Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Luận văn mô tả thực trạng nhiễm hpv và các yếu tố liên quan của phụ nữ đã lập gia đình ở độ tuổi từ 15 65 tại quận tân bình thành phố hồ chí minh năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 117 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

DƯƠNG THỊ MINH TÂM


MƠ TẢ THỤC TRẠNG NHIỄM HPV
VÀ CÁC YỂU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ
ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH Ở Độ TI TỪ 15-65
TẠI QUẬN TÂN BÌNH- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2010
LUẬN VÀN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.76

Hướng dẫn khoa học:
Ts. Vũ Thị Hoàng Lan.
HÀ NỘI, 2010

Ts. Nguyễn Tuân Hưng.


LỜI CẢM ƠN
ơôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội đã giảng dạy,
cung cấp kiến thức, hỗ trợ hoàn thiện kỹ năng về y tế công cộng cho tôi trong suốt thời gian học
tập trung tại trường.
^bi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ phịng Đào tạo sau Đại học đã luôn tạo kiện kiện và hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trường và thực hiện luận văn tại địa phương.
^bi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Hoàng Lan và TS. Nguyễn Tuấn Hưng đã nhận lời
và tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn.
£7ơi xin cảm ơn Phó Giáo Sư- Tiến Sĩ Lê Hoàng Ninh Viện Trưởng Viện Vệ Sinh
Y Tế Cơng Cộng Thành Phố Hồ Chí Minh và các anh chị em đồng nghiệp đã hỗ trợ về chun


mơn trong q trình triển khai nghiên cứu, đặc biệt đã hỗ trợ, chia sẻ gánh vác công việc cơ
quan để tơi có điều kiện tập trung vào việc học trong suốt hai năm qua.
<7ôi biết ơn gia đĩnh và bạn bè thân thiết đã luôn động viên và làm điểm tựa tinh thần vững
chắc giúp tôi vượt qua được những khó khăn trong q trình học tập.
Íỉ5in cảm ơn bạn bè lớp Cao học 12 đã đồng hành cùng tơi trong q trình học.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGUS
ASC-US

: Atypical Glandular Cells of Undetermined Significance. Tổn thương
biểu mô tuyến thay đổi không điển hình
: Atypical Squamous Cells of Undetermined Significance Tổn thương

BLTQĐTD

tế bào mơ gai thay đổi khơng điển hình
: Bệnh lây truyền qua đường tình dục

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên

GSV


: Giám sát viên

HPV

: Human Papillomavirus

HSIL

: High-grade squamous intraepithelial lesions
Tế bào biểu mô gai thay đổi tổn thương trong biểu mô gai grand cao

LSIL

: Low-grade squamous intraepithelial lesions

NCC

Tế bào biểu mô gai thay đổi tổn thương trong biểu mô gai grand thấp
: Nguy cơ cao

NCT

: Nguy cơ thấp

QHTD
TYT

: Quan hệ tình dục
: Trạm y tế


UTCTC

: Ung thư cổ tử cung


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1

: Virút DNA, khơng vỏ bao-Hình đa diện

Hình 1.2

: cấu trúc bộ gen của HPV

Hình 1.3

: Sự biến đổi cấu trúc tế bào sau khi bị nhiễm

Hình 1.4

: Bản đồ phân bổ tỉ lệ UTCTC trên toàn cầu

16

Biểu đồ 1.2

: Biểu đồ phân bố tỉ lệ UTCTC ở các nước vùng ChâuÁ - Thái Bình Dương


17

Biếu đồ 1. 3

5
6
HPV

: Tỷ lệ UTCTC trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ tại 2 bệnh viện ở
Hà Nội theo năm

10

17

Biểu đồ 1. 4

: Tỷ lệ mắc thơ UTCTC tại cần Thơ tính theo năm

18

Biểu đồ 1.5

: Tỷ lệ ƯTCTC hiệu chỉnh theo tuổi theo các năm

19

Biểu đồ 1. 6

: Số trường họp UTCTC tính theo năm tại hai bệnh viện ở Hà Nội


19

Biểu đồ 1.7

: Phân bố UTCTC theo nhóm tuổi tại TP. HCM, 1976-1981

20

Biểuđồl.8 : Tỷ lệ mới mắc hiệu chỉnh theo tuổi tại 5 tỉnh thành phố, 2001 - 2004

20

Biểu đồ 3.1

: Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-65

49

Biểu đồ 3 .2

: 5 type HPV phổ biến nhất

52

Biểu đồ 3.3

: Phân bố tỷ lệ nhiễm HPV theo nhóm tuổi

55


Biểu đồ 3.4

: Phân bố các type nhiễm HPV với nhóm tuổi

55

Biểu đồ 3. 5

: Phân bố nhiễm HPV theo nguy cơ và nhóm tuổi

56

Biểu đồ 3.6

: Kết quả xét nghiệm tế bào

58

Biểu đồ 3.7

: Phòng ngừa HPV

62

Biểu đồ 3.8

: Phương pháp phịng nhiễm HPV

62


Biểu đồ 3.9

: Lý do khơng tiêm phòng HPV

63


ỉiỉ

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1

: Thông tin nhân khẩu học của các phụ nữ tham gia nghiên cứu

47

Bảng 3.2

: Tỷ lệ nhiễm đơn type và đa type của các đối tượng tham gia nghiên cứu

49

Bảng 3. 3

: Phân bố nguy cơ nhiễm của các đối tượng tham gia nghiên cứu

50


Bảng 3.4

: Các type HPV định danh được trong nghiên cứu

51

Bảng 3.5

: Phân loại nhiễm HPV đơn type và đa type trong từng type HPV

53

Bản 3. 6

: Mô tả phân bổ các loại HPV đơn/đa type trong mẫu TP Hồ Chí Minh

54

Bảng 3.7

: Phân bố các type HPV theo từng nhóm tuổi

57

Bảng 3.8

: Kết quả xét nghiệm phiến đồ âm đạo (PAP SMEAR)

58


Bảng 3. 9

: Phân bố kết quả phiến đồ âm đạo và HPV

59

Bảng 3. 10

: Phân bố kết quả phiến đồ âm đạo theo nhóm tuổi

59

Bảng 3.11

: Mơ tả về kiến thức lây nhiễm HPV của ĐTNC

60

Bảng 3. 12

: Mô tả kiến thức HPV của phụ nữ tham gia nghiên

cứu vềđối tượng nhiễm

61

bệnh
Bảng 3.13

: Tiền sử tiêm phòng HPV của các phụ nữ tham gia nghiên cứu


63

Bảng 3.14:

: Mô tả về cách phát hiện sớm bệnh của các ĐTNC

64

Bảng 3.15

: Mô tả cách tiếp nhận thông tin của các ĐTNC

64

Bảng 3.16

: Mô tả mong muốn cách tiếp nhận thông tin của các ĐTNC

6s

Bảng 3.17

: Mô tả nguồn thông tin tiếp nhận thông tin cùa ĐTNC

65

Bảng 3.18

: Mối liên quan giữa tình trạng hơn nhân và nhiễm HPV


66

Bảng 3.19

: Mối liên quan giữa các đặc tính hút thuốc và tình trạng

nhiễm HPV

66

Bảng 3.20: Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng nhiễm HPV của các ĐTTGNC

67

Bảng 3.21

67

: Mối liên quan giữa tuổi mang thai và tình trạng nhiễm HPV

Bảng 3.22

: Mối liên quan giữa sẩy thai và tình trạng nhiễm HPV

68

Bảng 3.23

: Mối liên quan giữa phá thai và tình trạng nhiễm HPV


6o


iv

Bảng 3.24

: Mối liên quan việc dùng thuốc tránh thai và tình trạng nhiễm HPV

69

Bảng 3.25

■ Mối liên quan giữa mắc bệnh lây qua đường sinh sản và tình trạng nhiễm HPV

69

của các đối tượng tham gia nghiên cửu
Bảng 3.26

: Mối liên quan giữa mắc bệnh lây qua đường tình dục và tình trạng nhiễm HPV 70
của các đổi tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.27

: Mối liên quan giữa sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tình trạng 70
nhiễm HPV của các đối tượng tham gia nghiên cứu

Bảng 3.28


: Mối liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm HPV

Bảng 3.29

: Mối liên quan giữa số bạn tình và tình trạng nhiễm HPV của các đối tượng 71
tham gia nghiên cứu

71


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu.............................................................................................................3
Mục tiêu chung:............................................................................................................................3
Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................................................3
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................5
Chương 2: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cứu................................................................................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................................30
2.3. Thiết kế nghiên cứu:..........................................................................................................30
2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu.........................................................................................31
2.6. Xử lý và phân tích số liệu:.................................................................................................34
2.7. Quy trình hướng dẫn trả kết quả HPV và các tư vấn..........................................................35
2.8. Qui trình giám sát............................................................................................................. 35
2.10. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu :..............................................................................45
2.11. Hạn chế và sai số của nghiên cứu:...................................................................................46
2.12. Biện pháp khắc phục sai số.............................................................................................46

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu...........................................................................................47
Chương 4: BÀN LUẬN..............................................................................................................72


Chương 5: KẾT LUẬN...............................................................................................................81
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................84
PHỤ LỤC 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA..................................................................................1
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VÁN..................................................................................3
PHỤ LỤC 3: HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU.................................................................................10


vi

TÓM TẮT NGHIÊN cứu
HPV (Human Papillomavirus) là thành viên của gia đình Papova viridal virus với trên 100
chủng loại [4], Nhiễm HPV là một bệnh lây qua đường tình dục (BLTQĐTD), ước tính có khoảng 5080% phụ nữ sẽ nhiễm HPV trong cuộc đời. Sự tái nhiễm nhiều lần chủng HPV NCC làm tổn thương
các tân sinh trong biểu mô trở nên khơng điển hình và tiến triển đưa đến ung thư cổ tử cung (UTCTC)
xâm lấn [2], Hiện nay tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu về thực trạng nhiễm HPV cũng như sự phân bố
các type nhiễm HPV, đa số các nghiên cứu đều xem yếu tố nguy cơ của UTCTC cũng là yếu tố nguy
cơ của nhiễm HPV. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “ Mô tả thực trạng nhiễm HPV và các yếu
tố liên quan của phụ nữ đã lập gia đình từ 15-65 tuổi tại quận Tân Bình- Thành phố Hồ Chí Minh năm
2010”. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích với các
mục tiêu : 1) Xác định tỉ lệ hiện nhiễm HPV của phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tại quận
Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh, 2) Mơ tả một số đặc điểm dịch tễ về tình trạng nhiễm HPV và xác
định một số yếu tố liên quan của phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tại quận Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh, 3) Tìm hiểu thực trạng kiến thức và mong muốn tiếp cận thông tin về HPV
và UTCTC phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tại quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010. Cỡ mẫu nghiên cứu là 750 phụ
nữ trong độ tuổi từ 15-65 tuổi tại quận Tân Bình Thành Phố Hồ Chí Minh. Các phụ nữ tham gia

nghiên cứu được hỏi thông tin về nhân khẩu học, tiền sử viêm nhiễm đường sinh sản, các BLTQĐTD,
tiền sử sản phụ khoa, một số nguồn thông tin về HPV và được khám và lấy mẫu bệnh phẩm xét
nghiệm HPV và tế bào phiến đồ âm đạo bất thường (pap smear), số liệu được nhập bằng phần mềm
Epi data 3.0 và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Nghiên cứu được hội đồng Đạo đức của trường
Đại học Y tế công cộng thông qua. Kết quả xét nghiệm được gửi lại cho đối tượng tham gia nghiên
cứu cùng với hướng dẫn tư vấn liên quan đến kết quả xét nghiệm.


Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV của phụ nữ tại quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh là
8,4%. Có tất cả 15 type HPV được xác định trong đó năm type HPV có tỉ lệ hiện mắc cao nhất ở HPV
18, 11, 16, 58 và 70. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HPV đon type ở các phụ nữ tham gia nghiên cứu là
65,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm đa tye là 20,6%, ba type là 11,1%, bốn type là 1,6%, sáu type là 1,6% trên
toàn mẫu nghiên cứu. Tuổi nhiễm HPV cao nhất ở nhóm từ 45-54 tuổi là 12,7%, kế đến là nhóm tuổi
từ 8,7%, nhóm tuổi từ 35-44 tuổi là 8%, nhóm tuổi từ 25-34 là 7,3%, nhóm tuổi 55-65 là 5,3%.
Trên tồn mẫu tỉ lệ phụ nữ có kết quả tế bào phiến đồ âm đạo bất thường là 4,27% trong đó
dạng phổ biến bất thường nhất Asgus (90,6%). Có 3 trường họp vừa nhiễm HPV vừa có kết quả tế bào
học bất thường.
Nguồn thông tin tiếp cận của các đối tượng chỉ có hon % đối tượng tham gia nghiên cứu đã
từng nghe/đọc/xem về nhiễm HPV, có 53,3% phụ nữ đã từng nghe về HPV và chỉ có 8,7% trả lời
HPV có thể gây chết người, có 1,2% đối tượng đã tiêm phịng HPV và 98,8% chưa tiêm phịng HPV.
Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mang thai và tình trạng nhiễm HPV của
các đối tượng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng hôn nhân, hút thuốc lá và tuổi của các đối tượng tham gia nghiên cứu.


ĐẶT VẨN ĐỀ
HPV (Human Papilloma Virus) là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục
phổ biến. Xét về tính gây ung thư HPV có hai nhóm: nguy cơ cao (NCC) và nguy cơ thấp (NCT).
Những nhóm có NCC có liên quan mạnh đến bệnh lý ung thư: hầu như các trường hợp UTCTC đều
phát hiện có nhiễm HPV NCC; trái lại nhóm HPV NCT thì hiếm khi gặp trong các trường họp ung thư

[12], Có nhiều hơn 100 type HPV có vai trị gây bệnh liên quan đến bệnh lý da và niêm mạc và
khoảng 40 type có tác động lên đường sinh dục, đặc biệt liên quan đến bệnh lý UTCTC. Nhóm được
gọi là NCC bao gồm các type 16 (HPV-16), 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 59, 66 và HPV-68. Các
type HPV-6,11, 42, 43, 44 được gọi là nhóm NCT[11].
Nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây UTCTC [5]. Trong đó HPV chịu trách nhiệm
99,7% UTCTC, type HPV 16 và 18 chiếm 70% [2], Trên thế giới, các nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HPV
trong dân số chung cũng như các phụ nữ có tiền ung thư hoặc ung thư cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV thay
đổi theo vùng, chủng tộc, nhóm tuổi, mức độ tổn thương tế bào học cũng như là mô học. Tỷ lệ nhiễm
HPV cao nhất ở Nigeria là 24,7% nhưng lại thấp nhất ở Tây Ban Nha là 1,3% [32], Ở một số quốc gia
khác, tỷ lệ nhiễm HPV tại Ý, Chile, Hàn Quốc, phụ nữ Mỹ gốc Mêhicô lần lượt là 7,8%,
10,4%,10,8%, 14,4% [32] [41] [37]. Các yếu tố nguy cơ việc nhiễm HPV khác nhau tại các quốc gia
[36]. Một vài nghiên cứu cũng tìm ta các yếu tố liên quan đến việc nhiễm HPV như tuổi quan hệ lần
đầu, tình trạng hơn nhân, hút thuốc lá và số bạn tình, tình trạng nhiễm trùng hiện tại. Tuy nhiên các
kết quả nghiên cứu này vẫn chưa thống nhất với nhau [14] [37] [36],
Việc định danh các type HPV có vai trị quan trọng trong việc tiên lượng cũng như là các quá
trình theo dõi diễn tiến của tổn thương. Trong đó các type nhiễm HPV cũng thay đổi theo vùng, tuổi,
và dân tộc, trong đó HPV 18 chiếm tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nam Á, HPV 15 chiếm tỷ lệ tương đối
cao ở vùng Tây Phi, HPV 39 tập trung cao nhất ở vùng Nam Mỹ.


Tại Việt Nam, các nghiên cứu về nhiễm HPV tập trung chủ yếu ở tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu và cộng sự cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2,4% và 10,9%. Nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh cũng cho
thấy tỷ lệ nhiễm HPV tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt là 10,9% và 2%[40]. Gần đây
nhất là nghiên cứu của Trần Thị Lợi cho biết tỷ lệ nhiễm HPV tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10,84%
[14],
Quận Tân Bình là được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị định 130/NĐ-CP ngày
05/11/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hồ, xã Bình Trị Đơng và xã Tân Tạo
của huyện Bình Chánh trước đây. Dân số quận Tân Bình trung bình năm 2008 là 265.411 người, trong
đó nữ chiếm 52,55%, do tác động của q trình đơ thị hố, dân số quận Tân Bình tăng rất nhanh trong

thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17% [46]. Do đó, đa số lực
lượng lao động trẻ nơi đây đã nhanh chóng hịa nhập với nền sản xuất hiện đại là công nghiệp và dịch
vụ. Tuy nhiên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và cho phụ nữ nơi đây chưa được quan tâm
đúng mức. Vì vậy câu hỏi chúng tơi đặt ra là: Thực trạng nhiễm HPV ở phụ nữ từ 15-69 tuổi ở đây
như thế nào? Có bao nhiêu phụ nữ có kiến thức về nhiễm HPV và nguồn tiếp cận về HPV và
UTCTC ? Sự phân bố các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV ở phụ nữ trong quận Tân Bình này.
Để làm rõ hơn về khía cạnh trên, chúng tơi tiến hành NC “Mô tả thực trạng nhiễm HPV và các
yếu tố liên quan của phụ nữ đã lập gia đình ở độ tuổi từ 15-65 tại quận Tân Bình- Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010”.


MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
Mục tiêu chung:
Mô tả thực trạng nhiễm HPV của phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tại Thành phố Hồ
Chí Minh và sự phân bố của các yếu tố nguy cơ liên quan đến việc nhiễm HPV.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ hiện nhiễm HPV của phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi
từ 15-65 tại quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mơ tả một số đặc điểm dịch tễ học về tình trạng nhiễm HPV và xác định một số yếu tố liên
quan của phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tạ quận Tân Bình Thành phố Hồ
Chí Minh .
3. Tìm hiểu thực trạng kiến thức và mong muốn tiếp cận thông tin về HPV và UTCTC của
phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 15-65 tại quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.


Tình trạng nhiễm HPV quận
Tân Bình

Nguồn thơng tin
truyền thơng


Tiền sử kinh nguyệt
- Tuổi có kinh Kinh có điều - Số
ngày ra máu

Tiền sử sản khoa,
KHHGD và bệnh phụ
khoa - Mang thai - Sẩy
thai - Nạo th

Tiền sử đời sống
tình dục TuổiQHTD - Sử
dụng BCS - Số
bạn tình

Tiền sử hút
thuốc lá Tuổi - Tiếp
xúc thuốc lá

Đặc điểm dịch tễ học của
HPV

Nhóm tuổi:

Type NCC Type
NCT Cả hai type

Nhiễm đon type và
nhiễm đa type ( Hai
type, ba


Các type HPV
được định danh

Phân bố nhiễm
HPV trên xét
nghiệm Pap bất
thường


Chưong 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ LƯỢC VÈ HÌNH THÁI, CAU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA HPV
1.1.1 Siêu cấu trúc và nhân lên của HPV
HPV thuộc họ papovaviridae. Polymavirus thường gây nhiễm trùng không triệu chứng và kết
hợp với một số bệnh thận.

Hình 1.1 : VìrútDNA, khơng vỏ bao-Hình đa diện
HPV có ít nhất 140 type và chia thành 16 nhóm (ký hiệu từ A-P). HPV cịn được phân loại
chi tiết hơn dựa trên sự nhậy cảm của chúng với tế bào niêm mạc da. Đây cũng là vị ừí HPV gây
nhiễm và tạo nên tổn thương là mụn cơm và mụn cóc. Các HPV cùng nhóm gây tổn thương giống
nhau.
Capsid HPV có đối xứng hình khối được tạo thành bởi hai protein cấu trúc và tạo nên 72
capsomer. Capsid HPV có đối xứng hình khối được tạo thành bởi hai protein cấu trúc và tạo nên 72
capsomer.


6

1.1.2


Cấu trúc bộ gen của HPV
HPV là một loại virus DNA khơng có vỏ bọc cùng nhóm với adenovirus hay parvovirus

(nhóm parvovavirus). Virus có một lớp bao protein với một số gen được phát hiện có tính sinh miễn
dịch (Ll, L2) hay gây ung thư (E6, E7)[ 12].

Hình 1.2 : cấu trúc bộ gen của HPV
Bộ gen của HPV chứa khoảng 8.000 cặp base, phần thành 3 vùng:
- Vùng điều hòa dài LCR (Long Control Region}-, chiếm 10% chiều dài bộ gene, là vùng biến
động nhất trong bộ gene HPV.
-

Vùng gene sớm', gồm 6 gene, ký hiệu là El, E2,E4, E5, E6 và E7.

-

Vùng gene muộn', gồm 2 gene, ký hiệu là LI và L2.

Hai gene sớm E6 và E7, đặc biệt gene E6 và E7 của những type HPV có NCC là những gene gây
ung thư [6],
Vùng genee sớm và vùng gene muộn có những cấu trúc đọc mở (ORF) cho việc dịch các protein
chức năng:
- Vùng gene sớm (El, E2, E4, E5, E6, E7): biểu hiện sớm trong đời sống virút, có đặc điểm
là có tính đặc hiệu mơ cao, quan trọng nhất là các genee E6,E7 có vai trị chính trong các việc gây
ung thư ở tế bào kí chủ.


7


- Vùng muộn L\ gồm protein chính LI (trọng lượng phân tử 54-58 kDa) mã hóa protein phụ
L2 (trọng lượng phân tử 68-97k Da) mã hóa protein vỏ bọc chủ yếu và thứ yếu. Sự biểu hiện vùng
muộn này muộn hơn vùng sớm và có thể tìm thấy trong tế bào keratin trưởng thành trên lớp biểu mô
lát.
1.1.3 Chức năng các vùng gene và protein:
- Gene ET. là một trong hai vùng ổn định nhất ở HPV. Chức năng chính của E1 là mã hóa
cho protein gắn đặc hiệu vào AND. E1 một hoạt động tháo xoắn không phụ thuộc ATP, rất cần thiết
cho sự sao chép của virut
- Gene E2\ Đây là gene chủ yếu cho các phiên mã của tế bào. Bên cạnh đó, E2 cịn tương
tác với El, giúp E1 dễ dàng gắn với điểm khởi động sao chép và có thể bắt đầu sao chép tăng cường
hơn. Các thí nghiệm cho thấy rằng ở nồng độ thấp, E2 tăng cường sự phiên mã, nhưng ở nồng độ
cao, nó lại ức chế sự phiên mã. Sự chèn AND vào bộ gene của vật chủ thường làm gián đoạn gene
E2, ảnh hưởng đến khả năng ức chế biểu hiện protein E6, E7.
- Gene E4: Gene E4 mã hóa cho protein E4, có vai trị giúp đỡ cho sự trưởng thành và
phóng thích HPV ra khỏi tế bào mà không làm ly giải tế bào chủ.
- Gene E5: Để xâm nhập và tồn tại trong tế bào chủ, HPV sẽ rất cần cho đến sản phẩm
protein này sản xuất, protein E5 sẽ tác động ngay vào giai đoạn đầu của sự xâm nhiễm, chúng tạo ra
các phức hợp với các thụ thể của yếu tố tăng trưởng và thụ hóa, từ đó kích hoạt sự tăng trưởng của tế
bào. Mặt khác, protein E5 cịn có vai trị trong việc ngăn chặn sự chết theo chương trình của tế bào
khi có sự sai hỏng AND do virút gây ra.
- Gene E6: Gene mã hóa protein E6, cực kỳ quan trọng trong vai trò gây ung thư, nhất là
những type virut được xếp vào nhóm gây ung thư cao gây ung thư. Protein E6 gồm 151 axit amin
hình thành cấu trúc Cyx-X- X- Cys gắn với nhân tử điều hòa. Chức năng E6 cũng là những chức của
E6 cũng là những chức năng rất nguy hiểm đối với tế bào chủ:


- Liên kết hoặc không liên kết với protein E7, điều có khả năng kích hoạt tế bào chủ phân
bào mạnh mẽ và sự phân chia này là mãi mãi, tức là tế bào chủ sẽ là những tế bào hóa bất tử.
+Gắn kết với protein p53, một protein ức chế sinh u của tế bào chủ, làm tăng sự phân giải
của p53 bởi hệ thống protein của tế bào và làm giảm khả năng ức chế khối u của protein này.

+Liên kết với gene trong quá trình bất tử hóa bào. Thực nghiệm trên chuột cho thấy liên kết
với gene kích thích sự phát triển tế bào NIH 3T3. Tế bào trở nên bất tử, đồng thời hoạt hóa chất hoạt
hóa E2 của Adenovius.
- Gene E7\ protein E7 được mã hóa từ gene này gồm chỉ 98 axit amin và hình thành hai cấu
trúc gắn kẽm. Gene E7 có vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc gây ung thư ở tế bào chủ
mặc dù nhỏ hơn gene E6. Gene E7 tương tự cấu trúc gắn kẽm với E6, điều là cấu trúc Cys-X-X-Cys,
góp phần chặt chẽ với E6 hơn, hồ trợ nhau tác động lên bất cứ sự bất tử hóa tế bào chủ.
Neu E6 cản trở q trình sửa sai của tế bào chủ thơng qua liên kết với p53 thì E7 thực hiện
vai trị này thông qua liên kết với pRB, cũng là một protein ức chế khối u. Liên kết này có ái lực cao
gấp 10 lần ở những type virút thuộc nhóm NCC so với nhóm NCT. Điều này làm giải phóng số
lượng lớn các yếu tố phiên mã EF2 tự do, kích thích q trình phiên mã, kéo dài đời sống tế bào.
- Gene LI và L2: Đây là vùng gen cấu trúc. Vùng LI mã hóa protêin Ll, là thành phần chủ
yếu cấu tạo nên nang của virus. LI có trọng lượng phân tử 56- 60kDa, được phospory hóa yếu và
khơng gắn với ADN. Vùng L2 mã hóa protêin vỏ phụ, có trọng lượng phân tử 49-60kDa, lại được
phosphoryl hóa cao và có khả năng gắn kết với AND [45].


9

1.1.4 Phân loại HPV:
Dựa trên sự phân tích các đoạn DNA có thể phân loại được hon 100 type HPV.
Các type HPV được chia thành 2 nhóm dựa trên khả năng gây ung thư:
Nhóm "NCT" (low-risk): chỉ gây mụn cóc và khối u lành tính do bộ gen của chúng tồn tại
độc lập với tế bào chủ. Ví dụ: type 11,6, 42, 43, ...
Nhóm "NCC" (high-risk): bao gồm những type có khả năng gắn xen DNA của chúng vào bộ
gen của con người, làm rối loạn sự phân chia tế bào dẫn đến hình thành các khối u ác tính [6].
1.1.5 Các biểu hiện lâm sàng:
Xuất hiện u sùi mào gà quanh vùng hậu môn, sinh dục cả nam và nữ, thường do HPV-6, 11
gây nên, không dẫn đến ung thư. Bệnh có thể tự khỏi hoặc tồn tại và tăng số lượng và kích thước u
sùi. Khi những u sùi này chuyển sang màu nâu đậm hoặc đỏ gạch, lúc này tế bào đã bắt đầu chuyển

dạng (đặc biệt đối với HPV-16, 18)
HPV có thể xâm nhập một cách “lặng lẽ”, người bị nhiễm khơng có triệu chứng lâm sàng,
phần lớn tế bào ở vùng bị nhiễm bình thường. Phương pháp sinh học phân tử phát hiện khoảng 10%
số phụ nữ CTC bình thường có sự hiện diện của DNA HPV. HPV gây nhiễm dạng này chủ yếu
thuộc nhóm NCT như HPV-6/11 và một so type khác.
HPV xâm nhiễm vào cơ thể và có biểu hiện lâm sàng, chủ yếu do các type thuộc nhóm
“NCC”, gây biến đổi tế bào về mặt hình thái và cấu trúc. Những tế bào mẫn cảm với virus chủ yếu ở
vùng sinh dục, đặc biệt là CTC. Tuy nhiên không phải nhiễm HPV là có ung thư CTC, nhiễm HPV
thuộc bất cứ type nào cũng có khả năng tự khỏi và khơng để lại di chứng. Tổn thương dị sản hay ung
thư CTC cần có một thời gian khá dài phát triển tại biểu mô, dị sản hay ung thư tại chỗ... thời gian
trung bình 10-20 năm, đây chính là điểm thuận lợi để tầm soát ung thư CTC [11].


10

1.1.6 Khả năng gây bệnh và các type HPV:
HPV có thể gây ra các tổn mụn cóc và mụn cơm (Wart) trên da và trên đường sinh dục. HPV
gây nhiễm theo đường tiết niệu dục có thể gây tổn thương thanh quản trẻ em (nhiễm trùng đường
sinh đè). Các typ HPV 16,18 thường đóng vai ưị quan trọng trong các UTCTC, dương vật, âm đạo.
Polyoma có thể gây nhiễm trùng đường hơ hấp trên mức độ trung bình ở những bệnh nhân đã suy
giảm miễn dịch. HPV có 40 type gây bệnh cho đường sinh dục, trong đó có 15 typ gây khối u
(oncogen) trong đó có các typ 6,11, 16 và 18 [2],
1.1.7 Vai trò của HPV trong cơ chế sinh bệnh gây tổn thương tiền ung thư và
UTCTC
Các gen có tính gây ung thư tác động vào các gen của tế bào chủ vốn làm nhiệm vụ ức chế
quá trình phát triển của tế bào (p53 và RB); do đó sẽ gây ra sự phát triển hỗn loan của nhóm tế bào
bị nhiễm..




×