Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Luận văn thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cảu điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện nhi trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 135 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

CHU ANH VĂN

THựC TRẠNG CHĂM SÓC DINH DƯỠNG
CỦA ĐIÈU DƯỠNG VIÊN CÁC KHOA LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỚ YẾU TỔ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NÃM 2013

LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60720701

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH HƯONG
2. TS. TRẦN MINH ĐIẺN

Hà Nội-2013


i
LỜI CẢM ƠN

Qua hơn 2 năm học tập nghiên cứu để hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ quản lý bệnh viện, với lịng chân thành tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các Thày giáo, Cô giáo trường Đại học Y tế công cộng đã tận tâm giảng dạy,
hỗ trợ trong quá trình học tập, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên
cứu.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hương, một nhà giáo mẫu mực với kiến thức sâu
rộng và sự tận tâm đã hướng dẫn tơi hồn thành cuốn luận văn này
TS Trần Minh Điển, người thày - người lãnh đạo đầy nhiệt huyết đã giúp đỡ


tôi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, chia sẻ thơng tin để giúp tơi hồn thành nghiên
cứu.
Ban Giám đốc, Phòng Điều dưỡng trưởng, Khoa Dinh dưỡng - tiết chế, Lãnh
đạo và Điều dưỡng trưởng, Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi
Trung ương luôn dành sự ủng hộ nhiệt tình, cung cấp thơng tin, số liệu và tình
nguyện tham gia nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè thân hữu, đồng nghiệp đã luôn luôn động viên ủng hộ tơi,
chia sẻ kinh nghiệm trong học tập nghiên cứu.
Gia đình, vợ cùng các con luôn sát cánh bên tôi, dành sự quan tâm đặc biệt, là
nguồn động viên to lớn để tơi có thể n tâm học tập nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Chu Anh Văn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

BNV

: Bộ Nội vụ

BYT

: Bộ Y tế

BV

: Bệnh viện

CSĐD


: Chăm sóc điều dưỡng

CSNB

: Chăm sóc người bệnh

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

ĐDTK

: Điều dưỡng trưởng khoa

ĐDV

: Điều dưỡng viên

ĐL

: Định lượng

ĐT

: Định tính

ĐTV

: Điều tra viên


GDSK

: Giáo dục sức khỏe

PVS

: Phỏng vấn sâu

SDD

: Suy dinh dường

TLN

: Thảo luận nhóm

TTLT

: Thơng tư liên tịch

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC

MỰC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỰC BẢNG...............................................................................................vi
TÓM TẲT................................................................................................................ ix

ĐẶT VÁN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4
1.1. Dinh dưỡng với sức khỏe và bệnh tật.................................................................4
7.7.7. Vai trò của dinh dưỡng đổi với sức khỏe trẻ em..............................................4
7.7.2. Hậu quả của SDD trong bệnh viện.................................................................4
1.1.3. Hướng dẫn của Tổ chức Y tể thế giới (WHO) về nhu cầu năng lượng hàng
ngày theo lứa tuôi cho trẻ em....................................................................................6
1.2. Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc về dinh dưỡng........................................7
1.2.1. Điều dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhãn................................................7
7.2.2. Khải niệm về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và chăm sóc điều
dưỡng....... 8 1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của điều
dưỡng......................................................................................................................10
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới................................................................................10
KHUNG LÝ THUYẾT...........................................................................................14
1.4. Thông tin chung về Bệnh viện Nhi Trung ương...............................................15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu............................................................17
2.1. Đổi tượng nghiên cứu.....................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................17
2.2.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................................17
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................................18
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng............................................................18
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính...............................................................19


2.5. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................20



2.5.1. Thu thập số liệu định lượng........................................................................20
2.5.2. Thu thập số liệu định tính...........................................................................20
2.6. Các biến số chính trong nghiên cửu...............................................................21
2.6.1. Biến số nghiên cứu định lượng....................................................................21
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính.................................................................26
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu............................27
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức của ĐDV.....................................................27
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thái độ của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng.......28
2.7.3. Đánh giá thực trạng thực hành chăm sóc về dinh dưỡng.............................29
2.7.4. Định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu:...............................................30
2.8. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................30
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................31
2.10. Hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục...................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu......................................................................33
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.....................................................33
3.2. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV tại BV Nhi Trung ương............36
3.2.1. Kiến thức của ĐDV về chăm sóc dinh dưỡng tại BV Nhi Trung ương 36
3.2.2.7. Kiến thức của ĐDVvề dinh dicỡng và suy dinh dưỡng ở trẻ em.................36
3.2.3. Thái độ của ĐDV về chãm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.......................44
3.2.4. Thực trạng thực hành chăm sóc về dinh dưỡng của ĐDV..........................45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV........................52
Chương 4: BÀN LUẬN..........................................................................................62
4.1. Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng 62
4.1.1. Kiến thức của ĐDV về chăm sóc dinh dưỡng tại BV Nhi Trung ương.......62
4.1.2. Thái độ của Điều dưỡng viên về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.....65
4.1.3. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên..........................66
4.2. Các yếu tố liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên...........69
4.3. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu...................................................74
Chương 5: KẾT LUẬN...........................................................................................75
5.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên...................75



5.2. Một số yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng
viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương.........................................................................75
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ...................................................................................77
6.1. Đối với điều dưỡng tại các khoa lâm sàng......................................................77
6.2. Đối với bệnh viện...........................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................78
PHIẾU PHỎNG VÁN............................................................................................82
Phụ lục 2: Nội dung gợi ý phỏng vấn sâu................................................................92
HƯỚNG DẦN PVS PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH ĐIỀU DƯỠNG...............92
VỀ CƠNG TÁC CHĂM SĨC DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH CỦA ĐDV
CÁC KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRƯNG ƯONG.....................92
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN PVS ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG BỆNH VIỆN...........94
Phụ lục 4: HƯỚNG DẢN PVS TRƯỞNG KHOA DINH DƯỠNG - TIẾT CHẾ.. 95
Phụ lục 5: HƯỚNG DẪN TLN VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA ĐDV TẠI
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯONG VỚI LÃNH ĐẠO CÁC KHOA LÂM SÀNG 97
Phụ lục 6: NỘI DUNG HƯỚNG DẦN THẢO LUẬN NHÓM ĐIỀU DƯỜNG
TRƯỞNG.............................................................................................................99
Phụ lục 7: Hướng dẫn thảo luận nhóm ĐDV........................................................100
Phụ lục 8: Hướng dẫn thảo luận nhóm gia đình người bệnh.................................102
Phụ lục 9: Biến số nghiên cứu...............................................................................103
Phụ lục 10: Hướng dẫn nhu cầu dinh dưỡng thông thường và số bữa ăn cho trẻ tại
Bệnh viện Nhi Trung ương...................................................................................111
Phụ lục 11: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Nhi Trung ương.........................................112
Phụ lục 12: KẾ HOẠCH THựC HIỆN LUẬN VĂN............................................113


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tổng hợp ĐDV và ĐDV tại các khoa lâm sàng tham gia nghiên cứu.......19
Bảng 3.1: Thông tin chung về ĐDV tham gia nghiên cứu......................................33
Bảng 3.2: Thông tin về công việc của ĐDV............................................................34
Bảng 3.3: Thông tin về sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong công việc........................35
Bảng 3.5: Kiến thức của ĐDV liên quan đến SDD.................................................38
Bảng 3.6: Kiến thức của ĐDV về nhu cầu năng lượng và số bữa ăn trong ngày cho trẻ
tại Bệnh viện Nhi Trung ương................................................................................39
Bảng 3.7: Kiến thức chung của ĐDV về dinh dưỡng cơ bản cho trẻ.......................40
Bảng 3.8: Hiểu biết của ĐDV về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng..........................41
Bảng 3.9: Hiểu biết của ĐDV về chỉ định cho ăn qua ống thông............................42
Bảng 3.10: Hiểu biết về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV........................42
Bảng 3.11: Thái độ của ĐDV theo từng quan điểm về chăm sóc dinh dưỡng........44
Bảng 3.12: Thái độ coi trọng chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV................................45
Bảng 3.13: Thực trạng cơng tác nhận định BN khi đi buồng của ĐDV..................45
Bảng 3.14: Thực trạng cơng tác chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV...........................46
Bảng 3.15: Tỷ lệ ĐDV đã từng xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhi..........................48
Bảng 3.16: Nội dung tư vấn, ghi chép vào phiếu chăm sóc của ĐDV.....................48
Bảng 3.17: Thực trạng cho trẻ ăn qua ống thông của ĐDV....................................49
Bảng 3.18: Hỗ trợ từ phía lãnh đạo trong cơng tác chăm sóc về dinh dưỡng.........50
Bảng 3.19: Phối hợp giữa ĐDV và khoa dinh dưỡng trong chăm sóc dinh dưỡng . 51
Bảng 3.20: Thực hành của ĐDV vê chăm sóc dinh dưỡng.....................................51
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học, thời gian- hình thức lao động
và thực hành chăm sóc dinh dưỡng.........................................................................52
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa áp lực công việc và thực hành chăm sóc dinh dưỡng
của ĐDV................................................................................................................. 53
Bảng 3.23: Mối liên quan giữa kiến thức về dinh dưỡng và thực hành chăm sóc dinh
dưỡng của ĐDV......................................................................................................54



vii

Bảng 3.24: Mối liên quan giữa biết về nhiệm vụ và thực hành chăm sóc
dinh dưỡng

của ĐDV..........................................................................................................

55

Bảng 3.25: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành cs dinh dưỡng của ĐDV

56

Bảng 3.26: Mối liên quan giữa đào tạo/tập huấn, giám sát và thực hành chăm
sóc
dinh dưỡng của ĐDV

,..57

Bảng 3.27: Mơ hình hơi quy Logistic vê mơi liên quan giữa một sơ u tơ và
thực
hành chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV

58


DANH MỤC BIẺU ĐỊ

Biểu đồ 3.1: Hiểu biết về nhóm tuổi chịu tác động nhiều nhất của dinh dưỡng.


36

Biều đồ 3.2: Mức độ biết sử dụng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ của ĐDV..........

38

Biểu đồ 3.3: Hiểu biết của ĐDV chăm sóc dinh dưỡng là chăm sóc cơ bản......

41

Biểu đồ 3.4: Hiểu biết đúng của ĐDV theo các nhóm kiến thức nghiên cứu.....

43

Biểu đồ 3.5: Phân bổ các đối tượng bệnh nhân được ĐDV xây dựng chế độ ăn

48


TĨM TẮT

Dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con
người đặc biệt là trẻ nhỏ. Tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên (ĐDV) được đánh giá
là lực lượng chính trực tiếp chăm sóc người bệnh. Bệnh viện Nhi Trung ương được
thành lập năm 1969, tại đây hiện có 737 ĐDV, trong đó 555 ĐDV trực tiếp tham gia
chăm sóc người bệnh. Câu hỏi đặt ra cho bệnh viện là ĐDV hiếu biết và thực hành
chăm sóc dinh dưỡng cơ bản cho người bệnh ra sao? Điều gì ảnh hưởng đến việc
chăm sóc dinh dưỡng của ĐDV? Trả lời câu hỏi trên chúng tôi tiến hành đề tài
“Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số

yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013”.
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013, sử dụng kêt
hợp phương pháp định lượng và định tính. Nghiên cứu đã tiên hành phỏng vân tồn
bộ 199 ĐDV chăm sóc người bệnh tại 11 khoa lâm sàng và 3 cuộc phỏng vấn sâu cán
bộ quản lý, và 4 cuộc thảo luận nhóm với ĐDV, Điều dưỡng trưởng và Lãnh đạo các
khoa lâm sàng, người nhà người bệnh, số liệu được làm sạch, nhập liệu bằng phần
mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả cho thấy: thực hành chăm sóc chung về dinh dưỡng của ĐDV đạt
chưa cao chỉ là 58,8%. Tỷ lệ ĐDV ghi chép y lệnh về dinh dưỡng chỉ là 65,3%, có
78,9% ĐDV thực hiện cân đo cho người bệnh, có 78,4% ĐDV tư vấn về chế độ ăn
cho người bệnh.
Các kết quả chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc về dinh
dưỡng của ĐDV như thực hành chăm sóc dinh dưỡng đạt trong nhóm ĐDV có phối
hợp hỗ trợ với ĐDV khác cao hơn gần 2,5 lần (p<0,05). Tỷ lệ thực hành chăm sóc
dinh dưỡng đạt ở nhóm có kiến thức đạt về SDD trẻ em cao hơn nhóm có kiến thức
SDD khơng đạt khoảng 5 lần (p<0,05). Nhóm ĐDV thường xuyên phối hợp với khoa
Dinh dưỡng-tiết chế có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn (OR = 9,38; p<0,05).
Từ đó nghiên cứu khuyến nghị ĐDV cần chủ động học tập nâng cao kiến thức
về chăm sóc dinh dưỡng, thực hiện đúng quy chế chuyên môn trong công tác dinh
dưỡng. Điều dưỡng trưởng bệnh viện cần khẳng định vai trò hướng dẫn, giảng


dạy cho ĐDV về cơng tác chăm sóc dinh dưỡng. Bệnh viện cần tăng cường tập huấn
về dinh dưỡng, xây dựng tài liệu phù hợp, tổ chức đào tạo cho ĐDV bàng nhiều hình
thức: đào tạo lại, cầm tay chỉ việc... Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các khoa lâm
sàng và khoa Dinh dưỡng- tiết chế thông qua xây dựng mạng lưới chăm sóc dinh
dưỡng và thực hiện nghiêm túc việc theo dõi, đánh giá các hoạt động chăm sóc dinh
dưỡng của bệnh viện.



1

ĐẶT VẤN ĐÈ

Dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triên toàn diện của con
người đặc biệt là trẻ em khi mà cơ thể đang ở giai đoạn tăng trưởng, phát triến mạnh.
Tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật có mối quan hệ mật thiết. Bệnh tật là một trong
những nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh dưỡng và ngược lại tình trạng suy dinh
dưỡng lại làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, kéo dài ngày điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng và tử
vong. Với người bệnh nặng mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Suy dinh dưỡng chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong có kèm theo các bệnh về hơ
hấp, tiêu hóa .... [4], [17], [23], [34].
Tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên (ĐDV) được đánh giá là lực lượng chính
trực tiếp chăm sóc người bệnh, đóng vai trị quan trọng trong quá trình hồi phục của
người bệnh. Theo quy định tại thông tư số 07/2011/TT- BYT của Bộ Y tế ngày 26
tháng 01 năm 2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh trong
bệnh viện (BV) thì việc chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện.
Các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi là do ĐDV, Hộ sinh viên thực hiện và
chịu trách nhiệm [7]. Tuy nhiên trên thực tế, ngoại trừ một số khoa hồi sức thì nhiều
khâu trong chăm sóc người bệnh được “khốn” cho người nhà người bệnh, đôi khi họ
làm cả những phần việc chuyên môn như thay chai truyền dịch, bóp bóng ơxy, cho ăn
qua ống thông, vận chuyển người bệnh nặng... [19]. Đặc biệt trong lĩnh vực nhi khoa


2

thì việc chăm sóc dường như càng được chuyển giao nhiều hom cho người chăm sóc
chính của trẻ trong gia đình.
Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập năm 1969 với tên gọi là Viện Bảo
vệ sức khoẻ trẻ em trên cơ sở khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1997 đổi tên thành

Viện Nhi, tháng 6/2003 Bộ Y tế quyết định chính thức với tên gọi là Bệnh viện Nhi
Trung ương. Bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị đầu ngành của hệ
thống nhi khoa toàn quốc. Bệnh viện là trung tâm viện - trường, là tuyến điều trị cao
nhất về nhi khoa trong cả nước. Trong những năm qua Bệnh viện đã tự khẳng định vị
trí của mình xứng đáng là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhi


khoa trong nước và phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong ba bệnh viện hàng đầu khu vực
Đông Nam Á [2].
Theo thông tư số 07/2011/TT- BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 01 năm 2011 về hướng
dẫn cơng tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Bệnh viện Nhi Trung ương đã
và đang triển khai thực hiện cơng tác chăm sóc người bệnh tồn diện tại các khoa lâm sàng.
Thông tư này cũng quy định về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng, ĐDV có nhiệm vụ phối hợp với
bác sĩ điều trị đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh, tư vấn
cung cấp hỗ trợ ăn uống khi cần thiết, đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thơng ĐDV
phải trực tiếp thực hiện [7]. Vì vậy vai trị của ĐDV lại càng quan trọng.
Đã có một số nghiên cứu đánh giá nhiệm vụ, chức năng của ĐDV trên thế giới và trong
nước. Các nghiên cứu này hầu hết đánh giá nhiều nhiệm vụ chức năng cùng một lúc mà không đi
sâu vào từng nhiệm vụ cụ thể. Ket quả của các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên đánh giá đối
tượng được phục vụ đó là người bệnh và gia đình người bệnh, đánh giá đối tượng này là khách
quan song vẫn còn hạn chế là chưa nhìn nhận được khía cạnh năng lực chun mơn của ĐDV.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương chưa có một nghiên cứu nào đánh giá cụ thể chức năng,
nhiệm vụ của ĐDV về chăm sóc dinh dưỡng - một lĩnh vực chăm sóc rất quan trọng với người
bệnh nói chung và bệnh nhi nói riêng. Câu hỏi đặt ra là ĐDV tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã
hiểu biết và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cơ bản cho bệnh nhi ra sao? Điều gì ảnh hưởng đến
việc chăm sóc dinh dưỡng cũa ĐDV? Làm thế nào để cải thiện việc chăm sóc dinh dưỡng của
ĐDV cho bệnh nhi? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng chăm
sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện
Nhi Trung ương năm 2013”. Ket quả của nghiên cứu này sẽ cũng cấp thêm các bàng chứng góp
phần cải thiện cơng tác chăm sóc ngươi bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng và lĩnh vực

chăm sóc nhi khoa nói chung.



Chương 1
TƠNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dinh dưỡng vói sức khỏe và bệnh tật
7.7.7. Vai trò của (linh dưỡng đối với sức khỏe trẻ em

Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần
dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo
chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Tình trạng dinh
dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn đưa vào cơ thể và tình trạng sức khoẻ.
Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể
hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai [15].
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng
địi hỏi rất cao. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát
triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh, kéo dài thời gian mắc
bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn ở những trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) [4]. Ngồi ra cịn
có một mối liên quan mật thiết giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Đó là một vịng
xoắn bệnh lý bởi thiếu dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể dần đến dễ
nhiễm khuẩn. Mặt khác nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng dinh dưỡng do
giảm sự ngon miệng, giảm khả năng tiêu hoá hấp thu và tăng nhu cầu sử dụng chất
dinh dưỡng dẫn đến kéo dài thời gian điều trị. Vì vậy chế độ ăn của trẻ ở mồi giai
đoạn có vai trị rất lớn trong sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ
[12], [25], 1.1.2. Hậu quả của SDD trong bệnh viện
SDD làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, chậm
liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp. Từ những năm 1987 Detsky và cộng sự đã nghiên
cứu trên 202 người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa ở bệnh viện thực hành Toronto,
kết quả cho thấy 10% bị biến chứng liên quan đến dinh dưỡng và tỷ lệ biến chứng ở

bệnh nhân SDD nặng lên tới 67%. Nghiên cứu cũng kết luận SDD liên


quan chặt chẽ với thời gian nằm viện. Thời gian nằm viện càng kéo
dài thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng cao [27].

SDD làm tăng biến chứng, làm kéo dài thời gian nằm viện do đó làm tăng chi
phí điều trị. Năm 1992, quỹ tiền tệ quốc gia Anh ước tính dinh dưỡng hỗ trợ cho
người bệnh SDD sẽ tiết kiệm cho dịch vụ sức khỏe quốc gia 226 triệu Bảng Anh mỗi
năm. Tuy nhiên, bác sỹ lâm sàng và các nhân viên y tế lại ít quan tâm đến vấn đê dinh
dưỡng trong bệnh viện [29]. Nghiên cứu của Seeker và Jeejeebhoy (2007) cho biết có
khoảng 25-50% người bệnh nhập viện vì những bệnh lý cấp tính có biểu hiện của
SDD nhưng nhân viên y tế chỉ phát hiện được 12,5% trong số đó [33].
Một nghiên cứu ở Ý trên 1274 người bệnh nhập viện cho cùng điều trị nội trú
hay phẫu thuật như nhau thấy ở người bệnh nằm liệt giường có 52 người chết và 149
người có thời gian điều trị dài hơn 3 ngày [28]. Tất cả những người bệnh có thời gian
nằm viện kéo dài hơn 3 ngày so với những người bệnh khác đều có chung đặc điểm
là BMI thấp, hoặc có nguy cơ SDD, sụt cân trước trong thời gian nằm viện và những
người bệnh này thường kèm theo nhiều biến chứng khi nằm viện.
Người bệnh suy dinh dưỡng có 65% nguy cơ thời gian nằm viện kéo dài từ 7-22
ngày so với 4-13 ngày nằm viện ở nhóm khơng có nguy cơ [26], [28].
Nhìn chung các nghiên cứu đều thấy được mối liên quan giữa sự sụt cân trong
thời gian nằm viện với thời gian nằm viện kéo dài và đó chính là nguyên nhân tiềm
ẩn dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hay biến chứng nặng ở những nhóm người bệnh nguy cơ
suy dinh dưỡng. Chi phí viện phí ước tính tăng lên 20% cho người bệnh suy dinh
dưỡng.
Theo kết quả báo cáo tại Hội nghị quốc gia về dinh dưỡng lâm sàng thì tình
trạng dinh dưỡng bệnh nhi nội trú bị bệnh cấp tính ở Bệnh viện Nhi đồng I năm 2007:
SDD thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi): là 17,5%. SDD thấp cịi (chiều cao/tuổi) là 11,6%.
SDD cấp tính (cân nặng/chiều cao) là 9,3%. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2010) có

13% trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi điều trị nội trú bị SDD, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 13-26
tháng tuổi và thời gian điều trị nội trú của nhóm trẻ SDD dài hơn 2,1 ngày


6

so với trẻ thường (8.3 ngày so với 6.2 ngày) và có 3% trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi
Trung ương và tất cả người bệnh này đều bị SDD [14], [22].
SDD rất phổ biến ở người bệnh điều trị nội trú đặc biệt là người bệnh nặng,
ngoài việc điều trị ngun nhân (bệnh chính) thì việc can thiệp dinh dưỡng sớm đóng
vai trị quan trọng giúp giảm biến chứng, hồi phục sớm, nâng cao hiệu quả điều trị là
điều cần thiết. Điều này cần được các nhân viên y tế quan tâm, đặc biệt là đội ngũ
Điều dưỡng viên- những người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh.
1.1.3. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về nhu cầu năng lượng hàng
ngày theo lứa tuổi cho trẻ em
Thấy rõ được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ em, WHO
đã khuyến cáo nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi cho trẻ với mục đích giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe trẻ em trên toàn cầu [4], [9].
Nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi cụ thể:
Tháng và tuổi

Nhu cầu

Dưới 3 tháng:

110 kcal/kg/ngày

3- 6 tháng:

100- 110 kcal/kg/ngày


Trên 6 tháng:

100 kcal/kg/ngày

1-3 tuổi:

90- 95 kcal/kg/ngày

3-6 tuổi:

80- 90 kcal/kg/ngày

6-9 tuổi:

70- 80 kcal/kg/ngày

9-12 tuổi:

60-70 kcal/kg/ngày

12-15 tuổi:

50- 60 kcal/kg/ngày

15-18 tuổi:

40- 50 kcal/kg/ngày

SDD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em. Ở Việt

Nam, SDD bệnh viện là vấn đề phổ biến ở cả trẻ em và cả người lớn. Nghiên cứu của
Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ SDD của bệnh nhi nhập viện tại khoa


7

Dinh dưỡng năm 2001 là 46,8%, năm 2002 là 53,2%. Nghiên cứu
của Bệnh viện Nhi đồng I cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ em nhập viện là
17,46% và tỷ lệ sụt cân trong thời gian nằm viện là 28% [13], [22].

Nguyên nhân SDD ở trẻ nhỏ là bà mẹ thiếu kiến thức, kém thực hành về chăm
sóc, ni dưỡng trẻ, cho ăn bổ sung quá sớm trước 4 tháng tuổi. Chất lượng bữa ăn
không đảm bảo, khẩu phần ăn thiếu năng lượng, protein và vi chất dinh dưỡng còn rất
phổ biến, chăm sóc, hỗ trợ của y tế cịn chưa tốt [3], [11].
1.2.

Khái quát về điều dưỡng và chăm sóc về dinh dưỡng

1.2.1. Điều dưỡng và nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân
Điều dưỡng là một ngành riêng biệt, người ĐDV có nhiều vai trị khi họ cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK). Cơng việc của họ thường thực hiện một cách
đồng bộ chứ không tách biệt. Hội Điều dưỡng Mỹ, hội Điều dưỡng các nước
Singapore, Thái lan, Philipin đã nêu rõ vai trò chức năng của người ĐDV vừa là
người chăm sóc, người truyền đạt thơng tin, người giáo viên, người tư vấn và người
biện hộ cho người bệnh [16].
Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virgina Henderson liên quan tới các
nhu cầu cơ bản của con người. Học thuyết Henderson - chuyên gia điều dưỡng người
Mỹ đã giúp chúng ta xác định nội dung về khung thực hành điều dường trong chăm
sóc người bệnh (CSNB) nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ bao gồm 14 nội dung sau
[16]:

Đáp ứng nhu cầu về hô hấp và tim mạch
Đáp ứng nhu cầu về ăn uống.
Giúp đỡ người bệnh bài tiết.
Giúp đỡ người bệnh về thay đổi, duy trì tư thế, vận động và tập luyện.
Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ.
Giúp người bệnh mặc và thay quần áo.
Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt.



×