Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Luận văn thiết kế và thử nghiệm tờ rơi và lịch treo tường về xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh cho phụ nữ tại xã mỹ hưng, huyện mỹ lộc, tỉnh nam định năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 74 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÊ
TRÒNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

QCH THỊ NGỌC QUN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Đe tài: Thiết kế và thử nghiêm tờ rơi và lịch
treo tường về xử lỷ rác thải rắn hợp vệ sinh
cho phụ nữ tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định - năm 2007.

Giáo viên hướng dân 1
Thạc sĩ: Trương Quang Tiến

Giáo viên hướng dân 2
Thạc sĩ: Nguyễn Ngọc Bích


HÀ NỘI, 2007


Lời cảm ơn
Trong thời gian làm luận văn tại trường Đại học Y tê' Công cộng,
và thu thập số liệu tại xã Mỹ Hưng, Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các cơ quan, tập thể và các
cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phòng đào tạo trường Đại học Y tế Công cộng.
Các thầy (cô) bộ môn Nâng Cao Sức Khỏe - Trường Đại học Y
tế công cộng.
Thạc sỹ Trương Quang Tiến - Giảng viên bộ môn Nâng cao


sức khỏe - Trường đại học Y tế Công cộng.
Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Bích - Hội y tế Cơng cộng
Các thầy cơ đã trực tiếp hướng dẫn và cung cấp tài liệu cùng với
những kiến thức quý báu và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành luận văn này. Ngồi ra tôi cũng gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Hội phụ nữ, chủ tịch xã, cán bộ trạm y tế, y tế thơn và trưởng
ban văn hóa thơng tin xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định đã cung cấp cho tôi rất nhiều thơng tin q báu để tơi
hồn thành bài khóa luận.
Nhóm sinh viên trường Đại học Y tế Cơng cộng thực tập tại
xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Toàn bộ tập thể, cá nhân ký túc xá trường Đại học Y tế Công
cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bài khóa
luận.

Hà Nội, ngày 21/05/2007.
Sinh viên: Quách thị Ngọc Quyên


DANH MỰC CHỮ VIẾT TẲT

Cán bộ y tể
CBYT

Hội đồng nhân dân Phổ thơng trung học Phỏng vẩn

HĐND

sâu Thảo luận nhóm Trung học cơ sở


PTTH
PVS
TLN
THCS
UBND


TÓM TẲT KHÓA LUẬN
Sự phát triển kinh tể của đất nước với tốc độ nhanh đã tạo ra sức ép đổi với môi
trường sinh thái. Trong các vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta thì vấn đề xử lý rác thải
rắn sinh hoạt đang rất được quan tâm. Hiện nay trong cả nước lượng rác thải rắn sinh hoạt
phát sinh hàng ngày ước tính khoảng 21,828 tấn/ngày. Rác thải không được xử lý hợp vệ
sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe của con người. Tại xã Mỹ Hưng tình
hình rác thải rắn khơng hợp vệ sinh đang là vấn đe cẩn được quan tâm. Kiên thức của
người dân vê xử lý rác thâp (38%), 76% người dân không phân loại rác trước khi đem xử
lý, tỷ lệ người dân xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh rất thấp (chiếm 38%). Trước thực trạng
trên nhóm nghiên cứu đã xây dựng ke hoạch can thiệp nhằm cung cấp kiến thức cho người
dân ve phân loại và xử lý rác hợp vệ sinh. Các sản phẩm truyền thơng bao gồm: tờ rơi, áp
phích, lich treo tường, bài phát thanh và tranh co động. Trong đó tờ rơi và lịch treo tường
được người dân yêu thích nhất. Tờ rơi, lịch treo tường được thiết kế với hình thức đẹp, hấp
dẫn và nội dung đơn giản, dễ hiếu, phù hợp với văn hóa và trình độ học vấn của phụ nữ tại
xã Mỹ Hưng. Hai sản phẩm này được thử nghiệm trên đối tượng phụ nữ đã lập gia đình từ
18-55 tuổi bằng phương pháp phỏng vẩn sâu và thảo luận nhóm, kết quả cho thấy: Hầu hết
phụ nữ được hỏi đều thích và cho rằng nội dung và hình thức tờ rơi và lịch treo tường hấp
dẫn, gây sự chú ý của người xem, khuyến khích hành động, phù hợp với văn hóa địa
phương và trình độ học vấn của phụ nữ xã Mỹ Hưng. Họ sẵn sàng đưa tờ rơi cho người
khác xem và treo lịch nếu được phát. Tuy nhiên cần phải hiệu chỉnh lại trước khi in ấn cho
phù hợp hơn. Như vậy có thể đưa tờ rơi, lịch treo tường vào truyền thông để cung cấp kiến
thức cho người dân về cách xử lý rác hợp vệ sinh. Qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ người

dân xử lý rác hợp vệ sinh tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định năm 2007.


Mực LỰC
Trang
ĐẶT VÁN ĐỀ...................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU........................................................................................................................... 3
Mục tiêu chung..................................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................... 4
Chương 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 4
1.1. Một sổ khái niệm dùng trong đề tài

4

1.2. Các vấn đề liên quan đến việc xử lý rác không hợp vệ sinh............................... 4
1.3. Hiện trạng xử lý rác thải rấn không hợp vệ sinh................................................. 6
1.4. Truyền thông xừ lý rác thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho phụ nữ.....................

8

1.5. Thiết kế sản phẩm truyền thông cho phụ nữ tại xã Mỹ Hưng................................... 13
1.6. Thừ nghiệm sản phẩm truyền thông cho phụ nữ tạ xã Mỹ Hung.............................. 15
Chương 2. PHUƠNG PHÁP.............................................................................................. 17
2.1. Mơ tả và giải thích ý tưởng thiết kể sản phẩm truyền thông.................................... 17
2.2. Phương pháp thử nghiệm.......................................................................................... 18
2.2.1. Đối tượng thử nghiệm............................................................................................ 18
2.2.3. Thiết kế ..............................................................................

19


2.2.4. Chọn mẫu............................................................................................................... 19
2.2.5. Các biến số .^...ỵ.................................................................

20

2.2.6. Thu thập số liệu ..................................................................

22

2.2.7. Xử lý và phản tích sơ liệu...................................................................................... 22
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu............................................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM.............................................................................. 24
3.1. Thiết kế tờ rơi, lịch treo tường.................................................................................. 24
3.2. Ket quả thử nghiệm tờ rơi, lịch treo tường................................................................ 24


3.2.1. Phần thông tin chung của đổi tượng phỏng vấn và thảo luận nhóm................

24

3.2.2. Kết quả về tờ rơi và lịch treo tường....................................................................... 24
1. Tờ rơi............................................................................................................................. 24
2. Lịch treo tường............................................................................................................. 27
Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................................... 31
4.1. Sản phâm truyên thông............................................................................................ 31
4.2. Một Số ưu điểm và hạn chế của phương pháp thử nghiệm....................................... 32
Chương 5. KẾT LUẬN...................................................................................................... 35
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 38
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 40

Phụ lục 1: Lý do chọn thử nghiệm tờ rơi và lịch treo tường............................................... 40
Phụ lục 2: Kế hoạch thử nghiệm sản phẩm truyền

thông............................................. 42

Phụ lục 3: Các bộ câu hởi thu thập sổ liệu......................................................................... 43
Phụ lục 3.1: Bộ câu hỏi phỏng vấn nhà quản lý chương trình xử lý rác, chuyên gia thiết kế tài
liệu truyền thông trước khi thiết kế sản phẩm truyền thông.........................................

43

Phụ lục 3.2:Tài liệu tập huẩn phỏng vấn sâu tại cộng đồng............................................... 44
Phụ lục 3.3: Biên bản thảo luận nhóm................................................................................ 52
Phụ lục 4: Tờ rơi trước thử nghiệm.................................................................................... 58
Phụ lục 4: Lịch treo tường trước thử nghiêm..................................................................... 60
Phụ lục 4: Tờ rơi sau thử nghiệm....................................................................................... 61
Phụ lục 4: Lịch treo tường sau thử nghiệm........................................................................ 63


1

ĐẶT VẤN ĐÈ
Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế của loài người đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng gây ra ơ nhiễm mơi trường. Trong đó tác nhân chính là rác khơng được xử
lý hợp vệ sinh. Mỗi ngày, trên thế giới khoảng 27.000 người bị chết có liên quan đến rác
thài xử lý khơng họp vệ sinh và 80% bệnh tật đặc biệt các bệnh truyền nhiễm ở các nước
đang phát triển là do môi trường sống mất vê sinh (Theo số liệu năm 1986 của tổ chức y
tệ the giới ) [14], [19]. Theo các chuyên gia của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) thi lượng rác thải trên toàn thế giới có thể tăng từ 700 triệu tấn như hiện nay lên
2 tỷ tấn vào năm 2020 [14]. Tại Việt Nam lượng phát sinh rác thải rắn lên tới hon 15

triệu tấn mỗi năm, trong đó rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, chợ chiếm tới
80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi
trường năm 2003, tại nông thôn lượng phát sinh chất thải rấn sinh là 6,4 triệu tấn/năm,
chiếm 50% hoạt trong cả nước [7].
Xã Mỹ Hưng thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định là một xã thuần nơng, có diện tích
5,252 km2, dân số là 6492 người trong 1414 hộ gia đình. Người dân chủ yếu làm ruộng,
cơng nhân, bn bán nhỏ. Thu nhập bình qn/người thẩp (4,7 triệu/người/năm). về
chưcmg trình vệ sinh mơi trường tỳ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt
51,6% trong khi đó mục tiêu của xã là trên 70%. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt cịn
gặp nhiều bất cập, tồn xã chỉ có 2 hố rác tại xóm 2 và xóm 9, người dân vẫn duy trì thói
quen đổ rác bừa bãi, khơng đúng nơi quy định, gây mất vệ sinh môi trường. Mậc dù tại
xã Mỹ Hưng chưa có đánh giá về tỷ lệ phát sinh rác thải cũng như lượng rác thải phát
sinh hàng năm, song theo kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên Trường Đại Học Y Tế
Cơng Cộng cho thay vấn đề xử lý rác thải ran sinh hoạt là một vấn đề cấp bách cần giải
quyết.
Tại xã Mỹ Hưng, kiến thức của người dân về xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh chỉ
đạt 38%, trong đó chỉ có 36% người dân kể được các bệnh mắc phải nếu rác không được
xử lý hợp vệ sinh và 38% người dân không biết cách phân loại rác trước khi xử lý, 55%
người dân cho rằng không cần phải phân loại rác và 76% người dân không phân loại rác
trước khi đem xử lý. Tỷ lệ người dân có xừ


2

lý rác bằng các phương pháp đốt, chôn, tái sử dụng rác lần lượt
chiếm tỷ lệ 20%, 67%, 20%, song khi hỏi là các hộ xung quanh xử lý
rác như thê nào thì có tới 83% người dân trả lời là hàng xóm của họ đổ
rác ra ao, hồ, đường tàu, cánh đồng...Nhìn chung tỷ lệ người dân phân
loại và xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ rất thấp 38% (kết quả
điều tra tại xã Mỹ Hưng). Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên

là do ý thức của người dân cịn thấp, cơng tác tun truyền còn thấp
và chưa đạt hiệu quả.
Để nâng tỷ lệ hộ gia đinh xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh từ 28% lên 65% tại xã Mỹ Hưng
từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2007, nhiều giải pháp can thiệp được thực hiện, trong đó
có giải pháp truyền thơng nâng cao hiếu biểt và thay đối hành vi về xử lý rác thải rắn
hợp vệ sinh. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng và thử nghiệm một số thông điệp truyền
thông chủ đạo về vấn đề xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh, trên cơ sở đó xây dựng các sản
phẩm truyền thông thay đổi hành vi người dân ở xã Mỹ Hưng. Các sản phẩm truyền
thông bao gồm: tranh cổ động, tờ rơi, băng rôn, các bài phát thanh trên loa của xã, lịch
treo tường. Trong đó tờ rơi được người dân ưa thích và đánh giá là phù hợp nhất. Có
70% người dân được phỏng vấn cho rằng hình thức truyền thông qua tờ rơi là phù hợp.
Tờ rơi có thể cung cấp đầy đủ các kiến thức về cách xử lý rác hợp vệ sinh. Mặc dù nhóm
nghiên cứu chưa có đánh giá mức độ ưa thích cùa người dân về lịch treo tường song theo
phỏng vấn chù tịch xã và trưởng ban văn hóa thơng tin thì đây là hình thức truyền thơng
sẽ mang lại hiệu quả cao và người dân sẽ rất thích. (Lý do chọn thiết kế, thử nghiệm tờ
rơi và lịch xem phụ lục 1 -Tr 31). Tại xã Mỹ Hưng 80% công việc thu gom, xử lý rác tại
hộ gia đình là do người phụ nữ làm. Do vậy người phụ nữ sẽ là đối tượng đích của chương trình
truyền thơng.

Để tờ rơi, lịch treo tường cung cấp kiến thức, thay đổi hành vi xứ lý rác hợp vệ sinh và
phù hợp với văn hóa địa phương trước khi đưa các sản phẩm truyền thông vào sử dụng,
cần tiến hành ''‘'thiết kế và thử nghiệm tờ rơi và lịch treo tường về xử lý rác thải rắn hợp
vệ sinh cho phụ nữ đã lập gia đình từ 18 - 55 tuổi tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định năm 2007".


3

MỤC TIÊU •


Mục tiêu chung:
Thiết kế và thử nghiệm tờ rơi, lịch treo tường để sử dụng rộng rãi trong chương trình
truyền thơng nhằm cải thiện tình hình xử lý rác thải ran không hợp vệ sinh cho phụ nữ từ
18- 55 tuổi xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định năm 2007.
Mục tiêu cụ thể:
1. Thiết kế tờ rơi, lịch treo tường về vấn đề xử lý rác thải rắn sinh hoạt hợp vê sinh cho
phụ nữ từ 18- 55 tuổi tại xã Mỹ Hưng.
2. Tiến hành thử nghiệm tờ rơi, lịch treo tường về vấn đề xử lý rác thải răn sinh hoạt
hợp vê sinh ở phụ nữ 18- 55 tuổi tại xã Mỹ Hưng.


Chương 1. TÔNG QUAN
Ngày nay rác thải rắn sinh hoạt xử lý không hợp vệ sinh và các ảnh hưởng
của chứng đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng. Nó ảnh hường đến sức khỏe
cộng đồng trên nhiều khía cạnh, quy mơ rộng lớn và nhiều cấp độ khác nhau.
1.1.

Một số khái niệm dùng trong đề tài
Môi trường: là tất cả những gì xung quanh chúng ta (khơng khí, đất nước,

chất thải...) tác động và chịu ảnh hưởng bởi mọi hoạt động của con người. Môi
trường trong lành giống như chiếc áo giáp bao quanh cuộc sống, bảo vệ con người
khỏi các nguy cơ dổi với sức khỏe. Ngược lại, nó có thể là mẩm gây các loại bệnh,
phá hoại cuộc sống và quá trình phát triển xã hội nếu khơng được con người giữ gìn
và bảo vệ [13].
Rác thải rắn sinh hoạt; là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người. Rác thải rắn sinh hoạt chủ yểu hình thành từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần
bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gồ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm

rạ, xác động vật, vỏ rau quả... [2].


Phân loại rác thải rắn sinh hoạt: là sự phân chia các loại rác thải trong gia
đinh thành những loại riêng biệt theo các cách xử lý khác nhau. Rác thải răn sinh
hoạt được chia làm 3 loại khác nhau bao gồm: rác hữu cơ, vô cơ và rác tái chế [2].
Xử lý rác thải rắn sinh hoạt hụp vệ sinh: là rác thái được thu gom, phân
loại trước khi đem xử lý. Các cách xừ lý họp vệ sinh bao gồm: đốt rác, chôn rác,
chăn nuôi, ủ phân, tái sử dụng và tái chế các loại rác [2].
1.2.

Các vấn đề liên quan đến việc xử lý rác không họp vệ sinh.

Rác thải làm xấu cảnh quan môi trường, gây ra ơ nhiễm mơi trường nước, ơ
nhiễm khơng khí, rác thải mang theo mầm bệnh và gây ra các ton thương như hóa
chất, vật sắc nhọn.... Theo Tổ Chức Y tể Thế giới % tổng số năm sống bị thay đổi do
tàn tật bị mất đi ở các nước có nền kinh tế thị trường là do bệnh tâm thần liên quan
đến môi trường (theo BMJ). Tại Mexico thiệt hại kinh tế qua ảnh


hưởng tới sức khỏe (tiền chi cho thuốc men, nghi việc do ốm
đau, năng suất giảm do thể trạng sức khỏe...) do ơ nhiễm mơi
trường ước tính 1,5 tỷ USD mỗi năm. Chi phí y tể do ơ nhiễm gây ra
ờ Jakarta và Bangkok chiếm khoảng 10% thu nhập của các thành
phố đó. Tại các vùng đơ thị của Trung Quốc chi phí hàng năm do
tình trạng bệnh tật liên quan tới ơ nhiễm khơng khí đựơc ước tính
lên tới 5 tỷ NDT (880 triệu USD) [13]. Tại Thái Lan đã giảm 1/3
lượng khách du lịch đển tham quan vào năm 1998 do môi trường bị
ô nhiễm [12]. Tất cẳ những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và nền
kinh tế đều có liên quan mật thiết đến tình trạng xử lý rác thải

không hợp vệ sinh.
Ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe dã đạt đến mức độ báo động khẩn cấp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ở các
nước đang phát triển, có ngun nhân là mơi trường sống mât vê sinh [14], [19].
Mỗi năm New Delhi có 7500 người chết vì hít phải chất thải, ở thành phố khác của
Ấn Độ có 3200 người chết vì khơng khí ơ nhiễm. Khơng khí ở Bangkok có nhiều
cácbonmonoxit và chì làm hon 1 triệu người chết do bị dị ứng và viêm phổi. Bệnh
bụi phổi mãn tính do nhiễm phải bụi hạt là nguyên nhân gây tử vong gần 26% tổng
số người chết năm 1988 tại Trung Quốc. Tại Jakarta- Indonexia, bệnh tiêu chảy do ô
nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chủ yếu của 20% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
[6], [15], [16|. Ơ nhiễm khơng khí ở Jakarta gây ra tỳ lệ mắc bệnh đường hô hấp và
tử vong do nhiễm bệnh đường hô hấp là 12,6%, cao hon 2 lần tỷ lệ bình quân cả
nước. Nồng độ chì trong khơng khí xung quanh thường xun vượt quá tiêu chuẩn
cho phép 3-4 lần gây ra các bệnh tim mạch, giảm trí thơng minh ở trẻ em [5], ô
nhiễm nước gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mát (tổn
thương thủy tinh thể và đục nhân mắt), ức chế miễn dịch, các bệnh truyền nhiễm.
Cơn trùng sống trong chất thải có thể là nguồn gây các bệnh truyền nhiễm trên da,
đường ruột và hô hấp. Một phần rất lớn ô nhiễm môi trường là do rác thải gây ra.
Nguy cơ ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe có thể xảy ra trong mọi công
đoạn gây ô nhiễm ở điểm tập kết rác thải và bãi chôn lấp, gây tai nạn ở bãi chơn lap
do thiểu kiểm sốt và giám sát chặt chẽ [16], Theo số liệu năm 1986 của


TỔ chức Y tế thể giới mỗi ngày cỏ 27.000 người bị chết có liên
quan đến rác thải khơng được xử lý hợp vệ sinh [11]. Rác thải xử lý
không hợp vệ sinh có thể gây nên nhiều loại bệnh khác nhau như
các bệnh đường hô hấp, dị ứng, tim mạch, giảm trí thơng minh ở
trẻ. Khảo sát tình hình sức khỏe của công nhân Công ty Môi trường
Đô thị Hà Nội, vào năm 1993 đã cho kết quả: 36% cơng nhân có
biếu hiện kích thích đường hơ hấp, 28,27% mắc bệnh tai mũi họng;

34,72% mắc bệnh răng hàm mặt; 38,06% mắc các bệnh về mắt;
13,15% mắc bệnh da liễu...[6], Đối với phụ nữ khi mang thai tiếp
xúc với các chất độc hại, ký sinh trùng gây bệnh sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới thai nhi. Trẻ em mắc các bệnh ký sinh trùng (giun đũa, giun
móc...) hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất thải độc hại sẽ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ từ đó làm giảm khả năng học tập và
năng suất làm việc [10].
1.3. Hiện trạng xử lý rác thải rắn khơng hợp vệ sinh
Tình hình rác thải rắn trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) từ năm
1980-1997 tỷ lệ rác thải trong các thành phố của các nước đang phát triển tăng lên
40% và dự báo lượng rác thải hàng năm tính trên đầu người sẽ tăng từ 500 kg đến
600 kg/năm vào năm 2020. Theo các chuyên gia của tố chức OECD thì lượng rác
thải trên tồn thế giới có thể tăng từ 700 triệu tấn như hiện nay lên 2 tỷ tấn vào năm
2020 [14]. Như vậy với tốc độ gia tăng dân số sẽ làm tăng lượng rác thải lên rất
nhiều. Rác thải đang dần trở thành mối nguy hại không chỉ ở các nước phát triển, mà
nó cịn lan sang các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển. Tại
các nước đang phát triển tốc độ đơ thị hố đang diễn ra mạnh mẽ nhưng vấn đề xử lý
rác thải hợp vệ sinh lại chưa được chú trọng phát triển. Còn tại các nước kém phát triển thi
đói nghèo, bệnh tật và vệ sinh mơi trường

kém vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Như

vậy có thể nói rác thải đang là vấn đề thời sự nổi cộm và cần được quan tâm giải
quyết [5].
Tình hình rác thải rằn tại Việt Nam
Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao làm tăng nhanh các
hoạt động của con người trong sản xuất, sinh hoạt,...đồng thời tác động mạnh mẽ và
lâu dài tới môi trường. Ở thành thị lượng rác thải tăng rất nhanh.



Năm 2005, tỷ trọng của chất thải rắn tại Hà Nội là 480- 580 kg/m 3, Thành phổ Hồ
Chí Minh là 500 kg/m3, Hải Phòng 580kg/m3 và tại Đà Nang là 420kg/ m3 tổng
lượng rác thài ở thành Phố Đà Nằng là 230.000 - 250.000 tấn/ năm. Hiện nay tỷ lệ
phát sinh rác thải trung bình khoảng: 0,7- 0,9 kg/người/ngày. Như vậy trong cả nước
lượng chất thải phát sinh hàng ngày ước tính khoảng 49.134 tấn/ngày, trong đó chất
thài sinh hoạt là 21.828 tấn/ngày [14].
Mặc dù lượng phát sinh rác thải tăng nhanh nhưng 100% rác thải sinh hoạt
chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ rác được thu gom cũng chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ
lệ thu gom rác thải sinh hoạt tính trung binh cho cà nước chỉ tăng từ 65% đến 71%
trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2003, trong đó tỷ lệ thu gom ờ các vùng nông thôn
chỉ chiếm tỷ lệ 17% nghĩa là thấp hơn rất nhiều so với cả nước. Theo báo cáo diễn
biển môi trường Việt Nam năm 2003, rác thải phát sinh tại nơng thơn ước tính 0,3
kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều từng năm [13]. Lượng rác thải này không
được xử lý mà bị người dân tự vứt ra ao hồ, sông.. .gây mất vệ sinh công cộng
nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cúa người dân. Mặc dù lượng rác
thải hiện nay ở nông thôn chưa bằng 50% lượng rác thải đơ thị tính theo bình quân
đầu người, nhưng việc xừ lý rác thải hợp vệ sinh vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Theo khảo sát về mức sống các hộ gia đình Việt Nam nãm 2003 cho thấy tại
các vùng nơng thơn khơng có các dịch vụ thu gom và tiêu hủy thì hỉnh thức xử lý
rác sinh hoạt chủ yếu là đem đổ ờ các sông, hồ gần nhà hoặc là vứt bừa bãi ở nơi
gần nhà (chiếm 73% hộ gia đình) [9]. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, vấn đề vệ
sinh môi trường đặc biệt là việc thu gom và xừ lý rác vẫn đang trong tình trạng bị
thả nối, cho dù lượng rác thải này đang chiếm một lượng rất lớn. Tại cấp tỉnh lượng
rác thải này chiếm 84,95%, cấp huyện 95,96% và tại cấp xã là 97,53%. Như vậy tại
cấp xã chỉ hơn 2% lượng rác thải phát sinh là được xử lý theo đúng tiêu chuẩn về xử
lý rác [10].
Ở nông thôn, việc vứt, đổ rác lộ thiên mà chưa có dịch vụ thu gom rác đến
tận xã là phổ biến. Các địa phương vẫn chưa chú trọng đến đầu tư tài chính, nhân
lực cho cơng tác xử lý rác tại địa phương. Việc phân công trách nhiệm giữa các ban

ngành cịn chưa có sự thơng nhất. Do đó việc thu gom rác tại thơn xóm chỉ


mang tính chất tự phát chứ chưa mang tính chuyên nghiệp,
thường kỳ. Một sô địa phương như: Thuận thành (Bắc Ninh), ứng
Hồ ( Hà Tây)... có tỷ lệ thu gom rác lớn cũng chỉ đạt 19,8%29,2%, còn các huyện như: Ý Yên, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc (Nam Định)...
trên thực tế chì đạt 3,6- 3,7%. Thêm vào đó các phương tiện thu
gom rác thải đã quá thô sơ, cũ kỹ bao gồm các loại xe đẩy, xe kéo
tự thiết kể nên không đáp ứng và đảm bảo công tác thu gom rác
[13]. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế thì tỷ lệ rác có thể chế
biến phân bón chiếm khoảng 73% và tỳ lệ rác có thể tái chế/tái sử
dụng chiếm khoảng 15% lượng rác thải phát sinh [13]. Như vậy
nếu người dân biết cách phân loại rác thì sẽ giảm được rất nhiều
thời gian cho việc xử lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu tại Xẵ Mỹ I-ĩưng cho thây chỉ có
24% hộ gia đình có phân loại rác trước khi xử lý. Tỷ lệ người dân có xử lý rác bằng
các phương pháp đốt, chôn, tái sử dụng rác lần lượt có tỷ lệ 20%, 67%, 20%, song
khi hỏi là các hộ xung quanh xử lý rác như thế nào thì có tới 83% người dân trả lời
là hàng xóm của họ đổ rác ra ao, hồ, đường tàu, cánh đồng...Nhìn chung tỷ lệ người
dân phân loại và xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ rất thấp 38%. Trong tồn
xã khơng có hổ chôn rác hợp vệ sinh. Các hố rác đều là do người dân tự đổ lâu ngày
thì tạo thành hố rác chung cùa thơn xóm, nhưng lại khơng được xử lý đúng cách nên
gây ô nhiễm rất lớn, hố rác nhanh đầy, gây lãng phí đất, đặc biệt là gây mùi khó chịu
cho các hộ gia đình sống quanh khu vực có hố rác. Hiện nay tại xã chưa có tổ
chuyên trách đảm nhiệm công tác thu gom rác trong tồn xã chưa có tổ thu gom rác
tại các thơn xóm, thậm chí xã khơng có to chun trách đảm nhiệm cơng tác thu
gom rác trong tồn xã. Việc xử lý rác tại các hộ gia đình và trong tồn xã chỉ mang
tính chất tự phát. Các cơng việc thu gom rác tại hộ gia đình chủ yếu do người phụ nữ
làm (80% công việc thu gom rác thải tại gia đình là do người phụ nữ đàm nhận).
Vậy khi tiến hành truyền thông về việc xử lý rác hợp vệ sinh đối tượng đích chủ yếu

là người phụ nữ.
1.4.

Truyền thông xử lý rác thải rắn sinh hoạt họp vệ sinh cho phụ nữ.

1.4.1. Vai trò của phụ nữ trong việc xử lý rác hợp vệ sinh


Người phụ nữ trong bất kỳ hoạt động nào với tư cách là người lao động tại
các cơ quan, nhà máy, cơ sở dịch vụ hay là người nội trợ trong gia đình đều có liên
quan tới rác thải. Họ có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực quản lý rác thải của địa
phương [9]. Từ đó, mồi lời nói, mỗi việc làm của họ thường có sức thuyêt phục đối
với các thành viên trong gia đình. Đây là điểm mạnh để người phụ nữ phát huy khả
năng tuyên truyền, vận động và lơi cuốn người thân, hàng xóm cùng thực hiện các
cơng việc của gia đình và xã hội, cũng như các hoạt động phân loại rác và xử lý rác
thải rắn hợp vệ sinh ngay tại hộ gia đình. Người phụ nữ là người nội trợ, với bản
tính cần cù chịu khó và ln hướng tới cái đẹp, người phụ nữ thường chủ động tổ
chức cuộc sống gia đình, ln khởi xướng và hướng dẫn con cái hoặc các thành viên
trong gia đình dọn dẹp nhà cửa, cải tạo bếp núc, hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh,
đổ rác đúng nơi quy định. Do vậy, chính phụ nữ là người có thể thực hiện một cách
hiệu quả các hoạt động xử lý rác thải ran sinh hoạt hợp vệ sinh tại hộ gia đình. Họ
thường chủ động thực hiện phân loại các vật dụng định thải bỏ để có thể tận dụng tới
mức tối đa. Đây là một thói quen tốt, là điều kiện thuận lợi để tiến tới thực hiện phân
loại chất thải tại nơi phát sinh (tại gia đình). Khơng chỉ chủ động tham gia, mà người
phụ nữ cịn tích cực tun truyền, giáo dục, lơi cuốn người thân và cộng đồng trong
mọi hoạt động, nhất là hoạt động xử lý rác thải rắn hợp vệ sinh. Mặt khác, họ ngày
càng có điều kiện học tập nâng cao hiểu biết, có vị trí trong gia đình và xã hội nên
dễ dàng tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực hiện tốt các chính sách
[9].
Tại hội nghị tồn cầu về phụ nữ và môi trường tổ chức từ ngày 4 đến ngày 811-1991 ở Florida (Mỹ) đã có 218 báo cáo về các dự án thành công của phụ nữ

trong các lĩnh vực mơi trường, trong đó có 51 dự án về chất thài (gồm 9 dự án thoát
nước, 3 dự án về chiến dịch làm sạch môi trường, 4 dự án chế biến phân bón, 8 dự
án về quản lý chất độc hại, 6 dự án quản lý chất thải, 12 dự án tái chế và 9 dự án
giáo dục về chất thải). Qua những hoạt động của các dự án đỏ, có thể thấy rằng phụ
nữ khơng chi tham gia tích cực, mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc đem lại
hiệu quả cao trong công tác xử lý rác thải hợp vệ sinh [6]. Ở nước ta, với sự chủ
động và sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các


thành hội phụ nữ như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nang, Huế,...đã tổ chức nhiều hoạt động quản lý chất thải có kết
quả, điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà nội đã tham mưu cho
chính quyền thành phố trong việc tổ chức phát động phong trào “Lỉ
môi trường trong sạch, phụ nữ và nhãn dãn Thù đô không đổ rác,
phế thái ra đường và nơi công cộng”. Trong đề tài nghiên cứu “Str
tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường ở cấp phường”,
Trường đại học Kiên trúc Hà nội cùng các đối tác đã tiến hành
nghiên cứu điểm tại phường Kim Liên (quận Đống Đa) và phường
Phú Thượng (quận Tây hồ) ở Hà nội. Qua nghiên cửu đó, có thể
nhận thấy rằng hội phụ nữ phường giữ vai trị tham mưu, cùng
chính quyền khởi xướng và tổ chức nhiều hoạt động quản lý môi
trường, quản iý chất thải có kết quả tốt, trong đó phụ nữ là lực
lượng tham gia đơng đảo và có vai trị quan trọng. 70- 80% phụ nữ
tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt,
thiết lập được mối quan hệ với các ban ngành đồn thể, xây dựng
kế hoạch hoạt động mơi trường và tổ chức các buổi vệ sinh cống
rãnh, đường xá, tuyên truyền các vấn đề liên quan đến việc phân
loại, thu gom rác thải ngay tại nguồn phát sinh bảo vệ môi trường,
tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục để nâng
cao nhận thức về môi trường, hưởng dẫn thực hiện phân loại rác tại

gia đình (mở lớp tập huấn,phối hợp vận động các gia đình hưởng
ứng và triển khai thực hiện). Từ những kểt quả trên, có thể thấy
rằng bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm thực tế kết hợp với trun
thơng tơt đẹp của mình đã khăng định vai trị nịng cốt khơng thể
thiếu đựợc của người phụ nữ trong các hoạt động quản lý mơi
trường tại mỗi gia đình [6], [9],
Tại xã Mỹ Hưng, theo kết quả đánh giá tại cộng đồng cho thấy 80% cơng việc
thu gom rác thải tại gia đình là do người phụ nữ đảm nhận. Chủ tịch hội phụ nữ của
xã cho biết hoạt động của Hội là rất phong phú và diễn ra rất thường xuyên nên đã
thu hút rất nhiều hội viên tham gia. Hiện nay hội đã có 1546 hội viên, hàng năm vào
gần dịp tết nguyên Đán hội phụ nữ thường xuyên tổ chức phong trào vệ sinh đường
làng, ngõ xóm sạch đẹp. Vì vậy, khi chọn đối tượng tác động là phụ nữ sẽ trực tiếp
góp phần cải thiện tình hình xử lý rác tại địa phương, cụ thể là bắt đầu từ đơn vị hộ
gia đình. Xã Mỹ Hưng là xã đã phổ cập trung học


cơ sở, vì vậy người phụ nữ dễ dàng đọc và hiểu được nội dung
sản phẩm truyền thông. Một số phụ nữ làm cơng nhân theo ca, kíp
nên khó tíêp cận, truyên thông qua bàng rôn, khẩu hiệu, qua loa
đài, qua hội phụ nữ nên kết quả truyền thông đạt hiệu quả khơng
cao. Vì vậy với đối tượng này truyền thơng qua tờ rơi, lịch treo
tường có thể tới tận tay họ và đem lại hiệu quả truyền thông cao.
Theo mơ hình tiếp cận giáo dục sức khỏe để dối tượng đích thay
đổi hành vi thì cần có thái độ tích cực. Để có thái độ tích cực cần
cung cấp kiến thức. Như vậy các sản phẩm truyền thông được thiết
kế nhàm cung cấp các kiến thức cơ bản về xử lý rác thải rắn sinh
hoạt họp vệ sinh cho người dân xã Mỹ Hưng, đặc biệt là người phụ
nữ [1].
1.4.2. Truyền thông về vẩn dề xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy đề các chương trình về vấn

đề vệ sinh mơi trường đạt hiệu quả cao thì ngồi việc cung cấp tài chính, vật lực,
nhân lực; giáo dục và truyền thơng mơi trường lại đóng vai trị hết sức quan trọng
[16]. Tại Việt Nam có rất nhiều chương trình truyền thơng về vấn đề bảo vệ mơi
trường, trong đó tập trung sâu hơn về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa
phương đặc biệt là tại các đơ thị lớn. Có rất nhiều hình thức để cung cấp kiến thức
nhằm thay đổi hành vi cho người dân về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt như; tờ rơi,
tranh cổ động, áp phích, lịch bàn...Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hình thức truyền
thơng qua tờ rơi. Tuy phong phú về mật số lượng song về mặt chất lượng cũng như
hiệu quả sử dụng của các tờ rơi lại chưa cao, hoặc không đủ bằng chứng để chứng
minh được các hiệu quả thiết thực. Khi được hỏi về quá trình phát triển và thử
nghiệm các sản phẩm truyền thông thi hầu hết các nhà quản lý chương trình đều cho
rằng việc thiết kế các sàn phẩm truyền thơng chủ yểu dựa vào kinh nghiệm là chính,
hoặc tham khảo của các chuyên gia, chứ không hề hỏi đổi tượng đích về nhu cầu và
mong muốn loại sản phẩm truyền thơng mà họ sẽ được nhận. Có rất nhiều lý do
không thử nghiệm sản phẩm truyền thông trước khi đưa vào sử dụng, nhưng chủ yếu
là do khơng có đủ thời gian thừ nghiệm và thấy rằng không cần phải thừ nghiệm vì
sẽ tốn thời gian và tiền bạc mà kết quả thu được cũng không cao. Neu các sản phẩm
truyền thông chi dựa


12

vào con mẳt chủ quan của các nhà quản lý thì đơi khi nó sẽ khơng hề phù hợp với
văn hố, thói quen của người dân. Điều này khiển cho những thông tin mà các nhà
quản lý mong muốn truyền đạt tới người dân sẽ không được ủng hộ và họ cảm thấy
những sản phẩm đó khơng phải là làm cho mình.
Tại Trung tâm truyền thơng giáo dục sức khoẻ trung ương thuộc Bộ Y Te,
khi thiết kế tờ rơi về vấn đề “Bạn làm gi để chăm sóc mơi trường xung quanh”, thử
nghiệm trên đối tượng là phụ nữ tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội cho thấy tờ rơi đã được
phụ nữ đánh giá là: ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, phù họp với mọi đối tượng

biết đọc chữ, các hình ảnh rõ nét. Bên cạnh những kết quả đạt được thì tờ rơi cịn
gặp phải những hạn chế sau: thứ nhât, chưa thực sự tập trung vào một vấn đề, chù
đề quá rộng nên không sâu (vừa nói về sử dụng nguồn nước sạch, vừa nói xử lý rác
thải nhưng lại không chỉ ra cách hướng dẫn người dân cách phân loại và cách xừ lý
rác hợp vệ sinh). Vậy muốn tờ rơi có sự chú ý cũng như làm cho người đọc nhớ lâu
thì chỉ nên chọn một vấn đề và cổ gắng phân tích sâu về vấn đề đó, chỉ ra các cách
làm để có thể hướng dẫn người đọc hành động theo. Thứ hai, phần giới thiệu “mơi
trường là gì?” thực sự là khơng cần thiết mà nên thay vào đó là những nguyên nhân
làm ô nhiễm môi trường, như thế sẽ làm cho người đọc hiểu đựơc cần phải làm gì
để bảo vệ mơi trường. Thứ ba, một số hình ảnh cho vào là chưa phù hợp với nội
dung phần lời phần, ví dụ hình ảnh “Bà mẹ rửa tay cho con” khơng có liên quan gì
đến việc làm gì để chăm sóc mơi trường xung quanh, nên thay vào đó là hình ảnh
mang hành động bảo vệ mơi trường: hình ảnh quét rác, phân loại rác hoặc hình ảnh
xử lý rác hợp vệ sinh... Thứ tư, màu sắc của tờ rơi tực sự chưa bắt mẳt người xem,
không đẻ lại ấn tượng và làm người đọc chú ý đến, các tiêu đề cũng không nổi bật...
[3].


13

1.5.

Thiết kể sản phẩm truyền thông cho phụ nữ tại xã Mỹ Hưng.

Theo đánh giá điều tra tại xã Mỹ Hưng cho thấy: 60% tổng số phụ nữ được hỏi là học
hết cấp 2, 20% học hết cấp 3 và chỉ có 8% có trình độ trên cấp 3. Ngồi ra 82% phụ nữ chưa
được tiếp xúc với các tài liệu truyền thông liên quan đến vấn đề xử ỉý rác thải. Do vậy khi
thết kế tài liệu truyền thông cần thiết kế các loại tài liệu cần phải dễ đọc với mọi đối tượng
có trình độ học vấn khác nhau. Các tài liệu truyền thông cần phải đơn giản nhưng cũng cần
phải thu hút và gây sự chú ý cho họ. Theo thử nghiệm tài liệu truyền thông của Bộ Y tế khi

thiết kế cho đối tượng đích là người phụ nữ ở nơng thơn thì các sản phẩm truyền thơng cần
có một số tiêu chuẩn sau;
Hình thức. Nếu hỏi ý kiến một lúc 20 tranh/ảnh thì 10 tranh sau các câu trả lời là
không tốt, 5 tranh đầu có ý kiến tốt và 5 tranh sau ý kiến tạm được [3]. Tuy nhiên nếu khơng
có tranh thì sẽ gây sự nhàn chán cho người đọc bởi vì tranh thì dễ nhớ hơn nói lời, dễ hiểu
và dễ kích thích người đọc làm theo hơn [4], Vậy trong khn khổ của tờ rơi, lịch thì nên
chọn tổi đa từ 5-10 tranh là phù họp nhất. Trong tài liệu không nên chỉ có tranh/ảnh mà cần
phối họp giải thích. Tranh/ảnh thơi thì khó làm thay đổi hành vi. Nếu hướng dẫn người dân
cách phận loại rác thì nên có các hình ảnh phân loại rác và có lời hướng dẫn, giải thích cụ
thể là phân loại rác như thế nào. Vậy cần kết hợp giữa tranh ảnh và lời nói. Ở một số nước
nghiên cứu thấy rằng ảnh khơng có nền, khơng có bóng là dễ hiểu nhất đối với người phụ nữ
ở nông thôn (đặc biệt là những người có trinh độ học vấn thấp hoặc khơng quen đọc và xem
tranh), cần lựa chọn các hình ảnh dễ hiểu, đơn giản, phải có ý nghĩa, phù họp với vấn đề xừ
lý rác hợp vệ sinh và dễ lôi cuốn kích thích người phụ nữ làm theo [3]. Dùng hình ảnh quen
thuộc với người phụ nữ ở nơng thơn (hình ảnh người phụ nữ quét rác thì quần áo phải là
quần áo ở nông thôn, chứ không phải là quần áo của cơng ty mơi trường đơ thị). Chọn các
hình ảnh minh họa có thực trong đời thường mang tính chất tích cực, bỏ các chi tiết rườm rà
để đối tượng dễ nhớ [4].
Đối với màu sắc nên sử dụng các màu sắc nổi bật, hấp dẫn đổi tượng. Màu chủ đạo
của sản phẩm là màu xanh (vì đây là truyền thông về vấn đề xừ lý rác



×