Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Luận văn tổng quan tài liệu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến hivaids tại cơ sở y tế ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.84 KB, 56 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TÉ
••••
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CƠNG CỌNG

NGUYỀN MINH HỒNG

TỐNG QUAN TÀI LIỆU VÈ KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI xử LIÊN QUAN
ĐÉN HIV/AIDS TẠI cơ SỞ Y TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cừ NHÂN
Hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ HÒ THỊ HIÊN

HÀ NỘI, 2008


LỜI CẢM ON
Đe hồn thành được bài khóa luận này trước hết tôi xin cảm ơn tiến sĩ Hồ Thị Hiền,
giáo viên đã trực tiếp hướng dần, hỗ trợ và đóng góp những ý kiến một cách nhiệt
tình và chu đáo trong suốt q trình tơi thực hiện bài khóa luận. Tôi cũng xin cám on
ban giám hiệu trường đại học Y Tê Cộng Cộng cũng như các cán bộ phòng đào tạo
đã hết sức tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối được thực hiện khóa luận tốt nghiệp
rất thiết thực và bổ ích. Tơi cũng hy vọng trong những năm sắp tới nhả trường sẽ tiếp
tục để sinh viên được thực hiện khóa luận với điều kiện tốt hơn nừa nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo và uy tín của trường đại học Y Te Cơng Cộng.
Tơi cũng xin cảm ơn những người dưới đây đã cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến
quý báu cho bài khóa luận này:


Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh (Viện nghiên cứu phát triển xã hội).





Nguyễn Thị Vịnh, cựu sinh viên KI trường đại học Y Tế Công Cộng (hiện
đang công tác tại Cơng ty Tư Vân Đâu Tư Y Tê).



Nguyễn Vân Trang, cựu sinh viên K2 trường đại học Y Te Công Cộng (hiện
đang công tác tại bộ Y Tế).


2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
«
CDC Trung tâm kiểm sốt bệnh dịch Hoa Kỳ
CSYT Cơ sở y tế
FHI

Tổ chức Gia Đinh Thế Giới

ICRW

Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nừ

INSP

Học viện quốc gia về Y Te Công Cộng Mê-hi-cô


ISDS Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam NACO Cơ quan kiểm
soát AIDS quốc gia Án Độ UNAIDS Tổ chức của Liên Họp Quốc về
HIV/AIDS UNFPA Quỳ dân sổ Liên Họp Quốc WHO Tổ chức Y Tế Thể
Giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP........................................................................................................7
KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐÓI xử LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS..........................9
HIV/AIDS là gì?...............................................................................................9
Tình hình HIV/AIDS tại các nước đang phát triên............................................10
Quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDS.............................................................10
Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS........................................11
Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.............13
KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐÓI xử VỚI LIÊN QUAN ĐÉN HIV/AIDS TẠI CO SO
V TẾ Ỏ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN...........................................................15
Hình thức và mức độ kỳ thị...............................................................................15
Các vấn đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/A1DS tại
cở sở y tế...........................................................................................................20
CÁC CAN THIỆP NHẰM GIẢM KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI xử VỚI BỆNH
NHÂN HIV/AIDS TẠI co so Y TÉ...........................................................................24
Thông tin chung về các can thiệp đã được tiến hành.........................................24
Các can thiệp thực hiện nhàm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.........................25
Kết quả và ý nghĩa của các can thiệp.............. .............................................

29


KẾT LUẬN................................................................................................................32

KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................34
PHỤ LỤC................................................................................................................... 36
Phụ lục 1. Uớc tính số người trưởng thành và trẻ em đang sống với HIV năm
2007................ ............................................................................................... 36
Phụ lục 2. Ước tính số người trưởng thành và trẻ em tử vong liên quan đến HIV
nãm 2007............................................................. ........................................ 37


Phụ lục 3. Bảng tóm tắt một số nghiên cứu can thiệp nhằm giảm kỳ thị và
phân biệt đối xử với HIV tại CO' sở y tế tại các nước đang phát triên.............38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44


ĐẬT VẤN ĐỀ
Đồng hành với HIV/AIDS ngay từ khi đại dịch này xuất hiện đó là sự sợ hãi, kỳ thị và
phân biệt đối xừ với những người không may mắc phải càn bệnh này. Sự kỳ thị này
thường bắt nguồn từ sự kỳ thị đổi với mại dâm và tiêm chích ma túy - hai nhân tố lây
truyền HIV chủ yếu. Đi cùng với đó là sự sợ hãi của cộng đồng với một căn bệnh
chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Kỳ thị và phân biệt đối xử chính là một trong
những rào cản lớn nhất đối với những nồ lực của cộng đồng nhằm ngăn chặn sự lây
lan của đại dịch (Malcom và cộng sự 1998).
Theo báo cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và tổ chức Liên Hợp Quốc về HIV/
A1DS (UNAIDS) năm 2007 hiện mồi ngày có khoảng 6.800 người bị nhiễm ,
1
~ o. -Á HIV và trên 5.700 người tử vong vì AIDS, chủ u là do khơng được tiêp cận đây đủ
với dịch vụ dự phòng và điêu trị HIV. Nguyên nhân sâu xa cũng bat nguồn từ sự kỳ
thị và phân biệt đối xử từ nhiều phía đối với người có liên quan đến HIV/AỈDS. Họ bị
kỳ thị ở mọi nơi, ngay tại gia đình, cộng đồng dân cư cho đến nơi làm việc và ngay cả



ở hệ thống chăm sóc y tể (UNAIDS 2001). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ sở
y tế là một trong những nơi mà người có H1V thường là lần đầu tiên phải đối mặt với
thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều đó đã khiến cho các cá nhân ngần ngại khơng
muốn biết tình trạng HIV của minh (Kalichman và cộng sự 2006, Madan và cộng sự
2006), không muốn tiếp cận các dịch vụ y tế và tuân thủ điều trị (Campell và cộng sự
2005, Mills 2006) cũng như thực hiện các biện pháp dự phòng (Kalichman và cộng sự
2006). Các yếu tố này sẽ góp phần làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV. vấn đề này
càng nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triến do bản thân ở các nước này số
người mắc HIV/A1DS đã rất lớn, nhất là ở các nước châu Phi, châu A và Mỹ La tinh
(Phụ lục 1 và 2), điều kiện chăm sóc và điều trị ở cơ sở y tế cũng như kiến thức về
HIV/AIDS của cán bộ y tế cũng như của người dân nói chung vẫn còn nhiều hạn chế
(UNAIDS 2008). Một vấn đề nữa liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với các
bệnh nhân HIV/AIDS ở các nước đang phát triến đó là


u tơ vê văn hóa, niêm tin mang tính phán xét tiêu cực của cộng đồng nói chung và
ngay cá của cán bộ y tế nói riêng đối với người có HIV (CARE 2006).
Mục tiêu của bài viết này nhằm trình bày tổng quan những vấn đề liến quan đến sự kỳ
thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế ở một số nước đang
phát triến, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa gây nên sự kỳ thị và phân
biệt đối xử đó. Việc tác giả chỉ tập trung vào cơ sở y tế cũng nhằm mục đích đưa ra
được cái nhìn sâu hơn và cặn kẽ hơn về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đen HIV/
AIDS, vốn đang là một trong những rào cản lớn nhất trong việc hạn chê lây lan của
đại dịch này. Mục tiêu thứ hai của bài viết là nhằm tìm hiểu thành cơng và hạn chế của
những can thiệp đã được triển khai nhàm giảm kỳ thị và phân biệt đổi xử với
HĨV/AĨDS tại cơ sở y te của các nước đang phát triển. Từ đó đề xuất những khuyến
nghị nhàm giải quyết tốt hơn vẩn đề này trong tương lai.


7


PHƯƠNG PHÁP
Mục đích của bài viết là trình bày một cái nhìn tổng quan về vấn đề kỳ thị và phân
biệt đôi xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế tài. Tài liệu được sử dụng cho bài
viết sẽ là các tài liệu trong nước và quốc tế. Các tài liệu được tìm kiếm trên các CO'
sở dữ liệu như POPLINE, MEDLINE, A1DSLINE với các từ khóa quan trọng sau:
Kỳ thị (stigma), phân biệt đối xử (discrimnation), thái độ và nhận thức với HIV/AIDS
(attitude(s)/perception toward to HIV/AIDS), người hiện nhiễm HIV/A1DS (people
living with HIV/A1DS), cơ sở y tế (healthcare setting/hospital), cán bộ y tế
(healthcare staff/workers), quản lý, chăm sóc và điều trị (management, care and
treatment), can thiệp (intervention), các nước đang phát triển (developing countries),
tong quan (review). Một nguồn tài liệu khác cũng được sử dụng đó là các tài liệu của
các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng như tài liệu của các tố chức phi chính
phủ như UNAIDS, FHI, POPULATION COUNCIL, HORIZONS, ICRW có liên
quan đển vấn kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm H1V.
Sau khi tìm được các tài liệu từ hai nguồn trên, tác giả lại tiếp tục tìm kiếm các tài
liệu nằm trong phần trong tham khảo của các tại liệu phù hợp đã được lựa chọn để có
thể mở rộng và tìm hiểu sâu về kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/A1DS.
Tiêu chuân chọn tài liệu:


8



Nội dung tập trung vào vấn để kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đen
HIV/AIDS tại cơ sở y tế.




Trinh bày được các đáp ứng/can thiệp để chống lại kỳ thị và phân biệt đối xữ
liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế. Ưu tiên các can thiệp có đánh giá cả
trước và sau can thiệp.



Uu tiên các tài liệu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở các
nước đang phát triến thuộc khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Châu Phi, Mỹ La
Tinh.


8



ưu tiên các tài liệu có bản đầy đù (full text), trong trường hợp cần thiết mới sử
dụng các tài liệu chỉ có phần tóm tat (abstract). Tập trung các tài liệu liên quan
đến tổng quan (review).



Có ngn gơc rõ ràng, đã được xuất bản, ưu tiên các tài liệu từ các cơ sở dữ
liệu, tô chức, các chuyên gia uy tín liên quan đến vấn đề.



Khơng lựa chọn các tài liệu là các bài báo trích dẫn trên các trang web, forum,
chỉ lấy đó làm căn cứ để tìm kiếm các tài liệu liên quan.

Ket quả tìm kiếm cho thấy số lượng tài liệu tập trung chú yếu ở các nước châu Phi

(U-gan-da, Ni-giê-ri-a, Nam Phi, Tan-za-ni-a, Zam-bi-a), châu Á (chủ yếu là các
nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin hay Nam Á như Ân Độ), Mỹ
La Tinh (Bra-xin, Mê-hi-cơ). Có nhiều tài liệu là các báo cáo nghiên cứu đánh giá và
các nghiên cứu can thiệp. Sơ cịn lại là các bài tơng quan, các tài liệu hội thào, các
báo cáo hàng năm về kỳ thị và phân biệt đối xử tại các nước và một sổ luật và các
hướng dẫn thực hiện luật liên quan đến HIV/AIDS.


9

KỲ THỊ VÀ PHẤN BIỆT ĐỐI xử LIÊN
QUAN ĐÉN
HIV/AIDS
HIV/A1DS là gì?
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" có nghĩa
là vi rút gây suy giảm miễm dịch ở người. Vi rút này làm cho cơ thê suy giàm khá
nãng chống lại các tác nhân gây bệnh (UNAIDS 2003).
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome"
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện
thông qua các nhiễm trùng cơ hội, ung thư và có the dẫn đến tử vong (UNAIDS
2003).
HIV có thể ỉây truyền qua những đường sau:
• Qua đường máu hoặc dịch cơ thể: Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích hoặc
dụng cụ tiêm chích xuyên qua da, ví dụ người nghiện chích ma túy sử dụng
chung bơm kim tiêm. Truyền máu hoặc các sản phẩm thương mại từ máu mà
không sàng lọc nhiễm HỈV.
• Quan hệ tình dụng khơng an tồn với người nhiễm HIV, ví dụ quan hệ tình dục
khơng an tồn với người có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ mại dâm, người
tình dục đồng giới nam.
• Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con từ trong bào thai, trong khi sinh nở và cho

con bú.


10

Một lưu ý rằng HIV không lan truyền dễ dàng. Trên thực tể loại virus này không tồn
tại được lâu khi tiếp xúc với khơng khí hoặc nước. Phương thức lây truyền được mô
tả thông qua trao đoi máu hoặc dịch cơ the thường dễ bị hiếu nham nhất là ở các quốc
gia đang phát triển (Busza 1999, ISDS 2004). Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch
Hoa Kỳ (CDC), việc lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể trên thực tế có


11

nghĩa ỉà HIV có thể lan truyền trong dùng chung bơm kim tiêm (chủ yếu ở
đối tượng nghiện chích ma túy) với một người bị nhiễm hoặc ít phố biến
hơn là (hiện nay cịn rất ít ở nhũng nước đã sàng lọc máu để tìm kháng
thể HIV) thơng qua việc truyền máu hoặc nhũng yếu tố đơng máu.

Tình hình HIV/AIDS tại các nước đang phát triển
Theo báo cáo của UNAIDS tháng 12 năm 2007, HIV/AIDS ở các quốc gia đang phát
triển vẫn đang là một vẩn đề đáng lo ngại và địi hỏi cần có nỗ lực khơng chỉ của
chính các quốc gia đó mà cịn cần sự đáng kể hỗ trợ từ phía các tổ chức quốc tế và các
quốc gia khác trên thế giới. Cận Sa-ha-ra Châu Phi vẫn là khu vực chịu ánh hưởng
nặng nề nhất, với AIDS là nguyên nhân chính gây tử vong ỏ' khu vực này. Tỷ lệ tử
vong của khu vực này chiếm đến 76% tỷ lệ từ vong do AIDS trên toàn thể giới. Mặc
dù tỷ lệ nhiễm HIV không biến động, việc tiếp tục xuất hiện những ca nhiễm mới vẫn
khiến số người ước tính đang sống với HIV ở đây lên đến khoảng 33,2 triệu. Hơn 2/3
người lớn (68%) và 90% trẻ em tại đây hiện nhiễm HIV. Với khư vực Nam Phi, tổng
số các ca mới nhiễm và tử vong vì AIDS chiếm tới 32% so với tồn cầu. Khu vực

Nam Á và Đông Nam Á, tỷ lệ ước tính số người đang sống với HIV cũng lên đến
khoảng 4 triệu, sổ tử vong do AIDS là khoảng 270.000 người (bao gồm cẳ người lớn
và trẻ em), ở khu vực Mỳ - La Tinh mặc dù tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV tăng với tốc độ
chậm song số người ước tính sống chung với HIV tại đây vẫn ở mức 1,6 triệu người
và so tử vong vào khoảng 58.000 người (UNAỈDS 2008).
Quyền lọi của người nhiễm HIV/AIDS
Theo qui định của pháp luật các quốc gia hiện nay, những người không may bị nhiễm
HIV/AIDS, không phải là những người bị hạn chế hoặc bị tước quyền cơng dân, họ có
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Ví dụ, theo luật phịng chong vi
rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS của chính phủ Việt Nam
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, người bị nhiễm H1V/AIDS có


12

các quyên và nghĩa vụ như sau: Quyền được khám chữa bệnh, quyền
được giữ bí mật; quyền khơng bị phân biệt đối xử; quyền tự quyết định xét
nghiệm HIV/AIDS... đồng thời phải có nghĩa vụ phịng ngừa, khơng lây
truyền bệnh tật cho cộng đồng. Như vậy có thể thấy, theo luật định, được
chăm sóc, điều trị, hỗ trợ vẫn ln là quyền lợi chính đáng của người bị
nhiễm HIV/AIDS . Ngồi ra, khơng bị kỳ thị và phân biệt đối xử cũng là một
trong những quyền lợi của những bệnh nhân HIV/AIDS. Ớ Thái Lan, chống
kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu
của chính phủ nhằm hạn chế sự lây lan của HIV và giám bớt những gì mà
những bệnh nhân AIDS phải chịu đựng do bệnh tật và kỳ thị từ phía cộng
đồng (Chitwarakom, Tantisak 2002). Chính phủ các nước ở Châu Phi như
Nam Phi, U-gan-da, Zim-ba-bu-ê đã đưa ra khẩu hiệu trong chiến lược
phịng chống HIV/AIDS ở nước mình, đó là “Tất cả mọi người đều bình
đẳng”. Điều này có nghĩa là chống kỳ thị và phân biệt đối xử là việc tất
yếu trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS đế đảm bảo quyền lợi của

không chỉ của người bệnh mà còn của cả cộng đồng (AIDS Law Project
2006).

Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS
Trước khi đi vào vẩn đề kỳ thị và phân biệt đối xửu liên quan đến HIV/A1DS thì
chúng ta cần hiểu the nào là kỳ thị và phân biệt đối xử? Kỳ thị là một hình thức kiểm
sốt xã hội bàng cách tách biệt những người bị coi là khác biệt so với “chúng ta”
(những người “bình thường”). Thơng thường sự khác biệt này có liên quan đen một số
hành vi hoặc đặc điếm về thể của một nhóm trong xã hội bị coi là “sai trái” hoặc “phi
đạo đức” (Goffman 1963). Kỳ thị cũng có thể hiếu là coi người khác thấp kém hon
mình, cho là họ đã làm gi đó xấu hoặc sai trái. Hành động kỳ thị là phán xét, cho rằng
họ đã vi phạm các chuẩn mực xã hội và đáng bị lên án, miệt thị, cô lập người đó và
cho ràng người đó nguy hiểm. Nó được coi như là sự “mất thể diện đáng kể”, của một
cá nhân trong con mắt những người khác. Kỳ thị dẫn đến phân biệt đôi xử - đối xử
không công bằng với người bị coi là thấp kém hơn hoặc không đáng được tôn trọng.
Phân biệt đối xử thường được coi là sự kỳ thị thể hiện bằng


13

hành động - tức là hành vi xuất phát từ sự kỳ thị (Link & Phelan 2001).
Ngồi ra, khi nói đến kỳ thị một số nhà nghiên cứu còn đề cập tới vấn đề
tự kỳ thị. Tự kỳ thị là cũng là một dạng kỳ thị mà trong đó từ việc một
người bị cộng đồng kỳ thị, xa lánh đã dẫn đến việc tự bản thân cá nhân đó
ghét bỏ chính bản thân mình (Gerhard Falk 2001).

Có nhiều cách định nghĩa về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đển HIV/AIDS.
Theo một số nhà nghiên cứu, kỳ thị được dùng trong HIV/A1DS gắn liền với việc gán
cho một số cá nhân hoặc nhóm nào đó nhiễm HIV/A1DS mang “đặc tính khơng đáng
tin cậy” và do đó dẫn đến sự “dán nhàn” về mặt xã hội như là sự khác biệt hoặc lệch

lạc (Link & Phelan 2001). Gần đây các học giả cịn khuyến khích đặt kỳ thị và phân
biệt đối xử liên quan đến HỈV trong một khung vãn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế để
thấy rõ hơn được các nguyên nhân dẫn đển kỳ thị và phân biệt đối xử (Parker &
Aggleton 2003).

Theo UNAIDS, một tổ chức hoạt động về HIV/AIDS rất uy tín của liên hợp quốc, kỳ
thị liên quan tới HIV/AIDS có thể được miêu tả là một “quá trình hạ thấp giá trị”
(devaluation) của những người hoặc là có HIV/AĨDS hoặc là có mối quan hệ với
HIV/AIDS. Sự kỳ thị này thường bắt nguồn từ việc nhấn mạnh sự kỳ thị đối với mại
dâm và tiêm chích ma túy - hai nhân tổ lây truyền HIV chủ yếu. Phân biệt đoi xử tiếp
nối sự kỳ thị và là sự đối xử không đúng và bất công đối với một cá nhân bị nhiễm
HIV hoặc coi là bị nhiễm HIV (UNAĨDS 2001). Ở các nước nước như Nam Phi, Thái
Lan, Việt Nam, luật phòng chống HIV/AIDS đã đưa ra định nghĩa kỳ thị với người
nhiễm H1V là thái độ khinh thường hay thiểu tơn trọng người khác vì biết hoặc nghi
ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV
hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa
lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của
người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV
hoặc bị nghi ngờ nhiễm HĨV (Herek, Capitanio 1998; UNAIDS 2006).


14

Như vậy có thể thấy phần lớn quan điểm của các nhà nghiên cứu đã định nghĩa rõ
ràng và chỉ ra mối quan hệ không tách rời giữa kỳ thị với phân biệt đối xử trong vòng
quay của HIV/A1DS. Những người có HIV/AIDS hoặc liên quan đến sẽ là những đối
tượng bị kỳ thị và phân biệt đối xử được hiểu như là “hình thức” hay “biêu hiện” của
sự kỳ thị. Quan điếm này đong nhất với quan điểm được the hiện trong khái niệm về
kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS của UNAIDS. Vì tác giả viết bài
tổng quan này sử dụng khái niệm đó đế làm cơ sở phân tích các vấn đề liên quan.

Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS
Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong nhũng nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan
nhanh của vi rút HIV trong cộng đồng. Kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ làm cho người
HIV mặc cảm và che giấu tình trạng bệnh tật của mình, khơng dám tiếp xúc với cộng
đồng. Do đó những người nhiễm HIV/AIDS sẽ không thể tiếp nhận được các thơng
tin, kiến thức và kỹ năng phịng bệnh cũng như sự giúp đờ, cảm thông cúa cộng đồng.
Như vậy, họ sẽ khơng họp tác với chương trình phịng chong HIV/AIDS thậm chí cịn
có những hành vi tiêu cực gây hại cho gia đình, xã hội và bản thân (UNAIDS 2001).
Hậu quả tiêp theo đỏ là việc khó tiểp cận, quản lý và dự báo số người nhiễm
HIV/AIDS. Những đối tượng có nguy cơ cao sẽ khơng tiến hành xét nghiệm do họ sợ
bị kỳ thị nếu bị phát hiện bị nhiễm HIV. Tuy nhiên những đối tượng có nguy CO’ cao
như những đối tượng tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm cũng là đối tượng lây
lan nhanh nhất (Hien Ho 2006). Như vậy việc thu thập sổ liệu sẽ trở nên khó khăn và
khơng phục vụ hiệu quả cho mục tiêu phịng chống HIV/AIDS, khơng những gây lãng
phí về mặt tài chính và sức lực mà cịn gây ra hậu q lớn nhất đó là khơng ngăn chặn
được sự lây lan của đại dịch HIV (Chitwarakom, Tantisak 2002).


15

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn làm giảm vai trị cúa gia đình, cộng đồng trong việc
phịng chống HIV/AIDS bởi người bệnh nếu không được các đối tượng này chăm sóc,
động viên, hỗ trợ mà xa lánh, hắt hủi sẽ làm cho họ mat het niềm tin và be tắc (ICRW
2002). Điều này lại một lần nữa góp phần hạn chế hiệu quả của những nỗ lực nhăm
ngăn chặn bệnh dịch nguy hiêm này (Tanzania Stigma Indicators Filed Testing Group
2005)


KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT
ĐÓI xử VỚI LIÊN QUAN ĐẾN HIV/AIDS TẠI CO SỎ Y TÉ Ở CÁC

NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Hình thức và mức độ kỳ thị
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cho đến hiện nay tinh trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với
bệnh nhân HIV/AIDS tại các cơ sở y tế vẫn đang diễn ra với nhiều hình thức, mức độ, ở
nhiều khâu và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Sự biểu hiện của nó có thê mang tính
hệ thống hoặc cá nhân với mức độ nhiều hay ít, bộc lộ “kín đáo” hay “mở”. Kỳ thị “kín
đáo” thường liên quan đến việc yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm theo cảm tính của cán bộ y tể
hoặc xử lý riêng đồ dùng của bệnh nhân HIV mà không cho họ biết. Kỳ thị “mở” thường là
việc thể hiện rõ sự kỳ thị đối với bệnh nhân như việc xếp nằm riêng giường bệnh hoặc đánh
dấu hồ sơ (Hải Oanh, Đức Mục, Ross Kidd 2008).
Bảng 1. kỉ' dụ về kỳ thị “mở” và “kín đáo ” theo mức độ hệ thống và cả nhãn
Kỳ thị “mỏ”
Kỳ thị “kín đáo”



×