhận. Tỳ suất từ vong trẻ sơ sinh là 2,4%O, tỷ
suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 3,4%O. Tuy nhiên, chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2009,
đã có 8 ca tai biến sản khoa, 2 ca tử vong mẹ và tỷ suất từ vong trẻ dưới 1 tuổi đã là 3,9%O,

số phụ nữ được thăm khám sau đẻ là 94,2% [10], [14].
Trong năm 2009, tại Bắc Giang sẽ triển khai dự án chăm sóc sức kh sinh sàn,
chương trình Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, riêng tại trung tâm chăm sóc sức khoè
sinh sản sẽ được triển khai thêm dự án Nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hố gia đình.
Các hoạt động truyền thơng về chăm sóc sức khoè sinh sàn sẽ được triển khai rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng ữên tất cả 10 huyện/thị của Bắc Giang. Các lớp tập huấn
nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho cán bộ y tế cũng sẽ được tổ chức, các
xã trọng điểm sẽ được bổ sung thuốc, vật tư y tế. Ngoài ra, điều tra cơ bản chương trình
giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh cùa Bộ Y tế (do chính phù Hà Lan tài trợ) cũng đã được
triển khai nhàm điều ưa thu thập các chi sổ và thông tin cơ bàn của chương trình làm mẹ an
tồn, xây dựng kế hoạch can thiệp giảm từ vong mẹ và từ vong sơ sinh tại tỉnh. Một số kết
quả điêu ưa ban đâu như sau:
-

46,9% phụ nữ được cán bộ y tế thăm khám sau sinh.

-

Có 12,4% bà mẹ khơng biết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào của ưẻ sơ sinh và
15,7% bà mẹ không viết bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào đối với phụ nữ ưong
giai đoạn hậu sản.

-

56,7% bà mẹ cho con bú ưong vòng 30 phút sau đẻ.

-

64,3% bà mẹ biết cần phải cho con bú hồn tồn trong vịng 6 tháng đầu nhưng
chì có 38,3% bà mẹ thực hiện đúng như vậy.


-

25% phụ nữ biết thời điểm cần sừ dụng biện pháp tránh thai sau đẻ là ngay khi
quan hệ tình dục trở lại.


7. Khung lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình chăm sóc sau sinh của bà mẹ
Cấp độ vĩ mơ
Luật chăm sóc bà bảo vệ sức kh nhân dân
Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoè sinh sản

Chăm sóc bà mẹ
Chăm sóc bà mẹ
sau đè

Cấp độ cộng đồng

Chế độ dinh
dưỡng và bổ sung vi chất

Sống ở khu vực nơng thơn/thành thị, miền núi/đồng bằng Sự
sẵn có của các phương tiện và hình thức truyền thơng Ảnh
huởng của cán bộ y tế Phong tục tập quán xã hội Sự trao đổi
thơng tin
Cấp độ gia đình
Sống cùng chồng/ly thân/ly dị
Áp lực từ các thành viên trong gia đình
Sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình
Số con


Kiến thức,
thực hành
chăm sóc sau
sinh của các
bà mẹ có con
dưới 12 tháng
tuổi

Chế độ lao động
nghỉ ngơi
Vệ sinh và phòng
chống nhiễm khuẩn
Quan hệ tình dục
và kế hoạch hố gia đình
Chăm sóc trẻ sơ sinh
- Cho trẻ bú sữa mẹ
- Giữ ấm cho trẻ

Kinh tế gia đình

Phịng chống
nhiễm khuẩn

Cấp độ cá nhân

- Tiêm chủng

Dân tộc, tơn giáo
Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp



Chương 2: MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
Mục tiêu cụ thể
1.

Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ ttong giai đoạn sau sinh cùa
phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi tại tỉnh Bắc Giang năm 2009.

2.

Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh của phụ nữ có con dưới
12 tháng tuổi tại tinh Bắc Giang năm 2009.

3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sau sinh cùa phụ nữ có con dưới 12
tháng tuổi tại tỉnh Bẳc Giang năm 2009.


13

Chưong 3: PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (sinh con từ ngày 22/06/2008 đến ngày
22/06/2009) sổng tại địa bàn tỉnh Bắc Giang.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Những phụ nữ đủ tiêu chuẩn lựa chọn như trên nhưng có dấu hiệu khơng bình
thường về tâm thần kinh hoặc không hợp tác với điều tra viên hoặc đã rời khỏi địa bàn
Bắc Giang với thời gian từ 6 tháng (liên tục) trở lên tính từ thời điểm nghiên cứu.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2009 đến tháng 09/2009.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bắc Giang.
3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính và định lượng.



×