Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Đường lối về xây dựng hệ thống chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.12 KB, 24 trang )

ĐƯỜNG LỐI VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ
Giải thích khái niệm:
+ Chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy
nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước
giữa các nước với nhau”.
+ Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã
hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về
mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực
hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị.
1
1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
- Hoàn cảnh: Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bị CN đế quốc và các thế lực phản
động chống phá.
=> Phải xây dựng nền chuyên chính nhân dân. Nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu là xây dựng hiến pháp, pháp luật và hệ thống
chính quyền dân chủ nhân dân.
1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946
1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
- Ngày 2/3/1946, kỳ họp Quốc hội lần thứ nhất, thành lập Ban
Thường trực Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn
đoàn, Kháng chiến ủy viên hội.
-> Ban hành nhiều văn bản pháp luật, định hướng hoạt động
của hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân.


1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp.
1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
- Báo cáo chính trị tại Đại hội II: Xác định chính quyền của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa là “chính quyền dân chủ của nhân
dân”.
- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân có cơ sở chính trị là
Mặt trận Liên Việt. Cơ quan nhà nước tối cao là Quốc hội và Hội
đồng Chính phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban
kháng chiến hành chính.
1. Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân
dân (1945 – 1954)
=> KL: Khái niệm “hệ thống chính trị” chưa xuất hiện, nhưng
tính chất của hệ thông chính trị đã định hình. Đảng lãnh đạo toàn
diện. Mọi quyền lực tập trung trong tay Quốc hội và Chính phủ
liên hiệp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Thành tựu: Tổ chức Tổng tuyển cử, ban hành Hiến pháp.
- Hạn chế: Sự học tập thiếu chọn lọc, áp dụng giáo điều kinh
nghiệm trong cải cách ruộng đất trong 1953 – 1954.
2. Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây
dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)
- Hoàn cảnh: Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết,
Việt Nam chia thành 2 miền với 2 chế độ khác nhau.
- Thể chế trong Hiến pháp năm 1959 thông qua ngày 31/12/1959.
-
Miền Nam: Tháng 12/1960, thành lập lập Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam. Hội nghị lần thứ 14 của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa III) tháng 1 – 1968, chủ trương

thành lập tổ chức chính quyền cách mạng của nhân dân.
2. Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây
dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)
- Miền Bắc: Việc xây dựng hệ thống chính trị được xác định: Ra
sức tăng cường chuyên chính vô sản, phát huy cao độ vai trò lãnh
đạo của Đảng, vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước và tinh
thần làm chủ tập thể của quần chúng lao động.
=> KL: Miền Bắc, xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản, từng
bước xác lập quan hệ giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân; Miền
Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền dân chủ nhân
dân.
2. Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây
dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)
- Thành tựu:
+ Xây dựng và phát triển của chính quyền dân chủ nhân dân ở
miền Nam – từ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN đến
Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN.
+ Miền Bắc, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuyên chính vô
sản, huy động được sức người, sức của chi viện cho miền Nam;
xây dựng cơ sở vật chất bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
2. Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây
dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)
- Hạn chế:
+ Quá “chuyên chính”, “mạnh tay” với một số đối tượng, thành
phần.
+ Vai trò của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân nhiều
khi bị đồng nhất.
3. Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975 –
1986)

- Hoàn cảnh: Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn
giải phóng, đất nước thống nhất, một hệ thống chính trị thống nhất
trong cả nước được xây dựng và phát triển.
- Đại hội IV của Đảng họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 nêu
rõ: Điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không
ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
3. Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975 –
1986)
+ Xác định quyền làm chủ của nhân dân.
+ Xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước
chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
+ Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội
thông qua hệ thống chuyên chính vô sản.
+ Nhiệm vụ chung của các đoàn thể quần chúng trong hệ
thống chuyên chính vô sản là bảo đảm cho quần chúng tham gia
và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về
chủ nghĩa xã hội.
3. Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975 –
1986)
+ Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ,
Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.
- Ngày 18/12/1980, thông qua Hiến pháp mới của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> KL: Kế thừa và phát triển tư tưởng về xây dựng hệ thống
chuyên chính vô sản, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò
quản lý của Nhà nước, xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản -
Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân lao động làm chủ tập
thể.
3. Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975 –

1986)
- Thành tựu: Đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng, huy
động sức người, sức của giành thắng lợi trong 2 cuộc chiến tranh
biên giới Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
3. Tiếp tục củng cố hệ thống chuyên chính vô sản (1975 –
1986)
- Hạn chế: Dùng sức mạnh hệ thống chuyên chính vô sản xóa bỏ
các thành phần kinh tế còn hiệu quả, chưa có quan điểm chiến
lược và phương thức cụ thể để mở rộng giao lưu quốc tế.
- Thành tựu:
+ Đảng lãnh đạo với đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo.
+ Xây dựng thành công một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Chế độ chính trị ở nước ta là chế độ do nhân dân lao động
làm chủ.
+ Mặt trận và các đoàn thể nhân dân góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị - xã hội của
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Là 1 hệ thống chính trị tập trung, quan liêu, phương thức
quản lý hành chính mệnh lệnh với cơ chế bao cấp và bình quân.
- Hạn chế:
+ Đông đảo cán bộ, đảng viên bộc lộ nhiều hạn chế về kiến
thức.
=> Đặt ra những yêu cầu phải khẩn trương đổi mới hệ thống
chính trị nói riêng, đổi mới toàn diện đất nước nói chung.
Cảm ơn cô giáo và các bạn đã chú
ý lắng nghe!

×