Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Luận văn thiết kế và thử nghiệm tài liệu truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho học sinh trường trung học phổ thông quang trung, xã nam hồng nam trực nam định từ 03 2007 đến 05 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 98 trang )

WỈ2S-±-

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẬI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NHẠN

ĐỀ TÀI
THIẾT KÉ VÀ THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU TRUYỀN THƠNG VÈ
PHỊNG CHĨNG TÁC HẠI THUỐC LA CHO HỌC SINH PTTH
ĐỊA ĐIỂM: TRƯỜNG PTTH QUANG TRUNG, XÃ NAM HỒNG- NAM TRỰC
-NAM ĐỊNH
THỜI GIẤN TRIỂN KHAI: 03/2007- 05/2007

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP cử NHÂN

Hướng dẫn khoa học
Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương

Thạc sỹ Phạm Quỳnh Nga

HÀ NỘI, 2007


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, phòng Quản lý sinh
viên trường Đại học Y tế Công cộng đã giúp đờ tạo điều kiện cho tơi được thực hiện khóa luận


tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hương, Thạc sỹ Phạm Quỳnh Nga.
Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và lịng nhiệt tinh các cơ đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cán bộ và nhân dân xã Nam Hồng đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong sinh hoạt và làm việc tại xã để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và các em học sinh Trường PTTH Quang Trung đã
nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tơi trong q trình thừ nghiệm tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình động viên, khuyến khích và giúp
đỡ tơi trong q trình làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn và nhóm sinh viên thực tập tại xã Nam
Hồng là những người phát hiện, khám phá đề tài và đặt nền móng cho khóa luận của tơi.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới người thân và gia đình đã tạo điêu kiện vật chât cũng như tinh
thần để tôi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thị Nhạn


Mục lục
••
ĐẶT VÁN ĐÈ...............................................................................................................1
1. Giới thiệu đề tài..............................................................................................1
2. Thơng tin chung về xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và
trường PTTH

Quang Trung..................................................................1

3. Kế hoạch can thiệp “Giảm tỷ lệ hút thuốc trong trường của nam học sinh
trường PTTH Quang Trung”.......................................................................2

4. Phát triển và thử nghiệm tài liệu truyền thông..........................................3
5. Mục tiêu..........................................................................................................4
Chương 1: TỎNG QUAN

TÀI LIỆU......................................................................5

1.1. Tổng quan tài liệu Thế giới về truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị
thành niên ............................................................................................................5
1.1.7. Tĩnh hình hút thuốc lá ở vị thành niên trên Thế giới..........................5
1.1.8. Can thiệp phòng chổng thuốc lá cho vị thành niên trên Thế giới..5
1.1.9. Truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị thành niên trên Thế
giới..................................................................................................................................6
1.2. Tổng quan tài liệu trong nước về truyền thông phịng chống thuốc lá cho
vị thành niên Việt Nam.......................................................................................7
1.2.7. Tình hình hút thuốc lá ở vị thành niên Việt Nam...............................7
1.2.8. Can thiệp phòng chống thuốc lá cho vị thành niên Việt Nam...........8
1.2.9. Truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị thành niên Việt Nam .9
Chương 2; PHƯƠNG PHÁP......................................................................................11
2.1. Mô tả và giải thích ý tưởng truyền thơng...............................................11
2.2. Phương pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thông...............................13
2.2.1.

Đổi tượng thử nghiêm.......................................................................13

2.2.2.

Thời gian thử nghiệm........................................................................13

2.2.3.


Thiết kế thử nghiệm...........................................................................13

2.2.4.

Chọn mẫu..........................................................................................14

2.2.5.

Biến sổ...............................................................................................15


2.2.6.

Xử lý và phân tích sơ fliệu..................................................................16

2.2.7.

Thu thập sổ liệu.................................................................................16

2.2.8.

Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu..................................................17

Chương 3; KẾT QUẢ................................................................................................18
3.1. Kết quả thử nghiệm sản phẩm “Móc treo chìa khố”..........................18
3.1.1. Nhận xét chung sản phẩm.................................................................18
3.1.2. Nhận xét mặt trước sản phẩm..........................................................19
3.1.3. Nhận xét mặt sau sản phâm..............................................................20
3.2. Kết quả thử nghiệm sản phẩm “Thịi khố biểu”.................................21
3.2.1. Nhận xét chung sản phẩm.................................................................21

3.2.2. Thiết kế kiểu dáng và kích thước sản phẩm......................................23
3.2.3. Màu sắc sản phẩm............................................................................23
3.2.4. Hình ảnh sử dụng..............................................................................24
3.2.5. Phần

thơng

tin



chữ

viết..............XJ........................................25
3.3. Ket quả thử nghiệm sản phẩm “Sổ nhỏ dành cho nam”......................26
3.3.1. Nhận xét chung sản phẩm.............................................................26
3.3.2. Nhận xét từng trang..........................................................................28
Chương 4; BÀN LUẬN.............................................................................................31
4.1. Bàn luận về phương pháp phát triển và thử nghiệm sản phẩm truyền
thông31
4.1.1. ƯU điểm của thử nghiệm..................................................................31
4.1.2. Hạn chế của thử nghiệm...................................................................31
4.2. Bàn luận về kết quả thử nghiêm sản phẩm truyềnthơng...................32
4.2.1. Sản phẩm “Móc treo chìa khố” cho học sinh

namvà nữ.............32

4.2. LL Hình thức sản phẩm.................................................................32
4.3. 1.2. Nội dung thơng tin..................................................................33
4.2.2. Sản phẩm “Thời khóa biểu” cho học sinh nữ..............................33

4.2.2.1. Hình thức sản phẩm................................................................33
4.2.2.2. Nội dung thơng tin...................................................................34
4.2.3. Sản phẩm “Sổ nhỏ” cho học sinh nam.........................................35
4.2.3.1. Hình thức sản phẩm................................................................35
4.2.3.2. Nội dung thông tin..................................................................35


Chương 5: KÉT LUẬN.......................................................................................
Chương 6: KHUYỂN NGHỊ...............................................................................
DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................
Phụ lục 1: Công cụ thu thập thông tin...............................................................
Phụ lục 2: Kết quả phát vấn các sản phẩm truyền thông................................
Phụ lục 3: Danh sách các điều tra viên và đối tượng tham gia thử nghiệm Phu luc 4:
Hình ảnh sản phẩm trước và sau thử nghiệm...................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT

ĐT

: đối tượng

HS

: học sinh

HT

: hút thuốc


PTTH : phổ thông trung học
TL

: thuốc lá

TN

: thử nghiệm

VTN : vị thành niên


TÓM TẮT
Hút thuốc được xem như nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong. Hầu hết những
người hút thuốc đều bắt đầu từ rát trẻ, tập trung chủ yếu trong độ tuổi 13-15. Điều đáng quan
tâm là tỷ lệ hút thuốc có xu hướng gia tăng khơng chỉ ở thanh thiếu niên ngoài ghế nhà trường
mà cả học sinh. Những chiến lược tăng cường nhận thức của các em về tác hại khói thuốc là vơ
cùng cần thiết để các em tránh xa thuốc lá từ rất trẻ.
Điều tra của nhóm sinh viên thực tập xã Nam Hồng tại trường Phổ thông trung học
Quang Trung cho thấy tỷ lệ hút thuốc trong trường của nam học sinh cao: 42,5% nhưng kiến
thức của học sinh về tác hại khói thuốc thấp, mức độ lên tiếng phản đối của các em nữ chưa
thường xuyên, chưa hiệu quả. Nhóm đã xây dựng kế hoạch can thiệp " Giảm tỷ lệ hút thuốc
trong trường của nam học sinh trường PTTH Quang Trung", trong đó truyền thơng được xác
định là mảng hoạt động quan trọng.
Dựa trên 3 thơng điệp mà nhóm đã chọn được và kết quả điều tra ý thích của ĐT về các
hình thức truyền thơng tác giả tiến hành thiết kể 3 sản phẩm truyền thơng:
> Móc treo chìa khóa gắn thông điệp chung "Tươnglai chúng ta không đồng hành cùng
khói thuốc" cho học sinh nam và nữ.
> Thời khóa biểu gắn thơng điệp "Hãy lên tiếng vì sức khỏe của bạn và những người xung
quanh" dành cho học sinh nữ.

> Sổ nhỏ về tác hại thuốc lá và phưomg pháp bỏ thuốc gán thông điệp "Không hút thuốcSự lựa chọn thông minh cho sức khỏe và tương lai của bạn" dành cho học sinh nam.
Các sản phẩm được thử nghiệm trên ĐT đích thơng qua phát vấn và thảo luận nhóm. Kết quả
cho thấy sản phẩm được đa Số học sinh ưa thích và dự định sử dụng. Thử nghiệm cũng thu
được một số góp ý chỉnh sửa có giá trị. Sản phẩm đã được hiệu chỉnh theo những góp ý hợp lý
của các em học sinh.


1

ĐẶT VẤN ĐÈ
1. Giới thiệu đề tài.
Hút thuốc (HT) được xem như nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong.
Khói thuốc chứa trên 4000 chất độc hại, 43 chất gây ung thư. Không chỉ ung thư phổi,
thuốc lá (TL) còn gây nhiều loại ung thư và bệnh tật nguy hiểm khác. Tổng giám đốc WHO
đã tuyên bố: "Đến năm 2020, TL sẽ là kẻ giết người nhiều hơn bất cứ một căn bệnh nào
khác, kể cả HIV/AIDS" [1], Hiện nay cứ chưa đến 10 giây trên thế giới lại có một người
chết vì những bệnh liên quan đến TL. vấn đề bức xúc hiện nay là tần suất hút luôn cao và
tuổi khởi đầu hút ngày một sớm. Điều này khơng chỉ ở thanh thiếu niên ngồi ghế nhà
trường mà cả trong học sinh (HS). Theo điều tra tinh hình sừ dụng thuốc lá trong học sinh
tuổi 13 -15 tại 5 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2003, tỷ lệ đã từng hút thuốc ở nam học
sinh là rất cao, từ 17% đến 41%; tỷ lệ học sinh chưa bao giờ hút thuốc có ý định hút thuốc
trong nhũng năm tới là khá cao từ 6,8 đến 11,9% [2]. Thuốc lá rất có hại, nếu tuổi bắt đầu
hút càng sớm thì càng có hại hơn. Do vậy những chiến lược giảm tỷ lệ hút thuốc trong tuổi
vị thành niên (VTN) là vơ cùng quan trọng vì tương lai cùa thế hệ trẻ và vì một mơi trường
trong sạch khơng khói thuốc.
2. Thơng tin chung về xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và trường
PTTH Quang Trung
Nam Hồng là một xã đồng bằng nằm ven sông Hồng thuộc huyện Nam Trực tinh
Nam Định, có diện tích 719 ha, gồm 2750 hộ gia đình với dân số 10.300 người. Nam Hồng
nhìn chung là xã cỏ kinh tế khá, xếp thứ 3 trong tồn huyện với thu nhập bình qn đầu

người là 600 đơla/năm, lương thực bình qn đầu người là 550kg/năm.
Xã Nam Hồng cỏ một trạm y tế đặt tại thơn Bách Tính được cơng nhận đạt chuẩn
quốc gia năm 2004. Trạm hiện có 5 cán bộ y tế trong biên chế và 13 nhân viên y tế thơn
đảm bảo cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương.


2

Trên địa bàn xã có hai trường mẫu giáo, hai trường tiểu học, một trường trung học
cơ sờ và một trường PTTH. Trường PTTH Quang Trung đóng trên địa bàn xã là trường cấp
III tư thục đầu tiên tại tỉnh Nam Định, trường thành lập năm 2003. Hiện trường có 14 lớp,
25 giáo viên cơ hữu, 887 học sinh trong đó 553 học sinh nam và 334 học sinh nữ [5].
3. Kế hoạch can thiệp "Giảm tỷ lệ hút thuốc trong trường của học sinh nam trường
PTTH Quang Trung"
Nghiên cứu tại trường THPT tư thục Quang Trung - Nam Hồng - Nam Trực - Nam
Định cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở nam học sinh trong trường là rất cao, 42,5%; trong khi kiến
thức về tác hại thuốc lá của đa số các em chưa cao, chỉ có 30% có kiến thức đúng; thái độ
nhìn nhận về thuốc lá chưa đúng và mức độ lên tiếng phản đối của các em nữ chưa thường
xuyên, chưa hiệu quả. Xuât phát từ đó, nhóm thực tập đã xây dựng kế hoạch can thiệp
"Giảm tỷ lệ hút thuốc trong trường của học sinh nam trường PTTH Quang Trung".
Các hoạt động can thiệp phối hợp tổng thể quy định cấm TL trong trường kết hợp với
truyền thông về TL cho các em học sinh.
Hoạt động truyền thơng nhằm mục đích trang bị kiến thức tác hại thuốc lá cho học
sinh, cung cấp phương pháp bỏ thuốc cho các em nam, khuyển khích và hướng dẫn kĩ năng
để các em nữ lên tiếng phản đối hành vi nam học sinh hút thuốc trong trường. Thông qua
kênh truyền thơng trực tiếp (các buổi nói chuyện, thảo luận với chuyên gia, các cuộc thi tìm
hiểu tác hại TL...) và gián tiếp (phát tờ rơi hướng dẫn cách bỏ thuốc cho HS nam, tờ rơi
hướng dẫn kĩ năng lên tiếng phàn đối TL cho HS nữ, treo pa-nô, áp-phích về tác hại TL).
Nhóm đã tiến hành thử nghiệm và xác định được 3 thông điệp truyền thông cho
chương trình:



Thơng điệp chung cho cả hai giới nam và nữ: "Tương lai của chúng ta khơng đồng
hành cùng khói thuốc".



Thơng điệp dành cho HS nam: "Không hút thuốc- sự lựa chọn thông minh cho sức
khỏe và tương lai của bạn".
Thông điệp dành cho HS nữ: "Hãy lên tiếng vì sức khỏe của bạn và những người
xung quanh".


3

Nhóm cũng tiến hành điều tra ý thích của HS về các hình thức truyền thơng bằng
phát vấn trên 105 HS và thảo luận nhóm với một so HS tại trường. Kốt quà cho thấy tờ rơi,
sách mỏng là hình thức truyền thơng mà các em ưa thích nhất (64%). Vì có thời gian đọc,
dễ hiểu, nội dung cơ đọng và súc tích, dễ cầm đi và bàn luận, cách thiết kế gây được sự chú
ý và thu hút, tò mò [5].
4. Phát triển và thử nghiệm tài liệu truyền thông
Xuất phát từ mục tiêu truyền thông và thông điệp đã lựa chọn cùng kết quả tìm
hiểu ý thích ĐT đích về loại sản phẩm truyền thơng tác giả quyết định chọn thiết kế 3 sản
phẩm.
1. Tờ rơi dành cho nữ HS: mang thơng điệp "Hãy lên tiếng vì sức khỏe của bạn và
những người xung quanh". Cung cấp cho HS nữ kiến thức tác hại thuốc lá và kĩ năng lên
tiếng phản đối HS nam hút thuốc.
2. Sổ nhỏ bỏ túi dành cho nam HS: mang thông điệp " Không hút thuốc sự lựa chọn
thông minh cho sức khỏe và tương lai của bạn". Cung cap cho HS nam kiến thức tác hại
thuốc lá và các phương pháp bỏ thuốc.

3. Móc treo chìa khóa, treo cặp cho cả nam và nữ HS: mang thơng điệp chung của
chương trình "Tương lai của chúng ta khơng đồng hành cùng khói thuốc". Đây sẽ là sản
phẩm mang tính nhắc nhở và gợi cho các em nhớ về chương trình. Theo đánh giá nhanh
trên HS cho thấy móc khóa, móc treo cặp hiện là vật dụng được tuổi teen rất thích và
thường xuyên sử dụng.
Sau khi thiết kế, sản phẩm được thừ nghiệm ở trường Quang Trung và chính các em
HS là người đánh giá xem sản phẩm đó có phù hợp với họ và được ưa thích khơng? Chữ
viết và các hình ảnh có dễ hiểu khơng? Có phần nào cịn chưa hiểu và cần chinh sửa. Phần
thử nghiệm sản phẩm được tiến hành qua phát vấn bộ câu hòi tự điền và thảo luận nhóm
với các HS.


MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
Xây dựng một số sản phẩm truyền thơng về phịng chống tác hại thuốc lá cho học
sinh trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong
thời gian từ tháng 13/03/2007 đến 19/05/2007.
Mục tiêu cụ thể:
1. Thiết kế tờ rơi về kỹ năng lên tiếng phản đối hành vi nam HS hút thuốc trong
trường cho HS nữ trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tình Nam
Định trong thời gian từ 13/03/2007 đến 25/04/2007.
2. Thiết kế sổ nhỏ về tác hại của thuốc lá và phương pháp bỏ thuốc cho HS nam
trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời
gian từ 13/03/2007 đến 25/04/2007.
3. Thiết kế móc treo chìa khóa gắn thơng điệp phịng chống thuốc lá cho học sinh
trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời
gian từ 13/03/2007 đến 25/04/2007
4. Thử nghiệm tờ roi về kỹ năng lên tiếng phàn đối hành vi nam HS hút thuốc
trong trường cho HS nữ trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định trong thời gian từ 26/04/2007 đến 05/05/2007.

5. Thử nghiệm sổ nhỏ về tác hại thuốc lá và phương pháp bò thuốc cho HS nam
trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời
gian từ 26/04/2007 đến 05/05/2007.
6. Thử nghiệm móc treo chìa khóa gắn thơng điệp phịng chống thuốc lá cho học
sinh trường PTTH Quang Trung, xã Nam Hông, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong
thời gian từ 26/04/2007 đến 05/05/2007.
7.

Khuyến nghị hiệu chỉnh tờ rơi, sổ nhỏ và móc khỏa.


CHƯƠNG 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 . Tổng quan tài liệu Thế giới về truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị thành
niên
1.1.1. Tình hình hút thuốc lả ở vị thành niên trên Thế giới
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chỉ ra rằng vị thành niên là lứa tuổi bắt đầu hút
thuốc, phổ biến nhất là trong độ tuổi 13-15 [14]. Điều đáng quan tâm là tỳ lệ hút thuốc ở vị
thành niên có xu hướng tăng, nhất là ở nữ. Nghiên cứu tại Ontario Canada năm 1999 có
29,2% vị thành niên hút thuốc, cao hon tỷ lệ năm 1993: 23,8% và 1991: 21,7% [18]. Tại
Tây Ban Nha, khảo sát năm 2002 có 28.8% trẻ trong độ tuổi 14-18 hút thuốc, trong đó tính
riêng cho nữ là 33,1% và nam là 24,2% [16]. Theo các điều tra ờ nước láng giềng Trung
Quốc tỷ lệ hút thuốc ở ĐT này vào khoảng 15% đến 45% [14]. Nghiên cứu tại học sinh
Hồng Kông 29,9% đã từng hút thuốc, các yếu tố ảnh hường tới hành vi này là ít hiểu biết về
tác hại khói thuốc, thái độ tích cực với thuốc lá (xem hút thuốc là người lớn, hút thuốc giúp
giải quyết căng thẳng, giúp giảm cân), bắt chước bạn bè, gia đình có người hút thuốc, từng
xem quảng cáo về thuốc lá và chấp nhận sự hấp dẫn từ quảng cáo [14], Kết quả điều tra tại
Mỹ cũng cho thấy vai ưò của quảng cáo thuốc lá: trong 28% học sinh cấp 3 hút thuốc thì có
tới 91,3% đã xem các qng cáo thuốc lá trên truyền hình [14].

1.1.2. Nghiên cứu can thiệp phòng chổng thuốc lá cho vị thành niên Thể giới
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những chng trình kiểm sốt thuốc lá nên bắt đầu
trước khi trẻ có những trải nghiệm với thuốc lá. Tại nhiều quốc gia. các chương trình triển
khai từ rất sớm, khi trè mới học lớp 6 với mong muốn giúp đỡ vị thành niên xây dựng kỹ
năng cần thiết để không phải phụ thuộc vào thuốc lá trong cuộc đời mình. Các dự án can
thiệp thường dựa vào trường học [13].
Năm 1997, tại Florida, Mỹ một chương trinh toàn diện gồm giáo dục cộng đồng,
các chiến dịch truyền hình, phát triển và thực thi chính sách phịng chống


thuốc lá ờ vị thành niên, xây dựng khu vực khơng khói thuốc, các
trường học khơng khói thuốc, đào tạo nhân viên y tế cung cấp dịch vụ
giúp học sinh bỏ thuốc [13].
Năm 1999, can thiệp tiến hành ở 71 trường tại Masachuset. Những học sinh sử
dụng thuốc lá trong vịng 30 ngày trước đó và trong 2 tuần trở lại có ý định bỏ thuốc đồng ý
tham gia nghiên cứu sẽ được giới thiệu đến nhân viên y tế trường học. Những lần gặp gỡ
với nhân viên này, học sinh được thào luận về thuốc lá theo mơ hình 5A:
- Ask: hỏi về tình hình hút thuốc hiện tại
- Advice: khuyên học sinh bỏ thuốc.
- Asess: đánh giá học sinh có sẵn sàng bỏ thuốc tại thời điểm này?
- Assit: hỗ trợ ĐT lập kế hoạch bỏ thuốc.
- Attemp: cùng ĐT lập bảng theo dõi thay đổi hành vi hút thuốc của mình.
Sau thử nghiệm 6 tuần, 18% ĐT bỏ thuốc, sau 3 tháng tỷ lệ này là 24% [14].
Tại Canada từ 1999-2000 xây dựng dự án "Lungs are for life" cung cấp thông tin
sức khỏe và hậu quả xã hội của hút thuốc để giúp tạo động lực cho vị thành niên tránh xa
thuốc lá. Bên cạnh đó còn giúp vị thành niên phát triển kỹ năng từ chối hút thuốc thơng qua
các trị choi, khẳng định và tun bố mình khơng hút thuốc, nhận diện và bác bỏ những
quảng cáo thuốc lá [18].
1.1.3. Truyền thơng phịng chổng thuốc lá cho vị thành niên Thế giới
Trước thực trạng hút thuốc ngày một gia tăng ờ vị thành niên, các chương trình

truyền thơng cho ĐT này rất được chú trọng, ngày một đa dạng về thể loại và nội dung.
Các loại hình truyền thơng khá đa dạng như sách báo, tạp chi, các ban tin, dịch vụ
tư vấn, pa nơ, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sổ tay, phim ảnh, các đoạn quảng cáo, phát
thanh. Thậm chí truyền thơng trên các đồ dùng của vị thành niên nhằm tăng cường sự hiểu
biết và các vấn đề liên quan [12].


Tờ rơi và sách mỏng là loại hình sử dụng nhiều nhất. Tại Mỹ, úc, Anh và Đài
Loan,... nhiều sách mỏng lồng ghép cung cấp tác hại thuốc lá cho người hút với các cách bỏ
thuốc. Có nhiều tờ rơi dành cho người hút thụ động trang bị cụ thể kỳ năng lên tiếng phản
đối khi có bạn học hút thuốc, khi người sống cùng hút thuốc hay gặp người hút thuốc nơi
cơng cộng. Đây là loại hình được đánh giá là khá hiệu quả. Trong chiến dịch "Quit and
Win" tại 9 nước châu Âu, tờ rơi được các ĐT xếp thử 2 trong 6 yếu tố hỗ trợ họ bỏ thuốc
[16].
Thêm vào đó là sự đa dạng của các loại hình truyền thơng khác như phim ảnh,
truyền thơng trên truyền hình, đài phát thanh cũng rất phổ biến ở một sổ nước phát triển và
đang phát triền. Tại Mỹ, một loạt seri phim như "The Truth" được sản xuất để vạch trần sự
thật về thuốc lá và các chiêu bài quảng cáo của các công ty thuốc lá . Một số chương trình
truyền hình mời các nhân vật, ngơi sao nổi tiếng nói chuyện về thuốc lá [13]. Các dịch vụ tư
vấn cũng được triển khai rất mạnh mẽ ở nhiều nơi. Nhiều địa chi và đường dây tư vấn bỏ
thuốc được thiêt lập và tỏ ra hiệu quả [13].
Nhiều đồ dùng như áo phông, cốc, túi xách, các phù hiệu, móc treo chìa khóa,...
gán biểu tượng và khẩu hiệu phòng chổng thuốc lá được sản xuất. Tại Mỹ còn sản xuất bộ
dụng cụ 3D chuyên để giảng dạy về tác hại thuốc lá cho cơ thế.
Truyền thông trên các trang web hiện nay cũng rất phát triển. Các trang Web như
tobaccofreekid.com hay lungareforlife.com thực sự đã trở thành địa chỉ hữu ích và thú vị
cho vị thành niên tìm hiểu mọi điều quan tâm về thuốc lá.
1.2 . Tổng quan tài liệu trong nước về truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị thành
niên
1.2.1.


Tình hình hút thuốc lá ở vị thành niên Việt Nam
Tại Việt Nam thông tin về tỷ lệ hút thuốc của thanh thiên niên còn thiếu, mới chi

có rất ít nghiên cứu đánh giá tình hình hút thuốc ờ vị thành niên. Theo những kết quả khảo
sát đã thu được, tỷ lệ hút thuốc ở vị thành niên Việt Nam thấp hơn so với khu vực, tuổi bắt
đầu hút thuốc muộn hơn. Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính và cộng sự triển khai trên vị thành
niên tuổi 13-15 tại 5 tỉnh tỷ lệ hiện đang


hút thuốc từ 3%-8,8%. Tỷ lệ này ở nam học sinh là 4,8% đến
17,6%, còn tỷ lệ ở nữ khá thấp từ 1,2% đến 3,3%. So với các nước trong
khu vực thì tỳ lệ này là tương đổi thấp: tại Campuchia là 17%, tại úc là
14%, tại Nhật Bản là 20%, tại thành thị Philippin là 20% [6]. Tuổi bắt đầu
hút thuốc ở nam chủ yếu từ 18-19 tuổi, ở nữ sớm hon từ 13-15 tuổi [7],
Song cũng như tình hình chung trên Thế giới, tỷ lệ này có xu hướng sẽ
tăng lên trong các năm tới. Tỳ lệ học sinh chưa bao giờ hút thuốc có ý
định hút thuốc trong nhũng năm tiếp theo là khá cao từ 6,8 đến 11,9%.
Đặc biệt có tỷ lệ đáng kể số học sinh nữ bày tỏ ý định sẽ hút thuốc trong
vòng 12 tháng tới, gấp khoảng 3 lần tỷ lệ hiện hút. Điều này liên quan tới
việc nhận thức về thuốc lá còn hạn chế, sự ảnh hưởng bởi các quảng cáo
thuốc lá và khả năng tiếp cận thuốc lá ở Việt Nam quá dễ. Khoảng 30%
học sinh cho rằng học sinh nam hút thuốc sẽ hấp dẫn hơn, 50% học sinh
đã nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trên báo và tạp chí trong vịng 30 ngày
trước nghiên cứu. Học sinh hay được mời thuốc lá miễn phí bởi các cơng
ty, đáng chú ý học sinh nữ cũng được mời nhiều hơn [6].
1.2.2. Một sổ can thiệp phòng chống thuốc lá ở vị thành niên Việt Nam
Hiện ở Việt Nam có rất ít can thiệp về thuốc lá dành riêng cho ĐT này. Từ năm
1999, Bộ giáo dục và Đào tạo kết hợp Bộ Y tế xây dựng chương trinh phòng chống tác hại
thuốc lá trong trường học bằng việc tổ chức các hoạt động học tập theo các chủ đề ờ từng

khối lớp. Tuy nhiên cho đến nay chương trình vẫn đang trong giai đọan thử nghiệm. Nội
dung học tập cũng rất nghèo nàn:
-

Lớp 6: Tác hại thuốc lá với sức khỏe.

-

Lớp 7: Thuốc lá với bệnh đường hô hấp.

-

Lớp 8: Thuốc lá và bệnh ung thư.

-

Lớp 9: Tìm hiểu các chất độc hại trong khói thuốc.

-

Lớp 10: Thuốc lá và bệnh tuần hoàn.

-

Lớp 11: Thuốc lá với sức khỏe bà mẹ trẻ em.

-

Lớp 12: Nhiễm độc Nicotine đối với người sản xuất thuốc lá.



Khơng có bất cứ nội dung về cách bỏ thuốc nào được đề cập trong khi nhu cầu cùa
các em rất cao: 75% học sinh đang hút thuốc muốn bỏ thuốc nhưng không biết phương
pháp hiệu quả [3, 6].
Từ năm 2004, VINACOSH phối hợp với TW Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ
Giáo dục xây dựng và triển khai chuơng trình "Chi Đồn khơng khói thuốc", "Trường học
khơng khói thuốc" nhưng các mơ hình trên cũng mới chỉ được thực hiện ờ một vài địa
phương và chưa thu được kết quả rõ ràng [3].
Đáng chú ý, năm học 2005-2006 tại cần Thơ thực hiện can thiệp "Giáo dục nội lực
phòng chống thuốc lá cho học sinh cấp 3" và đã thu được kết quả khà quan. Chương trình
bao gồm tập huấn kiến thức và một số kỹ năng làm chủ bản thân, từ chối hút thuốc cho học
sinh thông qua hoạt động phong phú của CLB phong chông thuốc lá lồng ghép với phong
trào của Đoàn ưường: mitting, diễu hành, phân phát tờ rơi, vẽ dán khẩu hiệu, pano ở mọi
phòng học, tuyên truyền qua báo tường, văn nghệ, sinh hoạt tập thể, dã ngoại, tọa đàm,
giao lưu với những ca bệnh phổi do thuốc lá; ngồi ra cịn thực hiện tuyên truyền sâu theo
diện bạn-bạn, học sinh được phân công kèm cặp nhắc nhở bồi dưỡng ĐT hút thuốc và có
chỉ tiêu thi đua khen thưởng rõ ràng. Chương trình đã thu hút đựoc sự tham gia của đơng
đảo học sinh, thầy cô và phụ huynh. Kết thúc dự án, khả năng làm chù bản thân, từ chổi
hút thuốc của học sinh tăng, tỷ lệ hút thuốc giảm rõ rệt: từ 32,4% cịn 20,3% [5].
ỉ.2.3. Truyền thơng phịng chống thuốc lá cho vị thành niên Việt Nam
Hoạt động truyền thông về thuốc lá cho vị thành niên tại Việt Nam cịn hạn chế.
Mới chỉ có một vài chương trinh truyền thông dành riêng cho tuổi này, chù yếu là các hoạt
động truyền thông tác hại thuốc lá trong trường học qua một số bài giảng, mà như trên đã
biết là nội dung rất nghèo nàn và lại chỉ được thực hiện trong một phạm vi rất nhỏ các
trường. Ngoài ra cũng có một số bài viết, bài phát thanh hay panno appich được phổ biến
nhân ngày Thế giới phòng chống thuốc lá 31/5 hàng năm.
Tại Việt Nam đã sản xuất nhiều tờ rơi, pano áp phích, sách mỏng, những đoạn
phim quảng cáo về tác hại thuốc lá cho mọi ĐT nói chung trong xã hội.



Nhưng sản phẩm truyền thông dành riêng cho vị thành niên rất ít. Theo thơng tin chúng tơi
thu thập được, mới chỉ có một pano về tác hại khói thuốc cho học sinh được VINACOSH
sản xuất trong chương trình xây dựng trường học khơng khói thuốe>Năm 2003Path Canada
sản-xuất tờ rơi- về iac hại khoi thuốc cho người hút và cuốn sách mỏng hướng dẫn cách bỏ
thuốc cho thanh niên xong số lượng rất ít thanh thiếu niên được tiếp cận tài liệu này [9, 10,
11]. Cũng có một số địa chỉ tư vấn, đường dây điện thoại tư vấn về cách bỏ thuốc tại một số
bệnh viện và qua số máy tổng đài 1088. Theo những thông tin tác giả thu thập được hiện
chưa có tài liệu truyền thơng nào về tác hại hút thuốc thụ động, chưa có trang web phòng
chống thuốc lá dành riêng cho lứa tuổi này.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP
2.1. Mơ tả và giải thích ý tưởng sản phẩm truyền thông
Cả 3 thiết kế này đều gắn nội dung truyền thơng vào những sản phẩm mang tính sừ
dụng cao với mong muốn tăng cường tác dụng và hiệu quả truyền thông qua tần suất sử
dụng cao của sàn phẩm.
-

Sản phẩm móc treo chìa khóa

-

Sản phẩm này dành cho cả nam và nữ học sinh dùng để treo chìa khóa hoặc treo

cặp. Là vật dụng thường xun mang bên mình, sản phẩm này sẽ góp phần gợi nhắc học
sinh nhớ đến thơng điệp chung của chương trình.
-


Là một móc khóa nhỏ hình chữ nhật có kích cỡ 5 cm X 6cm, bằng nhựa thủy tinh

hữu cơ.
-

Mặt trước sản phẩm: Hình ảnh diễn viên Thành Long (diễn viên nối tiếng được

giới trè yêu thích) đang “chiến đấu” với điếu thuốc.
-

Mặt sau sản phẩm: Thơng điệp chung của chương trình “Tương lai của chúng ta

khơng đồng hành cùng khói thuốc” được viết trên nền là hình ảnh một cây thánh giá tạo bởi
2 điếu thuốc cháy dở với hàm ý tương lai sẽ bị hủy hoại bởi khói thuốc.
-

Sản phẩm thời khóa biểu dành cho học sinh nữ:

-

Đây là thiết kế dành riêng cho học sinh nữ. Gắn thông tin tác hại thuốc lá cùng kĩ

năng lên tiếng phản đối vào tờ thời khóa biểu, là vật dụng mà hàng ngày các em phải nhìn
vào mỗi lần ngồi trong góc học tập. Sản phẩm là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng để các em nữ
có suy nghĩ, dự định và tiến tới hành vi lên tiếng phản đối các bạn nam hút thuốc.
-

Là một tờ thời khóa biểu xinh xắn có hình ngơi nhà 2 tầng. Hình ảnh ngơi nhà là

biểu tượng gắn liền với nữ tính phù hợp với tâm lý muốn được chăm sóc những người xung

quanh của con gái.


-

NĨC nhà là thơng điệp truyền thơng chủ đạo khuyến khích bạn nữ lên tiếng phàn

đối hành vi hút thuốc trong trường của nam học sinh đã được lựa chọn qua thử nghiệm của
nhóm thực tập tại Nam Hồng: “Hãy lên tiếng vì sức khỏe của bạn và những người xung
quanh". Minh họa cho thơng điệp là hình ảnh 3 bạn nữ tỏ thái độ khơng đồng tình và đang
lên tiếng khi thấy một bạn nam hút thuốc.
-

Tầng 2 ngôi nhà: Khung cửa sổ bên trái cung cấp một số thông tin về tác hại thuốc

lá. Khung cửa số bên phải khích lệ và hướng dẫn kĩ năng lên tiêng phản đối hành vi hút
thuốc. Khoáng giữa hai cửa sổ là hình ảnh mèo Kitti xinh xắn mà các bạn nữ rất thích.
-

Tầng 1 ngơi nhà: Thời khóa biểu được trang trí với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh,

hình hoa đẹp, màu sắc tươi sáng phù hợp sở thích của các em nữ.
-

Giữa tầng 1 và 2: là lan can ghi thơng điệp chung của chưong trình đã được nhóm

thực tập tại Nam Hồng thử nghiệm và lựa chọn: “Tương lai của chúng ta khơng đồng hành
cùng khói thuốc”.
-


Sàn phẩm sổ nhỏ bỏ túi dành cho học sinh nam:

-

Là một quyển sổ nhỏ có kích thước 8cm X 1 lem, gồm 12 trang. Kết hợp nội dung

truyền thông về tác hại thuốc lá và các cách bỏ thuốc vào quyển sô nhỏ bỏ túi hay ví vì các
em nam cho biết rất thích loại sổ này, tiện mang theo bên người.
-

Bìa là thông điệp truyền thông nhằm giảm hành vi hút thuốc của học sinh nam:

“Không hút thuốc sự lựa chon thông minh cho sức khỏe và tương lai của bạn” với hình ảnh
minh họa kèm theo là 2 nhân vật đang cùng chạy trên một con đường, một hút thuốc thì sức
khỏe và tinh thần suy kiệt, người cịn lại không hút thuốc sức lực dồi dào, cơ thể cường
tráng.
-

Ba hang 2, 3, 4 cung cấp kiến thức về tác hại thuốc lá: các chất độc hại có trong

khói thuốc, các bệnh tật do thuốc lá gây ra, ảnh hường xấu cùa thuốc lá tới hình thức (mà
giới trẻ rất quan tâm tới vấn đề này).
-

Trang 5, 6 cung cấp thông tin về cách bỏ thuốc.


-

Trang 7 là các cách vượt qua cảm giác thèm thuốc. Trang 8 động viên đối tượng


kiên trì tiếp tục cai thuốc trong trường hợp tái hút trở lại.
-

Trang 9 là lợi ích khi bạn bỏ thuốc, bạn tiết kiệm được tiền và có thể mua được

nhiều đồ vật mong muốn.
-

Trang 10 và 11: Cơng thức tốn học cho các em tra cứu.

-

Trang 12 (bìa mặt sau): Một lần nữa động viên các bạn nam bỏ thuốc và cung cấp

địa chỉ liên hệ khi đối tượng muốn tìm hiểu thêm thơng tin về thuốc lá.
-

Với kích cỡ của một quyển lịch bỏ túi, kèm theo các cơng thức tốn học đằng sau,

thiết kế sổ nhỏ này vừa là cẩm nang tra cứu vừa là tài liệu truyên thông.
2.2. Phưong pháp thử nghiệm sản phẩm truyền thơng:
2.2.1. Đổi tượng thử nghiệm:


Đối tượng (ĐT) của thử nghiệm là các em học sinh đang học tại trường PTTH

Quang Trung, Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào thừ
nghiệm.



Tùy theo loại sản phẩm mà có những tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng riêng:
• Sản phẩm móc treo chìa khóa: Học sinh nam và nữ tự nguyện tham gia thử

nghiệm.



Sản phẩm thời khóa biểu: Học sinh nữ tự nguyện tham gia thử nghiệm.
Sản phẩm sổ nhỏ: Học sinh nam tự nguyện tham gia thử nghiệm.

2.2.2. Thời gian và địa điểm:
Thử nghiệm được tiến hành từ ngày 02/05/2007 đến ngày 05/05/2007 tại trường
phổ thông trung học tư thục Quang Trung- Xã Nam Hồng- Huyện Nam Trực- Tỉnh Nam
Định.
2.2.3. Thiết kế:
Thử nghiệm kết hợp giữa phương pháp định lượng (sử dụng bộ câu hỏi phát vấn tự
điền) và phương pháp định tính (thảo luận nhóm có trọng tâm sử dụng hướng dẫn thảo luận
bán cấu trúc).



×