Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Luận văn thúc đẩy sự chủ động của thanh niên trong tìm kiếm thông tin tiếp cận dịch vụ an toàn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục tại hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.65 KB, 84 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYÊN THỊ THẢO
TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC sức KHỎE

TÊN ĐỀ TÀI
THÚC ĐẨY Sự CHỦ ĐỘNG CỦA THANH NIÊN TRONG TÌM KIÉM THƠNG
TIN VÀ TIÉP CẬN DỊCH vụ AN TOÀN VÈ sức KHỎE SINH SẢN, sức
KHỎE TÌNH DỤC TẠI HÀ NỘI, 2016

dẫn khoa học

Thạc sỹ Nguyễn Thái Quỳnh Chi

Chữ ký

Hà Nội, 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Y tế Công cộng đã tạo cơ hội
và điều kiện cho tôi cho thực hiện học phần tốt nghiệp năm 2015. Xin chân thành
cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thái Quỳnh Chi. giảng viên khoa Khoa học hành vi, xã hội
và giáo dục sức khỏe, Trường Đại học Y te Cơng cộng đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bao tơi trong q trình thực hiện và hồn thành đề cương dự án can thiệp
này. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, chia sẻ và động viên
tôi trong q trình hồn thiện học phần này.



Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015


L Thông tin dự án
o Tên dự án: ' Thúc đẩy sự chủ động tìm kiếm thơng tin và tiếp cận dịch vụ an
toàn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên tại Hà Nội,
năm 2016"
o Cơ quan chù quản: ƯBND quận Hai Bà Trung, thành phố Hà Nội
■ Địa chỉ: 30 Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội
■ Số điện thoại: 043 9780 364
o Tổ chức tài trợ: Plan Parenthood, CCIHP
o Cơ quan chủ trì dự án: Trường Đại học Y tế Công cộng
■ Địa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
■ Số điện thoại: 046 266 2299
o Thời gian: Bắt đầu từ 1/1/2016 đến 31/12/2016
o Địa điểm thực hiện dự án: quận Hai Bà Trưng
o Tổng dự trù kinh phí dự án: 943,580,000 VNĐ


DANH MỤC VIẾT TÁT

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

CCIHP

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số


CBDA

Cán bộ dự án

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ICPD

Hội nghị quốc tế về phát triển dân số

IEC

Thông tin, Giáo dục, Truyền thông

KHHGD

Kế hoạch hóa gia đình

SKSS, SKTD

Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục

TLTT

Tài liệu truyền thơng

VTN-TN


Vị thành niên, thanh niên

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hợp Quốc

VINAFPA

Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam

YTCC

Y tế cơng cộng


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
I.


Thông tin dự án...................................................................................................ii

DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................iii
II.
1.

Nội dung dự án....................................................................................................1
Bối cảnh và sự cần thiết của dự án...................................................................2
1.1.

Ỷ tưởng dân đến dự án.............................................................................2

1.2.

Mô tá ngắn gọn vị trí địa lý, tình hình kinh té-xã hội - y tế....................4

1.3.

Vấn đề sức khoè cần được ưu tiên lựachọn để xây dựng dự án:..............6

2.

Phân tích các bên liên quan............................................................................18

3.

Mục tiêu dự án...............................................................................................19

4.


3.1.

Mục tiêu chung.......................................................................................19

3.2.

Mục tiêu cụ thể.......................................................................................19

Phương pháp triển khai dự án........................................................................19

5.

4.1.

Đổi tượng...............................................................................................22

4.2.

Địa điểm can thiệp.................................................................................22

4.3.

Thiết kế...................................................................................................22

4.4.

Cỡ mẫu................................................................................................... 24

4.5.


Phương pháp chọn mâu.........................................................................24

4.6.

Cách tiếp cận đổi tượng.........................................................................25

4.7.

Nội dung can thiệp.................................................................................26

Các kết quả mong đợi và đầu ra của dự án....................................................30
III.

Phương án tổ chức, thực hiện dự án..............................................................35

IV.

Các nguồn lực cần thiết của dự án................................................................36


V

V.

Phân tích hiệu quả của dự án.........................................................................37

1.

Các đối tượng hưởng lợi...............................................................................37


2.

Hiệu quả kinh tế............................................................................................37

3.

Hiệu quả xã hội..............................................................................................37

4.

Tính bền vững của dự án...............................................................................37

PHỤ LỤC...................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................67


1

II. Nội dung dự án
Một số định nghĩa liên quan
Sức khỏe sinh sản
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe sinh sản là trạng thái thoải mái về thế chất,
tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải là
khơng có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó [6].
Như vậy sức khỏe sinh sản bao hàm ý nghĩa là mọi người đều có thể có một cuộc
sống tình dục được thỏa mãn, có trách nhiệm và an tồn đồng thời họ phải có khả năng
sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay khơng, thời điểm sinh con và số con.
Định nghĩa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nừ và nam giới phải được thông tin, tư
vấn đầy đủ và được tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả,
phù hợp với khả năng và chấp nhận được theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền

tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như
sinh đẻ an tồn [4].
Sức khỏe tình dục
Theo tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe tình dục là trạng thái thoải mái về thể chất,
tình cảm, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động tình dục chứ
khơng phải chỉ là khơng có bệnh, hoạt động bất thường hay yếu ớt. Sức khỏe tình dục đòi


2

hỏi cách tiếp cận tích cực và tơn trọng đối với hoạt động tình dục và các mối quan hệ
giới tính, cũng như khả năng có được cuộc sổng tình dục an tồn và khối cảm, khơng bị
cưỡng bức, phân biệt và bạo lực. Đe có và duy trì sức khỏe tình dục, các quyền về tình
dục của tất cả mọi người phải được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo [13].
Sự chủ động
Sự chủ động là tự mình quyêt định hành động, không bị chi phôi bởi người khác
hoặc hoàn cảnh bên ngoài (Từ điển Tiếng Việt).


3

Trong tiếng Anh chủ động là proactive có nghĩa là kiểm sốt mọi tình hng bằng
cách làm/khiến sự việc diễn ra hơn là chờ cho sự việc diễn ra và phản ứng lại.
Sự tự chủ (self-efficacy)
Khái niệm sự tự chủ được xây dựng bởi Giáo sư Albery Bandura. Sự tự chủ là niềm
tin của một người về khả năng của bản thân thực hiện hiệu quả các hoạt động có ảnh
hưởng quan trọng đến các sự kiện trong cuộc sống của họ. Niềm tin sự tự chủ quyết định
cách họ cảm nhận, suy nghĩ, thúc đẩy bản thân, và cách cư xử. Sự tự chủ càng mạnh thì
mục tiêu đặt ra cho bản thân họ càng cao hơn và tính cam kêt lâu dài bền vững horn [17].
Sự tự chủ bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố; Kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm gián tiếp,

sự thuyết phục, cảm xúc [17, 18],
1. Bổi cảnh và sự cẩn thiết của dự án
1.1. Ỷ tưởng dẫn đến dự án
Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể trong cơ cấu nhân khẩu học và
kinh tế xã hội, trong đó vị thành niên và thanh niên dưới 25 tuổi chiếm hơn 40% dân số,
là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước [7]. Theo Ket quả khảo sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên,
thanh niên năm 2014, thế hệ trẻ hiện nay đang sống trong môi trường xà hội mới có
nhiều cơ hội để phát triển song cũng có khơng ít nguy cơ và thách thức, trong đó có nguy
cơ về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; tỷ lệ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục
bao gồm cả HIV/A1DS, mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, phá thai của vị thành
niên, thanh niên chưa lập gia đình ở mức cao. Thực trạng này đã gây ra nhiều hệ lụy
nghiêm trọng và kéo dài đối với một bộ phận VTN- TN cũng như gia đình và xã hội; làm
ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Bên cạnh đó, sự chủ động của thanh niên trong việc tìm kiếm các thơng tin về
SKSS, SKTD và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD còn thấp. Theo


4

điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2009
cho thấy 30% người trong độ tuổi 14-24 thiếu kiến thức và thụ động trong
tiêp cận thơng tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD [9]. Một trong nhũng hậu
quả mà thanh niên đang phải đối mặt đó là kiến thức và kỹ năng về chăm
sóc SKSS, SKTD cịn thấp. Chỉ có 42,5% vị thành niên và thanh niên trong độ
tuổi 14 - 24 có kiến thức toàn diện về lây nhiễm HIV, thấp hon nhiều so với
mục tiêu quốc gia là 95% vào năm 2010 [27], Chính vấn đề này đã dẫn đến
các hệ quả như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay mang thai
ngoài ý muốn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, UNICEF và UNFPA năm
2011, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam nói chung là 46/1000 [7],

cao hon nhiều so với các nước khác ở châu Á [3]. Cùng với đó, theo báo cáo
của Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam (VINAFPA) và Bộ Y tế, khoảng
10 - 20% số trường hợp nạo phá thai là những cô gái chưa lập gia đình. Tuy
nhiên, con số thống kê này mới chỉ thu thập tại các cơ sở y tê công. Thực tế,
tỷ lệ nạo phá thai ở VTN-TN còn cao hơn do chủ yếu VTN-TN tìm đến các cơ
sở tư nhân với hi vọng được bảo mật thông tin cao hon.

Một số giói thiệu chương trình về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục
Ngân sách Chính phủ dành cho các chương trình và dịch vụ về CSSKSS của VTNTN cịn rất hạn chế [24]. Mặc dù Chính phủ ưu tiên chăm sóc SKSS, SKTD của vị thành
niên và thanh niên, các thống kê y tế hàng năm vẫn chưa cập nhật được dữ liệu về các cơ
sở y tế hiện đang cung cấp thông tin vê SKSS, SKTD, giáo dục và tư vấn cho vị thành
niên và thanh niên [22],
Chương trình hành động ICPD 1994 được coi như một dấu mốc lớn về việc mở
rộng SKSS, SKTD là một vấn đề cần được quan tâm. Trong khoảng thời gian hơn 10
năm, Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế đã
thực hiện nhiều mơ hình can thiệp thí điểm để nâng cao kiến thức và nhận thức của
VTN-TN về SKSS, phòng chống HIV và tiếp cận dịch vụ can thiệp. Quỹ dân số Liên
hợp quốc (UNFPA) hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đạo tạo liên tục từ
1997 để chuyển hướng giáo dục ở các cấp tiểu học và trung


5

học cơ sở sang giáo dục về SKSS vị thành niên cho phù hợp hơn [29] và
thí điểm tích hợp giáo dục SKSS vào chương trình giảng dạy của hệ phổ
thông trung học, các trường cao đẳng và đại học sư phạm ở cấp Trung Ương
[29]. Gần đây nhất, một chương trình lồng ghép giáo dục SKSS, giáo dục tình
dục và phịng chơng HIV vào chương trình giảng dạy cho học sinh cấp trung
học cơ sở đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển và thử nghiệm với sự
hỗ trợ của UNICEF, UNFPA, UNESCO và Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại 3 tỉnh. Mơ

hình thí điểm này được coi là một mơ hình tiềm năng, đặc biệt đã giúp lồng
ghép giáo dục vào Chiến lược phát triển giáo dục về phịng ngừa HIV vào
chương trình giảng dạy chính thức [27].

Mặc dù, Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ các đối tác Việt
Nam liên tục với nguồn lực dồi dào trong một khoảng thời gian dài và hướng đến không
chỉ VTN-TN mà còn hỗ trợ cả nhũng người cung cẩp dịch vụ và cộng đồng nói chung.
Một câu hởi lởn vẫn chưa được giải đáp là vì sao nâng cao kiến thức khơng thực sự làm
cho VTN-TN có tình (lục an tồn hơn và có đầu ra về sức khỏe tốt hơn? [3]
1.2. Mơ tả ngắn gọn vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội - y tế
1.2.1. Lị' trí đỉa lý:
-

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đơng Nam nội thành Hà Nội.

-

Diện tích: 9,62 km2

-

Vị trí tiếp giáp:
o Phía Đơng giáp sơng Hồng, qua cầu là quận Long Biên
o Phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân
o Phía Nam giáp quận Hồng Mai
o Phía Bắc giáp quận Hồn Kiếm
1.2.2. rinh hĩnh kinh tế - xã hỏi-v tế:


6


- Xã hội:
o Quận Hai Bà Trưng gồm có 20 phường
o Dân số: 378 nghìn người (2009)
o Đặc biệt, quận Hai Bà Trưng là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn
như Đại học Bách Khoa. Đại học Kinh tế Ọuốc dân, Đại học Xây dựng và
6 trường Trung học phổ thơng. Có thể nói, quận Hai Bà Trưng là một trong
những quận tập trung nhiều vị thành niên, thanh niên nhất của Hà Nội,
không chỉ những vị thành niên, thanh niên có hộ khẩu tại Hà Nội.
Kinh tế:
o Quận Hai Bà Trưng có nền kinh tế nhiều thành phần phát triển nhanh và
mạnh. Hiện tại, trên địa bàn quận đang có khoảng 3300 doanh nghiệp.
Trong đó khoảng 70% là các hoạt động thương mại và dịch vụ, còn lại là
công nghiệp. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoại quốc doanh
tăng 14,5%; doanh thu thương mại. dịch vụ, du lịch tăng hơn 15%; tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng.
- Ytế:
o Các cơng tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, các cơng tác thơng tin tun
truyền tại quận vẫn đang được triển khai đều đặn.
o Quận Hai Bà Trưng cũng tập trung bệnh viện Trung Ương như Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương... Bên cạnh đó, trên
dọc tuyến phố Giải Phóng - quận Hai Bà Trưng tập trung rất nhiều các cơ
sở nạo phá thai (đối diện phía bệnh viện Bạch Mai), trong đó có nhiều cơ
sở nạo phá thai khơng đảm bảo chất lượng.


7

1.3.


Vấn đề sức khoẻ cần được ưu tiên lựa chọn đế xây dựng dự án
1.3.1. Lý do chọn
Thanh niên được coi là một lực lượng chính trong cơng cuộc xây dựng và phát triển

đất nước trong tưong lai. Việc bảo vệ và chăm sóc cho thanh niên có một đời sống về thể
chất, tinh thần và xã hội tốt cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu để phát triển đất
nước. Trong đó, học sinh THPT là độ tuổi đang hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nhiều
bạn đã bắt đầu có những rung động về tình u và các quan điểm về tình dục được hình
thành. Thế nhưng, các bạn đã có đầy đủ kiến thức, những hành trang để chuẩn bị cho
tình dục lành mạnh hay chưa vẫn còn đang là một Vấn đề đáng quan tâm. Chính vì vậy,
các vấn đề SKSS, SKTD cũng là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức
khỏe của VTN-TN hiện nay. Theo báo cáo của WHO, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá
thai cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới [9]. Nhận thấy tầm quan trọng của
việc nâng cao SKSS, SKTD, việc triển khai một chương trình can thiệp nhằm cải thiện
vấn đề này ở VTN-TN là hết sức cần thiết.
Áp dụng mơ hình niềm tin sức khỏe, phân tích các u tơ ảnh hưởng đên hành vi
chủ động tìm kiểm thơng tin và tiếp cận dịch vụ an tồn về SKSS, SKTD cho thấy,
những ngun nhân chính khiến cho VTN-TN thụ động trong hành vi đó là chưa nhận
thức được mức độ quan trọng của vấn đề, sự tự chủ chưa cao và các chương trình truyền
thơng chưa hoạt động tích cực và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các ban
ngành chưa được chặt chẽ khiến cho việc triển khai các chương trình thanh niên còn rời
rạc. (Xem cây vấn để)
Theo thuyết niềm tin sự tự chủ của giáo sư Abley Bandura, sự tự chủ bị chi phối
bởi các yểu tố: cảm xúc, kinh nghiệm trực tiếp, kinh nghiệm gián tiếp và sự thuyết phục.
Theo các nghiên cứu đã thực hiện, VTN-TN còn tâm lý e ngại khi tìm hiểu về SKSS,
SKTD. SKSS. SKTD đang bị đánh đồng với quan hệ tình dục và đối với VTN-TN đây là
một vấn đề nhạy cảm, không thoải mái để chia sẻ một cách thẳng thắn [11], Bên cạnh đó,
VTN-TN chỉ tìm kiếm thơng tin về SKSS, SKTD khi



8

gặp vấn đề dẫn đến các hậu quả không mong muốn. Tâm lý e ngại
khiến cho việc chia sẻ giữa bạn bè bị hạn chế, cha mẹ không thẳng thắn
giáo dục với con về SKSS, SKTD khiến cho VTN-TN thiếu kinh nghiệm và kiến
thức để dự phòng cho bản thân. Hiện nay, quan điểm của nhiều cha mẹ vẫn
còn ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phong kiến, cha mẹ cho rằng việc giáo dục
SKSS, SKTD là vẽ đường cho hươu chạy [11]. Họ vẫn lảng tránh, bưng bít,
khơng muốn nói với con cái những vấn đề về giới tính, tình dục [1]. Việc giáo
dục giới tính và tình dục cả trong nhà trường và gia đình, nhìn chung đều rơi
vào tình trạng chưa bát đàu đã két thúc. Ai cũng hy vọng, “cứ lớn lên sẽ tự
biết”. Gia đình thiếu kiến thức về SKSS, SKTD, tâm lý lo lắng về việc giáo dục
sớm cho con cản trở việc giáo dục VTN/ TN về tình dục. Việc giáo dục giới
tính từ cha mẹ thường mang tính răn đe và cấm đốn. Từ đó, dẫn đen việc
hạn chê giao tiếp giữa gia đình và VTN-TN trong các vân đê liên quan SKSS,
SKTD. Gia đình lảng tránh, khơng quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho
trẻ VTN/ TN. Bên cạnh đó, tỷ lệ VTN-TN sử dụng mạng xã hội, internet rất
cao [8], tuy nhiên, các trang báo mạng vẫn cịn đang có một cái nhìn khá
khắt khe về các vấn đề như quan hệ tình dục trước hơn nhân, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục... Một số bài viết mơ tả VTN-TN là những người
quá non dại và thiếu hiêu biết về SKSS, SKTD.

“ Tứ tại đây tôi đã làm một việc rất ngu xuấn và bậy bạ mà nguyên nhân chì vì sự
tị mõ rất trẻ con cùa cả hai đứa, Thực ra lúc ấy tơi và L chì là “bat chước ” hành vi
người ta làm trên phim mà tụi nhóc chúng tơi xem trộm được ở một qn karaoke pho
huyện mà thơi. Lũ chúng tơi khi đó một thẳng con trai 13 tuổi rất ngô nghê và một đứa
con gái 9 tuổi sún răng, tóc túm như hai cải đi mèo ngoe ngốy khơng thể nghĩ là đã
“xâm hại tình dục ” mà coi đó là trị chơi “vợ chổng ” như trên phim rồi cười khúc
khích với nhau” (Trích “Thu tam su.doc ”) [1]
Từ đó, VTN-TN chưa quan tâm và khơng chủ động tìm kiếm thơng tin về SKSS,

SKTD. Nguồn tìm kiếm thơng tin chủ yếu là qua Internet, ngại hỏi bố mẹ và


9

thầy cô về chủ đề tế nhị này [1]. Những yêu tô này ảnh hưởng đên sự tự
chủ của VTN-TN, khiến cho sự tự chủ của VTN-TN thấp.

Mặt khác, nhận thức của VTN-TN rằng bản thân thuộc nhóm dễ bị tổn thương đối
với các vấn đề SKSS, SKTD là còn thấp và chưa nhận mức độ nghiêm trọng về hậu quả
của các vấn đề SKSS, SKTD. Mặc dù nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục
SKSS, SKTD cho VTN-TN và triển khai nhiều chương trình dành cho VTN-TN như
giáo dục lồng ghép trong nhà trường, phòng tư vấn và một số hoạt khác nhưng nhiều
chương trình trong số đó được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả [14]. Dần đến việc
VTN-TN thiếu kiến thức trầm trọng về lĩnh vực này để bảo vệ bản thân. Việc phổi hợp
giữa các ban ngành hiện này còn rời rạc, khơng có sự liên kết chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau
khi triển khai các hoạt động dẫn đến các chương trình về SKSS, SKTD chỉ đạt được
những kết quả hạn chế.
Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục tại trường học về SKSS, SKTD được đánh
giá là chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do kiên thúc của giáo viên giảng dạy chưa
đầy đủ, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục SKSS, SKTD chưa đúng
[14]. Nhiều giáo viên còn cho rằng việc giáo dục SKSS, SKTD thuộc về trách nhiệm của
gia đình nhiêu hơn. Giáo viên cũng bày tỏ băn khoăn vê việc phải áp dụng các phương
pháp giảng dạy có sự tham gia trong những lớp học quá đông. Tuy nhiên, thách thức lớn
nhất khơng phải chỉ riêng với học sinh, mà cịn cả giáo viên đó là nhận thức rằng SKSS,
SKTD khơng phù hợp về mặt văn hóa. về tài liệu học tập, các nhà đánh giá thấy rằng
sách giáo khoa thiếu tính rõ ràng với các chủ đề nhạy cảm như tình dục an tồn. Ví dụ,
sách giáo khoa giải thích khơng đây đủ sự khác biệt giữa quan hệ tình dục “lành mạnh”
hay được bảo vệ và quan hệ tình dục “không lành mạnh” hay không được bảo vệ. Các
nhà đánh giá cũng thấy rằng tài liệu Cần thiết để phân tách lây truyền HIV với cái gọi là

“tệ nạn xã hội” của tình dục thương mại và tiêm chính ma túy [14], Nói chung, các nhà
đánh giá thấy rằng chương trình học khơng trang bị cho học sinh những kỹ năng sống
cần thiết và sự tự tin để áp dụng các hành vi tình dục có bảo vệ, đặt ra mục tiêu và quyết
định về tình


10

dục an toàn, cũng như tiếp cận các dịch vụ SKSS, SKTD bên ngồi phạm
vi trường học khơng được đề cập một cách đầy đủ [14].

Đối với chất lượng các dịch vụ tư vấn và chăm sóc SKSS, SKTD, trong khi cần
phải tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ phi lâm sàng như tư vấn, giới trẻ cũng kỳ vọng
nhiều hơn và cảm thấy thoải mái hơn đối với các dịch vụ thân thiện. Một trong những
thách thức lớn của các cơ sở này là thái độ tiêu cực. đôi khi kỳ thị của người cung cấp
dịch vụ, điều này trong lâu dài có thể giải quyết thơng qua cải thiện chương trình đào tạo
chính qui, đồng thời trước mắt để dần điều chỉnh cần phải có những khố đào tạo ngăn
hạn.
Ở Việt Nam. từ những năm 90, đã có nhiều hoạt động và chương trình về SKSS
VTN-TN được xây dựng và triển khai. Tuy nhiên, các chương trình và hoạt động này
chủ yếu tập trung vào Thông tin, Giáo dục, Truyền thông (IEC) nhưng không bao gồm
việc cung cấp các biện pháp tránh thai hoặc các dịch vụ SKSS khác. Thêm nữa, nội dung
của các thông điệp IEC và cách truyền tải thường theo xu hướng giáo huấn về đạo đức vì
vậy khó thu hút được sự quan tâm của đối tượng đích. Đồng thời nhóm người trẻ tuổi
cũng rất hạn chế trong việc tham gia vào xây dựng các chương trình. Phần lớn các
chương trình phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực của nước ngồi và có qui mơ nhỏ. Điều
này ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng mở rộng các mơ hình đã thử nghiệm thành
công [21].
Mức độ trầm trọng:
Giống như hầu hết các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đang trong giai đoạn tăng

trưởng kinh tế nhanh nhưng lại chịu các tác động tiêu cực về mặt xã hội. Những thay đổi
về xã hội đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về phong cách sống, đem lại nhiều thách
thức cho VTN-TN như HIV/AIDS, lạm dụng chất kích thích, những vẩn đề về sức khỏe
tinh thần, thiếu tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng...


11

Theo các kết quả của nghiên cứu về SKSS và SKTD của VTN-TN cho thấy, quan
hệ tình dục trước hơn nhân [28] và quan hệ tình dục khơng an tồn có xu hướng tăng lên
[16]. Tỷ lệ nạo phá thai cao và khơng an tồn cũng là một vấn đề quan ngại của đối với
SKSS, SKTD của VTN-TN Việt Nam. Trên 30% các ca nạo phá thai của các phụ nữ trẻ
chưa có gia đình trong tổng số ước tính khoảng trên 1 triệu các ca nạo phá thai được ghi
nhận [21]. Điều này cho thấy các dịch vụ phòng tránh thai có thể tiếp cận được, với giá
cả hợp lý và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu cầu của VTN-TN. Tuy nhiên, tỷ lệ nạo phá
thai chính xác là khó thu thập do sự nhạy cảm của vấn đề này và một thức tế là các ca
nạo phá thai tại các cơ sở tư nhân khiến cho việc thu thập khơng thế tiến hành [6].
Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc y tê đơi với những trường hợp mang thai ngoài
ý muốn và điều trị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng đang dần trở thành
một gánh nặng kinh tế đối với xã hội nói chung và VTN-TN nói riêng.
1.3.2. Lợi ích
Việc tiến hành một dự án thí điểm về nâng cao sự chủ động của VTN-TN trong
việc tim kiếm thông tin và tiếp cận dịch vụ an toàn về SKSS, SKTD là một bước khởi
đầu, thử nghiệm và hướng tới nhân rộng mô hình cải thiện SKSS, SKTD cho VTN-TN là
điều hết sức cần thiết hiện nay. Dự án hướng đến sự chủ động cùa VTN-TN nhiều hơn
việc giảng dạy thụ động, thiếu sự tham gia của VTN-TN. Sự chủ động có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả và chất lượng của hành vi. Cũng giống như việc học tập trên trường lớp
của VTN-TN, việc tìm kiếm thơng tin cũng giống như trau dồi kiến thức, kỹ năng. VTNTN cần phải làm chủ được việc tìm kiếm thơng tin với các câu hỏi: Mục tiêu tìm kiếm là
gì? Tìm kiêm những gì? Và tìm kiếm bằng cách nào? Có được sự chủ động cao nhất,
VTN-TN sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc tìm kiếm những thơng tin chất lượng và

tiếp cận với các dịch vụ an tồn về SKSS, SKTD.
Từ đó, VTN-TN sẽ đạt được và duy trì SKSS, SKTD ở tình trạng tốt và giảm bớt gánh
nặng về tài chính khi triển khai các chương trình giáo dục SKSS, SKTD lẻ tẻ,


12

đồng thời, giảm bớt gánh nặng tài chính về điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và chi phí tổn thất khi mang thai ngồi ý muốn. Bên cạnh đó,
lợi ích của việc triển khai dự án, liên quan đen phát triển xã hội, sẽ giúp đạt
6/8 Mục tiêu thiên niên kỷ bao gồm giảm nghèo, giảm tỷ lệ trẻ vong ở trẻ
em. cải thiện sức khỏe bà mẹ, nâng cao bình đẳng giới và nâng quyên cho
phụ nữ. phịng chơng HIV và đảm bảo tính bền vững của mơi trường.

Tại Philipin, chi phí cho tất cả phụ nữ mang thai ngoài ý muốn năm 2008 tối thiểu
là 3,5 tỷ peso (Philipin). Tổng chi phí cho tổng số ca mang thai, cộng với chi phí dịch vụ
KHHGĐ (1,9 tỷ), ít nhất là 9,3 tỷ peso. Trong trường hợp khơng sử dụng BPTT, hiện tại
chi phí cho các ca mang thai lên tới 12,1 tỷ peso. Theo ước tính, việc cung cấp BPTT
theo cơ cấu như hiện tại, chi phi KHHGĐ tăng từ 1,9 tỷ lên 2,7 tỷ, nhưng chi phí y tế cho
mang thai ngồi ý muốn giảm từ 3,5 tỷ xuống còn 1,6 tỷ, tiết kiệm trực tiết được 1,1 tỷ.
Nếu tất cả phụ nữ có nguy cơ sử dụng BPTT hiện đại, chi phí sẽ tăng từ 1,9 tỷ lên 4 tỷ
peso, nhưng chi phí mang thai ngồi ý muốn giảm từ 3,5 tỷ xuống cịn 0,6 tỷ peso. Tổng
chi phí giảm từ 9,3 tỷ xuống còn 8,5 tỷ peso, tiết kiệm trực tiểp 0,8 tỷ peso [5].
Việc giảm hiệu quả số trường hợp mang thai ngồi ý muốn thơng qua việc cung
cấp kiến thức và BPTT, dịch vụ an toàn cũng làm giảm tải cho giáo dục, chăm sóc sức
khỏe và các dịch vụ xã hội khác. Những tiết kiệm chi phí trong những lĩnh vực trên và y
tế có thể được sử dụng để dành cho các dịch vụ công khác, giúp việc thực hiện mục tiêu
thiên niên kỷ của Philipin dễ dàng hơn [5].
Tại California, một đánh giá dự án năm 2002 đã cho thấy ràng, các trường hợp
mang thai ngoài ý muốn tránh được do dự án can thiệp sẽ tiết kiệm được 1,1 tỷ USD chi

phí cơng trong vịng 2 năm và 2,2 tỷ USD trong vòng 5 năm, nhiều hơn đáng kể so với
403,8 triệu USD dành cho dự án. Mỗi 1 USD dự án đã tiết kiệm được 2,76 USD trong
vòng 2 năm và 5,33 USD trong vòng 5 năm [15],


13

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 bởi Brookings Institute tại Mỹ
ước tính mỗi đơ là của dự án tiết kiệm được 5,62 USD cho việc mở rộng các dịch vụ
phòng tránh thai [25]. Các kêt quả này phù hợp với một nghiên cứu năm 2010 của
Guttmacher Institute tập trung vào công quỹ tài trợ cho vác dịch vụ phòng tránh thai (tiết
kiệm được 3,74 USD cho moi 1 USD được chi bởi công quỹ tài trợ) [20].
Điều đó cho thấy, việc triển khai dự án dự phòng các vấn đề liên quan đến SKSS,
SKTD cho VTN-TN giống như một cuộc đầu tư lâu dài không chỉ cho VTN- TN mà còn
cho sự phát triển của kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước.
1.3.3. Các nhóm được hưởng lợi
Nhóm hưởng lợi chính từ dự án là vị thành niên - học sinh cấp 3 ở trường THPT tại
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đây là nhóm thuộc độ tuổi 16 đến 18 tuổi, sống cùng gia đình và đang trong độ
ti đên trường. Những bạn học sinh trong độ tuồi này đã phân nào thoải mái hơn, ít bị
cha mẹ kiểm sốt nhiều về sử dụng các trang mạng xã hội, internet hoặc sách báo hơn
các nhóm tuổi nhỏ hơn. Bên cạnh đó, nhóm tuổi này có một sổ đặc điểm như sau:
Đây là độ tuổi đang dần trưởng thành. Ở độ tuổi này, VTN-TN không còn là trẻ
con nhưng cũng chưa hẳn là người trưởng thành. Các bạn tò mò nhiều hơn về thế giới
xung quanh, muốn trải nghiệm những điều mới mẻ. Bên cạnh đó, các bạn rat muon thể
hiện bản thân, khẳng định bản thân mình, về các mối quan hệ, VTN- TN cũng trải qua
thay đổi trong các mói quan hệ, trọng tâm được chuyển từ mối quan hệ gia đình sang các
mối quan hệ khác ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ với những người bạn cùng tuổi.
Chính vì vậy, VTN-TN ở nhóm tuổi này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ nhóm bạn cùng
tuổi, lúc mà các giá trị niềm tin, niềm tin và khả năng nhận thức còn đang trong tiến trình

hồn chỉnh. Các bạn VTN-TN trong độ tuổi này có những thay đổi về mặt tâm lý nhiều
hơn, dần có những tình cảm với bạn


14

khác giới, có những rung động về tình u và hình thành nhũng quan
điểm riêng về tình dục.

Vì đây là độ tuổi đang hình thành những giá trị, niềm tin, quan điềm và cách sống
nên VTN-TN rất dễ bị ảnh hưởng từ nhóm bạn cùng tuổi và những giá trị truyền thống
trong gia đình, quan điểm của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến giá trị và niềm tin của VTNTN sau này.
1.3.4. Sự phù hợp về mặt chính sách cùa ngành/địa phương/nhà tài trợ
a. Các chính sách liên quan đến SKSS, SKTD
Hiện nay, các chính sách pháp luật liên quan đến SKSS, SKTD dành cho VTN-TN
đã được thể hiện tương đối đầy đủ trong các văn bản quốc tế và quốc gia. Công ước quốc
tế về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua ngày 20/11/1989,
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước
vào ngày 20/2/1990. Bên cạnh đó, nội dung về SKSS, SKTD được lồng ghép trong phần
dự phòng HIV/AIDS trong các luật như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Quốc
Hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004): theo Điều 53 Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy
định chì tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em; Nghị định 91/2011/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính vể bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em và Luật phịng chống HIV/AIDS (Quốc Hội nước Cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006); Nghị định 108/2007/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống HIV; Nghị định 69/2011/NĐ-CP quy định về xử
phạt hành chính trong phịng, chống H1V/AIDS; Chỉ thị 61/2008/CT-BGD&ĐT về tăng
cường phòng chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục; Chiến lược quốc gia phòng chống
HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 17 tháng 3 năm 2004): Các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược được đề

cập đến bao gồm “phát huy tính chủ động tham gia của ngiĩời nhiễm HIV/AIDS và
chong phân biệt đổi xử”, “bảo đảm các chính sách bình đắng về giới, các chính sách
đặc thù cho từng nhóm đoi tượng, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng



×