Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn đánh giá quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1a trong sáu tháng đầu năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.6 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THỊ THÙY DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI BỆNH VIỆN 1A TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHAN THỊ THÙY DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI BỆNH VIỆN 1A TRONG SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS VŨ KHẮC LƯƠNG
2. TS. DƯƠNG MINH ĐỨC

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện cuốn Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo
bộ môn của trường Đại học Y tế Cơng cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp
đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Vũ Khắc Lương. Thầy không
chỉ là người đã tận tâm hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này mà thầy cịn dạy
tơi nhiều điều tuyệt vời về cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Dương Minh Đức. Thầy đã cho
em những góp ý q báu để em hồn thành được luận văn nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện 1A, các khoa phịng, nơi tơi đang cơng
tác đã tạo điều kiện cho tơi tham gia khóa học và cho phép lấy số liệu thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, những người thân yêu nhất đã ở bên cạnh, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và làm nghiên cứu.
Cảm ơn các anh, chị và các bạn lớp Cao học quản lý bệnh viện khóa 10 đã giúp
đỡ, chia sẻ thông tin trong suốt thời gian học tập, hoàn thiện luận văn.


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1. Các khái niệm, định nghĩa về nghiên cứu khoa học, quy trình quản lý đề tài
nghiên cứu khoa học ...................................................................................................4
1.2. Quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại một số bệnh viện ..................7
1.3. Tính phù hợp, chấp nhận, khả thi của việc áp dụng quy trình quản lý đề tài
nghiên cứu khoa học. Thuận lợi, khó khăn khi triển khai quy trình quản lý đề tài
nghiên cứu khoa học .................................................................................................16
1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .....................................................................21
1.5. Khung lý thuyết ................................................................................................29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................30
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................31
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................31
2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................32
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ........................................................33
2.7. Các biến số/chỉ số nghiên cứu ..........................................................................37
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .................................................44
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................45
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .......................................................................45
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .......................46
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................48


ii

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu định lượng .....................................48
3.2. Mơ tả việc thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện
1A trong sáu tháng đầu năm 2019.............................................................................50
3.3. Tính phù hợp, chấp nhận, khả thi và thuận lợi, khó khăn khi triển khai quy trình

quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ...........................................................................54
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................75
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................75
4.2. Thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1A trong
sáu tháng đầu năm 2019. ...........................................................................................76
4.3. Tính phù hợp, chấp nhận, khả thi và thuận lợi, khó khăn khi triển khai quy trình
quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1A ...............................................80
4.4. Điểm mạnh, điểm hạn chế của đề tài nghiên cứu.............................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................99
Phụ lục 1.

Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu .....................................................99

Phụ lục 2.

Phiếu phỏng vấn tự điền ..................................................................100

Phụ lục 3.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu cho nhóm lãnh đạo ...................................104

Phụ lục 4.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu cho nhóm thực hiện NCKH .....................106

Phụ lục 5.


Hướng dẫn phỏng vấn sâu cho nhóm quản lý quy trình NCKH .....108

Phụ lục 6.

Bảng kiểm quy trình ........................................................................111

Phụ lục 7.

Các biến số nghiên cứu....................................................................112

Phụ lục 8.

BM.01.NCKH.QT01 .......................................................................115

Phụ lục 9.

BM.02.NCKH.QT01 .......................................................................116

Phụ lục 10.

BM.05.NCKH.QT01 .......................................................................117

Phụ lục 11.

Chấp thuận của Hội đồng đạo đức ..................................................118


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Đánh giá hoạt động NCKH của bệnh viện 1A từ năm 2015 - 2018.........22
Bảng 2.1: Danh sách các đối tượng được phỏng vấn sâu .........................................32
Bảng 2.2: Phương pháp và công cụ thu thập thông tin nghiên cứu ..........................33
Bảng 2.3: Định nghĩa biến số của bảng kiểm quy trình ............................................37
Bảng 2.4: Định nghĩa biến số các đặc tính nền của nghiên cứu định lượng .............39
Bảng 2.5: Định nghĩa biến số của bộ câu hỏi đánh giá quy trình .............................41
Bảng 2.6: Định nghĩa biến số của nghiên cứu định tính ...........................................43
Bảng 3.1: Thơng tin chung của đối tượng nghiên cứu định lượng (n=71) ...............48
Bảng 3.2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu định tính (n=10) ..............50
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện quy trình trên thực tế theo từng bước..........................51
Bảng 3.4: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính phù hợp mặt chính trị khi triển
khai quy trình (n=71) ............................................................................................54
Bảng 3.5: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính phù hợp về mặt kỹ thuật khi
triển khai quy trình (n=71) ....................................................................................55
Bảng 3.6: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính phù hợp về mặt tài chính khi
triển khai quy trình (n=71) ....................................................................................55
Bảng 3.7: Chỉ số đánh giá tính phù hợp ....................................................................56
Bảng 3.8: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính chấp nhận về mặt chính trị khi
triển khai quy trình (n=71) ....................................................................................59
Bảng 3.9: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính chấp nhận ............................60
Bảng 3.10: Chỉ số đánh giá tính chấp nhận...............................................................60
Bảng 3.11: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính khả thi về mặt hệ thống tổ
chức khi triển khai quy trình (n=71) .....................................................................62
Bảng 3.12: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về tính khả thi về mặt kỹ thuật khi
triển khai quy trình (n=71) ....................................................................................63
Bảng 3.13: Chỉ số đánh giá tính khả thi ....................................................................64


iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình đăng ký, phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của
bệnh viện Bạch Mai ..............................................................................................13
Sơ đồ 1.2: Quy trình triển khai đề tài NCKH của bệnh viện Nhi Trung ương .........15
Sơ đồ 1.3: Quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1A .......24
Sơ đồ 1.4: Khung lý thuyết .......................................................................................29

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Quan điểm tính chấp nhận – tính khả thi – tính phù hợp khi áp dụng quy trình
...............................................................................................................................66
Hình 2: Thuận lợi – khó khăn khi áp dụng quy trình ................................................73


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghiên cứu triển khai

NCTK

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Bệnh viện

BV

Đối tượng nghiên cứu


ĐTNC

Điều tra viên

ĐTV

Nghiên cứu viên

NCV

Nghiên cứu định lượng

NCĐL

Nghiên cứu định tính

NCĐT

Kế hoạch tổng hợp

KHTH

Tổ chức y tế thế giới

WHO

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM


Khoa học và công nghệ

KH & CN

Quản lý chất lượng

QLCL

Số lượng người tham gia làm NCKH

n

Hội đồng đạo đức

HĐĐĐ

Hội đồng khoa học kỹ thuật

Hội đồng KHKT


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Bệnh viện 1A là một trong những bệnh viện đứng đầu về hoạt động
chỉnh hình và phục hồi chức năng tại TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên việc quản lý các
hoạt động NCKH chưa thật nghiêm ngặt. Do đó bệnh viện đã ban hành quy trình mới
nhằm nâng cao chất lượng NCKH. Các đối tượng được mời tham gia nghiên cứu là
người đang áp dụng quy trình mới năm 2019 cho 16 đề tài cơ sở tại bệnh viện. Điều
này đảm bảo tính giá trị và tính ứng dụng cho cơng trình nghiên cứu tại bệnh viện.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Mô tả việc thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh
viện 1A trong sáu tháng đầu năm 2019.
- Đánh giá tính phù hợp, chấp nhận, khả thi của việc áp dụng quy trình quản lý
đề tài nghiên cứu khoa học của nhân viên bệnh viện 1A; phân tích thuận lợi, khó khăn
khi triển khai quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1A trong sáu
tháng đầu năm 2019.
Thiết kế nghiên cứu: Rà soát số liệu thứ cấp trên 16 đề tài NCKH năm 2019
tại bệnh viện 1A; nghiên cứu định lượng trên 71 người từng làm NCKH và có tham
gia nghiên cứu trong năm 2019; nghiên cứu định tính trên 10 đối tượng ở các vị trí
và chức vụ khác nhau từng làm NCKH và có tham gia nghiên cứu trong năm 2019.
Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm STATA 14.0 và phần mềm Nvivo
10.
Kết quả nghiên cứu: Sau 6 tháng, quy trình NCKH đã được thực hiện và đánh
giá 6 bước/9 bước, trên 16 bảng kiểm đánh giá việc thực hiện quy trình. Chỉ số đánh
giá tính phù hợp đạt 85,8%, chỉ số đánh giá tính chấp nhận đạt 82,4%, chỉ số đánh
giá tính khả thi đạt 81,3%. Quy trình mới chi tiết, kinh phí cho đề tài cao, tạo động
lực cho nhân viên làm NCKH và nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện. Tuy
nhiên do nhân viên chưa quen quy trình mới nên cịn một số khó khăn.
Khuyến nghị: Bước xét duyệt ý tưởng khơng yêu cầu chủ nhiệm đề tài phải
trình bày trước hội đồng mà chỉ trình trực tiếp ở bước xét duyệt đề cương. Cần có
những lớp tập huấn, đào tạo kèm thực hành về thực hiện NCKH dưới sự hướng dẫn
của những người có chun mơn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là “một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm
kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển

nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ
thuật mới để cải tạo thế giới” [27], [44]. NCKH trong y học có vai trị quan trọng
trong phát triển kiến thức chuyên môn và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh và cộng đồng [6], [30], [37]. Theo quy định của luật Khám chữa bệnh,
bên cạnh việc khám chữa bệnh, hoạt động NCKH tại bệnh viện là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, giúp bệnh viện bằng chứng hóa những tiến bộ trong cơng tác
điều trị bệnh [6]. Bên cạnh đó, nhân viên có đề tài NCKH trong năm được xét duyệt
trở thành chiến sĩ thi đua tại bệnh viện. Do đó, đây là một hoạt động thường xuyên
và không thể thiếu tại bệnh viện.
Trong quyết định thành lập bệnh viện 1A số 979/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể một trong những chức năng, nhiệm
vụ của bệnh viện là làm NCKH [13]. Bệnh viện được thành lập từ năm 1983, với đội
ngũ y – bác sĩ đứng đầu về hoạt động chỉnh hình và phục hồi chức năng và nhiều đề
tài NCKH nổi bật tại thời điểm đó. Mặc dù đã có Hội đồng KHKT trước đây, nhưng
việc quản lý các đề tài NCKH của bệnh viện chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Trước đây việc quản lý đề tài NCKH chỉ đơn giản gồm 5 bước: Nghiên cứu viên nộp
ý tưởng nghiên cứu, sau đó Hội đồng KHKT xét duyệt và tiến hành nghiên cứu, đến
cuối năm nghiệm thu đề tài và tiến hành lưu trữ. Tuy nhiên quy trình chưa được thể
hiện bằng các văn bản pháp lý cụ thể, do đó việc thực hiện các đề tài NCKH giữa
những người làm NCKH tại bệnh viện chưa thống nhất. Từ năm 2015 đến 2018, trung
bình mỗi năm bệnh viện có khoảng từ 15 – 20 đề tài NCKH được nghiệm thu1.
Trong bước nộp ý tưởng nghiên cứu của bệnh viện 1A, tỷ lệ nhân viên đăng ký
và xét duyệt ý tưởng nghiên cứu đúng hạn trong các năm trước chỉ chiếm từ 53% 60%, ngoài ra có 11% - 15% các đề tài khơng tham gia nộp ý tưởng nghiên cứu. Tuy
nhiên đến cuối năm tất cả các đề tài đều được nghiệm thu đúng hạn hoặc không đúng

1

Nguồn số liệu: Bệnh viện 1A, 2019.



2

hạn. Điều này gây ra sự thiếu công bằng và khơng khoa học cho người làm NCKH,
đồng thời gây khó khăn cho người làm quản lý trong quản lý và lưu trữ các đề tài
NCKH. Bên cạnh đó, bệnh viện chưa có quy định rõ ràng về biểu mẫu, các đề tài
chưa đầy đủ các mục cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Ngồi ra, do khơng có
bước xét duyệt đề cương nên chất lượng các đề tài NCKH trước đây chưa cao.
Với mong muốn nâng cao chất lượng các đề tài NCKH được thực hiện tại bệnh
viện, việc cải tiến việc quản lý hoạt động NCKH là rất cần thiết. Do đó bệnh viện 1A
đã xây dựng quy trình về quản lý đề tài NCKH và bắt đầu áp dụng từ tháng 1 năm
2019 dựa trên Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ và Luật
KH & CN số 29/2013/QH13, hướng dẫn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh [16], [35], [39], [40]. Quy trình đồng thời được
xây dựng dựa trên quy trình quản lý các đề tài NCKH của bệnh viện Bạch Mai, bệnh
viện Nhi Trung Ương [4], [9].
So sánh với quy trình cũ của các năm trước 2018, quy trình mới bao gồm 9
bước, nhiều hơn quy trình cũ 4 bước, trong đó 3 bước quan trọng khơng có trong quy
trình cũ là xây dựng đề cương, xét duyệt và chỉnh sửa đề cương nghiên cứu. Như vậy,
điểm khác biệt của hai quy trình chủ yếu là ở giai đoạn triển khai quy trình trong 6
tháng đầu năm. Do đó, nghiên cứu được thực hiện trong 6 tháng đầu năm. Việc đánh
giá quy trình trong giai đoạn này đảm bảo được tính khoa học và đủ để đánh giá được
sự khác biệt của hai quy trình.
Quy trình quản lý các đề tài NCKH mới đã được trình bày qua các buổi giao
ban và họp của bệnh viện cũng như đăng tải trên trang web của bệnh viện và áp dụng
chính thức từ tháng 1/2019. Sau 6 tháng áp dụng quy trình, tính khả thi, mức độ chấp
nhận và tính phù hợp của quy trình đồng thời có những khó khăn, thuận lợi nào khi
triển khai cần được đánh giá. Kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích cho việc điều chỉnh quy
trình nhằm phù hợp với năng lực của người làm nghiên cứu và thực tế tại bệnh viện
trong các năm tiếp theo. Vì tất cả những lý do trên, nghiên cứu “Đánh giá quy trình
quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện 1A trong sáu tháng đầu năm

2019” được tiến hành với các mục tiêu chi tiết trong phần tiếp theo.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh
viện 1A trong sáu tháng đầu năm 2019.
2. Đánh giá tính phù hợp, chấp nhận, khả thi của việc áp dụng quy trình quản
lý đề tài nghiên cứu khoa học của nhân viên bệnh viện 1A; phân tích thuận
lợi, khó khăn khi triển khai quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại
bệnh viện 1A trong sáu tháng đầu năm 2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, định nghĩa về nghiên cứu khoa học, quy trình quản lý đề
tài nghiên cứu khoa học
1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là dạng hoạt động trí tuệ nhằm khám phá quy
luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, đề ra nguyên lý
công nghệ, áp dụng nguyên lý ấy vào việc tạo dựng các phương tiện kỹ thuật, vào
việc tổ chức q trình chế biến vật chất và thơng tin [32].
“NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện
bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương
pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật đáp ứng mục tiêu của
con người.” NCKH là hoạt động đặc biệt, thể hiện ở chỗ đó là cơng việc tìm kiếm
những điều chưa biết và người nghiên cứu hồn tồn khơng thể hình dung được, hoặc

khơng thể hình dung thật chính xác kết quả dự kiến. Điều này khác biệt hoàn toàn với
hàng loạt hoạt động khác ở trong cuộc sống [27].
Nói một cách khái quát thì theo Luật KH & CN, NCKH là “hoạt động khám
phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và
tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” [32].
Nghiên cứu khoa học trong y học có vai trị quan trị quan trọng cho xã hội.
Nghiên cứu giúp cung cấp thông tin về xu hướng bệnh và các yếu tố rủi ro, kết quả
điều trị hoặc can thiệp sức khỏe cộng đồng, mơ hình chăm sóc và chi phí chăm sóc
sức khỏe. Khơng những thế, nghiên cứu khoa học trong y học rất quan trọng để ghi
lại, đánh giá kinh nghiệm trong thực hành lâm sàng để phát triển các hướng dẫn cho
các thực hành tốt nhất và đảm bảo chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao [55].
Như vậy có thể hiểu NCKH là q trình thu thập, xử lý, chế biến thông tin để
trả lời cho các câu hỏi đặt ra của nghiên cứu. Sản phẩm của NCKH là thông tin.


5

1.1.2. Phân loại nghiên cứu khoa học
NCKH có thể được phân loại theo nhiều cách. Phân loại có thể được thực hiện
theo các kỹ thuật thu thập dữ liệu dựa trên quan hệ nhân quả, mối quan hệ với thời
gian và phương tiện mà chúng được áp dụng [14], [48]. Bộ Khoa học và Công nghệ
hiện đang phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu, phân loại theo dạng hoạt động KH &
CN, phân loại theo mục tiêu kinh tế - xã hội của hoạt động khoa học và công nghệ.
Phân loại nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực nghiên cứu khá phổ biến, cụ thể NCKH
gồm có 6 lĩnh vực chính:
- Khoa học tự nhiên, bao gồm tốn học và thống kê; vật lý; hóa học; khoa học
máy tính và thông tin; các khoa học trái đất và môi trường liên quan; sinh học; khoa
học tự nhiên khác.
- Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, bao gồm nhóm kỹ thuật dân dụng; nhóm kỹ
thuật cơ khí, kỹ thuật chế tạo máy, kỹ thuật dân dụng; nhóm kỹ thuật điện, kỹ thuật

điện tử, kỹ thuật thơng tin; nhóm kỹ thuật hóa học; nhóm kỹ thuật vật liệu và luyện
kim; nhóm kỹ thuật y học; nhóm kỹ thuật mơi trường; nhóm cơng nghệ sinh học mơi
trường; nhóm cơng nghệ sinh học cơng nghiệp, cơng nghệ nano; nhóm kỹ thuật thực
phẩm và đồ uống; nhóm khoa học kỹ thuật và cơng nghệ khác.
- Khoa học nông nghiệp: Gồm trồng trọt; chăn nuôi; thú y; lâm nghiệp; thủy
sản; công nghệ sinh học nông nghiệp; khoa học nông nghiệp khác.
- Khoa học xã hội: Gồm tâm lý học; xã hội học; kinh tế và kinh doanh; khoa
học giáo dục; xã hội học; pháp luật; khoa học chính trị; địa lý kinh tế và xã hội; thông
tin đại chúng và truyền thông; khoa học xã hội khác.
- Khoa học nhân văn: Gồm có lịch sử và khảo cổ học; ngôn ngữ học và văn học;
nghệ thuật; triết học, đạo đức học và tôn giáo, khoa học nhân văn khác.
Khoa học y, dược: Bao gồm y học cơ sở; y học lâm sàng; y tế; dược học; công
nghệ sinh học trong y học; khoa học y dược khác. Phương pháp nghiên cứu định
lượng hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu khoa học sức
khỏe tại Việt Nam, trong đó có 2 thiết kế nghiên cứu chính là nghiên cứu quan sát và
nghiên cứu thực nghiệm [14], [45].


6

1.1.3. Khái niệm quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học
Khái niệm Quy trình quản lý (QTQL) là “quá trình hoạt động của các chủ thể
quản lý tập hợp thành một cơ chế được quy định theo một trình tự logic nhất định,
nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đã được đề ra bằng cách thực hiện những
chức năng quản lý nhất định, tuân thủ theo những nguyên tắc quản lý và vận dụng
những phương pháp quản lý thích hợp. Hoạt động này có kế hoạch vĩ mơ (các q
trình giữa tất cả các cơ quan quản lý hay giữa những nhóm cơ quan quản lý) và kế
hoạch vi mơ (các q trình trong nội bộ cơ quan quản lý, ở từng nơi làm việc...). Quy
trình quản lý thường gồm 7 khâu, từ xây dựng kế hoạch, tổ chức, biên chế, chỉ huy,
điều phối, đến báo cáo, lập ngân sách. Quy trình quản lý chiếm vị trí đặc biệt trong

hệ thống quản lý, đặc trưng cho đời sống thực tế của hệ thống quản lý sản xuất như
tính tổng hợp, tính liên ngành, tính kế hoạch, tính hệ thống. Nó mang nhiều yếu tố
nghệ thuật, sáng tạo” [29].
Dựa vào khái niệm về quy trình quản lý, có thể nói quy trình quản lý NCKH là
q trình hoạt động của các chủ thể quản lý tập hợp thành một cơ chế được quy định
theo một trình tự logic nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu quản lý về đề tài
NCKH đã được đề ra bằng cách thực hiện những chức năng quản lý nhất định, tuân
thủ theo những nguyên tắc quản lý và vận dụng những phương pháp quản lý thích
hợp.
1.1.4. Vai trị của quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại bệnh viện
Theo Deming, “mỗi tổ chức được tạo thành bởi hàng ngàn quy trình”. Việc cải
thiện các quy trình dần dần từng bước và cuối cùng dẫn đến việc cải tiến tổ chức. Vì
vậy, địi hỏi tổ chức nói chung và các bệnh viện phải tự xác định những quy trình
quan trọng nhất, tìm cách nghiên cứu, phân tích những quy trình đó và xây dựng các
biện pháp cải tiến. Trong những năm gần đây, ngành y tế đã có nhiều chuyển biến
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, mà quan trọng nhất là đẩy mạnh vai
trò của quản lý bệnh viện [36]. Việc xây dựng và áp dụng quy trình trong quản lý các
hoạt động của bệnh viện giúp năng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế rủi ro và giảm
bớt lãng phí [19].


7

Vai trị của quy trình quản lý đề tài NCKH tại bệnh viện có thể tóm gọn như
sau:
- Nâng cao về chất lượng NCKH của cán bộ, viên chức, nhân viên bệnh viện.
- Đảm bảo thực hiện các hoạt động NCKH đúng quy định và kiểm soát chất
lượng nghiên cứu một cách hiệu quả.
- Nâng cao trách nhiệm của các khoa, phòng trong việc phối hợp thực hiện quy
định về quản lý đề tài, phục vụ công tác NCKH của bệnh viện.

1.2. Quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại một số bệnh viện
1.2.1. Các Luật, Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Nhà nước rất quan tâm phát triển các hoạt động NCKH và đã xây
dựng Luật KH & CN, Nghị định, Thông tư về NCKH của Chính phủ, của Cục KH &
CN, Bộ Y tế, Sở Y tế để căn cứ vào đó các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh
viện xây dựng quy trình quản lý NCKH và thực hiện các hoạt động NCKH. Một số
Luật, Thơng tư chính về NCKH gồm:
- Quyết định số 10/2007 ngày 11/5/2007 của Bộ KH & CN ban hành quy định
tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học cơng nghệ
cấp Nhà nước [15].
- Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08/5/2009 của Bộ Khoa học công
nghệ hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài KH & CN, dự án sản xuất thử nghiệm
cấp nhà nước [16].
- Luật KH & CN số 29/2013/QH13 [35].
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật KH & CN [22].
- Thông tư số 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ
Tài chính – Bộ KH & CN về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh
phí đối với các đề tài, dự án KH & CN có sử dụng ngân sách nhà nước [17].
- Thơng tư 37/2010/TT-BYT quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học
và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế [18].


8

- Hướng dẫn 4000/SYT-NVY hướng dẫn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh [39].
- Hướng dẫn 8798/SYT-NVY hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học cho
các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017 của Sở Y tế thành

phố Hồ Chí Minh [40].
Nghiên cứu về sức khỏe là một sức mạnh then chốt để cải thiện các hoạt động
của hệ thống y tế. Việc nghiên cứu giúp các quốc gia xác định nhu cầu và liên kết
việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu [30]. Chất lượng của các nghiên cứu trong lĩnh
vực y khoa được đảm bảo là yếu tố quan trọng giúp phát triển hệ thống y tế.
1.2.2. Quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới
Hiện tại, ở Úc đang sử dụng trang web “hệ thống quản trị nghiên cứu” để quản
lý các nghiên cứu liên quan đến con người tại khu vực. Cán bộ quản lý nghiên cứu sẽ
đánh giá rủi ro, nguồn lực và các yếu tố liên quan trước khi phê duyệt khoa học và
đạo đức để tiến hành nghiên cứu. Quy trình quản lý đề tài NCKH tại Úc được thực
hiện thông qua các hình thức điện tử. Các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm và điền
đầy đủ những mẫu đơn đánh giá nguồn ngân sách cho nghiên cứu hay lợi ích và rủi
ro khi tiến hành nghiên cứu để nộp về cho cán bộ quản lý. Sau khi được xét duyệt y
đức, nghiên cứu viên tiến hành thực hiện nghiên cứu phải báo cáo tiến độ thực hiện,
báo cáo cuối đợt, … cho người quản lý [49]. Việc điện tử hóa các bước trong quy
trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học sẽ thuận tiện hơn cho các người làm nghiên
cứu vì khơng mất nhiều thời gian. Đồng thời người quản lý NCKH cũng thuận tiện
hơn trong việc quản lý và lưu trữ các tài liệu liên quan đến nghiên cứu. Tuy nhiên
việc này có một số nhược điểm khi chỉ có thể áp dụng tại những nước phát triển và
người làm NCKH đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành nghiên cứu theo quy
trình.
Bên cạnh đó để quản lý NCKH có hiệu quả, tại Úc, Hoa Kỳ, Anh, nhiều trường
đại học danh tiếng và các trung tâm nghiên cứu có các quy trình riêng về quản lý các
NCKH. Đơn cử như trường đại học kỹ thuật Sydney, một trong những trường đại học
công nghệ nổi tiếng của Úc, đưa ra quy trình quản lý nghiên cứu bao gồm: (i) Chuẩn


9

bị và đề xuất nghiên cứu, (ii) Đàm phán và thỏa thuận hợp đồng nghiên cứu, (iii) Bắt

đầu dự án nghiên cứu, (iv) Hoạt động quản lý và báo cáo trong toàn dự án, (v) Hoàn
thành dự án nghiên cứu và các hoạt động kết thúc dự án [51]. Chúng tơi chưa tìm thấy
tài liệu tham khảo nào về quy trình quản lý NCKH của các bệnh viện trên thế giới.
1.2.3. Quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học tại một số bệnh viện ở Việt
Nam
Việc quản lý NCKH là một cơng tác bắt buộc trong quy trình quản lý bệnh viện
nói chung. Hiện nay nhiều bệnh viện đã xây dựng quy trình quản lý NCKH như bệnh
viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An,
bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện tâm thần Hải Phòng [4], [9], [10], [12].
Bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng Quy trình đăng ký, phê duyệt đề tài NCKH cấp
cơ sở từ năm 2013. Quy trình gồm 22 trang. Phạm vi áp dụng: Hoạt động NCKH cấp
cơ sở tại bệnh viện. Đối tượng áp dụng: Tất cả nhân viên trong bệnh viện. Thời gian
xét duyệt đề cương: Tháng 3 hàng năm. Báo cáo tiến độ: 6 tháng/lần. Số lượng nghiên
cứu viên đối với đề tài cấp sở khơng q 10 người/đề tài. Kinh phí thực hiện đề tài từ
ngân sách bệnh viện do Hội đồng khoa học kỹ thuật (Hội đồng KHKT) của bệnh viện
phê duyệt. Nơi quản lý NCKH, lưu trữ: Phịng NCKH.
Nội dung chính trong Quy trình của bệnh viện Bạch Mai bao gồm:
- Phịng quản lý NCKH thơng báo kế hoạch đăng ký đề tài NCKH cấp cơ sở cho
toàn bệnh viện. Tháng 3 duyệt đề cương nghiên cứu. Các đơn vị đăng ký đề tài qua
phần mềm quản lý NCKH tại đơn vị mình. Cán bộ quản lý NCKH kiểm tra thuyết
minh đề cương, phiếu đăng ký của các đơn vị.
- Cán bộ quản lý NCKH tổng hợp bản đăng ký đề tài NCKH, bản thuyết minh
đề cương để trình Hội đồng KHKT.
- Hội đồng KHKT chấm điểm các đề cương. Phòng quản lý NCKH lập bảng
tổng hợp điểm. Họp Hội đồng KHKT xét duyệt các đề cương, nhận xét chỉnh sửa,
thông qua đề cương.
- Cán bộ quản lý NCKH thông báo nội dung cần sửa theo ý kiến Hội đồng
KHKT gửi tới các viện, khoa, trung tâm. Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa đề cương theo
góp ý, gửi lại phịng quản lý NCKH.



10

- Trưởng phòng NCKH, chủ tịch Hội đồng NCKH duyệt danh sách từng đề tài
được thông qua. Giám đốc bệnh viện phê duyệt cho từng đề tài cấp cơ sở được thực
hiện.
- Chủ nhiệm đề tài tiến hành nghiên cứu, báo cáo tiến độ đề tài theo quy định 6
tháng một lần.
- Cán bộ quản lý NCKH lưu trữ hồ sơ [4].
Như vậy có thể thấy quy trình của bệnh viện Bạch Mai khơng có bước xét duyệt
ý tưởng nghiên cứu. Chủ nhiệm đề tài gửi thuyết minh đề cương qua phần mềm quản
lý NCKH tại đơn vị mình và được cán bộ quản lý NCKH tổng hợp để trình Hội đồng
KHKT. Hội đồng KHKT tiến hành chấm điểm đề cương nghiên cứu theo 5 tiêu chí:
Tính khoa học, tính sáng tạo, tính khả thi, tính kỹ thuật cao, tính thực tiễn. Mỗi tiêu
chí tối đa là 5 điểm, tổng điểm tối đa 25 điểm.
Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt với hàng trăm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến
sĩ, Thạc sĩ với 16 phòng chức năng, 3 viện, 11 trung tâm, 22 khoa lâm sàng, 5 khoa
cận lâm sàng. Đứng đầu mỗi đơn vị là các Giáo sư, Phó Giáo sư đầu ngành. Với quy
mơ lớn như vậy khó mà tổ chức xét duyệt trực tiếp từng đề cương nghiên cứu. Tất
nhiên là với một nơi có trình độ cao về cả chun mơn lẫn làm NCKH thì có thể bỏ
qua bước xét duyệt ý tưởng nghiên cứu và trình bày đề cương nghiên cứu trực tiếp
trước hội đồng KHKT nhưng với các bệnh viện khác thì khó thực hiện vậy được.
Việc chấm điểm từng đề cương để xét duyệt sẽ giúp bệnh viện kiểm soát được
chất lượng các đề tài nghiên cứu. Đồng thời so sánh giữa tính ứng dụng và giá trị giữa
các đề tài nghiên cứu, từ đó cân nhắc các đề tài được tiến hành làm hay không. Tuy
nhiên việc này khá mất thời gian và cơng sức trong q trình đọc đề cương để so sánh,
xét duyệt. Bên cạnh đó chủ nhiệm đề tài khơng được trình bày ý tưởng nghiên cứu
trước hội đồng KHKT sẽ hạn chế khả năng sáng tạo vì không tạo được sự kết nối giữa
các bên liên quan. Đồng thời quy trình quản lý các đề tài NCKH tại bệnh viện Bạch
Mai chưa có phần hỗ trợ chủ nhiệm đề tài khi khơng hồn thành được đề tài trong

năm đã đăng ký. Điều này có thể gây khó khăn cho người làm nghiên cứu vì đặc thù
ngành y tế khơng phải lúc nào cũng có thể lấy đủ số mẫu, hoặc có nhiều thời gian để
hồn thành nghiên cứu đúng hạn.


11

Trách nhiệm

Nội dung quy trình

Mơ tả, biểu mẫu
- Gửi cơng văn cho các
đơn vị về nội dung và

Phịng quản lý
NCKH

Thơng báo kế hoạch
đăng ký đề tài NCKH
cấp cs

thời hạn đăng ký đề tài
NCKH cấp cơ sở
- Cung cấp các biểu mẫu
trên trang web của bệnh
viện
- Các đơn vị đăng ký đề

Thư ký KH các

đơn vị; Phòng

Đăng ký và kiểm tra thủ tục đăng


quản lý NCKH

tài

qua

phần

mềm

QLNCKH tại đơn vị
mình; sau đó cán bộ
quản lý NCKH kiểm tra
phiếu đăng ký của các
đơn vị
- Tổng hợp đề tài của
các đơn vị gửi cho Hội
đồng KH chấm điểm

Cán bộ quản lý
NCKH

theo 5 tiêu chí (khoa
Tổng hợp đăng ký đề tài NCKH để


học, sáng tạo, khả thi, kỹ

trình HĐKH

thuật cao, thực tiễn).
Mỗi tiêu chí tối đa là 5
điểm.
- Các thành viên HĐKH

Hội đồng Khoa
học

Chấm điểm

chấm điểm và cán bộ
quản lý NCKH thu về
theo thời hạn quy định.



×