Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non tại huyện hoài đức, hà nội, năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG THỊ HƯƠNG

KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ
PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT Ở TRẺ DƯỚI
06 TUỔI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC HÀ NỘI NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG THỊ HƯƠNG

KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ
PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT Ở TRẺ DƯỚI
06 TUỔI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC HÀ NỘI NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thủy



Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, cũng như tồn khóa học, tơi xin trân trọng
cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y tế Công cộng, các thầy cơ giáo nhà
trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học.
Đặc biệt thơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị
Minh Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Cô cũng là
người truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và các kỹ năng cần thiết phục
vụ cho công việc và cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TTYT huyện Hồi Đức, Phịng Giáo dục – Đào tạo
huyện Hồi Đức, Ban giám hiệu các trường mầm non trên địa bàn huyện và các
giáo viên mầm non đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thu thập số
liệu thực hiện nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình mình, tổ ấm đã cho tơi sức mạnh và nghị lực vượt
qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để có được ngày hơm nay. Cảm ơn tất
cả các anh chị và các bạn trong đại gia đình lớp Cao học Y tế Cơng cộng khóa 16 đã
đồn kết, ln u thương và sát cánh bên nhau trong suốt hai năm học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành cơng
trong cuộc sống./.


i

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
1.1. Các khái niệm ...................................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa khuyết tật ................................................................................ 4
1.1.2. Phân loại khuyết tật ................................................................................... 4
1.1.3. Nguyên nhân khuyết tật ở trẻ em .............................................................. 5
1.1.4. Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ở trẻ .......................................... 6
1.1.5. Đối tượng của phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ........................... 6
1.1.6. Các bước triển khai phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật ............. 6
1.2. Tỷ lệ trẻ khuyết tật trên thế giới và tại Việt Nam ............................................7
1.2.1. Tỷ lệ khuyết tật chung ............................................................................... 7
1.2.2. Tỷ lệ trẻ khuyết tật trên thế giới ................................................................ 8
1.2.3. Tỷ lệ trẻ khuyết tật tại Việt Nam............................................................... 9
1.3. Tầm quan trọng của phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ .........................................9
1.4. Vai trò của giáo viên mầm non trong phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ ............11
1.5. Thực trạng phát hiện sớm khuyết tật tại trường mầm non .............................12
1.5.1. Phát hiện sớm trẻ khuyết tật tại các trường mầm non trên thế giới ........ 12
1.5.2. Phát hiện sớm trẻ khuyết tật tại các trường mầm non tại Việt Nam ....... 15
1.6. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên mầm non về phát
hiện sớm khuyết tật ở trẻ trên thế giới và tại Việt Nam ........................................19
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới.......................................................................... 19
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................ 21
1.7. Khung lý thuyết ..............................................................................................22
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................24


ii


2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................24
2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................24
2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................25
2.6. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................25
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu .......................................................................... 25
2.6.2. Tổ chức thu thập số liệu .......................................................................... 26
2.7. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................26
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ...............................................27
2.8.1. Các khái niệm .......................................................................................... 27
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm
khuyết tật ở trẻ .................................................................................................. 27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................28
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ...................................................................28
Chương 3 KẾT QUẢ ................................................................................................ 29
3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu .................................................29
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi
của giáo viên mầm non tại Hoài Đức ....................................................................31
3.2.1. Kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật của giáo viên mầm non ............. 31
3.2.2. Thái độ về phát hiện sớm khuyết tật của giáo viên mầm non ................. 34
3.2.3. Thực hành phát hiện sớm khuyết tật của giáo viên mầm non................. 36
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm
khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non tại Hoài Đức ......................41
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ............ 41
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ................ 44
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành phát hiện sớm khuyết tật................ 46
3.4. Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực
hành về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non ......49
3.4.1. Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức ............... 49
3.4.2. Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ................... 51
3.4.3. Mơ hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành .............. 53



iii

Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................. 56
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................56
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi
của giáo viên mầm non tại huyện Hoài Đức năm 2014 ........................................57
4.2.1. Kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ của giáo viên mầm non ..... 57
4.2.2. Thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ của giáo viên mầm non ........ 58
4.2.3. Thực hành phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ của giáo viên mầm non ........ 59
4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết
tật ở trẻ dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non tại huyện Hoài Đức năm 2014 ......61
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phát hiện sớm khuyết tật ............ 61
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ................ 63
4.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành phát hiện sớm khuyết tật................ 65
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ..............................................................67
4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu ......................................................................... 67
4.4.2. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................75
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu ........................................................................75
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng ........................................................83
Phụ lục 3: Hướng dẫn đánh giá cho điểm kiến thức, thái độ, thực hành ..............98
Phụ lục 4: Thông tin về trẻ tại trường mầm non và giáo viên mầm non ............102
Phụ lục 5: Biên bản giải trình chỉnh sửa .............................................................103



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ Y tế

CTS

Can thiệp sớm

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GVMN

Giáo viên mầm non

LĐ – TBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

PHCN

Phục hồi chức năng


PHCNDVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

PHS

Phát hiện sớm

TKT

Trẻ khuyết tật

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về cá nhân và nghề nghiệp ............................................ 29
Bảng 3.2: Kiến thức về khuyết tật ............................................................................. 31
Bảng 3.3: Kiến thức về chương trình phát hiện sớm khuyết tật ............................... 31
Bảng 3.4: Kiến thức về dấu hiệu nhận biết các dạng khuyết tật ............................... 32
Bảng 3.5: Thái độ về phát hiện sớm khuyết tật của giáo viên mầm non .................. 34
Bảng 3.6: Thực hành sàng lọc trẻ khuyết tật và trẻ có rối loạn phát triển ................ 36
Bảng 3.7: Thực hành xử trí trẻ nghi ngờ khuyết tật và trẻ đã được xác định khuyết
tật ........................................................................................................... 38
Bảng 3.8: Thực hành phối hợp với các bên liên quan trong phát hiện sớm khuyết tật
............................................................................................................... 39
Bảng 3.9: Thực hành phát hiện sớm khuyết tật của giáo viên mầm non .................. 40
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung về cá nhân và nghề nghiệp
với kiến thức về phát hiện sớm .............................................................. 41
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa một số yếu tố tăng cường và yếu tố tạo điều kiện với
kiến thức về phát hiện sớm .................................................................... 42
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung về cá nhân và nghề nghiệp
với thái độ về phát hiện sớm .................................................................. 44
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa một số yếu tố tăng cường và yếu tố tạo điều kiện với
thái độ về phát hiện sớm ........................................................................ 45
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung về cá nhân và nghề nghiệp
với thực hành về phát hiện sớm ............................................................. 46
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa một số yếu tố tăng cường và yếu tố tạo điều kiện với
thực hành về phát hiện sớm ................................................................... 47

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về phát hiện sớm
của giáo viên mầm non .......................................................................... 49
Bảng 3.17: Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến kiến thức về phát hiện sớm
khuyết tật của giáo viên mầm non ......................................................... 50
Bảng 3.18: Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến thái độ về phát hiện sớm
khuyết tật của giáo viên mầm non ......................................................... 52
Bảng 3.19: Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến thực hành phát hiện sớm
khuyết tật của giáo viên mầm non ......................................................... 54


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung của giáo viên mầm non về phát hiện sớm khuyết tật ở
trẻ ........................................................................................................ 33
Biểu đồ 3.2: Thái độ chung của giáo viên mầm non về phát hiện sớm khuyết tật ở
trẻ ........................................................................................................ 35
Biểu đồ 3.3: Thực hành tư vấn cho cha mẹ trẻ về phát hiện sớm khuyết tật của giáo
viên mầm non ...................................................................................... 37
Biểu đồ 3.4: Thực hành chung của giáo viên mầm non về phát hiện sớm khuyết tật
ở trẻ ..................................................................................................... 40


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Những năm đầu tiên trong cuộc đời có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ em. Phát hiện sớm (PHS) những khó khăn, chậm trễ về phát triển
ở trẻ trong giai đoạn này và có biện pháp hỗ trợ kịp thời sẽ giúp giảm thiểu ảnh
hưởng bất lợi của những bất thường và khuyết tật đến sự phát triển của trẻ [10].

Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ
dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non (GVMN) tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội, năm 2014” được thực hiện với 02 mục tiêu cụ thể: (1) Mô tả kiến thức, thái độ,
thực hành của GVMN về PHS khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi; và (2) Xác định một số
yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của GVMN.
Nghiên cứu định lượng với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
tiến hành tại 06 trường mầm non trên địa bàn huyện Hoài Đức với 212 GVMN
được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu cụm các trường mầm non, sau đó lựa
chọn ngẫu nhiên các giáo viên trong từng trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng
12/2013 đến tháng 06/2014. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn định
lượng, nhập liệu và phân tích với phần mềm Epi Data 3.1 và SPSS 20.0.
Kết quả cho thấy tỷ lệ GVMN có kiến thức đạt về PHS khuyết tật là 53,8%.
Các yếu tố liên quan đến kiến thức là trình độ học vấn, xếp loại giáo viên năm học
trước và giáo viên đã từng dạy trẻ khuyết tật (TKT). Hơn một nửa (57,7%) giáo
viên có thái độ đạt về PHS khuyết tật. Một số yếu tố có liên quan tới thái độ là
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non có triển khai thơng tư của Bộ
Giáo dục về TKT và giáo viên được tập huấn về PHS. Tỷ lệ giáo viên có thực hành
đạt về PHS khuyết tật chưa cao (30,7%). Trong đó các yếu tố có liên quan đến thực
hành là nhóm tuổi, giáo viên đã từng dạy TKT và được đào tạo nội dung liên quan
đến TKT tại trường sư phạm.
Một số khuyến nghị được đưa ra là cần thường xuyên đánh giá tình trạng phát
triển của trẻ, lồng ghép hoạt động PHS vào chương trình giáo dục mầm non gắn liền
với mục tiêu phát triển của trẻ ở từng lứa tuổi, hướng dẫn giáo viên sử dụng các bộ
công cụ sàng lọc TKT, cung cấp tài liệu và tập huấn kỹ năng PHS cho các GVMN,
đẩy mạnh phối hợp với các ban, ngành liên quan trong PHS khuyết tật ở trẻ.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

TKT là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bất kỳ xã hội nào. TKT bị
hạn chế trong hòa nhập xã hội, tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ xã hội khác, dễ
bị lạm dụng, bóc lột, bỏ quên hoặc phân biệt đối xử [42]. Việc PHS, can thiệp sớm
(CTS) trẻ em là một vấn đề cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của giảm chức năng
tới TKT và gia đình, tăng cường khả năng của TKT, tạo cơ hội cho trẻ hội nhập xã
hội. Đối với TKT tuổi tiền học đường, còn gọi là khuyết tật phát triển
(developmental disability) thì việc PHS để có biện pháp CTS là điều vơ cùng quan
trọng [21]. Tuy nhiên, có khoảng một nửa TKT trên thế giới không được xác định
trước tuổi đi học [33]. Rất nhiều trẻ em chậm phát triển và khuyết tật ở những nước
có thu nhập thấp và trung bình khơng được phát hiện cũng như không nhận được sự
hỗ trợ kịp thời khiến vấn đề của trẻ trầm trọng hơn [48].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 200
triệu TKT. Theo Khảo sát gánh nặng bệnh tật tồn cầu năm 2004, Đơng Nam Á là
một trong những khu vực có tỷ lệ TKT cao nhất trên thế giới (5,2%) [46]. Tại Việt
Nam, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ – TBXH)
(1998) có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật độ tuổi 0 – 17, trong đó tỷ lệ khuyết tật
ở trẻ dưới 06 tuổi là 1,39% [22].
Các biện pháp PHS và CTS có thể phịng ngừa khoảng 70% khuyết tật ở trẻ
em do bại liệt, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và các nguyên nhân khác
[40]. Khuyết tật của trẻ được phát hiện càng sớm thì các biện pháp y tế và giáo dục
càng dễ đạt hiệu quả [31]. Vì vậy, tại các nước phát triển, việc sàng lọc PHS khuyết
tật ở trẻ đã được quan tâm từ rất sớm và đã có các trung tâm đăng ký khuyết tật. Ở
nước ta, hoạt động PHS, CTS được lồng ghép trong chương trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) [6]; tuy vậy, vẫn chưa có các trung tâm
đăng ký, quản lý TKT [21].
Hồi Đức là huyện phía Tây của Hà Nội có diện tích tự nhiên 82 km2; dân số
năm 2013 là 203.110 người; là huyện thuần nông với các làng nghề truyền thống
phát triển và tốc độ phát triển đô thị rất nhanh với nhiều khu đô thị mới, các
khu/cụm điểm công nghiệp. Theo thống kê của Trung tâm Y tế (TTYT), Hoài Đức



2

có 3.138 người khuyết tật (NKT) (53,4% nam), gồm các dạng khuyết tật: nhìn 769
người; vận động 377 người; nghe, nói 369 người; trí tuệ 294 người; hành vi xa lạ
239 người; động kinh 225 người và các dạng khuyết tật khác 306 người. Huyện bắt
đầu triển khai chương trình PHCNDVCĐ từ năm 2005 nhưng hiệu quả hoạt động
của chương trình cịn hạn chế, mang tính hình thức. Ngun nhân chủ yếu do thiếu
kinh phí, nguồn nhân lực và hợp tác đa ngành chưa tốt.
Báo cáo của bệnh viện huyện Hồi Đức và dự án “Thử nghiệm mơ hình quản
lý thông tin và giáo dục cha mẹ TKT dưới 06 tuổi”, tồn huyện có 360 TKT dưới 06
tuổi [21]. Tại Hồi Đức hiện có 29.506 trẻ dưới 06 tuổi, số trẻ đang theo học tại các
trường mầm non là 13.674 trẻ (chiếm 46,3% tổng số trẻ dưới 06 tuổi). Do đó,
GVMN, những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường sẽ đóng vai trị
quan trọng trong việc phát hiện những dấu hiệu bất thường về phát triển của những
trẻ này. Tuy vậy, trên địa bàn huyện Hoài Đức chưa có nghiên cứu về kiến thức,
thái độ, thực hành của GVMN về PHS khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để trả lời câu hỏi: Thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành về PHS khuyết tật của GVMN non như thế nào? Những yếu tố nào liên
quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về PHS khuyết tật của GVMN? Chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phát hiện sớm khuyết tật ở
trẻ dưới 06 tuổi của giáo viên mầm non tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội,
năm 2014”. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng để xây dựng các hoạt động
truyền thông nâng cao nhận thức của GVMN về PHS khuyết tật ở trẻ, góp phần
nâng cao chất lượng phục hồi chức năng (PHCN) và giáo dục hịa nhập cho TKT tại
huyện Hồi Đức nói riêng và TKT nói chung.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên mầm non về phát hiện
sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của giáo
viên mầm non về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi tại huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội, năm 2014.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Định nghĩa khuyết tật
Quan niệm về khuyết tật được định nghĩa trong ICF (2001) như sau:
Chức năng cơ thể là các chức năng sinh lý của hệ thống cơ thể (bao gồm cả
chức năng tâm lý).
Cấu trúc cơ thể là các bộ phận giải phẫu của cơ thể như các cơ quan, chân tay
và các bộ phận hợp thành của nó.
Sự suy yếu là tình trạng thiếu hụt hoặc bất bình thường về chức năng hoặc cấu
trúc của cơ thể.
Hoạt động là việc thực hiện một nhiệm vụ hoặc một hành động của một cá
nhân.
Hạn chế hoạt động là tình trạng khó khăn một cá nhân gặp phải khi thực hiện
các hoạt động.
Sự tham gia là sự liên quan của con người trong cuộc sống, biểu thị chức năng
xã hội.
Hạn chế sự tham gia là tình trạng một người gặp khó khăn khi tham gia vào
các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Yếu tố môi trường tạo nên môi trường tự nhiên, xã hội và thái độ trong đó mọi

người sống và thực hiện cuộc sống của họ [45].
Theo Luật NKT của Việt Nam do Quốc hội ban hành ngày 16/07/2010:
NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn [14].
1.1.2. Phân loại khuyết tật
Căn cứ vào việc áp dụng bảng phân loại khuyết tật tại các nước trên thế giới.
Căn cứ vào kinh nghiệm phân loại khuyết tật theo WHO áp dụng trong chương
trình PHCNDVCĐ tại Việt Nam.
Căn cứ Luật NKT số 51/2010/QH12 ban hành ngày 16/07/2010


5

1) Khuyết tật vận động;
2) Khyết tật nghe, nói;
3) Khyết tật nhìn;
4) Khyết tật thần kinh, tâm thần;
5) Khuyết tật trí tuệ;
6) Các dạng khuyết tật khác.
1.1.3. Nguyên nhân khuyết tật ở trẻ em
Khuyết tật có thể do một hoặc nhiều yếu tố nguyên nhân gây nên. Nhưng
nhiều trẻ bị khuyết tật mà không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây khuyết
tật ở trẻ:
Nguyên nhân trước sinh
-

Do bệnh của bà mẹ khi mang thai (vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai,
tiểu đường, chấn thương...).


-

Tuổi của mẹ (trên 35 tuổi) và tuổi của bố (trên 45 tuổi) khi sinh con.

-

Mẹ phơi nhiễm với môi trường độc hại khi mang thai (các kim loại nặng;
chất độc dùng trong nông nghiệp; thực phẩm; các loại thuốc; các chất
kích thích như rượu, ma túy...).

-

Dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai.

-

Bất thường nhiễm sắc thể, gen, chất liệu di truyền thai nhi.

-

Bệnh bất đồng nhóm máu Rh và những nhiễm trùng trong thời kỳ mang
thai (rubella, vi rút cự bào, toxoplasmosis).

Nguyên nhân trong sinh
-

Do các can thiệp sản khoa (dùng kẹp/hút lấy thai; mổ đẻ, kích thích đẻ...)

-


Trẻ đẻ non (trước 37 tuần tuổi); thiếu ô-xy não (ngạt); cân nặng khi sinh
thấp (dưới 2.500 gram), vàng da nhân não do bất đồng nhóm máu mẹ
con.

Nguyên nhân sau sinh
-

Do chấn thương sọ não, chảy máu não, nhiễm trùng thần kinh, suy hô
hấp...; phơi nhiễm với các yếu tố môi trường độc hại (tai nạn, hóa chất,
thuốc trừ sâu, kim loại nặng...); sốt cao co giật [7].


6

1.1.4. Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ở trẻ
Phát hiện sớm TKT là các biện pháp sàng lọc rối loạn phát triển của trẻ theo
độ tuổi và giai đoạn nhằm phát hiện những trẻ có yếu tố nguy cơ bị khuyết tật để
gửi đi khám và phân loại khuyết tật từ đó có biện pháp CTS [7].
Can thiệp sớm khuyết tật là áp dụng bất kỳ một dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ
nào cho TKT và cha mẹ trẻ hoặc gia đình và mơi trường xung quanh giúp trẻ phát
triển và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng [7].
1.1.5. Đối tượng của phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật
Đối tượng của PHS khuyết tật là tất cả trẻ em tuổi từ 0 đến 06 tuổi tại cộng
đồng (trẻ bình thường và TKT đã được chẩn đốn trước đó).
Đối tượng của CTS là tất cả trẻ em tuổi từ 0 đến 06 tuổi được chẩn đoán
khuyết tật ở các mức độ khác nhau, bị mắc các dạng khuyết tật khác nhau.
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cơng tác PHS, CTS TKT, trong đó những
đối tượng có vai trị chính là:
-


Cha mẹ, người thân, người chăm sóc chính.

-

Cán bộ ngành Y tế: Y tế thơn bản, Trạm Y tế (TYT); TTYT huyện; Các
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương (nhi khoa, tâm thần nhi, nhãn khoa,
thính học, PHCN, chuyên gia tâm lý).

-

Cán bộ ngành Giáo dục: nhà trẻ; mẫu giáo; tiểu học; phổ thông.

-

Cán bộ ngành LĐ – TBXH.

-

Các tổ chức xã hội tại cộng đồng: Chữ thập đỏ; Phụ nữ... [7].

1.1.6. Các bước triển khai phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật
Nhận biết sớm là quan sát được những dấu hiệu đầu tiên gợi ý sự phát triển của
trẻ có thể có nguy cơ hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi.
PHS là sự nhận diện một cách hệ thống các dấu hiệu bất thường về phát triển,
thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi. Các công cụ sàng lọc để PHS các bất
thường sẽ được thành viên gia đình, cộng đồng hoặc các nhà thực hành về y tế hoặc
giáo dục thực hiện. Kết quả sàng lọc chưa phải là chẩn đoán, trẻ cần được khám
chun khoa để có chẩn đốn cuối cùng.



7

Chẩn đoán là sự xác định các khiếm khuyết về phát triển hoặc bất thường về
thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi do các nhà chuyên môn chuyên ngành sâu
như PHCN, nhi khoa, chuyên gia tâm lý – giáo dục – xã hội… thực hiện.
Huấn luyện trẻ bao gồm các hoạt động có mục tiêu nhằm tác động tới trẻ và
môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Đó là những hoạt động
như kích thích phát triển, giáo dục, các dịch vụ y tế (hoạt động trị liệu, vật lý trị
liệu, ngôn ngữ trị liệu, thính học và dinh dưỡng…).
Hướng dẫn cha mẹ và gia đình gồm các huấn luyện và tư vấn cho cha mẹ trẻ
và thành viên gia đình nhằm giúp phát hiện và chấp nhận trẻ, có đáp ứng phù hợp
với hành vi của trẻ, hướng dẫn và tư vấn về các hoạt động kích thích phát triển, tập
luyện đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho gia đình [7].
1.2. Tỷ lệ trẻ khuyết tật trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tỷ lệ khuyết tật chung
Tình hình khuyết tật trên phạm vi tồn cầu đã có nhiều thay đổi trong vài thập
kỷ trở lại đây. Báo cáo về tình hình khuyết tật được WHO và Ngân hàng Thế giới
công bố đầu năm 2010 chỉ ra rằng tỷ lệ khuyết tật đã tăng từ 10% (thập kỷ 70 của
thế kỷ trước) lên 15% tổng dân số thế giới. Như vậy, trên thế giới có khoảng trên 1
tỷ NKT [48].
Báo cáo khuyết tật ở các quốc gia cho thấy tỷ lệ khuyết tật ở các nước phát
triển luôn cao hơn đáng kể so với các nước đang hoặc chậm phát triển. Sự khác
nhau này là do mỗi nước áp dụng định nghĩa, phương pháp và công cụ đo lường
khuyết tật khác nhau. Tuy nhiên kết quả từ hai cuộc điều tra quy mơ tồn cầu với
chung một cách thức và công cụ khảo sát lại cho thấy tỷ lệ khuyết tật ở các nước
phát triển là thấp hơn so với nước đang hoặc chậm phát triển [7].
Kết quả tổng điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu (2004) cho tỷ lệ khuyết tật ở
các nước phát triển là khoảng 15,4% cịn ở các nước có thu nhập trung bình và thấp
hơn dao động từ 14,0% đến 16,4% tuỳ theo từng châu lục [46].
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có 400 triệu NKT, chiếm 2/3 NKT trên thế

giới. Trong số đó, ước tính khoảng 80% NKT sống ở vùng nông thôn của những
nước đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, những số liệu này không được


8

chứng minh bằng bất kỳ phương pháp thống kê nào, do việc thu thập dữ liệu về
NKT quốc tế rất khó khăn [7].
1.2.2. Tỷ lệ trẻ khuyết tật trên thế giới
Theo WHO, ước tính có khoảng 200 triệu trẻ em trên thế giới bị khuyết tật
[42]. Tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu qua Khảo sát gánh nặng bệnh
tật toàn cầu năm 2004 chiếm 5,1% ở nhóm 0 – 14 tuổi [46].
Tỷ lệ TKT tại các nước phát triển
Tỷ lệ khuyết tật tại 27 nước Trung và Đông Âu (CEE) và cộng đồng các quốc
gia độc lập (CIS) trong vòng 10 năm tăng gấp 3 lần, từ 500.000 lên 1.500.000 vào
năm 2002 [41].
Theo điều tra của Ủy ban dân số Mỹ (1994 – 1995): Khoảng 10% trẻ dưới 15
tuổi tại các nước phát triển bị giảm chức năng; 9,1% trẻ trong độ tuổi 0 – 14 tuổi bị
khuyết tật với 1,1% khuyết tật nghiêm trọng [41]. Tỷ lệ TKT trong độ tuổi từ 0 – 14
tại Australia (DISTAT, 1993) là 7,0%; tại New Zealand (1996) là 11%; tại Đức
(1991) ước tính khoảng 6,0% đến 8,0% [38, 41].
Tỷ lệ khuyết tật ở trẻ dưới 06 tuổi tại một số quốc gia: Canada (2006): 1,2%
trẻ 0 – 4 tuổi; New Zealand (2006): 5,8% trẻ từ 0 – 4 tuổi; Australia (2009): 3,4%
trẻ 0 – 4 tuổi; Mexico (2010): 0,8% trẻ từ 0 – 4 tuổi; Chile (2006): 1,4% trẻ từ 0 – 5
tuổi; Mỹ (2010): 2,9% trẻ từ 0 – 5 tuổi [36].
Tỷ lệ TKT ở các nước đang phát triển
Xu hướng báo cáo về tỷ lệ TKT cao hơn ở những nước có nền cơng nghiệp
hiện đại và đơ thị hóa. Các nước nghèo và dựa chủ yếu vào nơng nghiệp báo cáo có
ít trẻ bị khuyết tật và ngân sách dành cho TKT tại các nước này cũng ít hơn. Điều
này cho thấy rằng ở các nước nghèo, trẻ em bị khuyết tật ít được phát hiện hơn [48].

Bên cạnh đó, việc phát hiện TKT ở những nước đang phát triển có thể là thách thức
do sự hạn chế kiến thức về khuyết tật, cha mẹ TKT có xu hướng giấu diếm khuyết
tật của trẻ [30].
Trong 10 năm gần đây, ước tính tỷ lệ TKT ở các nước đang phát triển có sự
khác biệt đáng kể. Một đánh giá đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được báo cáo


9

từ 0,4% (4/1.000 trẻ) đến 12,7% (127/1.000 trẻ) tùy thuộc và nghiên cứu và công cụ
đánh giá [42].
1.2.3. Tỷ lệ trẻ khuyết tật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức về khuyết tật. Theo khảo sát hộ gia
đình năm 2004 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tỷ lệ khuyết tật ở mọi
độ tuổi chiếm 6,34% dân số.
Theo thống kê của Bộ LĐ – TBXH (1998), Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ
em khuyết tật trong độ tuổi 0 – 17 (chiếm 3,1% ); trong đó tỷ lệ khuyết tật ở trẻ
dưới 06 tuổi là 1,39% (1,41% nam và 1,37% nữ). Trung bình cứ 5,7 hộ gia đình thì
có một hộ gia đình có trẻ bị khuyết tật. Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong
điều tra tại cộng đồng là khuyết tật vận động chiếm 22,4% và khuyết tật về nói
chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật; những vấn đề về hành vi chiếm 16,2%; khiếm
thị chiếm 14,6%, khiếm thính chiếm 9,7% và thiểu năng trí tuệ chiếm 3,6%. Đa số
TKT đều chịu đa tật. Ngun nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ em là do
bẩm sinh (chiếm 55,0% – 64,6%) và do bệnh tật (chiếm 23,5% – 29,1%) [22].
Báo cáo phân tích tình hình trẻ em khuyết tật do Bộ LĐ – TBXH và UNICEF
thực hiện năm 2004 chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em khuyết tật ở nông thôn (2,6%) cao hơn
các vùng đô thị (1,4%). Theo NSDC (Bộ dữ liệu thống kê quốc gia 2003), khuyết
tật vận động chiếm tỷ lệ cao nhất (29,0%). Sau khuyết tật vận động là rối loạn tâm
thần/hành vi (17,0%) và thấp nhất là khuyết tật trí tuệ (7,0%). Hai nguyên nhân phổ
biến nhất của khuyết tật là dị tật bẩm sinh (36,0%) và bệnh tật (32,0%). Riêng trong

nhóm trẻ 0 – 5 tuổi, khuyết tật vận động chiếm 30,0% tổng số TKT cùng độ tuổi; về
nguyên nhân gây khuyết tật, 76,0% do dị tật bẩm sinh và 21,0% do bệnh tật [25].
1.3. Tầm quan trọng của phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ
Những năm đầu của cuộc đời có tầm quan trọng đặc biệt, đây là giai đoạn trẻ
bắt đầu hình thành nhân cách và phát triển rất nhanh về các mặt trí tuệ, tình cảm, xã
hội. Những rối loạn phát triển trong thời kỳ này nếu không được phát hiện và can
thiệp kịp thời có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ
[20]. PHS khuyết tật ở trẻ cho chúng ta biết sớm những gì đang xảy ra với trẻ và
mức độ nghiêm trọng của vấn đề từ đó xây dựng được các kế hoạch hỗ trợ can


10

thiệp, điều trị tốt nhất cho trẻ. Đây được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong
chính sách hỗ trợ NKT nói chung và TKT nói riêng. PHS và CTS có tác động tích
cực tới trẻ, cha mẹ trẻ, gia đình và xã hội tạo cơ hội cho TKT hội nhập xã hội và có
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đối với trẻ: PHS, CTS giúp ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm, những
nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng ở trẻ [16]. Nếu
TKT được PHS, CTS thì hiệu quả phục hồi rất nhanh và phát huy tối đa khả năng
còn lại, đồng thời ngăn chặn q trình suy thối, cải thiện chức năng và phòng tránh
được khuyết tật thứ phát.
Đối với cha mẹ TKT: PHS khuyết tật giúp cha mẹ dễ dàng chấp nhận khuyết
tật ở trẻ hơn, lôi cuốn cha mẹ trẻ tham gia tích cực vào q trình can thiệp. Nhờ đó
cha mẹ có kỹ năng xử trí các vấn đề của trẻ, tiếp cận thông tin về khuyết tật tốt hơn,
hiểu biết về sự phát triển bình thường của trẻ cũng như về hệ thống cung cấp dịch
vụ hiện có và biết cách kích thích sự phát triển của trẻ [7].
Đối với gia đình: PHS, CTS giúp anh chị em ruột của trẻ có thái độ và hành vi
đúng mực với các vấn đề của trẻ, giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình thơng qua các
hoạt động trợ giúp gia đình chăm sóc trẻ [7].

Đối với xã hội: PHS, CTS giúp cộng đồng có quan điểm, thái độ đúng đắn đối
với TKT. Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ, qua đó giảm
các chi phí xã hội do tội phạm, thất nghiệp hoặc trợ cấp xã hội [7].
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non vấn đề PHS sự phát triển khơng bình thường của
trẻ rất quan trọng do ở độ tuổi này, trẻ thường phát triển liên tục với tốc độ nhanh.
Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trẻ bắt đầu xuất hiện những
dấu hiệu chậm trễ phát triển so với các trẻ khác. Những trẻ này, nếu được PHS, xác
định đúng khó khăn và can thiệp phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện chức năng và phát
triển tương đối bình thường so với trẻ khơng khuyết tật [27].
Ở nước ta, với số lượng trẻ đến trường mầm non ngày càng tăng, năm học
2011 – 2012 có 744.436 trẻ nhà trẻ (đạt 22,7% số trẻ trong độ tuổi) và 3.509.362 trẻ
mẫu giáo (đạt 84,4% số trẻ trong độ tuổi); năm học 2012 – 2013 có 743.902 trẻ nhà
trẻ (đạt 23,0% số trẻ trong độ tuổi, tăng 0,3% so với năm học trước) và 3.746.392



×