Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thêm Gia Vị Khi Nấu Ăn Cho Bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.64 KB, 5 trang )

Thêm Gia Vị Khi Nấu Ăn Cho Bé

Khi chế biến thức ăn, bạn có thể cho bé thử
nhiều vị khác nhau hoặc có thể đa dạng hóa
các món ăn chứ không chỉ với những loại được
tìm thấy trên thị trường. Hầu hết các loại thực
phẩm cho bé trên thị trường đều ít bổ sung các
loại thảo mộc và gia vị.


Vì sao nên thêm gia vị vào trong các món ăn của trẻ

Khi nấu ăn cho bé, bạn có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau hoặc có thể đa
dạng hóa các món ăn chứ không chỉ với những loại được tìm thấy trên thị
trường. Hầu hết các loại thực phẩm cho bé trên thị trường đều ít bổ sung các
loại thảo mộc và gia vị.

Các loại gia vị không chỉ làm tăng hương vị của món ăn mà còn khả năng
kháng khuẩn, chống ôxy hóa và có các tác dụng khác:

- Gừng tốt cho việc điều trị các rối loạn về dạ dày.
- Quế tốt cho việc điều trị các rối loạn bụng, tiêu chảy, có thể chống nấm và
chống vi khuẩn.
- Tỏi chống kháng sinh, tốt cho huyết áp.
- Rau mùi kích thích sự ngon miệng và hạn chế đau khớp.
- Rau thì là tốt với trẻ đau bụng, tiêu hóa khó khăn.
- Bạc hà kích thích tiêu hóa, tốt cho đường hô hấp…


Các mẹ nên đa dạng hóa món ăn cho bé (Ảnh minh họa).


Khi nào có thể sử dụng gia vị khi nấu ăn cho trẻ

Phần lớn các bác sỹ nhi khoa khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được 8
tháng tuổi trở lên mới cho bé làm quen với các loại gia vị và thảo dược để
giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Ở nhiều nước, trẻ được làm quen với gia vị từ khi tập ăn. Tại Ấn Độ chẳng
hạn, họ lựa chọn thêm một chút cà ri, gia vị vào thức ăn của em bé rất sớm.
Các gia đình người Thái Lan thường kết hợp sữa dừa, sả, me và thậm chí cả
ớt khi cho em bé của mình ăn thức ăn cứng.

Sử dụng gia vị như thế nào

Nếu mẹ ăn các loại gia vị trong khi cho con bú thì bé có thể đã được làm
quen với một số mùi vị. Điều quan trọng là nên tập cho bé ăn từng loại gia
vị, với lượng nhỏ và trong một khoảng thời gian nhất định (4 – 6 ngày) rồi
mới giới thiệu loại gia vị hay thức ăn khác để biết chính xác bé có dị ứng với
thực phẩm nào không.

Muối

- Bạn không nên cho muối vào thức ăn của trẻ trước khi trẻ một tuổi. Trẻ
dưới 1 tuổi nên ăn nhạt để thận của bé không phải “làm việc” quá tải. Nêm
nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé
lớn. Thói quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc
bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.
- Ở tuổi ăn dặm, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa 1 lượng muối
như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do
vậy không cho muối vào thức ăn của trẻ.
- Lượng muối phù hợp với trẻ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1 gam
muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng

tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1 gam. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2
gam.
- Nếu trẻ trên 1 tuổi mà bạn cho ăn những thức ăn có chứa hàm lượng muối
cao như phomát, thịt nguội, khoai tây chiên giòn, súp… thì chỉ thỉnh thoảng
mới nên cho thêm một chút muối vào thức ăn của trẻ.

Các loại gia vị khác

- Lợi thế của những món ăn được chế biến tại nhà là bạn có khả năng tạo ra
các món ăn ngon miệng của bé bằng cách sử dụng các loại rau gia vị và thảo
dược. Vì vậy, bạn nên tận dụng những tiện ích, tính linh hoạt của các thực
phẩm chế biến tại nhà và sử dụng các loại thảo mộc cùng các gia vị hàng
ngày để đa dạng thức ăn của trẻ. Đây là một cách tuyệt vời để giúp bé phát
triển vị giác và làm quen với vị các loại thức ăn của gia đình.
- Tỏi, gừng có thể được nghiền nhỏ để cho vào các món như bí đỏ, thịt gà.
- Bột nghệ, rau mùi, rau thì là có thể cho vào món súp khoai, thịt bò, cháo
cá,…
- Vỏ cam và hạt tiêu có thể được dùng khi chế biến thịt bò.
- Hành tây và hạt tiêu cho những món ăn được chế biến từ bột thịt bò.
- Bột ớt, hạt tiêu đen là những gia vị nóng, có thể cho bé làm quen sau khi bé
được 18 tháng, tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của bé. Tuy nhiên, chỉ nên
cho bé làm quen với một lượng rất nhỏ. Tránh các loại ớt xanh, ớt tươi xay
vì có thể làm lưỡi trẻ bị bỏng và ảnh hưởng tới dạ dày.

×