Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện hoàn mỹ bình phước năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

BÙI THỊ THANH BÌNH

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN HỒN MỸ BÌNH PHƯỚC NĂM 2022

ḶN VĂN CHUN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

HÀ NỘI, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

BÙI THỊ THANH BÌNH

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN HỒN MỸ BÌNH PHƯỚC NĂM 2022

ḶN VĂN CHUN KHOA 2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ THỊ HIỀN



HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hồ
Thị Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi rất nhiều trong q trình
thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng đào tạo sau đại học cùng
tồn thể các thầy cô giáo Trường Đại học y tế công cộng đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình
Phước, phịng Kế hoạch tổng hợp, phịng Bảo Hiểm, Khoa Thận Nhân Tạo đã giúp
đỡ và tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã ln tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân chân thành cảm ơn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân khoa Thận
Nhân Tạo đã cộng tác tích cực với tơi trong q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên, chia sẻ và khích
lệ tơi trong suốt thời gian học tập, giúp tơi vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2022
Học viên


ii


DANH MỤC VIẾT TẮT

CDC

Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh

HRQoL

Health-Related Quality of Life
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ

KDIGO

Kidney Disease Improving Global Outcomes
Hội Thận học Quốc Tế

MLCT

Mức lọc cầu thận

PVS

Phỏng vấn sâu

QoL

Quality of Life
Chất lượng cuộc sống


TLN

Thảo luận nhóm

TPPM

Thẩm phân phúc mạc

WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1.

Tổng quan về bệnh thận mạn ............................................................................4


1.1.1. Khái niệm về bệnh thận mạn tính (theo KDIGO 2012) ................................... 4
1.1.2. Nguyên nhân bệnh thận mạn ............................................................................ 5
1.1.3. Chẩn đoán bệnh thận mạn tính ......................................................................... 5
1.1.4. Điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối ...................................................... 7
1.2.

Tổng quan chất lượng cuộc sống ......................................................................8

1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (QOL) .......................................................... 8
1.2.2. Các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống ................................................. 10
1.3.

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

ở trên thế giới và Việt Nam .......................................................................................16
1.3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
ở trên thế giới ............................................................................................................ 16
1.3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
ở Việt Nam ................................................................................................................ 18
1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận

nhân tạo chu kỳ .........................................................................................................20
1.4.1. Các yếu tố cá nhân ......................................................................................... 20
1.4.2. Các yếu tố về gia đình .................................................................................... 21
1.4.3. Các yếu tố về xã hội ....................................................................................... 21
1.4.4. Các yếu tố về bệnh viện ................................................................................. 22



iv

1.5.

Tổng quan về Bệnh viện Hồn Mỹ Bình Phước .............................................26

1.6.

Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................29
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu định lượng .................................................................. 29
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ..................................................................... 29
2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 30

2.3.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 30

2.4.

Cỡ mẫu, chọn mẫu.......................................................................................... 30

2.4.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 30

2.4.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 31
2.5.

Biến số nghiên cứu ......................................................................................... 31

2.5.1. Biến số nghiên cứu định lượng ...................................................................... 31
2.5.2. Chủ đề nghiên cứu định tính .......................................................................... 34
2.6.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 35

2.7.

Đánh giá số liệu .............................................................................................. 36

2.8.

Xử lý và phân tích số liệu............................................................................... 37

2.9.

Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................................. 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................38
3.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 38

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu ....................................................................................... 38
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý............................................................................................ 39

3.1.3. Yếu tố về gia đình .......................................................................................... 41
3.1.4. Yếu tố về xã hội ............................................................................................. 42
3.2.

Đáng giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận chu kỳ.................. 42

3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận chu

kỳ

........................................................................................................................ 44

3.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo thang KDQOL-SFTM 1.3 44
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống từ phía người bệnh ................. 49
3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống từ phía bệnh viện .................... 51


v

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................59
4.1.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................... 59

4.2.

Đánh giá CLCS của NB chạy thận nhân tạo chu kỳ ...................................... 63


4.2.1. Điểm chất lượng cuộc sống chung (SF-36) ................................................... 63
4.2.2. Điểm số các vấn đề bệnh thận ........................................................................ 66
4.2.3. Điểm CLCS bệnh thận theo KDQOL-SFTM................................................... 68
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận chu

kỳ

........................................................................................................................ 69

KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính theo Hội thận học Hoa Kỳ năm
2012 .............................................................................................................................4
Bảng 1.2. Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn tính ................................................5
Bảng 1.3. Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu ..........................6
Bảng 1.4. Các bộ câu hỏi phổ biến để đánh giá HRQOL .........................................10
Bảng 2.1. Bảng mã hoá biến thang đo KDQOL-SFTM 1.3........................................33
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu .......................................38
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu ............................................39
Bảng 3.3. Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu ...........................................41
Bảng 3.4. Đặc điểm các yếu tố về xã hội ..................................................................42
Bảng 3.5. Điểm số sức khỏe thể chất theo thang đo SF36 ........................................43

Bảng 3.6. Điểm sức khỏe tinh thần theo thang đo SF36 ...........................................43
Bảng 3.7. Điểm số các lĩnh vực liên quan đến vấn đề của bệnh thận .......................43
Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống theo thang đo KDQOL-SFTM 1.3.................44
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các đặc điểm nhân khẩu học
...................................................................................................................................45
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm bệnh thận ........46
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với bệnh kèm theo ................47
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với yếu tố gia đình ...............48
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với yếu tố xã hội ..................48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu.....................................................................28


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách thường
xuyên, liên tục, chậm và không phục hồi. Lọc máu trở thành phương pháp điều trị
cho đa số các người bệnh mắc bệnh thận mạn tính. Q trình chạy thận nhân tạo cịn
gây ra nhiều vấn đề về nhu cầu khơng thể đáp ứng làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối
lọc máu chu kỳ và một số yếu tố có liên quan
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang định lượng sử dụng bộ công cụ
KDQOL-SFTM phiên bản 1.3 đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân chạy thận chu
kỳ và kết hợp với định tính xác định các yếu tố quản lý liên quan thơng qua hình thức
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Cỡ mẫu chọn tồn bộ bệnh nhân tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Hồn Mỹ Bình
Phước đủ tiêu chuẩn chạy thận trên 3 tháng, trên 18 tuổi, không mắc bệnh nặng cấp
tính và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Kết quả: 78 đối tượng, điểm chất lượng cuộc sống chung (SF-36) là 54,28 ± 4,98.
Trong đó, điểm SKTC trung bình là 50,85 ± 11,59, điểm SKTT trung bình là 51,70 ±
9,05. Điểm số các vấn đề bệnh thận là 57,29 ± 5,98. Trong đó: cao nhất là điểm số về
chức năng nhận thức 83,59 ± 19,8. Thấp nhất là điểm số về chức năng tình dục 20,83
± 17,42. Điểm trung bình CLCS của bệnh thận theo KDQOL-SFTM là 51,27 ± 7,15.
Các yếu tố ảnh hưởng: Nhóm tuổi càng tăng điểm chất lượng cuộc sống càng giảm,
nghề nghiệp, tình trạng làm việc, thời gian mắc bệnh, thời gian điều trị, bệnh mắc
kèm, khoảng cách từ nhà tới bệnh viện, thu nhập, điều kiện kinh tế gia đình, mức
hưởng bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ từ cộng đồng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<
0,05. Yếu tố quản lý: Quản lý người bệnh, phân bổ nguồn nhân lực, trang thiết bị vật
tư y tế, theo dõi giám sát các quy trình, GDSK và chính sách hỗ trợ người bệnh.
Kết luận: Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn tương đối thấp.
Tuy nhiên cao hơn so với một số nghiên cứu trước trong nước. BHYT chưa đáp ứng
nhu cầu thuốc, vật tư y tế cho người bệnh.


viii

Kiến nghị: Cần áp dụng chi trả 100% với những bệnh nhân chính sách chi trả BHYT
100% với những bệnh nhân sử dụng BHYT. Tăng danh mục thuốc BHYT cho bv
tuyến cơ sở. Có thêm các chính sách hỗ trợ cho người bệnh suy thận mạn cần chạy
thận nhân tạo.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách thường xuyên,
liên tục, chậm (nhiều tháng hay nhiều năm) và không phục hồi (1, 2). Nó khơng những
gây ra những gánh nặng với bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho y tế cộng đồng, làm

giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng xã hội. Điều trị thay thế thận bằng ghép
thận, lọc máu là những phương pháp hiện đại đang được áp dụng rộng rãi trên tồn
thế giới và Việt Nam. Mỗi năm có gần 750.000 người mắc bệnh thận giai đoạn cuối
ở Mỹ, phương pháp điều trị chủ yếu là lọc máu và ghép thận; có hơn 100.000 người
bệnh nằm trong danh sách ghép thận nhưng chỉ có 1/5 trong số đó được đáp ứng (3).
Chính vì thế mà lọc máu trở thành phương pháp điều trị cho đa số các người bệnh
mắc bệnh thận mạn tính, trong đó chạy thận nhân tạo là loại lọc máu phổ biến chiếm
90%. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5
triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Số người bệnh
suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số.
Chi phí điều trị bệnh thận mạn tính bằng phương pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ đặt
ra một gánh nặng tài chính đáng kể lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và cá nhân người
bệnh (3, 4). Bên cạnh đó, q trình chạy thận nhân tạo cịn gây ra nhiều vấn đề về
nhu cầu khơng thể đáp ứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
(5).
Tổ chức CDC Hoa Kỳ đã định nghĩa "chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe" (HRQOL) là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe
của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó
(6). Đánh giá HRQOL của bệnh nhân chạy thận nhân tạo rất khó. Nhiều nghiên cứu
trong và ngồi nước cho thấy người bệnh chạy thận nhân tạo có chất lượng cuộc sống
rất thấp (7, 8) và chất lượng cuộc sống của người bệnh có xu hướng giảm dần nếu
khơng có các biện pháp can thiệp phù hợp (9, 10). Bởi lẻ, họ không chỉ phải đối mặt
với các vấn đề sức khỏe mãn tính của tổn thương thận mà còn là sự xâm nhập của
một liệu pháp tốn nhiều thời gian. Kết quả là HRQOL của bệnh nhân chạy thận nhân
tạo thấp hơn ở bệnh nhân suy tim sung huyết, bệnh phổi mãn tính hoặc ung thư (11).


2

Một số nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh chạy thận nhân tạo khơng đủ khả năng

tự chăm sóc (12), trong khi các hoạt động tự chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong
cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thời gian, tần suất nhập viện, giảm chi phí y tế
và tử vong. Các nghiên cứu đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chạy thận
trước đây đã nhấn mạnh vai trị chính của bệnh nhân trong việc xác định cả nhu cầu
chăm sóc và kết quả chăm sóc (7, 13, 14). Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực cần được
các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý quan tâm nhiều hơn vì chất
lượng cuộc sống kém có thể dẫn đến việc sử dụng các dịch vụ y tế không cần thiết,
tăng chi phí, và lãng phí tài nguyên. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
đồng nghĩa với chất lượng bệnh viện là vấn đề được cộng đồng xã hội hết sức quan
tâm, bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người
dân.
Chính vì vậy, tại bệnh viện Hồn Mỹ Bình Phước, việc cải tiến nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế phục vụ công tác chạy thân nhân tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người bệnh thận mạn là yêu cầu cấp thiết cho bệnh viện; mục đích cuối cùng
của nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của người
sử dụng, đảm bảo người bệnh được an tồn, hài lịng và chất lượng cuộc sống được
nâng cao. Do đó, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân chạy thận là vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho việc
quản lý, theo dõi bệnh nhân cũng như đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để nâng
cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tử vong
ở bệnh nhân bệnh thận mạn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Chất lượng cuộc sống của
người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Hồn Mỹ
Bình Phước năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng” với 02 mục tiêu như sau:


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.


Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn giai đoạn
cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Hồn Mỹ Bình Phước năm 2022.

2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Hồn Mỹ
Bình Phước năm 2022.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm mạn tính kéo dài hàng

tháng cho đến vài năm và không hồi phục. Ngày nay, người ta sử dụng danh từ bệnh
thận mạn (BTM) để có đánh giá tốt hơn để giúp điều trị sớm các loại bệnh thận (2).
1.1.1. Khái niệm về bệnh thận mạn tính (theo KDIGO 2012)
Theo KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes) của Hội thận học
Hoa Kỳ - 2012 (15), bệnh thận được coi là mạn tính khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
1) Tổn thương thận kéo dài ≥ 3 tháng dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và chức
năng thận. Những rối loạn này có thể làm giảm hoặc khơng làm giảm mức lọc
cầu thận (MLCT), được thể hiện ở các tổn thương về mơ bệnh học, biến đổi
về sinh hóa máu, nước tiểu hoặc hình thái của thận qua chẩn đốn hình ảnh.
2) Mức lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate - GFR) giảm < 60 ml/phút/ 1.73
m2 liên tục trên 3 tháng, có thể có tổn thương cấu trúc thận đi kèm hoặc khơng.

* Suy thận mạn tính (Chronic Renal Failure – CRF): là một Hội chứng lâm sàng
và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của xơ hóa các nephron
chức năng, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, thận khơng cịn đủ khả năng duy trì
tốt sự cân bằng của nội mơi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóa
các cơ quan trong cơ thể.
Bảng 1. 1. Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính theo Hội thận học Hoa Kỳ
năm 2012
Giai
đoạn
1

Đặc điểm
Thận có tổn thương với MLCT bình thường
hoặc tăng

MLCT
(ml/phút/1,73 m2)
90 - 130

2

Chức năng thận giảm nhẹ

60 - 89

3a

Chức năng thận giảm nhẹ đến trung bình

45 - 59


3b

Chức năng thận giảm trung bình đến nặng

30 - 44

4

Chức năng thận giảm nặng

15 - 29

5

Chức năng thận giảm rất nặng

< 15


5

Khái niệm bệnh thận mạn tính đã bao hàm cả suy thận mạn. Suy thận mạn
tương ứng với bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 (MLCT < 60 ml/phút).
* Bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease - ESRD): hay bệnh thận
mạn tính giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn. Suy thận mạn giai
đoạn cuối tương ứng với bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (mức lọc cầu thận < 15
ml/phút hoặc bệnh nhân lọc máu) (15).
1.1.2. Nguyên nhân bệnh thận mạn
Dựa vào lâm sàng, tiền sử cá nhân, gia đình, hồn cảnh xã hội, yếu tố môi

trường, thuốc dùng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, hình ảnh học, và thậm chí
sinh thiết thận để chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn.
Theo Hội Thận học Quốc Tế KDIGO năm 2012, nguyên nhân bệnh thận mạn
được phân loại dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu
tại thận, hoặc thứ phát sau các bệnh lý toàn thân (15).
Bảng 1.2. Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn tính
Bệnh thận nguyên phát

Nguyên nhân
Bệnh cầu thận

Bệnh thận thứ phát sau
bệnh toàn thân

Bệnh cầu thận tổn thương tối Đái tháo đường, thuốc, bệnh
thiểu, bệnh cầu thận màng…

ác tính, bệnh tự miễn

Bệnh ống thận mô

Nhiễm trùng tiểu, bệnh thận tắc Bệnh tự miễn, bệnh thận do

kẽ

nghẽn, sỏi niệu

Bệnh mạch máu

Viêm mạch máu do kháng thể Xơ vữa động mạch, tăng


thận

khác bào tương, loạn dưỡng xơ huyết áp, thuyên tắc do

Bệnh nang thận và

thuốc, đau tủy



cholesterol

Thiểu sản thận, nang tủy thận

Bệnh thận đa nang, hội chứng

bệnh thận bẩm sinh

Alport

1.1.3. Chẩn đoán bệnh thận mạn tính
1.1.3.1.

Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn tính

Chẩn đoán bệnh thận mạn dựa vào (15): Lâm sàng có thể có hoặc khơng có
biểu hiện lâm sàng của bệnh thận biểu hiện bệnh thận như phù toàn thân, tiểu máu.
Cận lâm sàng tầm soát:



6

Xét nghiệm định lượng créatinine huyết thanh: Tử créatinine huyết thanh ước
đốn độ thanh lọc créatinine theo cơng thức Cockcroft Gault, hoặc ước đốn mức lọc
cầu thận theo cơng thức của MDRD (Modification of Diet in Renal Disease)
Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hoặc albumine trong nước tiểu: với mẫu nước
tiểu bất kỳ, tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng sau ngủ dậy.
Bảng 1.3. Kết quả xét nghiệm albumine và protein trong nước tiểu
Xét nghiệm

Bình thường

Bất thường

<30mg/g

≥ 30mg/g

<3 mg/mmol

≥ 3mg/mmol

Albumine niệu 24 giờ

<30 mg/24 giờ

≥ 30mg/24 giờ

Tỷ lệprotein/creatinine niệu (PCR)


<150mg/g

≥ 150mg/g

< 15 mg/mmol

≥ 15mg/mmol

Protein niệu 24giờ

<150mg/ 24giờ

≥ 150mg/24giờ

Protein niệu giấy nhúng

âm tính

Vết dương tính

Tỷ lệalbumine/creatinine niệu (ACR)

Xét nghiệm khảo sát cặn lắng nước tiểu (tìm cặn lắng bất thường như hồng cầu,
bạch cầu, các trụ niệu), xét nghiệm điện giải đồ, và sinh thiết thận
Xét nghiệm hình ảnh: siêu âm thận và hệ niệu (tìm sỏi, nang thận, kích thước
thận), niệu ký nội tĩnh mạch.
Chẩn đoán xác định bệnh thận mạn, khi các xét nghiệm vẫn bất thường trong
những lần xét nghiệm sau trong vòng 3 tháng.
1.1.3.2.


Chẩn đoán các giai đoạn của bệnh thận mạn tính

Dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT) bằng hệ số thanh thải creatinine ước đoán,
Hội thận quốc gia Hoa Kỳ năm 2002 đã chia thành 5 giai đoạn (15). Năm 2012, với
các chứng cứ liên quan đến khác biệt về tử vong, KDIGO (Kidney Disease Improving
Global Outcomes) của Hội Thận học Quốc Tế, giai đoạn 3 của CKD được tách thành
3a và 3b, kèm theo bổ sung albumine niệu vào trong bảng phân giai đoạn (hình 1) hỗ
trợ cho việc đánh giá tiên lượng và diễn tiến của BTM. Việc đánh giá diễn tiến của
CKD và nguy cơ diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối cũng dựa vào CGA với
(1) Nguyên nhân của BTM (C: Cause), (2) Phân giai đoạn của GFR (G: Glomerular
Filtration Rate), (3) Phân loại của albumine niệu (A: Albumine niệu). Thuật ngữ


7

microalbumin niệu hầu như khơng cịn được dùng tại các phịng xét nghiệm, thay thế
bằng albumine niệu bình thường hoặc tăng nhẹ (ACR <30mg/g), tăng trung bình
(ACR 30 - <300mg/g) và tăng nhiều (ACR ≥ 300mg/g)
MLCT tính dựa vào hệ số thanh thải các chất ngoại sinh được lọc qua cầu thận,
nhưng không được tái hấp thu và không được bài tiết ở ống thận như insulin, EDTA
được đánh dấu bởi chất đồng vị phóng xạ Cr51, iotholamt hoặc Iohxol. Tuy nhiên
thường được sử dụng trong thực hành là tính hệ số thanh thải ước tính dựa vào
creatinine huyết thanh, tuổi, cân nặng và chiều cao.
1.1.4. Điều trị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối
1.1.4.1.

Điều trị bảo tồn

Mục đích của điều trị bảo tồn là đảm bảo cho bệnh nhân giữ được chức năng

còn lại của thận với thời gian dài nhất có thể được nhờ vào giữ được hằng định nội
mơi dù có giảm chức năng thận.
Điều trị bảo tồn gồm biện pháp thiết thực và thuốc. Những biện pháp này cần
thực hiện ở giai đoạn sớm nhằm giúp bệnh nhân tránh các biến chứng.
1.1.4.2.

Điều trị thay thế thận

Tiêu chuẩn chung được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới là điều trị thay
thế thận suy khi mức lọc cầu thận giảm từ 5 đến 10ml/phút, tương ứng với nồng độ
creatinin máu từ 600 đến 1000µmol/l tùy theo độ tuổi và cân nặng bệnh nhân. Lựa
chọn biện pháp điều trị thay thế thận suy (lọc máu chu kỳ, TPPM, ghép thận) phải
được cân nhắc đến các yếu tố sau: tổng trạng chung, các bệnh lý kết hợp, ngồi ra
cịn lưu ý đến độ tuổi, hoạt động nghề nghiệp, điều kiện kinh tế và điều kiện sống của
bệnh nhân (15).
Các phương pháp điều trị thay thế thận:
Lọc máu chu kỳ: máu của bệnh nhân được đưa qua một hệ thống ngồi cơ thể, ở
đó chất độc của cơ thể được thải loại theo cơ chế khuếch tán giữa máu và dịch lọc
xuyên qua một màng bán thấm. Bệnh nhân được lọc máu định kỳ tại một trung tâm
lọc máu.
Thẩm phân phúc mạc định kỳ: trao đổi giữa dịch lọc được đưa vào ổ bụng, máu
thông qua màng bụng. Bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà hay nhờ vào máy tự động.


8

Ghép thận: ghép thận của một người khác vào cơ thể bệnh nhân kèm theo sử dụng
thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để chống lại thải ghép thận. Thận có thể lấy từ người
cho thận cịn sống hoặc từ người đã chết não.
1.1.4.3.


Thận nhân tạo chu kỳ

Điều trị bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng thận nhân tạo chu
kỳ là một phương pháp điều trị phổ biến. Tất cả các bệnh nhân có MLCT < 15 ml/phút
đều có thể áp dụng phương pháp này.
Thận nhân tạo chu kỳ (Lọc máu ngồi cơ thể) là q trình lọc máu diễn ra ở
ngoài cơ thể bằng máy lọc máu để lấy ra khỏi máu các sản phẩm cặn bã và nước dư
thừa, dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuếch tán và siêu lọc (17, 18). Để tiến hành lọc
máu ngoài cơ thể, người ta phải thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể gồm đường
dẫn máu ra khỏi cơ thể đến bộ lọc (đường động mạch), máu qua bộ lọc nhân tạo,
đường dẫn máu từ bộ lọc trở lại cơ thể (đường tĩnh mạch) …
Với các bệnh nhân lọc máu chu kỳ, mỗi tuần cần lọc 12 giờ, thường chia làm
3 buổi, mỗi buổi lọc 4 giờ, màng lọc high flux. Phương pháp lọc máu chỉ thay thế
được một phần chức năng đào thải các sản phẩm cặn của chuyển hoá, nước dư thừa
và lập lại cân bằng điện giải, cân bằng kiềm toan, không thay thế được cho các chức
năng nội tiết của thận. Do đó vẫn phải kết hợp với phương pháp điều trị bảo tồn. Lọc
máu bằng kỹ thuật thận nhân tạo được áp dụng rộng rãi trên các bệnh nhân suy thận
mạn tính, loại trừ khi bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng như: truỵ tim mạch, nhồi
máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng; đang trong tình trạng sốc; rối loạn
đông máu - chảy máu…
1.2.

Tổng quan chất lượng cuộc sống

1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống (QOL)
Trước Công nguyên, Aristotle đã đưa ra định nghĩa về “chất lượng cuộc sống”,
theo ông chất lượng cuộc sống nghĩa là con người có “cuộc sống tốt” hoặc “cơng việc
trơi chảy”. Mặc dù khái niệm chất lượng cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên
cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất toàn cầu cho khái niệm này (19).

Theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thuộc Tổ chức Y tế thế giới
năm 1995 thì “chất lượng cuộc sống” là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc


9

sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên
quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. Đánh
giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật là rất cần thiết, khơng chỉ
phản ảnh tác động của q trình phẫu thuật đến cuộc sống bệnh nhân mà còn giúp
đánh giá hiệu quả của sự can thiệp phẫu thuật một cách rõ ràng. Vì vậy, chất lượng
cuộc sống cần được xem là quan trọng trong việc đánh giá kết quả sau mổ khơng chỉ
ở các bệnh lý tiêu hóa nói chung mà cịn ở những bệnh nhân đã điều trị phẫu thuật
thốt vị bẹn nói riêng.
Đối chiếu với định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới, thì chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc nhiều chiều bao gồm
sức khỏe thể lực, sức khỏe tâm trí, chức năng xã hội và tồn trạng nói chung. Dựa
vào khái niệm này, nhiều bộ công cụ khác nhau đã được xây dựng nhằm đánh giá
chất lượng cuộc sống và được phân loại là đánh giá theo bệnh đặc thù (Disease
specific quality of life measures) hoặc đánh giá chung (Generic measures).
WHO định nghĩa: “Chất lượng Cuộc sống là nhận thức của một cá nhân về vị
trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh của nền văn hóa và hệ thống giá trị nơi họ
sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ” (20).
QOL là một khái niệm đa chiều bao gồm những đánh giá chủ quan về cả khía
cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Điều này khiến cho việc đo lường trở nên
khó khăn là mặc dù thuật ngữ “chất lượng cuộc sống” có ý nghĩa đối với hầu hết mọi
người và mọi ngành học, các cá nhân và nhóm có thể định nghĩa nó theo cách khác
nhau (16).
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL)
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức

khỏe (HRQoL) là sự đánh giá mức độ hạnh phúc của cá nhân có thể bị ảnh hưởng
theo thời gian bởi bệnh tật, khuyết tật hoặc rối loạn (6, 21).
Theo dõi đánh giá HRQOL là hết sức quan trọng:
Đo lường HRQOL có thể giúp xác định gánh nặng của bệnh tật, thương tích và
khuyết tật có thể phịng ngừa được, đồng thời có thể cung cấp những hiểu biết mới
có giá trị về mối quan hệ giữa HRQOL và các yếu tố nguy cơ.


10

Đo lường HRQOL sẽ giúp theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu y tế của quốc
gia.
Phân tích dữ liệu giám sát HRQOL có thể xác định các phân nhóm có nhận thức
sức khỏe tương đối kém và giúp hướng dẫn các biện pháp can thiệp để cải thiện tình
hình của họ và ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc giải thích và cơng bố
những dữ liệu này có thể giúp xác định nhu cầu về chính sách và luật y tế, giúp phân
bổ nguồn lực dựa trên những nhu cầu chưa được đáp ứng, hướng dẫn xây dựng các
kế hoạch chiến lược và giám sát hiệu quả của các can thiệp rộng rãi trong cộng đồng.
1.2.2. Các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống
Trong 3 thập kỷ qua, nhiều công cụ đã được phát triển để đo HRQOL trong
các quần thể bệnh nhân khác nhau, với 2 cách tiếp cận cơ bản: chung cho nhiều bệnh
và theo bệnh cụ thể. Người ta cần đánh giá xem nội dung, khái niệm, cấu trúc và
phương pháp cho điểm của một cơng cụ có hợp lệ hay khơng và liệu nó có được dân
chúng ta chấp nhận hay khơng. Hiện tại trên tồn cầu, 6 bộ cơng cụ được sử dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học về sức khỏe. Các đặc tính cơ bản của 6 bộ
công cụ này được tóm tắt ở bảng dưới đây:
Bảng 1.4. Các bộ câu hỏi phổ biến để đánh giá HRQOL
Thang đo
15D (22)


Nội dung mô tả

Số lượng mục được
sử dụng

Khả năng vận động, thị lực, thính giác, thở, ngủ, 15 câu hỏi, mỗi câu
ăn, nói, loại bỏ, hoạt động bình thường, chức có 5 cấp độ trả lời
năng tâm thần, khó chịu và các triệu chứng, trầm
cảm, đau khổ, sức sống, hoạt động tình dục

AQoL-8D

Sống độc lập, giác quan, nỗi đau, sức khỏe tinh 35 câu hỏi, với từ 4

(23)

thần, hạnh phúc, giá trị bản thân, đối phó, các mối đến 6 cấp độ trả lời
quan hệ

EQ-5D-5L

Di chuyển, tự chăm sóc, các hoạt động thơng

5 câu hỏi, mỗi câu

(24)

thường, đau/ khó chịu, lo lắng/ trầm cảm

có 5 cấp độ trả lời


HUI (25)

Cảm giác, khả năng vận động, cảm xúc, nhận 15 câu hỏi, với từ 4



×