Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xu thế vận động và biến đổi của tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.88 KB, 15 trang )

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG CỦA TÔN GIÁO
1. Tình hình, thực trạng của tôn giáo
Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động phản ánh sự biến
đổi của lịch sử. Một tôn giáo có thể hưng thịnh, suy vong, thậm chí mất đi nhưng
tôn giáo luôn luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại. Tôn giáo là một
hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài.
Về đánh giá thực trạng của tôn giáo, có nhiều ý kiến khác nhau. Tựu trung
lại có ba ý kiến sau:
Thứ nhất, tôn giáo đang khủng hoảng, suy tàn: Những người đánh giá theo
quan niệm này cho rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ được cải thiện, tôn giáo sẽ
bị suy thoái dưới nhiều hình thái khác nhau. Họ cho rằng tôn giáo là một hiện
tượng xã hội không có tương lai.
Thứ hai, tôn giáo Tây Âu suy tàn nhưng tôn giáo ở các nước khác đang
phát triển: Đánh giá này xuất phát từ thực tế tôn giáo ở Tây Âu. Sự suy giảm
biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực thực hành tôn giáo (đi lễ nhà thờ, thực hiện các
nghi thức trong thờ cúng, việc giữ gìn các giới luật…); sau nữa là sự suy giảm
đức tin, sự sa sút phẩm hạnh của chức sắc và số lượng tín đồ, giáo sĩ ít dần…
(tình trạng “nhạt đạo” thậm chí “khô đạo”). Hiện tượng này diễn ra ở ngay cả
những quốc gia được xem là trung tâm của tôn giáo như Pháp, Đức, Italia. Tuy
nhiên cũng có người chỉ thừa nhận sự suy giảm ấy chỉ diễn ra ở trung tâm châu
Âu. Trong khi đó tôn giáo ở các nước khác ngoài châu Âu, đặc biệt là các nước
đang phát triển lại đang phát triển.
Thứ ba, tôn giáo, tín ngưỡng đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều
quốc gia, châu lục: Cách đánh gia này được nhiều người thừa nhận. Thực tế là
trong mấy thập kỷ gần đây, tín ngưỡng, tôn giáo đang phục hồi và phát triển ở
1
nhiều quốc gia, châu lục. Số lượng tín đồ hiện nay chiếm khoảng 3/4 dân số trên
thế giới (có số liệu là 5/6).
2. Nguyên nhân của thực trạng tôn giáo
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng tôn giáo là một điều không đơn giản.


Tuy nhiên có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự tăng lên mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong khi đem lại cho các
quốc gia, dân tộc thời cơ để hội nhập vào dòng vận động chung của thế giới đi
lên phía trước thì cũng đặt nhiều quốc gia, dân tộc, nhất là các quốc gia dân tộc
đang phát triển, chậm phát triển trước thách thức ngặt nghèo. Các quốc gia, dân
tộc này cảm nhận sự tồn tại của mình như một quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ
quyền bị đe dọa trước ý đồ và thủ đoạn của các quốc gia, dân tộc lớn lợi dụng xu
hướng toàn cầu hóa để thi hành chính sách cường quyền, hiếu chiến, giành lấy
những đặc quyền đặc lợi trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Cảm nhận ấy
tạo cho các quốc gia, dân tộc này nỗi ám ảnh thường xuyên về số phận không
được đảm bảo, đánh thức ký ức đau thương của các quốc gia, dân tộc này về thời
kỳ nô lệ dưới ách thực dân kéo dài hàng trăm năm trước đây.
Đặc biệt, toàn cầu hóa làm tăng lên áp lực của nguy cơ đồng hóa cưỡng bức
về mặt văn hóa từ phía các quốc gia, dân tộc lớn… đã làm cho các quốc gia, dân
tộc đang phát triển, chậm phát triển phải tìm mọi cách để bảo vệ nền văn hóa
truyền thống mang bản sắc riêng của dân tộc mình, trong đó ý thức và lễ nghi tôn
giáo bao giờ cũng là một thành tố quan trọng. Sử dụng tôn giáo vừa như một thứ
thuốc an thần, tự ru ngủ mình trong nghịch cảnh đầy bất trắc, vừa như một vũ
khí để chống lại sự đồng hóa… vốn là cách thức truyền thống của nhiều quốc gia
dân tộc ở vị thế yếu.
Thứ hai, nhân loại – mặc dù đã bước vào giai đoạn văn minh mới – đang
đứng trước hàng loạt nguy cơ và cuộc sống bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo sợ: sự đe
dọa của chiến tranh hạt nhân hủy diệt vì kho thuốc nổ hiện đang được tích trữ đủ
2
sức công phá mấy chục lần trái đất; nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại sự cân
bằng sinh thái đang đe dọa nghiêm trọng “ngôi nhà chung” mà con người đang
sống; những căn bệnh hiểm nghèo còn chưa tìm được căn nguyên và do đó con
người còn tạm thời phải bó tay về giải pháp chữa trị. Sự phân cực xã hội ngày
càng sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng. Ở Mỹ hiện nay, 1%
số gia đình chiếm tới 70% của cải cả nước. Ở các nước đang phát triển, tình

trạng nghèo nàn, lạc hậu và tình trạng bất công, bất bình đẳng xã hội thường đi
đôi với nhau. Ở các nước chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, sự tái sinh “chủ
nghĩa tư bản hoang dã” đã đẩy xã hội vào tình trạng bế tắc, đời sống nhân dân
khó khăn, số phận con người bị đe dọa. Sự bất lực trong cuộc sống “trần gian”
dường như vẫn nhắc nhở con người tìm đến sự che chở, cầu xin sự “phù hộ, độ
trì” của “đấng linh thiêng”… - tôn giáo.
Thứ ba, tình hình chính trị thế giới những thập niên vừa qua tác động mạnh
mẽ đến tâm trạng của dông đảo người dân về lý tưởng và về tương lai cuộc sống.
Trước mắt họ, chủ nghĩa tư bản tuy tạm thời thắng thế và tuy có đạt được sự tăng
trưởng kinh tế, nhưng tỏ ra hoàn toàn bất lực không cứu vãn nổi sự suy thoái về
mặt xã hội, văn hóa, đạo đức. Thực tế là, thái độ thất vọng đối với chủ nghĩa tư
bản không những không giảm đi, ngược lại, có chiều hướng sâu sắc thêm lên, chỉ
có điều là đối với nhiều người đó vẫn chỉ là sự thất vọng chưa có lối thoát.
Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực – sau 70 năm tồn tại và phát triển
– lâm vào khủng hoảng và chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu và Liên
Xô, kéo theo nó là sự sụp đổ niềm tin của một bộ phận đông đảo người dân vào
lý tưởng xây dựng cuộc sống tốt đẹp trên Trái Đất. Thời kỳ mà nhân loại được
sống tương đối yên ổn, hòa bình hình như đã qua. Hiện chưa có chiến tranh thế
giới, song cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh lần thứ nhất và lần thứ hai; cuộc chiến
tranh ở Côsôvô và ở Ápganixtan…, những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, những
cuộc khủng bố… cướp đi nhiều triệu sinh mạng và gây nên những cuộc di tản
3
quy mô lớn… Chính trong bối cảnh đó, nhiều người tìm đến (hoặc trở về) với
tôn giáo. Với họ, tôn giáo là lối thoát tinh thần cho sự bế tắc trong cuộc sống
hiện thực.
Thứ tư, các thế lực phản động quốc tế vẫn đang tiếp tục tìm cách chia rẽ tôn
giáo hoặc lợi dụng nó để thực hiện các ý đồ chính trị nham hiểm. Nhiều thế lực
chính trị ở các nước phát triển và đang phát triển sử dụng tôn giáo như là công cụ
để gây chiến hoặc như công cụ để tự vệ. Ở một số quốc gia, một số khu vực, các
thế lực dân tộc chủ nghĩa cực đoan, các lực lượng khủng bố sử dụng tôn giáo

như một vũ khí lợi hại trong các âm mưu, thủ đoạn phá hoại, chống lại con
người, chống lại hòa bình và sự tiến bộ.
II. NHỮNG XU THẾ CHỦ ĐẠO CỦA ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
Chưa bao giờ bức tranh tôn giáo trên thế giới lại đa dạng, nhiều màu sắc,
pha trộn ánh sáng và bóng tối như hiện nay. Đời sống tôn giáo ngày càng chuyển
biến phức tạp với nhiều xu thế diễn ra đan chéo rất khó phân định ngay trong bản
thân từng tôn giáo. Tuy nhiên có thể quy vào 4 xu thế sau đây:
1. Xu thế toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là sự mơ tưởng của tất cả các tôn giáo dù là những tôn giáo
thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tôn giáo mới ra đời
gần đây. Chẳng hạn như đạo Cao Đài ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã
tuyên bố sẽ là tôn giáo của nhân loại.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo
phụ thuộc vào sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực
kinh tế nhất định.
Chẳng hạn, Ki tô giáo hay còn gọi là Thiên chúa giáo được thành lập như
chính thể nhà nước do Đức Giáo hoàng đứng đầu, trụ sở chính tại Ý với tên gọi
là Tòa thánh Vatican - nơi đây là trung tâm chỉ đạo đối với các cơ sở của giáo
hội trên khắp thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2010, ước tính, Tòa thánh có
4
trong tay bất động sản trên toàn nước Ý trị giá khoảng 8 tỉ euro, bao gồm nhà đất
của các chủng viện, tu viện, của các nhà thờ lớn bé, của các cơ sở tôn giáo, các
trường học hay nhà thương do Vatican quản lý và một số nhà cửa cho thuê
mướn. Chỉ tính riêng ở Roma, Tòa thánh có khoảng 500 chủng viện, 50 tu viện,
400 đơn vị bất động sản.
Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn cầu hoá tôn giáo chủ yếu phụ thuộc
vào chính sách bá quyền của một số cường quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền
với tự do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc, tộc người để tìm cách can thiệp
vào các nước không chịu đi theo con đường mà các cường quốc đã vạch ra cho
họ.

Tính toàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong
một quốc gia. Từng tôn giáo đều muốn và cố gắng có mặt trên khắp địa cầu.
Biểu hiện rõ nét nhất chính là việc số lượng tín đồ các tôn giáo gia tăng nhanh
chóng. Theo các con số thống kê, khi dân số thế giới là 6 tỷ người, thì Công giáo
chiếm 17,4% (năm 2000) với hơn 1 tỷ tín đồ. Hiện nay đã tăng lên 1,7 tỷ tín đồ.
Những nước chiếm số đông tín đồ Công giáo là các nước Trung, Nam Mỹ và
châu Á. Vào cuối thế kỷ XX đã có một sự di chuyển địa bàn của Công giáo từ
các nước Tây Âu sang các nước Trung Nam Mỹ và châu Á, châu Phi. Tín đồ
Công giáo được phân bố như sau: châu Âu có 27,8%; châu Phi có 11,4%; châu Á
có 19,5%; châu Đại Dương 0,8%; châu Mỹ có 50%. Trong số các tôn giáo trên
thế giới, Hồi giáo là tôn giáo tăng nhanh nhất. Hiện nay, Hồi giáo có số tín đồ
lên tới 1,2 tỷ. Tính trong 10 năm từ 1991 – 2001, nếu Công giáo tăng khoảng
17% thì Hồi giáo tăng tới 23,47%. Địa bàn của Hồi giáo cũng di chuyển từ các
nước Trung và Cận Đông sang khu vực châu Á.
Trong bài Các tổ chức tôn giáo – chính trị phi chính phủ của thế giới Hồi
giáo, I. Đôbaép đã khẳng định: “Ở 35 nước, tín đồ Hồi giáo chiếm đa số dân cư;
ở 29 nước là thiểu số có ảnh hưởng; ở 28 nước đạo Hồi được thừa nhận là tôn
5
giáo chính thức hoặc quốc đạo. Tuyệt đại đa số tín đồ Hồi giáo tập trung ở Trung
Cận Đông, Trung Á, Nam Á và Đông Nam Á”
(1)
. Hiện nay, ở khu vực châu Á,
bốn nước chiếm số đông tín đồ Hồi giáo nhất là Inđônêxia, Pakixtan, Ấn Độ và
Bănglađét. Tôn giáo chiếm số đông tín đồ vào hàng thứ ba thế giới là Ấn Độ
giáo với hơn 800 triệu tín đồ mà 95% sống ở Ấn Độ. Phật giáo đứng hàng thứ tư
thế giới, có khoảng 350 triệu tín đồ với ba dòng chính là Phật giáo Đại thừa (còn
gọi là Phật giáo Bắc truyền), Phật giáo Tiểu thừa (còn gọi là Phật giáo Nam
truyền) và Phật giáo Tây Tạng (còn gọi là Lạt ma giáo), trong đó 98% số tín đồ
Phật giáo sống ở châu Á.
Liên hệ với Việt Nam: Sau khi Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới,

nhiều tôn giáo mới đã du nhập vào. Nhiều nhất là các tổ chức đạo Tin lành đến
từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Miền Nam trước giải phóng chỉ có 12 hệ phái Tin lành,
nay có tới 30 phái. Nhiều tôn giáo xuất hiện cũng đồng nghĩa với sự gia tăng số
lượng tín đồ các tôn giáo. Năm 1999, ở ta có 14,7 triệu tín đồ chiếm 19,4% dân
số. Năm 2001, riêng 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo,
Cao đài đã là 18,3 triệu tín đồ. Một số địa phương có số lượng phát triển nhanh
không bình thường. Tin lành ở Đắc Lắc trong các năm từ 1975-2001 tăng 10 lần,
Gia Lai tăng 25 lần, Kon Tum tăng 4 lần. Tại Lai Châu năm 1996 có 26.419
người theo đạo Vàng Chứ, năm 2001 tăng lên 36.102 người. Tín đồ Công giáo ở
Tây Nguyên cũng tăng mạnh. Trước năm 1975 chỉ có chưa đầy 130.000 tín hữu
mà năm 2005 đã tới hơn 300.000. Số liệu của giáo phận Kon Tum cho biết tỷ lệ
tăng trưởng số tín hữu từ năm 1977-2001 là 17,6%. Năm 1988 là 137,7%. Có
những nơi như An Mỹ năm 1990 tăng 369,2%. Trong 9 năm (1995- 2004) tín
hữu người Gia rai tăng 473%.
6
2. Xu thế đa dạng hóa
Từ xu thế toàn cầu hóa dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tôn giáo. Điều này
phản ánh được nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng. Trước hết thể
hiện trong bản thân các tôn giáo. Do những điều kiện khác nhau, mỗi tôn giáo có
thể hình thành nên nhiều trường phái khác nhau.
Chẳng hạn, trong đạo Phật đã hình thành nên nhiều trường phái khác nhau,
chủ yếu do sự khác nhau từ quan điểm về phương thức tu hành, trong đó tiêu
biểu là 2 trường phái: Phật giáo tiểu thừa và Phật giáo đại thừa. Phật giáo tiểu
thừa (cỗ xe nhỏ) chỉ chủ trương ăn chay niệm Phật để giải thoát cho chính mình.
Phật giáo đại thừa (cỗ xe lớn) là môn phái tu hành để cứu vớt trăm họ. Sau khi
Phật giáo bị đàn áp tại quê hương Ấn Độ, các môn phái tu hành trong Phật giáo
tiếp tục phân hóa thành nhiều nhóm khác nhau.
Liên hệ với Việt Nam: Ngay tại Việt Nam, sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo
cũng là một biến thể của Phật giáo dựa vào giáo lý của tôn giáo này. Nhưng Phật
giáo nhìn chung không có tổ chức thống nhất và giáo lý, lễ nghi chặt chẽ trên

toàn thế giới. Chính vì thế, tại mỗi quốc gia mà Phật giáo du nhập, sự thờ cúng
và ý thức tôn giáo của các tín đồ Phật giáo cũng không thuần nhất. Đó chính là lý
do cơ bản dẫn đến sự hình thành các phong trào Phật giáo mới hay một đạo mới
tách ra từ tôn giáo gốc là Phật giáo.
Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tôn
giáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ
động mà còn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn
giáo thành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo và nảy sinh hiện tượng song hành
tôn giáo trong một con người. Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn
giáo khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần. Trong điều
kiện đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ thành các giáo phái, thậm chí có giáo lý
7
xa lạ với giáo lý ban đầu. Nội bộ các tôn giáo bị phân rẽ thành 3 bộ phận: bộ
phận toàn thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ôn hòa.
Thánh, thần, tiên, phật… được thay đổi hình dạng cho phù hợp với tâm lý,
tập quán và sở thích của từng con người, của mỗi cộng đồng và khu vực nhất
định. Cuốn sách Văn hóa và tính cách người Mỹ đã đưa ra một nhận xét khá hài
hước: “Có lẽ không thể loại trừ một tình hình có thể xảy ra trong một tương lai
gần là đời sống tôn giáo nước Mỹ sẽ phân chia thành 220 triệu loại tín ngưỡng,
cứ mỗi người Mỹ có loại tín ngưỡng riêng cho mình”
(2)
. Tiến sĩ J. Gordon
Melton – người biên tập cuốn Bách khoa từ điển các tôn giáo Mỹ - ước tính rằng
những năm 1987 và năm 1989 ở Mỹ đã có tới 400 nhóm tôn giáo xuất hiện. Hiện
nay ở Mỹ có tới 2.500 giáo phái, riêng đạo Tin lành trên thế giới cũng chia thành
500 giáo phái khác nhau.
Liên hệ với Việt Nam: Các tôn giáo ở Việt Nam dù khác nhau về nguồn gốc,
giáo lý nhưng lại không thuần nhất mà đan xen, vay mượn nghi lễ của nhau. Đạo
Tổ tiên vừa cúng khấn như đạo Lão nhưng chọn ngày rằm, mùng một như đạo

Phật. Trên bàn thờ của đạo Cao đài có thờ đủ Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật,
Chúa Giêsu và Khương Tử Nha. Đạo Công giáo bây giờ cũng thắp hương trước
ảnh người quá cố và ghi điều khấn nguyện ra giấy rồi đốt đi trước bàn thờ Đức
Mẹ. Tâm lý người Việt cũng chi phối cả niềm tin tôn giáo. Trong đạo Công giáo,
Chúa là trên hết và chỉ thờ một Chúa nhưng ở Việt Nam, Đức Mẹ được sùng bái
hơn. Nhiều nhà thờ, đền thánh dâng kính Đức Mẹ. Nhiều nữ giáo dân lấy quan
thày là Maria. Phật giáo cũng thế. Phật Bà Quan âm được dựng tượng nhiều hơn
và sùng bái hơn ở các chùa chiền. Tín đồ tôn giáo này nhưng cũng tham gia
nhiều sinh hoạt của tôn giáo khác. Ví dụ, người Công giáo vẫn thắp hương ngày
rằm, mùng 1 và đi xem bói. Một số tín đồ Phật tử vẫn đến xin khấn ở các nhà thờ
Công giáo.
8
3. Xu thế thế tục hóa
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành
năm 2009 thì “thế tục” là tập tục ở đời; là đời sống trần tục, đối lập với đời sống
tu hành theo quan điểm của tôn giáo”. Ở đây, thế tục được hiểu theo nghĩa đời
sống trần tục. Như vậy, thế tục hóa chính là việc đưa tôn giáo vào đời sống
thường ngày, thật sự thể hiện tinh thần gắn bó với cuộc sống con người của các
định chế tôn giáo, biến những giáo lý khô cứng hướng đến giải thoát của tôn giáo
thành những bài học sống động để có thể áp dụng vào việc xây dựng một xã hội
hiền thiện.
Thứ nhất, hướng chủ yếu của xu thế này là những hành vi nhập thế của mọi
tôn giáo bằng cách tham gia vào những hoạt động trần tục phi tôn giáo như xã
hội, đạo đức, giáo dục, y tế… (như phản đối phân biệt chủng tộc, giàu nghèo,
phản đối bóc lột, chiến tranh, hoạt động từ thiện, kế hoạch hóa dân số, bảo vệ
môi trường…) nhằm góp phần cứu nhân độ thế. Nhiều tôn giáo ngày nay không
chỉ chuyên chăm lo về mặt đạo đức, tinh thần mà còn trực tiếp can dự vào hoạt
động kinh tế. Đạo Tin lành coi lao động là trách nhiệm hàng ngày, là nghĩa vụ
trước Chúa. Giáo hội Tin lành tuyên truyền tiết kiệm, không say rượu… Đối với
đạo Tin lành, lười lao động, không chịu kiếm tiền, dẫn đến cảnh bần cùng, lang

thang, ăn xin… là “có tội”, là không thực hiện “lời răn của Chúa”.
Liên hệ với Việt Nam: Ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là từ sau năm
1986, sinh hoạt của các tôn giáo “nhộn nhịp” hơn. Các tôn giáo đều gia tăng các
hoạt động nhân đạo, từ thiện. Ngoài hoạt động trên, các tôn giáo còn rất quan
tâm đến nhiều vấn đề xã hội khác như môi trường, dân số, sự nghèo đói, nạn thất
học… Sự quan tâm đó không chỉ giới hạn trong phạm vi tín đồ, mà còn mở rộng
ra toàn xã hội.
Đối với Công giáo, trước đây, nhiều vấn đề giáo hội tỏ ra thờ ơ hoặc tìm
cách lảng tránh thì nay được quan tâm hơn, thậm chí được đặt ra dưới những
9
hình thức khác nhau trong lời rao giảng của các vị chức sắc. Chẳng hạn, vấn đề
kế hoạch hóa gia đình hay vấn đề nâng cao dân trí. Nhiều linh mục, trong nhận
thức và hành vi đã rất đồng tình với chính sách kiểm soát việc gia tăng dân số
của Nhà nước. Ở nhiều xứ, họ đạo trước đây tình trạng trẻ em thất học nhiều bởi
gia đình không tạo điều kiện cho con em học lên cao thì nay tình hình đã có
nhiều thay đổi. Các linh mục và nữ tu sĩ Công giáo đã mở ra các nhà trẻ, các trại
trẻ mồ côi, các trung tâm dạy nghề, các phòng khám và tham gia vào nhiều
chương trình nhân đạo khác. Ở thành phố Hồ Chí Minh và Huế, nhà thờ Công
giáo thâm gia hỗ trợ trong việc xây dựng các trung tâm điều trị và bệnh viện cho
bệnh nhân HIV/AIDS và tham gia tư vấn cho thanh niên về vấn đề này.
Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn có tình xuất thế thì nay để bắt kịp nhịp
độ của thời đại, giáo hội cũng không thể đóng khung hoạt động của mình trong
phạm vi tôn giáo. Ở các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nha
Trang, thành phố Hồ Chí Minh… giáo hội đã mở nhiều trường lớp dạy nghề cho
con em người nghèo. Có nhiều cơ sở kinh doanh của Phật giáo được hình thành
và có sư nữ đã trở thành giám đốc doanh nghiệp thu hút hàng trăm công nhân.
Các nhóm Phật giáo cũng tham gia phòng chống HIV/AIDS và công tác từ thiện
khác khắp cả nước. Địa phận thuộc quyền cai quản của Tổng giám mục tại thành
phố Hồ Chí Minh đã điều hành một trạm y tế phòng chống HIV/AIDS tại Trung
tâm cai nghiện Trọng Điểm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt

động nhân đạo khắp cả nước, trong đó có chương trình phòng chống ma túy.
Giáo phái Hòa Hảo đã tham gia nhiều hoạt động nhân đạo và dự án phát triển ở
trong nước.
Thứ hai, xu thế thế tục hóa cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của bộ
phận tiến bộ trong từng tôn giáo muốn xóa bỏ những điểm lỗi thời trong giáo lý,
những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ các tôn
giáo khác nhau.
10
Thứ ba, xu thế thế tục hóa biểu hiện ở vai trò của tôn giáo bị giảm sút, đặc
biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị và tầng lớp thanh
niên. Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là là tự thân, ít
phụ thuộc và không phụ thuộc vào thần linh.
Thứ tư, xu thế thế tục hóa còn biểu hiện ở chỗ con người dường như ra khỏi
tôn giáo. Một số tín đồ vẫn tiến hành những nghi lễ và cầu xin, có khi còn hành
hương nhưng lại không hẳn theo giáo lý hay giáo luật đã được định sẵn.
Thứ năm, xu thế thế tục hóa cũng có mặt trái. Một là do tác động của kinh
tế thị trường đã làm cho một số tín đồ, chức sắc tôn giáo bị thoái hóa phẩm chất.
Có những chức sắc trong các tôn giáo không giữ được phẩm hạnh dẫn đến vi
phạm những điều cấm kị của tôn giáo hoặc dấn thân vào con đường tu trì không
vì mục đích đạo pháp, mà vì động cơ kinh tế hay để trốn chạy những tiêu cực
của xã hội thế tục. Hai là thể hiện rất rõ trong việc tham gia vào các hoạt động
chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền
lợi của các thế lực chính trị phản động.
Trong thập niên 1990 và 2000 đã xảy ra hàng loạt các vụ án, điều tra, truy
tố, xét xử và những cáo buộc về lạm dụng tình dục trẻ em đối với rất nhiều linh
mục Công giáo và một số thành viên cấp cao của Giáo hội Công giáo Rôma một
cách có hệ thống trên phạm vi toàn thế giới. Đối tượng của các vụ án xâm hại
tình dục này là những trẻ em là nam, và phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 11 cho
đến 14 tuổi. Hay gần đây nhất, tại Thái Lan, vào đầu tháng 7/2013, một nhà sư
sau khi bị khiển trách về việc xài hàng hiệu, đi máy bay riêng đã phải đối mặt

với cáo buộc quan hệ với một bé gái vị thành niên. Cục Điều tra đặc biệt Thái
Lan (DSI) khẳng định đã tìm thấy chứng cứ về việc nhà sư Luang Pu Nen Kham
Chattiko quan hệ tình dục với một bé gái và có thể đối mặt án tù 20 năm.
Trong năm qua, cả thế giới tiếp tục ở trong trạng thái đầy lo ngại trước tình
hình xung đột tôn giáo tiếp tục căng thẳng tại nhiều khu vực: Đông Nam Á, Nam
11
Á, Trung Đông, Bắc Phi. Có thể kể đến như cuộc xung đột giữa Israel (theo đạo
Do Thái) và Palestine (theo đạo Hồi) dai dẳng bao lâu nay về mảnh đất
Jerusalem – nơi được coi là Thánh địa của ba tôn giáo: Ki-tô giáo, Do Thái giáo,
Hồi giáo. Hay tại một số quốc gia như Myanma, Indonesia, Malaysia, Thái Lan;
đó là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật
giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo. Tại
Myanmar, ra xung đột tôn giáo giữa người theo Phật giáo đa số ở Myanmar và
người Hồi giáo thiểu số đã gây ra nhiều vụ bạo động cướp đi sinh mạng của
nhiều người trong nhiều năm trở lại đây khiến cho người ta lo ngại. Tại Thái
Lan, tôn giáo ở các tỉnh miền Nam đã và đang xảy ra hết sức phức tạp giữa
người thiểu số theo Hồi giáo và những người đa số theo Phật giáo đã khiến 3 tỉnh
miền Nam Thái Lan luôn trong tình trạng căng thẳng. Tại Malayxia, xảy ra xung
đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Thiên chúa giáo; giữa
những người Hồi giáo quá khích với những người theo Hồi giáo Ahmadiyah đã
đốt, phá nhiều nhà thờ, thánh đường, cơ sở tôn giáo cũng như của người dân gây
ra tình trạng bạo động có lúc tăng cao. Tại Indonesia, các cuộc xung đột giữa
những người theo Hồi giáo và những người theo Thiên chúa giáo cũng đã diễn ra
hết sức gay gắt, gây ra những hậu quả nhất định cho đất nước vạn đảo này.
Liên hệ với Việt Nam: Một thực tế đáng buồn là ở một số cơ sở thờ tự và
trong một bộ phận Tăng, Ni Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay,
sự biến đổi này đang diễn ra theo xu hướng tiêu cực, nếu không muốn nói là
chệch hướng với mục tiêu tốt đẹp phục vụ đạo pháp và dân tộc. Có thể thấy điểm
nổi bật là sự gia tăng các yếu tố dị đoan trong lễ nghi Phật giáo cùng với sự sa
sút về phẩm hạnh của một bộ phận Tăng, Ni, tín đồ. Nhiều nhà chùa đang là nơi

diễn ra các hoạt động mê tín dị đoan như: đồng bóng, xóc thẻ, bói toán; nhiều
Tăng Ni không hành đạo theo tôn chỉ Phật giáo mà chỉ lo toan, mưu lợi về tiền
bạc hay phẩm trật. Một số cơ sở của Phật giáo bị dung tục hóa, tầm thường hóa,
12
thương mại hóa, một số nhà chùa không còn giữ được vẻ thanh tịnh, tôn nghiêm
trang trọng vốn có, chỉ khói nhang nghi ngút, cầu cúng râm ran, vàng mã lan
tràn; còn với Phật pháp, với nhiệm vụ giáo hóa chúng sinh thì thờ ơ, lãnh đạm.
Vì mưu lợi cá nhân, vì sự thù hận với chế độ, một số phần tử thoái hóa
trong tôn giáo đã tiếp tay cho các thế lực chính trị thù địch. Họ tìm mọi cách lợi
dụng những khó khăn của Nhà nước, những sơ hở của luật pháp hay sai lầm của
một số cá nhân trong bộ máy công quyền để kích động, gây thù hằn giữa các dân
tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, vu cáo trắng trợn Nhà nước ta vi phạm
nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Vào các năm 2001, 2004 tại địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên đã nổ ra cuộc bạo loạn Fulro với việc thành lập nhà nước Đề Ga tự trị,
đây cũng là do tôn giáo đứng đằng sau, và một bộ phận giáo giám mục kích động
các con chiên đứng lên làm bạo loạn. Năm 2008 tại Hà Nội, giám mục Ngô
Quang Kiệt đã kích động con chiên đòi đất của nhà may Chiến Thắng (Vụ xung
đột giáo xứ Thái Hà tại 42 Nhà Chung, 78 Nguyễn Lương Bằng). Tháng 5 năm
2013 Giáo phận Vinh, mà ở đây là Giám mục Nguyễn Thái Hợp và tòa giám
mục giáo phận Vinh đã kích động 1000 giáo dân của xã Nghi Phương, huyện
Nghi Lộng, tỉnh Nghệ An vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 2013 đã kéo xuống Uỷ
ban xã uy hiếp chính quyền nhân dân đòi thả người vô điều kiện đối với 2 bị can
là Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi đã đánh 3 chiến sĩ công an khi xuống địa
bàn nắm tình hình.
Đặc biệt, nếu hiểu nội dung đề cập ở trên là nội hàm của thế tục hóa, thì
trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, xu thế thế tục hóa hay nhập thế đã diễn ra từ
lâu song chỉ thấy bộc lộ rõ rang trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do điều
kiện lịch sử đặc thù, cộng với đang trong tình trạng chuyển đổi của nền kinh tế -
xã hội, nên xu thế thế tục hóa tôn giáo của Việt Nam cũng khác với các nước
khác, đặc biệt so với các nước phương Tây.

13
Nếu như xu thế thế tục hóa ở phương Tây, người dân ngày càng ít đi lễ ở
nhà thờ, dù rằng vẫn tin là có Chúa, có Đấng tối cao, vẫn nhận mình là tín đồ tôn
giáo nào đó, thì ngược lại ở Việt Nam số tín đồ tham gia sinh hoạt tôn giáo ở các
nơi thờ tự ngày càng tăng. Nếu ở phương Tây có xu hướng dường như ra khỏi
tôn giáo nhất định, nhưng trở lại tâm thức tôn giáo bàng bạc, hay “cái tôn giáo”,
thì các tín đồ tôn giáo Việt Nam nói chung lại gắn bó với tôn giáo cụ thể nhiều
hơn và cũng khó đến với “cái tôn giáo”. Nếu như người phương Tây chú ý nhiều
đến lý luận tôn giáo, phân tích những quan điểm lạc hậu, bảo thủ của giáo lý tôn
giáo nhằm yêu cầu khắc phục, hoặc có xu hướng đi vào suy tư thần học mới
bằng những chiêm nghiệm cá nhân, thì ở Việt Nam lại đơn giản hóa những vấn
đề lý luận, trọng thực hành nhiều hơn, thường vận dụng linh hoạt những giáo
điều trong giáo lý vào đời sống thực tiễn hàng ngày. Mặt khác, xu thế thế tục hóa
trong các tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở các tôn giáo bên cạnh thực
hiện việc đạo, họ còn thực hiện việc đời, đó là tham gia hoạt động xã hội: chính
trị, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo ở tất cả các tôn giáo như Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo…
Có thể nói, thế tục hóa tôn giáo gắn chặt với sự phát triển và tiến bộ của xã
hội loài người, đồng thời ngày nay đây là xu thế nổi trội chi phối đời sống tôn
giáo thế giới cũng như ở Việt Nam.
4. Xu thế dân tộc hóa
Tôn giáo và dân tộc có mối liên hệ gần gũi với nhau. Chính là thông qua
dân tộc mà tôn giáo được phổ cập hóa và thẩm thấu sâu vào các giá trị, các sinh
hoạt văn hóa của các dân tộc. Ngược lại, chính tôn giáo đã “thiêng liêng hóa” các
giá trị dân tộc và làm cho nó thêm sức sống lâu dài và ảnh hưởng rộng lớn. Hiện
nay, để chống lại nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa, nhiều quốc gia, dân tộc tìm
cách khôi phục tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, làm cho tôn giáo “trở về cội
nguồn dân tộc”.
14
Hiện nay có hiện tượng các tôn giáo được truyền bá một cách nhanh chóng

sang các quốc gia khác với nhiều cách thức khác nhau vì vậy tôn giáo dân tộc
hay tôn giáo truyền thống được coi là một thứ vũ khí để bảo vệ bản sắc của dân
tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo bên ngoài, thường được các thế lực chính
trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóa văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để
để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa.
Tóm lại: Bốn xu thế trình bày ở trên trong thực tế đan quyện vào nhau, xu
thế nọ là hệ quả của xu thế kia, ta chỉ có thể phân tích rành rẽ trong từng trường
hợp ở từng thời điểm, từng nơi cụ thể. Nhưng trong các xu thế ấy thì hiện nay xu
thế thế tục hoá là nổi trội hơn cả và biểu hiện của nó rất phong phú và rất đa
dạng.
** Chú thích:
(1)
Xem I. Đôbaép: Các tổ chức tôn giáo – chính trị phi chính phủ của thế giới
Hồi giáo, Tạp chí Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, số 4 – 2002, (tiếng Nga).
(2)
Văn hóa và tính cách người Mỹ, Viện Thông tin khoa học xã hội, H. 1990, tr.
148

15

×