Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Xây dựng quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 115 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
***




HỒ THỊ NGA




XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TĨNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TRÍ




HÀ NỘI - 2006



Trang

MỤC LỤC
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4.1. Khách thể nghiên cứu
3
4.2. Đối tượng nghiên cứu
3
5. Giả thuyết nghiên cứu
3
6. Ý nghÜa khoa häc vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi
3
7. Phương pháp nghiên cứu

4
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
4
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4
7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
4
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
5
9. Cấu trúc luận văn
5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
6
1.2. Các khái niệm liên quan
8
1.2.1. Quản lý
8
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
8
1.2.1.2. Các chức năng của quản lý
11
1.2.1.3. Vai trò của quản lý
12
1.2.2. Chất lượng đào tạo
14
1.2.2.1. Khái niệm chất lượng
14

1.2.2.2. Các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng
15
1.2.2.3. Chất lượng đào tạo
16
1.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
17
1.2.3.1. Khoa học
17
1.2.3.2. Nghiên cứu khoa học
17
1.2.3.3. Nghiên cứu khoa học giáo dục
19
1.2.3.4 Phân loại nghiên cứu khoa học
19
1.2.3.5. Đề tài nghiên cứu khoa học
20
1.3. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Cao
đẳng sư phạm
23


1.3.1. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo
23
1.3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động nghiên cứu khoa học
và giảng dạy trong nhà trường Cao đẳng sư phạm
26
1.4. Các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
28
1.4.1. Quản lý đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa

học
28
1.4.2. Quản lý các nguồn lực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
30
1.4.2.1. Quản lý tài, vật lực
30
1.4.2.2. Quản lý tin lực
31
1.4.3. Quản lý quá trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
33
1.5. Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
34
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TĨNH
40
2.1. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội và giáo dục- đào tạo của
tỉnh Hà Tĩnh trong vòng 15 năm qua
40
2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội
2.1.2 Tình hình giáo dục- đào tạo:
40
41
2.2 Quá trình phát triển của trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh
43
2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Cao
đẳng sư phạm Hà Tĩnh
46
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên Trường Cao đẳng
sư phạm Hà Tĩnh về nghiên cứu khoa học

46
2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan
trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học
46
2.3.1.2. Thái độ của cán bộ quản lý và giảng viên trường Cao đẳng sư
phạm Hà Tĩnh đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
48
2.3.2. Sự tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học
49
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nghiên cứu
khoa học
53
2.3.3.1. Yếu tố chủ quan
53
2.3.3.2. Yếu tố khách quan
55
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại
trường cđsp Hà Tĩnh
57
2.4.1. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học
57


2.4.2. Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học hiện nay tại trường Cao
đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
60
2.4.2.1. Quy trình
60
2.4.2.2. Một vài nhận xét về quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học hiện nay của trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.
62
Chương 3: XÂY DỰNG QUI TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TĨNH
64
3.1. Những định hướng của trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh
trong tình hình mới
64
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện
quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học mới tại trường
trong tình hình hiện nay
64
3.2.1. Thuận lợi
64
3.2.2. Khó khăn
65
3.3. Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học mới của
trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh
66
Bước 1: Định hướng nội dung đề tài nghiên cứu khoa học
66
Bước 2: Duyệt định hướng đề tài nghiên cứu khoa học
67
Bước 3: Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học
68
Bước 4: Tổ chức phê duyệt đề cương
68
Bước 5: Giao đề tài nghiên cứu khoa học
70
Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến trình thực hiện đề tài nghiên

cứu khoa học
71
Bước 7: Tổ chức nghiệm thu, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
73
Bước 8: Công bố kết quả nghiên cứu khoa học, tổ chức lưu trữ và ứng
dụng đề tài nghiên cứu khoa học
76
3.4 Khảo sát tính khả thi và tính hợp lý của qui trình quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học mới tại trường Cao đẳng sư phạm Hà
Tĩnh
77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
79
1. Kết luận
79
2. Khuyến nghị
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
PHỤ LỤC
85







DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
ĐH,CĐ : Đại học, cao đẳng
GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo
G.V : Giảng viên
HĐKH : Hội đồng khoa học
KT-XH : Kinh tế- xã hội
KH-CN : Khoa học và công nghệ
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NCKHGD : Nghiên cứu khoa học giáo dục
QLGD : Quản lý giáo dục
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
TB : Thứ bậc
TNGD : Thực nghiệm giáo dục













1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đáp ứng với nhu cầu phát
triển nguồn nhân lực của xã hội đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nghị quyết TW II Khóa VIII của Đảng đã khẳng định: "Giáo dục và đào
tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào
tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà
trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đổi mới
của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước". Nghị quyết Đại
hội Đảng IX cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của Nhà nước nói chung và của ngành
giáo dục nói riêng: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới
nội dung phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo
dục và đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục.
Thực thi các nghị quyết của Đảng, các chính sách của nhà nước về giáo
dục và chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới, giáo dục Hà Tĩnh
trong suốt 15 năm qua kể từ khi tách tỉnh, đã có sự phát triển vượt bậc và đã đạt
được những thành tựu to lớn. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề đã được hoàn
chỉnh và ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng.
Nhằm đa dạng hóa nghành nghề đào tạo và tạo điều kiện cho con em
tỉnh nhà và các tỉnh lân cận có cơ hội học đại học (khi mà hiện nay có rất
nhiều con em của Hà Tĩnh đã thi đậu vào các trường đại học nhưng phải chọn
những trường cao đẳng, trung cấp gần nhà do không có điều kiện về kinh tế
để đi học xa) và đây cũng là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho giáo
dục Hà Tĩnh phát triển bền vững, Đảng bộ và Chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh
đang kiên trì thực hiện mục tiêu đề ra từ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV:


2

Chỉ đạo các trường cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoạt động có chất
lượng để tiến tới thành lập trường Đại học đa ngành. Cũng theo nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVI, trường Đại học Hà Tĩnh sẽ
được thành lập trên cơ sở kết hợp phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh, trường
CĐSP Hà Tĩnh và trường Trung học kinh tế Hà Tĩnh.
Từ tháng 4/1996 trường CĐSP Hà Tĩnh được nâng cấp lên từ trường
trung học sư phạm Hà Tĩnh. Trải qua 10 năm phấn đấu và trưởng thành, hiện
nay trường đã trở thành con chim đầu đàn của sự nghiệp giáo dục và đào tạo
của tỉnh nhà, thực hiện sứ mệnh chính của mình là đào tạo giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục từ bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.
Với số lượng giảng viên hiện nay là 81, trong đó có 41 Tiến sĩ và Thạc sĩ,
trường CĐSP Hà Tĩnh so với cả nước là một trong những trường CĐSP có tỷ
lệ cao đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học. Hiện nay trường đang được
xem là cơ sở chính về vật chất và đội ngũ để thành lập Đại học Hà Tĩnh.
Cũng như bất kỳ một trường ĐH, CĐ nào, việc nâng cao chất lượng
hoạt động giảng dạy và NCKH đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh nhà là nhiệm vụ then chốt của trường CĐSP Hà Tĩnh. Đây cũng là
đòi hỏi về xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy tốt và có
năng lực làm công tác NCKH cao cho trường Đại học Hà Tĩnh trong tương
lai.
Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng, mặc dù hiện nay trường có một đội
ngũ giảng viên có trình độ cao nhưng năng lực NCKH của đội ngũ này thực
sự chưa được phát huy. Hoạt động NCKH đang trở thành một hoạt động
chuyên môn mang tính đối phó nhằm đảm bảo tính giờ lao động của từng năm
đã làm ảnh hưởng đến chất lượng thực sự của các đề tài NCKH. Quản lý
hoạt động NCKH cũng chỉ mới mang tính hình thức chưa thực sự mang lại
hiệu quả cao và vì vậy hoạt động này chưa thực sự trở thành nhu cầu thiết
yếu của cán bộ và giảng viên của trường. Một trong nhiều nguyên nhân để
dẫn đến thực trạng đó là trường chưa xây dựng và thực hiện được một quy



3
trình quản lý hoạt động này một cách khoa học và có hệ thống. Chính
những điều này đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nghiên
cứu hay một đề tài NCKH nào nghiên cứu về vấn đề này trong phạm vi nhà
trường hoặc trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng quy trình quản lý hoạt
động NCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSP Hà Tĩnh là
việc làm cấp thiết, và học viên quyết định chọn đề tài với tiêu đề trên đây làm
luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một quy trình mới để quản lý hoạt động NCKH của giảng
viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSP Hà Tĩnh trong tình
hình hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về quản lý và quản lý hoạt động
NCKH trong các trường CĐSP.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động NCKH và quy trình quản lý
hoạt động này tại trường CĐSP Hà Tĩnh.
- Xây dựng qui trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐSP Hà Tĩnh.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động NCKH tại trường CĐSP Hà Tĩnh.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên tại trường CĐSP Hà Tĩnh.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được một qui trình quản lý hoạt động NCKH của giảng
viên hợp lý thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo tại trường CĐSP Hà Tĩnh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


4
- Hệ thống hóa được một số vấn đề về quản lý hoạt động NCKH trong
các trường CĐSP.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động NCKH và công tác quản lý hoạt
động NCKH của giảng viên tại trường CĐSP Hà Tĩnh.
- Đề xuất được quy trình hợp lý và có tính khả thi để quản lý hoạt động
NCKH của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐSP Hà
Tĩnh trong tình hình hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá một số vấn đề lý luận và
thực tiễn trên cơ sở các văn kiện của Đại hội Đảng, chính sách của Nhà nước,
của Luật giáo dục, Luật Khoa học công nghệ và môi trường và các văn kiện
của đại hội Tỉnh Đảng bộ cũng như các quyết sách của UBND tỉnh Hà Tĩnh
về các vấn đề này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó đề tài kế thừa và sử
dụng có chọn lọc một số thông tin của một số công trình có liên quan đến vấn
đề này của các tác giả trong và ngoài nước.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (ankét)
Dùng các bảng hỏi để điều tra về nhận thức, thái độ và sự đánh giá của
64 CBQL và giảng viên trong trường CĐSP Hà Tĩnh về thực trạng hoạt động
NCKH và quản lý hoạt động này trong phạm vi nhà trường.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo hoạt động
NCKH của các đơn vị trong trường (Khoa, tổ) cũng như của các trường khác
đã được đăng trên các tập san, kỷ yếu hội thảo khoa học và tạp chí chuyên
ngành về vấn đề NCKH và quản lý NCKH.

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tổ chức các buổi gặp mặt để thu tập các ý kiến của các chuyên gia về
các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.


5
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, đó là các sản phẩm
khoa học của các giảng viên từ năm 2003-2006.
7.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu thống kê
Sử dụng phương pháp bổ trợ xử lý số liệu thống kê thu được từ phương
pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động NCKH của
giảng viên tại trường CĐSP Hà Tĩnh từ năm 2001 đến nay.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học trong trường Cao đẳng sư phạm
- Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh
- Chương 3: Xây dựng qui trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo và phụ lục.












6




7
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ
PHẠM

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nền giáo dục nước ta, mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn,
đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước trong những thập kỷ qua, nhưng
hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế của một nền giáo dục thời kỳ bao cấp.
Trong xu thế cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ đang phát triển
như vũ bão và hội nhập quốc tế thì việc xây dựng một nền giáo dục chuẩn
hoá, hiện đại hóa đang là một thách thức lớn của giáo dục nước nhà.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Có thể nói rằng: Chính sách về giáo dục và
phát triển giáo dục được bắt đầu tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, khi
Đại hội coi nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là quý báu nhất, có vai trò
quyết định khi nguồn lực tài chính và vật chất còn hạn hẹp. Trong những năm
qua, ngành giáo dục nước nhà đã có những cố gắng vượt bậc nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, “ thực hiện giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến cơ bản

về chất lượng giáo dục” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đòi hỏi. Một
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại
học, cao đẳng là hoạt động NCKH của nhà trường, đặc biệt là của đội ngũ
giảng viên. Đối với hoạt động khoa học công nghệ nói chung, NCKH ở trường
ĐH, CĐ nói riêng, Đảng và nhà nước đã đề ra: Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt
động khoa học và công nghệ, tạo lập và phát triển thị trường khoa học công
nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
Trong 10 năm trở lại đây, hàng loạt các quy định, quy chế về NCKH đã
được Bộ GD-ĐT ban hành và được các trường ĐH, CĐ các cơ sở đào tạo
khác, cụ thể hóa để thực hiện. Hàng năm, các hội nghị về NCKH mang tầm
quốc gia do các trường đại học lớn như Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học


8
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức đã thu
hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và giảng viên tâm huyết với hoạt
động NCKH. Cũng từ các trường đại học này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã
cho ra đời nhiều công trình NCKH phục vụ cho đời sống KT-XH của đất
nước, nhiều công trình nghiên cứu đã trở thành các luận án Tiến sĩ, luận văn
Thạc sĩ về các chuyên ngành khác nhau và những ứng dụng của hàng ngàn đề
tài NCKH hàng năm đã thực sự đi vào cuộc sống.
Cho đến nay có nhiều tài liệu, giáo trình về phương pháp luận NCKH
của Vũ Cao Đàm, Lưu Xuân Mới, Phạm Viết Vượng đã được xuất bản và bộ
môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã và đang được xác định là
một môn học bắt buộc đối với sinh viên, học viên cao học. Bên cạnh đó, một
số đề tài khoa học đi vào nghiên cứu về hoạt động NCKH đã được thực hiện
trong những năm vừa qua như: “Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động
nghiên cứu khoa học trong các trường đại học” (Chủ nhiệm: Trần Khánh
Đức), “Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ
của các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp" (Chủ nhiệm: Nguyễn

Đức Trí), và rất nhiều bài viết về quản lý hoạt động NCKH và tầm quan
trọng của hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT. Đó là bài
viết “NCKH góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo đại học của " Đỗ Thị Châu, “Giảng viên trước thách thức nâng
cao chất lượng đào tạo Đại học và sau Đại học" của Võ Xuân Đàn, “Hoạt
động NCKH ngoại khóa của Sinh viên đại học" của Lăng Thường Vinh,
đăng trên tạp chí Giáo dục số 96/2004, 78/2004, 110/2005; “Việc nghiên cứu
khoa học ở trường sư phạm" của Phan Ngọc Liên, “Một số biện pháp tăng
cường NCKH, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trong trường sư phạm"
của Hoàng Minh Phương; Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “NCKH gắn với đào
tạo trong hệ thống Sư phạm kỹ thuật” tháng 12/2004 do Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục tổ chức có nhiều bài viết đề cập những vấn đề lý luận


9
chung, thực trạng và giải pháp tăng cường NCKH gắn với đào tạo trong nhà
trường sư phạm.
Tiếp nhận những tinh hoa, những công trình của các nhà khoa học, nhà
chuyên môn đi trước, thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ, các học viên cao học,
nghiên cứu sinh, trăn trở với những vấn đề cụ thể ở cơ sở đào tạo địa phương,
cũng đã đóng góp được nhiều công trình khoa học về vấn đề này:
- Bùi Thị Kim Phương với "Thực trạng và biện pháp nâng cao chất
lượng NCKH giáo dục cho sinh viên trường CĐSP Ninh Bình".
- Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Nhị Hà với “Một số phương pháp quản lý
nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH đối với giảng viên trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh”.
- Lê Yên Dung với "Giải pháp đẩy mạnh công tác NCKH ở các trường
đại học" (Nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia).
- Đỗ Thị Nhung với “Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của
trường CĐSP Hưng Yên".

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu là các đề tài NCKH hàng
năm về hoạt động NCKH nhìn từ nhiều góc độ khác nhau được đăng tải ở các
tạp chí khoa học hàng năm của các trường Đại học và Cao đẳng.
Tuy nhiên ta thấy rằng, hầu hết những công trình này chủ yếu nghiên
cứu về các giải pháp, các biện pháp quản lý cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
công tác NCKH của trường mà chưa có công trình nào tập trung vào việc xây
dựng một quy trình quản lý hoạt động này một cách khoa học, mặc dù đây
được coi như một nguyên nhân dẫn đến sự quản lý chưa khoa học hoạt động
này ở các trường, đặc biệt là các trường Cao đẳng, mà trường CĐSP Hà Tĩnh
cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có, trước tình hình đó, tác giả
chọn đề tài “Xây dựng quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh”
làm luận văn tốt nghiệp cao học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của trường CĐSP Hà Tĩnh trong tình hình mới.


10
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con
người và ở đâu có sự xuất hiện của con người thì ở đó có quản lý. Ngay từ khi
con người bắt đầu hình thành nhóm đã đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động
của các cá nhân để duy trì sự sống.
Quản lý trong từ điển tiếng Anh Oxford 2000: management is the act of
running and controlling a business or similar organization, có nghĩa là: “Quản
lý là hành động bao quát và điều khiển một doanh nghiệp hoặc các tổ chức
tương đương". Theo tiếng Hán Việt, quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào

nhau: Quá trình "Quản" gồm sự coi sóc giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái ổn định,
quá trình "Lý" gồm sự sửa sang sắp xếp đổi mới hệ vào thế "phát triển".
Trong "Quản" phải có "Lý", trong "Lý" phải có "Quản" để động thái của hệ ở
thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối
tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài
(ngoại lực).
Thực tế tồn tại và phát triển qua các thời kỳ cũng đã chứng minh rằng,
quản lý là một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và
mọi đối tượng con người. C. Mác khẳng định: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào mà tiến hành trên một qui mô khá lớn đều yêu cầu phải
có một sự chỉ đạo để điều hành những hoạt động cá nhân và và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó" [7, tr.24]. Chúng ta
cũng nhận thấy rằng, khái niệm quản lý cũng được đưa ra theo từng thời kỳ với
nhiều màu sắc khác nhau. Điều đó là tất yếu vì quản lý là một trong 3 yếu tố cơ
bản để quyết định một xã hội tồn tại và phát triển như thế nào cùng với 2 yếu tố
khác là tri thức và lao động.


11
Có thể nêu ra một vài quan điểm về quản lý sau:
- Theo Thuyết quản lý theo khoa học (Federick Winslow Taylor, 1856-
1915), quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
khiến họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất [6, tr.84].
- Theo Thuyết quản lý hành chính (Henry Fayol, 1841-1925), quản lý
hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp với kiểm
tra [6, tr.84].
- Theo Thuyết quản lý tổ chức (Chester Irwing Barnard, 1886-1961),
quản lý bao giờ cũng là việc quản lý một hệ thống tổ chức nhất định, nó có
tính hệ thống và mục đích của nó là làm tăng sức mạnh hệ thống của một

tổ chức [6, tr.84].
Peter Drucker (1909- 2005) - cây đại thụ về quản lý thời hiện đại, với
các tác phẩm và ý tưởng quản lý của ông đã được xếp là một trong 25 tinh
hoa quản lý thế giới thì cho rằng: Quản lý là hành động thiết yếu nảy sinh khi
con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong
đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ
chức. Ông cũng khẳng định: Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để phát
triển con người và xã hội với những hệ giá trị, nội dung, phương pháp biến
đổi không ngừng.
Hiện nay, thuật ngữ quản lý luôn được nhắc đến. Có người cho quản lý
là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của
người khác, có tác giả lại cho rằng quản lý là hoạt động thiết yếu nhằm bảo
đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm
Từ những ý chung của các định nghĩa, các quan niệm về quản lý và xét
quản lý với tư cách là một hoạt động, một định nghĩa kinh điển đã được đưa
vào từ điển, đó là: "Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (ngưòi bị
quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức" [33, tr.326].


12
Trong định nghĩa trên, cần chú ý một số điểm sau:
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý
(là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý) và đối tượng quản lý.
- Sự tác động của quản lý phải phù hợp với qui luật khách quan.
- Nói tới quản lý là phải nói đến tổ chức: Có "tổ chức" thì mới có "quản
lý", "tổ chức" chỉ là bộ phận, song là bộ phận quan trọng, then chốt của
"quản lý".

1.2.1.2. Các chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải
làm để hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Có 4 chức năng quản lý sau:
a. Kế hoạch hóa (planning)
Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai
của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục
đích đó. Kế hoạch hóa là một quá trình nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn và tính cam kết) về các nguồn
lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra.
- Quyết định những hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.
b. Tổ chức (organizing)
Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những
ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực.
Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu
trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức
nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu
tổng thể của tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc và quy tắc quản lý của hệ
thống tổ chức. Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng, tổ chức là một
hoạt động không thể thiếu được trong mọi hoạt động KT-XH. Khi những hoạt
động KT-XH ngày càng rộng lớn và phức tạp thì vai trò của nó ngày càng


13
tăng. Nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất
bại của một hệ thống và giữ một vai trò to lớn trong quản lý vì:
Thứ nhất, tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý có
hiệu quả.
Thứ hai, từ khối lượng công việc quản lý mà người quản lý xác định biên

chế, sắp xếp con người.
Thứ ba, tạo điều kiện cho việc hoạt động tự giác và sáng tạo của các
thành viên trong tổ chức, tạo nên sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng trong cơ
quan quản lý và đối tượng quản lý.
Thứ tư, dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá.
c. Chỉ đạo (leading)
Chỉ đạo là hoạt động liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ
hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Trong từ điển Tiếng Anh Oxford 2000: Leading is going with or infront of
persons to show the way to make them go in the right direction. (tạm dịch: Chỉ
đạo là sự đi cùng hoặc đi trước người nào đó để chỉ đường hoặc để giúp họ đi
đúng hướng). Và tất nhiên, việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch
và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó đã bắt đầu một cách “tinh tế” khi người
quản lý thực hiện 2 chức năng trên: Kế hoạch hóa và Tổ chức.
d. Kiểm tra (controlling)
Kiểm tra là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để thu
tập và xử lý thông tin nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quá trình này
được diễn ra như sau:
- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả so với chuẩn mực đã đặt ra.
- Người quản lý tiến hành những điều chỉnh sai lệch.
- Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực (nếu cần).
Quá trình này mang tính chu kỳ và liên tục trong một qui trình quản lý.
1.2.1.3. Vai trò của quản lý


14
Vai trò quản lý là tập hợp có tổ chức các hành vi của người quản lý,
được phân thành 3 nhóm lớn sau:
a. Vai trò liên nhân cách

- Vai trò đại diện (Figurehead role)
Là một trong những vai trò cơ bản nhất và đơn giản nhất của người quản
lý khi họ thay mặt tổ chức biểu hiện sự quan tâm, tôn trọng của tổ chức đến
các bên đối thoại, đối tác, cấp dưới, khách hàng, cộng đồng
- Vai trò thủ lĩnh (Leader)
Khi người quản lý thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp hoạt
động của những người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức là khi
họ đã thực hiện tốt vai trò thủ lĩnh của mình. Vai trò thủ lĩnh của một người
quản lý không chỉ có quan hệ trực tiếp tới vấn đề cán bộ như tuyển viên, đề
bạt, sa thải mà còn liên quan đến việc động viên, lôi cuốn cấp dưới hoàn
thành nhiệm vụ và làm cho cấp dưới nhận rõ những quan niệm, tầm nhìn của
cả tổ chức để cổ vũ họ phấn đấu với tinh thần sáng tạo vì mục tiêu của tổ
chức.
- Vai trò liên hệ (Liaison role)
Đây là vai trò mà khi thực hiện nó người quản lý phải mở rộng quan hệ
với những người bên ngoài tổ chức nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ có ảnh hưởng
tới sự thành đạt của tổ chức mình.
b. Các vai trò thông tin:
Người quản lý giỏi phải trở thành tế bào thần kinh trung ương của tổ
chức và thực hiện tốt các vai trò sau:
- Vai trò hiệu thính viên (Monitor role)
Đòi hỏi người quản lý phải tìm kiếm, thu nhận và xử lý sàng lọc thông
tin, xác định thông tin nào có thể ảnh hưởng đến tổ chức và xem xét thông tin
nào là chính xác, cần thiết có thể sử dụng được.
- Vai trò phát tín viên (Dessiminator role)


15
Người quản lý phải chia sẻ thông tin với cấp dưới và các thành viên khác
của tổ chức, nhưng phải xác định rõ ràng thông tin nào cần thiết và chia sẻ

như thế nào, vào lúc nào. Có như vậy người quản lý mới thực hiện tốt vai trò
phát tín viên của mình.
- Vai trò phát ngôn nhân (Spokesperson)
Đây là vai trò cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của
một tập thể, khi người quản lý gửi thông tin về thực trạng của tổ chức mình
đối với những người khác đặc biệt là những người ngoài tổ chức, với giới báo
chí và công luận.
c. Vai trò quyết định:
- Vai trò người sáng nghiệp (Entrepreneur role)
Thiết kế khởi đầu cho một dự án mới hoặc một doanh nghiệp, một cơ sở
dịch vụ mới hay một hệ thống, một thiết chế mới dẫn đến một bước ngoặt của
tổ chức.
- Vai trò người dàn xếp (Disturbance handler role)
Trong quá trình quản lý, người quản lý có thể gặp phải những vấn đề và
những biến đổi vượt ra ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của mình hay đôi khi
phải đương đầu với những khó khăn nằm ngay chính trong tổ chức mình
Đây chính là lúc người quản lý thực thi sứ mạng của mình với vai trò người
dàn xếp.
- Vai trò người phân phối nguồn lực (Resource allocator role)
Là sự đòi hỏi phải lựa chọn ưu tiên hay phải sử dụng hợp lý các nguồn
lực như tài chính, vật tư, nhân lực.
- Vai trò người thương thuyết (Negotiator role)
Người quản lý khi đóng vai trò phân phối nguồn lực cũng phải thường
sắm luôn vai trò người thương thuyết vì họ phải bàn bạc, gặp gỡ với những
nhân vật, những nhóm người khác nhau nhằm đi đến những thỏa thuận nhất
định, đặc biệt khi phải làm việc với những cá nhân hay nhóm người ít chia sẻ
những mục tiêu của tổ chức.
Tuy nhiên, khi thực hiện các vai trò này, người quản lý phải lưu ý rằng:



16
- Mọi công việc của người quản lý luôn luôn là một sự kết hợp nào đó
của các vài trò này.
- Các vai trò này thường ảnh hưởng đến đặc trưng của hoạt động quản lý.
- Các vai trò này có liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Tầm quan trọng tuơng đối của mỗi vai trò sẽ thay đổi theo cấp quản lý
và các chức năng quản lý.
Quản lý là nhân tố cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển hay diệt vong
của một tổ chức và người quản lý lại là người quyết định sự thành bại của
việc thực thi nhân tố đó thông qua việc thực hiện các vai trò của mình trong
công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất. Đó chính là nghệ thuật quản lý
của nhà quản lý.
1.2.2. Chất lượng đào tạo
1.2.2.1. Khái niệm chất lượng
Khái niệm chất lượng được có từ xa xưa khi có nền sản xuất hàng hóa,
khi người ta nói về "chất lượng sản phẩm".
Theo từ điển Tiếng việt phổ thông, chất lượng là tổng thể những tính
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này
phân biệt với sự vật (sự việc) khác. Nếu như trước đây, tồn tại một quan niệm
"tĩnh" về chất lượng khi các tiêu chuẩn về chất lượng được coi là cố định và
tồn tại trong một thời gian dài hay chất lượng phụ thuộc mục tiêu thì ngày nay
người ta cho rằng "Chất lượng là một hành trình, không phải cái đích cuối
cùng mà ta đi tới" [18]. Theo Frank Price trong cuốn "Sổ tay quản lý chất
lượng" (nhà xuất bản Gower) thì "chất lượng" là một từ đã được sử dụng
trong 10 năm qua nhiều hơn 10 thế kỷ trước và ông định nghĩa như sau:
"Chất lượng nghĩa là ngày nay cho khách hành những gì họ muốn.
Với một giá mà họ hài lòng trả tiền,
Với một chi phí mà ta chịu được
Vân vân và vân vân,
Và ngày mai cho khách hàng cái gì đó còn tốt hơn.”[18]



17
Một số nhà khoa học ở Việt Nam khi bàn về chất lượng cũng cho rằng
"Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" "Chất lượng là sự đáp ứng với nhu
cầu của người sử dụng, của xã hội"
Tựu trung lại, ta thấy rằng, chất lượng là một khái niệm động nhiều
chiều mà việc xác định khái niệm đó cần được cụ thể hóa hơn về mặt tổ chức,
về thời gian, về không gian và đặc biệt là về cái mà nó hướng tới.
1.2.2.2. Các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng
Khẳng định "Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều" và cho rằng
không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác, tuy nhiên giáo sư
Nguyễn Đức Chính - một trong những chuyên gia hàng đầu về kiểm định chất
lượng giáo dục đại học ở Việt Nam, đã đưa ra 4 cách tiếp cận khác nhau đối
với vấn đề này gồm:
- Cách tiếp cận truyền thống: (khái niệm truyền thống về chất lượng) cho
rằng một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm làm ra một cách hoàn thiện
bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền, nó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho
người sở hữu nó.
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn: Chất lượng của sản phẩm
hay của dịch vụ được đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu
chuẩn được quy định trước đó.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích: Chất lượng là sự phù hợp với
mục đích hay đạt được các mục đích trước nó. Chất lượng được đánh giá bởi
mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố.
- Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Theo cách tiếp cận
này thì khi thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ, yếu tố quyết định là xác định
nhu cầu của khách hàng để sản phẩm có được những đặc tính mà khách hàng
mong muốn với giá cả mà họ hài lòng trả [11, tr.27].
1.2.2.3. Chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo hay chất lượng giáo dục là khái niệm mà tất cả
mọi người đều muốn nhắc đến, bàn đến, đưa ra đặc biệt đặc biệt là trong tình


18
hình ở nước ta hiện nay khi chính sách xã hội hóa giáo dục đang được triển
khai rộng khắp.
Nếu ta xem chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định về các
lĩnh vực trong quá trình đào tạo thì chất lượng đào tạo là sự phù hợp với các
tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và NCKH của
trường, cơ sở đào tạo.
Nếu xem xét chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì chất
lượng của quá trình đào tạo lại được quyết định bằng sự thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng trong giáo dục. Đó có thể là sinh viên, phụ huynh học sinh hay
Chính phủ, doanh nghiệp - những người trả tiền cho dịch vụ đào tạo.
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích là chính sách tiếp cận được đa số
các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức đảm
bảo chất lượng giáo dục đại học Quốc tế (International Network for Quality
Assurance Agencies In Higher Education) sử dụng. Theo cách tiếp cận này,
chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục đích chung là thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước bằng cách cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo
ở trình độ nhất định. Mục đích đó được thực hiện bằng hai hoạt động có liên
quan với nhau:
- Đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu về nhân lực của các ngành, các tổ
chức trong toàn bộ đời sống chính trị kinh tế, xã hội của đất nước.
- Làm phong phú thêm kho tàng kiến thức thông qua hoạt động NCKH.
1.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
1.2.3.1. Khoa học
Đã có rất nhiều định nghĩa về khoa học. Luật khoa học công nghệ và môi
trường định nghĩa: Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật,

quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài đưa ra định nghĩa: “Khoa học là lĩnh vực
hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên,
xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất


19
này: Nhà khoa học, cơ quan khoa học, phương pháp và thông tin khoa học” [32].
Còn giáo sư - tiến sĩ Bernhard Muszynski (ĐHTH Postdam, CHLB Đức), khi
xem xét khoa học với tư cách là một hiện tượng văn hóa thì cho rằng “Khoa học
trong một mối quan hệ rộng lớn hơn, là một hiện tượng văn hóa như nghệ thuật,
luật pháp, ngôn ngữ được con người làm ra, được con người trao đổi với nhau
và mang tất cả các nét đặc thù của con người” và khi xem xét khoa học dưới
khía cạnh nhận thức ông phát biểu “Khoa học là sự học hỏi từ những sai lầm, với
hệ quả là khoa học học hỏi ngày càng tốt hơn khi mà các khả năng mắc phải sai
lầm càng được công khai một cách rõ ràng"[3, 15]. Tổng hợp lại, để đưa ra một
định nghĩa khái quát về khoa học, mà trong đó có thể tìm thấy hầu hết các quan
niệm khác nhau về khoa học ông nêu: “Khoa học là một phương thức sản sinh ra
tri thức và nhận thức một cách đặc biệt có tính chất hệ thống vì:
- Không có mâu thuẫn trong lôgic trình bày.
- Thấu suốt về lý luận.
- Tường minh.
- Có thể phê phán được.[3, 18]
1.2.3.2. Nghiên cứu khoa học
NCKH và triển khai thực nghiệm là tập hợp toàn bộ các hoạt động có
hệ thống và sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con
người, tự nhiên và xã hội, và nhằm sử dụng các kiến thức để tạo ra những
ứng dụng mới.
NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học bằng những phương
pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chi ra một cách chính xác và có

mục đích những điều mà con người chưa biết (hoặc chưa biết đầy đủ) tức là
tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc
phương pháp [25, tr.25].
Dưới con mắt của một nhà khoa học tự nhiên, Vũ Cao Đàm khẳng định
“NCKH là tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản
chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo


20
phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ
cho mục tiêu hoạt động của con người" [19, tr.17]. Ông cũng đã được đưa ra
một ví dụ hết sức thú vị khi ông so sánh công việc tìm kiếm những điều chưa
biết, không thể hình dung chính xác kết quả dự kiến của một người làm công
tác NCKH với công việc của một người kỹ sư xây dựng khi bắt tay vào làm
đã hình dung rất rõ công trình của mình, từ địa điểm xây nhà, diện tích, kết
cấu nội ngoại thất và chi phí xây dựng. Còn Phạm Viết Vượng cho rằng:
“NCKH là hoạt động nhận thức thế giới khách quan, là quá trình sáng tạo,
phát hiện chân lý, phát hiện những quy luật của thế giới, do các đội ngũ các
nhà khoa học thực hiện, nhằm vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống”
[35, tr.1].
Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận
động của thế giới, tạo ra thông tin mới nhằm ứng dụng vào sản xuất vật chất
hay tạo ra các giá trị tinh thần để thõa mãn nhu cầu cuộc sống của con người.
Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học, chủ thể
của NCKH được đào tạo tốt về cả phẩm chất, trí tuệ và tài năng, nhằm nhận
thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.
Một hoạt động khoa học chỉ được coi là hoạt động NCKH khi nó hội đủ các
yếu tố cơ bản sau:
- Tính sáng tạo.
- Tính đổi mới, tính mới.

- Sử dụng các phương pháp khoa học.
- Sản xuất ra các kiến thức mới.
NCKH nhằm 4 mục tiêu sau:
- Nhận thức: Phát triển ngày càng sâu, rộng nhận thức của con người về thế
giới, phát hiện các quy luật của thế giới, phát triển kho tàng tri thức nhân loại.
- Sáng tạo: Nhằm tạo ra công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực khoa
học của đời sống xã hội, nâng cao trình độ văn minh, nâng cao năng suất
trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

×