Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Luận văn kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do vi rút Zika ở phụ nữ từ 1840 tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG BỆNH DO VI RÚT ZIKA CỦA PHỤ
NỮ TỪ 18-40 TUỔI TẠI PHƯỜNG PHƯỚC HÒA THÀNH
PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI – 2017


BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG BỆNH DO VI RÚT ZIKA CỦA PHỤ
NỮ TỪ 18-40 TUỔI TẠI PHƯỜNG PHƯỚC HÒA THÀNH
PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI – 2017


i

MỤC LỤC


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Tổng quan về vi rút Zika ..................................................................................... 4
1.2. Dự phòng sự lây truyền của vi rút Zika............................................................... 5
1.3. Tình hình diễn biến dịch bệnh do vi rút Zika ...................................................... 6
1.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống Zika trên thế giới.......16
1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống Zika tại Việt Nam.
.................................................................................................................................. 19
1.6. Giới thiệu một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ........................................... 21
1.7. Khung lý thuyết ................................................................................................. 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 23
2.3.Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 23
2.4. Cỡ mẫu .............................................................................................................. 23
2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 24
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 25
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................ 27
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ........................................................................ 27
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................ 27
2.10. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 28
2.11. Các khái niệm trong nghiên cứu...................................................................... 30
2.12. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do vi rút Zika ........ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................................ 31
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh do vi rút Zika ............................. 36



ii

3.3. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do vi rút
Zika ........................................................................................................................... 55
Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 57
4.1. Kiến thức của ĐTNC về phòng bệnh do vi rút Zika ......................................... 57
4.2. Thái độ của ĐTNC về phòng bệnh do vi rút Zika ............................................. 64
4.3. Thực hành về phòng bệnh do vi rút Zika .......................................................... 66
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh do vi rút
Zika ........................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73
Phụ lục 1. Phiếu chấp thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu .................................. 77
Phụ lục 2. Câu hỏi phỏng vấn về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ............... 78
bệnh do vi rút Zika ................................................................................................... 78
Phụ lục 3. Khung chấm điểm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do
vi rút Zika ................................................................................................................. 94
Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu ........... 104
Phụ lục 5. Hướng dẫn phỏng vấn sâu phụ nữ độ tuổi 18 – 40 đang không106 mang
thai .......................................................................................................................... 106
Phụ lục 6. Hướng dẫn thảo luận nhóm phụ nữ độ tuổi 18 – 40 ............................. 108
Phụ lục 7. Các biến nghiên cứu định lượng ........................................................... 110
Phụ lục 8. Các biến nghiên cứu phỏng vấn sâu ...................................................... 116
Phụ lục 9. Một số hình ảnh khi thực hiện nghiên cứu ............................................ 117
Phụ lục 10. Dự trù kinh phí, vật tư, thiết bị phục vụ nghiên cứu…………….…...120
Phụ lục 11. Kế hoạch nghiên cứu............................................................................121


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ Y tế

CDC

Trung tâm kiểm sốt dịch bệnh

CYTDP

Cục y tế dự phịng

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPT


Dụng cụ phế thải

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ELISA

Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay
Kỹ thuật sinh hóa phát hiện kháng thể/ kháng nguyên

GBS

Guillain-Barre Syndrome (Hội chứng Guillain-Barre )

KAP

Knowledge, Attitude and Practices
(Kiến thức, Thái độ, Thực hành)

PAHO

Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Mỹ

PVS


Phỏng vấn sâu

RT-PCR

Real time – Polimerase Chain Reaction
Phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

TLN

Thảo luận nhóm

UNICEF

United Nations Children's Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

VSMT

Vệ sinh môi trường

YTCC

Y tế công cộng

WHO


World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trường hợp người nước ngoài nhiễm vi rút Zika tại Việt Nam..................14
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................... 31
Bảng 3.2. Nguồn cung cấp thông tin về vi rút Zika cho ĐTNC .............................. 33
Bảng 3.3. Nhu cầu muốn được cung cấp thông tin về vi rút Zika ........................... 34
Bảng 3.5. Đối tượng có thể mắc bệnh do vi rút Zika ............................................... 36
Bảng 3.6. Kiến thức về đường lây truyền của vi rút Zika………………………….38
Bảng 3.7. Kiến thức về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút Zika…………39
Bảng 3.8. Kiến thức của ĐTNC về triệu chứng của bệnh do vi rút Zika ................. 39
Bảng 3.9. Kiến thức của ĐTNC về dị tật đầu nhỏ và hội chứng Guillain - Barre ... 40
Bảng 3.10. Kiến thức của ĐTNC về nguy cơ đối với40 phụ nữ mang thai khi nhiễm
vi rút Zika ................................................................................................................. 40
Bảng 3.11. Kiến thức của ĐTNC về nguy cơ đối với thai nhi khi nhiễm vi rút Zika
.................................................................................................................................. 41
Bảng 3.12. Kiến thức phòng bệnh do vi rút Zika của ĐTNC theo các nhóm tuổi ... 43
Bảng 3.13. Thái độ của ĐTNC về trách nhiệm phòng bệnh do vi rút Zika ............. 43
Bảng 3.14. ĐTNC lựa chọn cơ sở y tế có thể điều trị nếu mắc bệnh do vi rút Zika..44
Bảng 3.15. Thái độ của ĐTNC đối với trẻ bị mắc tật đầu nhỏ do vi rút Zika ......... 45
Bảng 3.16. Thái độ đối với vắc xin ngừa bệnh do vi rút Zika (nếu có) ................... 46
Bảng 3.17. Thái độ của ĐTNC về phịng bệnh do vi rút Zika theo nhóm tuổi ........ 48
Bảng 3.18. Thực hành phòng tránh lây nhiễm vi rút Zika của ĐTNC……………..48
Bảng 3.19. Thực hành loại trừ véc tơ truyền bệnh Zika của ĐTNC……………….50
Bảng 3.20. Lựa chọn các kênh truyền thơng của ĐTNC theo nhóm tuổi ................ 50
Bảng 3.21. Thực hành phòng lây nhiễm vi rút Zika của ĐTNC theo nhóm tuổi ..... 51
Bảng 3.22. Trở ngại của ĐTNC khi thực hiện biện pháp phòng tránh Zika……….53

Bảng 3.23. Thực hành súc rửa dụng cụ chứa nước của ĐTNC................................ 52
Bảng 3.24. Phương pháp vệ sinh dụng cụ chứa nước .............................................. 53
Bảng 3.25. Các hoạt động phòng chống Zika của chính quyền53 địa phương đã được
triển khai ................................................................................................................... 53


v

Bảng 3.26. Thực hành phòng bệnh do vi rút Zika của ĐTNC theo nhóm tuổi…….56
Bảng 3.27. Mối liên quan kiến thức với thái độ phòng vi rút Zika của ĐTNC ....... 55
Bảng 3.28. Mối liên quan kiến thức với thực hành phòng bệnh do vi rút Zika của
ĐTNC ....................................................................................................................... 56
Bảng 3.29. Mối liên quan thái độ với thực hành phòng bệnh do vi rút Zika của ĐTNC
.................................................................................................................................. 56


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ công bố lây nhiễm vi rút zika theo tháng
trong giai đoạn từ năm 2007- tháng 4 năm 2016.......…………………………….…..9
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng đã biết về bệnh do vi rút Zika ................................... 32
Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của ĐTNC về phòng bệnh do vi rút Zika ................. 42
Biểu đồ 3.3. Thái độ của ĐTNC về ý định xét nghiệm và phá thai khi nghi ngờ nhiễm
vi rút Zika ................................................................................................................. 46
Biểu đồ 3.4. Đánh giá thái độ của ĐTNC về phòng bệnh do vi rút Zika…………….47
Biểu đồ 3.5. Thực hành chung về phòng bệnh do vi rút Zika .................................. 54


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố điểm giám sát trọng điểm Zika năm 2016 .................... 15


viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề: Bệnh do vi rút Zika trong 2 năm gần đây là vấn đề y tế rất đáng chú ý cả
ở Việt Nam và trên thế giới bởi mức độ nguy hiểm của các bệnh do nó gây ra. Nghiên
cứu trên thế giới đã cho thấy bằng chứng vi rút Zika là một trong những nguyên nhân
gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng Guillan – Barre [32] [35]. Tỉnh Khánh
Hòa là nơi đầu tiên ghi nhận bệnh nhân nhiễm vi rút Zika tại Việt Nam vào tháng
3/2016 tại Phường Phước Hịa, thành phố Nha Trang. Để có cơ sở lập kế hoạch truyền
thơng cho nhóm đối tượng đích chính là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18-40 tuổi về
phòng bệnh do vi rút Zika, nghiên cứu đã được thực hiện với mục tiêu: Mô tả kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh do vi rút Zika và xác định một số yếu tố
liên quan ở phụ nữ từ 18 – 40 tuổi tại phường Phước Hòa, Nha Trang, Khánh
Hòa năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp định lượng và định tính. Phương pháp định lượng
sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 400 đối tượng phụ nữ từ 1840 tuổi, phương pháp định tính sử dụng phỏng vấn sâu trên 9 đối tượng và một cuộc
thảo luận nhóm.
Kết quả nghiên cứu: Về kiến thức, có 84% số đối tượng biết Zika lây truyền qua muỗi
đốt và 21,3% biết Zika lây qua quan hệ tình dục. Có 83,8% cho rằng việc tránh muỗi
đốt giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi rút Zika và 11,5% biết rằng sử dụng bao cao su trong
quan hệ tình dục cũng có tác động tương tự. Chỉ có 11% biết về nguy cơ vi rút Zika
gây dị tật đầu nhỏ cho trẻ sơ sinh. Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung đạt 55,7%. Tỷ lệ
ĐTNC có thái độ tích cực là 41%. Về thực hành chung: có 45% thực hành đạt, trong
đó 67,5% thực hành phịng tránh muỗi đốt và 61% thực hành diệt lăng quăng /bọ gậy
đạt yêu cầu; Chỉ có 10,5% dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để phịng lây nhiễm

Zika và 4,5% áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Có mối liên quan giữa kiến
thức với thái độ, giữa kiến thức với thực hành về phòng bệnh do vi rút Zika. Khơng
tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố: nhóm tuổi, trình độ học vấn với kiến thức chung
và thực hành chung phòng bệnh do vi rút Zika. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ từ
18 đến 40 tuổi cần quan tâm tìm hiểu các thơng tin về bệnh do vi rút Zika. Chính quyền


ix

địa phương và ngành Y tế cần tăng cường công tác truyền thơng về phịng bệnh do vi
rút Zika, nhấn mạnh nguy cơ lây qua đường tình dục, gây dị tật đầu nhỏ cho trẻ sơ sinh,
qua các kênh truyền thơng chính như truyền hình, nhân viên y tế địa phương.
Từ khóa: KAP, Zika, Nha Trang, phụ nữ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do muỗi Aedes
truyền, ngồi ra bệnh có thể lây qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.
Khoảng 60% - 80% các trường hợp nhiễm vi rút Zika khơng có biểu hiện triệu chứng.
Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến một tuần. Người bệnh có biểu hiện phát ban
trên da, sốt, viêm kết mạc, đau khớp, phù quanh khớp [4]. Các nghiên cứu đã cho
thấy vi rút Zika là một trong những nguyên nhân gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và
hội chứng Guillain-Barre’ [35] [32]. Đến nay bệnh do vi rút Zika chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh [4].
Năm 1947 Vi rút Zika được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ tại Uganda. Năm
1952 phát hiện Zika trên người đầu tiên tại Uganda. Năm 2007 xuất hiện vụ dịch lớn
do vi rút Zika đầu tiên tại đảo Yap, bang Micronesia. Năm 2015, vụ dịch Zika lan

rộng ở các nước Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là tại Brazil. Nhiều nghiên cứu tại Brazile
cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika với hội chứng Guillain-Barre và hội
chứng trẻ sơ sinh có đầu nhỏ [8] [26] [31]. Tháng 2/2016, WHO tuyên bố sự gia tăng
các ca dị tật bẩm sinh nghiêm trọng tại Nam Mỹ có khả năng do vi rút Zika gây ra và
coi đây là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế [7]. Đến cuối năm 2016, WHO tuyên
bố kết thúc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp liên quan đến nhiễm vi rút Zika, song
vẫn khẳng định đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika cần có kế hoạch với những mục
tiêu chiến lược và lâu dài.
Tính đến ngày 10 tháng 3 năm 2017 trên thế giới có 148 quốc gia và vùng lãnh
thổ ghi nhận có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika, có 13 quốc gia ghi nhận
trường hợp nhiễm từ người sang người, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo ghi
nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika, 20 quốc gia và vùng lãnh
thổ báo cáo gia tăng hội chứng viêm đa rễ thần kinh. Điều này cho thấy đối tượng
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là khi đang mang thai chịu tác động lớn nhất
của dịch bệnh do vi rút Zika bên cạnh các nhóm đối tượng khác [30].
Tại Việt Nam, từ 2016 đến tháng 3/2017 đã ghi nhận 231 trường hợp mắc rải
rác tại 12 tỉnh, thành phố. Số mắc tập trung ở khu vực phía Nam và chưa bùng phát


2

thành dịch lớn, đã ghi nhận 1 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mắc chứng đầu nhỏ nghi
liên quan đến virus Zika tại Đắk Lắk [5]. Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên ghi nhận bệnh
nhân nhiễm vi rút Zika, đến tháng 3 năm 2017 ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi rút
Zika tại Nha Trang và hai huyện thị lân cận [14].
Do vi rút Zika có thể gây hậu quả nặng nề đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ
sinh, nên một trong những nhóm đối tượng đích chính của các can thiệp được xác
định là phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phòng chống bệnh do vi
rút Zika được khuyến cáo tập trung vào cơng tác tun truyền cho đối tượng đích và
cộng đồng, huy động cộng đồng tham gia diệt côn trùng truyền bệnh. Các cơ sở y tế

giám sát phát hiện ca bệnh, xử lý ổ dịch do vi rút Zika, giám sát phụ nữ mang thai
nghi nhiễm vi rút Zika, giám sát thai nhi và trẻ sơ sinh có vịng đầu nhỏ [4] [5].
Cho đến nay, tại Việt Nam cũng như tỉnh Khánh Hịa chưa có nghiên cứu nào
về kiến thức thái độ thực hành phòng chống bệnh do vi rút Zika. Chính vì vậy nghiên
cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh do
vi rút Zika của phụ nữ từ 18 – 40 tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2017” đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu sẽ cung
cấp thơng tin hữu ích cho việc lập kế hoạch phòng chống Zika tại Thành phố Nha
Trang cũng như tỉnh Khánh Hòa.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do vi rút Zika ở phụ nữ từ 18 - 40
tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do
vi rút Zika ở phụ nữ từ 18-40 tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa năm 2017.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về vi rút Zika
Vi rút Zika là một vi rút ARN (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ
Flaviviridae, loài Zika vi rút, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti
bị nhiễm. Tên của vi rút lấy tên từ khu rừng Zia, gần hồ Victoria ở Uganda nơi đầu
tiên phân lập vào năm 1947. Vi rút Zika có liên quan đến gây sốt xuất huyết Dengue,
sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và Tây sông Nile [35]. Vi rút Zika lây truyền cho

người qua véc tơ trung gian là muỗi Aedes aegypti. Muỗi này đốt người, hút máu ban
ngày cao điểm vào buổi sáng sớm và chiều tối [35]. Vi rút Zika cũng có thể lây truyền
qua một số con đường khác như đường tình dục, truyền từ mẹ sang con, truyền máu
[35]. Thời gian ủ bệnh của bệnh do vi rút Zika khơng rõ ràng, nhưng có thể vài ngày.
Triệu chứng có thể gồm sốt nhức đầu, mắt đỏ viêm kết mạc, ngứa có ban dát sẫm trên
da, viêm khớp (đặc biệt là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân). Các triệu chứng này
thường nhẹ và kéo dài từ 2 đến 7 ngày [9] [35]. Việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng
lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ, nhưng để chẩn đoán xác định cần dựa vào phân lập
vi rút Zika hoặc xác định đoạn gen đặc hiệu của vi rút Zika bằng kỹ thuật sinh học
phân tử và xác định kháng thể IgM kháng vi rút Zika và hiệu giá kháng thể trung hòa
(PRN) với vi rút Zika ≥ 20 và cao gấp 4 lần hoặc so với nồng độ vi rút Flavi khác
đồng thời loại trừ loại vi rút Flavi khác [9].
Công tác điều trị với vi rút Zika thì chỉ điều trị triệu chứng, người bệnh cần
nghỉ ngơi, bù dịch bằng cách uống nhiều nước để chống mất nước. Dùng các thuốc
hạ sốt, giảm đau như paracetamol. Không dùng aspirin và các thuốc chống viêm
không steroid khác như ibuprofen và naproxen như những bệnh khác. Hiện chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu vi rút Zika và chưa có vắc xin phịng bệnh, việc phịng chống
lây nhiễm chủ yếu thơng qua các biện pháp kiểm sốt véc tơ truyền bệnh [35]. Khi vi
rút Zika xâm nhập vào cơ thể, nó có thể gây ra các hội chứng chứng rối loạn thần
kinh, gồm teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm liệt hệ thần kinh ở người lớn (thường
gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain – Barré) [33]. Cần theo dõi các biểu hiện yếu,
liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain Barre nếu có. Theo


5

dõi phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút Zika. Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc
xác định bị nhiễm vi rút Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3 - 4 tuần một lần
để phát hiện sớm tình trạng dị tật đầu nhỏ hoặc vơi hóa não ở thai nhi. Phụ nữ có thai
trên 15 tuần bị nhiễm vi rút Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RT-PCR

hoặc lấy máu dây rốn ngay sau cuộc đẻ để xét nghiệm huyết thanh. Trẻ bị dị tật đầu
nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm vi rút Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát
triển về tinh thần - vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động
kinh [35].
1.2. Dự phòng sự lây truyền của vi rút Zika
1.2.1. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh, dự phòng muỗi đốt
Muỗi và nơi sinh sản của chúng là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với
nhiễm vi rút Zika. Phịng ngừa và kiểm sốt dựa trên việc giảm muỗi. Tại vùng có
dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi trưởng thành, diệt bọ gậy như: vệ sinh
môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ chai lọ, lốp xe, vỏ lon,
vũng nước đọng... Đậy kín các chum, vại, bể chứa nước để phòng muỗi Aedes đẻ
trứng, thả cá để diệt loăng quăng. Diệt muỗi bằng bẫy, vợt. Mọi cá nhân trong vùng
dịch nên áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: mặc quần áo kín, sáng màu,
dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn. Những nguyên tắc này cũng áp dụng
đối với những người đã bị nhiễm bệnh nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Sử dụng hóa chất chống cơn trùng trong danh mục của Bộ Y tế ban hành, theo hướng
dẫn trên nhãn sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc [3] [4]. Đặc biệt chú ý và
giúp đỡ cho những người ít có khả năng tự bảo vệ mình đầy đủ, chẳng hạn như trẻ
em, người ốm hoặc người già. Trong thời gian bùng phát, cơ quan Y tế cần tổ chức
để phun hóa chất diệt muỗi. Khuyến cáo người dân không nên đi du lịch đến các vùng
đang có dịch bệnh do vi rút Zika để tránh lây lan bệnh [35].
1.2.2. Phòng tránh vi rút Zika lây qua đường tình dục
Tất cả những người đã bị nhiễm vi rút Zika và bạn tình của họ nên thực hành
tình dục an tồn bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách và nhất quán. Bạn tình của
phụ nữ mang thai sống trong vùng dịch hoặc trở về từ những nơi có dịch bệnh do vi
rút Zika lưu hành nên thực hành tình dục an toàn, mang bao cao su, hoặc kiêng quan


6


hệ tình dục trong suốt thai kỳ. Người dân sống trong khu vực có lan truyền dịch bệnh
do vi rút Zika nên thực hành tình dục an tồn. Ngồi ra, những người trở về từ các
vùng dịch nên áp dụng thực hành tình dục an tồn hơn hoặc xem xét kiêng quan hệ
tình dục ít nhất 4 tuần sau khi họ trở về để làm giảm nguy cơ lây truyền [35].
1.2.3. Phòng tránh lây nhiễm vi rút Zika cho thai nhi
Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi
không thực sự cần thiết. Nếu phụ nữ đang mang thai sống trong vùng dịch vi rút Zika
lưu hành hoặc đi du lịch từ vùng có dịch vi rút Zika đang hoạt động, khi quan hệ tình
dục phải ln sử dụng bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ.
Ngành y tế cần tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường
hợp nhiễm vi rút Zika, đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, triển khai giám sát dựa
vào sự kiện để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, trẻ đẻ ra có tật đầu
nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh để kịp thời khoanh vùng
và xử lý triệt để. Tăng cường khám sàng lọc trước sinh, vận động phụ nữ mang thai
đi khám và siêu âm thai định kỳ, xét nghiệm khẳng định và tư vấn xử trí cho phụ nữ
mang thai nghi nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ.
Mặc dù đã phát hiện ARN của vi rút Zika trong sữa nhưng chưa có bằng chứng
lây truyền vi rút Zika qua ni con bằng sữa mẹ nên chưa có khuyến cáo kiêng cho
con bú trong khi mẹ nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm vi rút Zika [35].
1.3. Tình hình diễn biến dịch bệnh do vi rút Zika
1.3.1 Tình hình dịch bệnh do vi rút Zika trên Thế giới
Vi rút Zika lần đầu tiên được phát hiện ở Uganda năm 1947 ở khỉ thơng qua
chương trình kiểm sốt bệnh sốt vàng. Năm 1952 người ta phát hiện vi rút Zika trên
người tại Uganda và Tanzania. Các vụ dịch do vi rút Zika cũng được ghi nhận tại
châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Từ những năm 1960 đến những
năm 1980, nhiễm vi rút Zika ở người được tìm thấy từ ở châu Phi cho đến châu Á với
những biểu hiện bệnh rất nhẹ. Vụ dịch lớn do vi rút Zika đầu tiên bùng nổ tại Yap,
liên bang Micronesia năm 2007.
Tháng 7 năm 2015 Brazil báo cáo có mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và
hội chứng Guillain-Barre. Tháng 10 năm 2015 tiếp tục có báo cáo về mối liên quan



7

giữa nhiễm vi rút Zika và hội chứng trẻ sơ sinh có đầu nhỏ [29]. Theo Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tình hình dịch
bệnh do vi rút Zika vẫn diễn biến phức tạp. Đến 10/3/2017 đã có 148 quốc gia và
vùng lãnh thổ ghi nhận có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika, trong đó có 48
quốc gia ở châu Mỹ, 23 quốc gia ở châu Á, 7 quốc gia ở châu Âu và 3 quốc gia ở
châu Phi. Có 13 quốc gia ghi nhận trường hợp nhiễm từ người sang người, 29 quốc
gia và vùng lãnh thổ báo cáo ghi nhận trẻ mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút
Zika, 20 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo gia tăng hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
Ngày 01/2/2016, WHO tuyên bố sự gia tăng các ca dị tật bẩm sinh nghiêm trọng tại
Nam Mỹ có khả năng do vi rút Zika gây ra và coi đây là yếu tố đủ để cấu thành tình
trạng khẩn cấp tồn cầu về y tế. Ở Brazil, cho đến nay thì quốc gia này đang bị ảnh
hưởng nặng nề nhất với 1.482.701 trường hợp nhiễm vi rút Zika. Sau Brazil,
Colombia là quốc gia có 20.297 trường hợp nhiễm vi rút Zika trong khoảng thời gian
từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016 [35].
Ngày 08/3/2016, WHO tiếp tục khẳng định tình trạng dịch bệnh do vi rút Zika
hiện nay là sự kiện YTCC khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và cho rằng sự lan truyền
của vi rút Zika sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. WHO cảnh báo dịch Zika đang
có dấu hiệu lan rộng tại châu Á và có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp
nhiễm vi rút Zika do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh trong khu vực, gia tăng
giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp [29].
Tháng 11/2016 WHO nhận thấy nhiễm vi rút Zika và những hậu quả do nhiễm
vi rút vẫn là một thách thức YTCC đòi hỏi phải hành động mạnh mẽ nhưng khơng
cịn là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế được xác định theo
Điều lệ Y tế quốc tế. Ngày 18/11/2016, Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết thúc sự
kiện YTCC khẩn cấp gây quan ngại quốc tế liên quan đến nhiễm vi rút Zika, song
đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika cần có kế hoạch với những mục tiêu chiến lược

và đáp ứng lâu dài [29].
Giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2016 đánh dấu giai đoạn phát triển
nhanh và rất mạnh mẽ của virus Zika tại khu vực châu Mỹ. Dịch do vi rút Zika bắt
đầu bùng phát tại miền đông Brazil và lan ra các nước lân cận khắp khu vực Nam


8

Mỹ, Trung Mỹ và Caribê. Những quốc gia có khí hậu lạnh hơn như Argentina, Chi
Lê, Mỹ và Canada không xuất hiện dịch do vi rút Zika.
Tại Trung và Nam Mỹ, người ta quan sát thấy sự bùng nổ của dịch bệnh do vi
rút Zika cũng trùng hợp với sự gia tăng các trường hợp đã báo cáo về hội chứng
Guillain-Barre (GBS) và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và thai nhi. Dựa trên các kết
quả nghiên cứu, giới khoa học đồng thuận rằng vi rút Zika là một trong những nguyên
nhân gây ra tật đầu nhỏ và GBS [30].
Ngày 11 tháng 11 năm 2015, Bộ Y tế Brazil tuyên bố "Tình trạng khẩn cấp
YTCC ở tầm quan trọng quốc gia" với sự gia tăng mạnh về số lượng trẻ sinh ra với
tật đầu nhỏ, tổn thương não vĩnh viễn [19]. Trong khi trung bình có khoảng 163
trường hợp đầu nhỏ được báo cáo hàng năm tại Brazil giai đoạn 2001 - 2014, gần
4.800 trường hợp đã được báo cáo từ đầu năm 2015 đến tháng 3/2016. Các quan chức
y tế lo ngại rằng phụ nữ mang thai có nhiễm vi rút Zika có thể truyền vi rút cho thai
nhi gây dị tật đầu nhỏ. Chính phủ Brazil đã đưa ra một kế hoạch quốc gia về chống
muỗi Aedes aegypti và tật đầu nhỏ bao gồm các nỗ lực nghiên cứu, phịng chống và
kiểm sốt muỗi, hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Họ đã phái 220.000
binh lính và 300.000 nhân viên y tế đến các cộng đồng trên khắp đất nước để tuyên
truyền, giáo dục sức khỏe và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Các nhà quan sát đã đặt
trọng tâm là các nỗ lực kiểm soát muỗi tại Rio de Janeiro, nơi đăng cai Thế vận hội
mùa Hè 2016 [19] [25] [26].



9

Biểu đồ 1.1. Số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ công bố lây nhiễm vi rút zika theo
tháng trong giai đoạn từ năm 2007- tháng 4 năm 2016 [29].
1.3.2 Diễn biến dịch bệnh do vi rút Zika tại khu vực Đông Nam Á
Tính đến 9/11/2016 khu vực Đơng Nam Á đã có 9 quốc gia ghi nhận sự lưu
hành vi rút Zika, bao gồm: Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia,
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Tuyên bố chung cuộc họp trực tuyến của các Bộ trưởng Y tế Đông Nam Á về
nguy cơ virus Zika tại khu vực nêu rõ, trước tình hình lây lan của bệnh dịch do vi rút
Zika gây ra và những hậu quả của nó với bệnh nhân bao gồm bệnh đầu nhỏ và các rối
loạn thần kinh khác, vi rút Zika đã trở thành mối nguy khẩn cấp về YTCC trên toàn
cầu. Nhằm chuẩn bị cho các hoạt động ứng phó của tất cả các nước thành viên Đông
Nam Á trước dịch do vi rút Zika, bao gồm xây dựng năng lực giám sát, phịng thí
nghiệm, kiểm sốt véc tơ, truyền thơng nguy cơ cơng cộng, các Bộ trưởng Y tế các
nước đã nhất trí tăng cường chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh do vi rút Zika gây ra cũng
như các bệnh mới nổi và tái xuất hiện ở khu vực bằng các biện pháp như: (1) Tăng
cường giám sát dịch trong nước với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, mạng
lưới đào tạo dịch tễ học; (2) Có các biện pháp thích hợp để kiểm sốt nguy cơ bằng


10

cách tăng cường các phương pháp kiểm soát véc tơ, đảm bảo tiếp cận chẩn đoán xét
nghiệm Zika ở các nước, củng cố mạng lưới phịng thí nghiệm quốc gia và truyền
thơng thích hợp; (3) Tiến hành nghiên cứu và chia sẻ kiến thức mới về bệnh liên quan
tới vi rút Zika, thông qua cơ chế hợp tác dựa vào các diễn đàn khác khác nhau bao
gồm: Chương trình An ninh Y tế toàn cầu, các Bộ trưởng Y tế/ Trưởng đồn của 10
nước Đơng Nam Á cũng cam kết triển khai các chiến lược đã đề ra nhằm đảm bảo
an ninh y tế và sức khỏe, hạnh phúc cho người dân.

Trường hợp Zika đầu tiên được báo cáo ở Singapore là một ca nhiễm bệnh ở
một người du lịch trở về từ Brazil vào tháng 5 năm 2016. Tháng 8 năm 2016, ca bệnh
đầu tiên được phát hiện ở một phụ nữ 47 tuổi. Từ ngày 27/8 đến ngày 30/11/2016, có
455 trường hợp nhiễm vi rút Zika đã được xác nhận trong vụ dịch này với 15 ổ dịch.
Từ tháng 1 đến tháng 6/2017, Bộ Ngoại giao Singapore đã báo cáo thêm 38 trường
hợp nhiễm vi rút Zika [21].
Tháng 9 năm 2014, một du khách người Đức đến Malaysia đã được phát hiện
nhiễm vi rút Zika. Năm 2016 có 02 trường hợp tử vong do vi rút Zika đã được xác
định. Người ta thấy rằng vi rút Zika đã có mặt tại Malaysia ít nhất vài thập kỷ. Kết
quả phân lập đầu tiên của Zika ở châu Á là từ muỗi Aedes aegypti được thu thập ở
Malaysia vào năm 1966. Các nghiên cứu huyết thanh học trước đây cũng cho thấy sự
hiện diện của vi rút Zika ở Malaysia trước đó [24] .
Tại Philippine, thử nghiệm hồi cứu 267 mẫu máu được thu thập trong thời gian
giám sát chủ động của một nghiên cứu gần đây tại thành phố Cebu từ năm 2012-2013
đã phát hiện trường hợp nhiễm Zika bằng phương pháp phân lập vi rút, qua xét
nghiệm RT-PCR, đó là một trường hợp xảy ra vào năm 2012 ở một cậu bé 15 tuổi bị
sốt nhẹ. Tính đến tháng 2 năm 2017, Bộ Y tế Philippine đã báo cáo 57 trường hợp
nhiễm Zika bao gồm 7 trường hợp ở phụ nữ có thai [15].
Tại Thái Lan ghi nhận 392 trường hợp mắc, trong đó có 30 phụ nữ mang thai
nhiễm vi rút Zika, 02 trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ do vi rút Zika. Ca nhiễm vi
rút Zika lần đầu tiên được báo cáo từ Thái Lan vào đầu năm 2013 ở một nữ du khách
Canada trở về từ miền nam Thái Lan. Một thử nghiệm hồi cứu được thực hiện trên
61 mẫu huyết thanh từ 38 cá nhân ở 4 ổ dịch riêng biệt với các bệnh nhân có hai trong


11

số các triệu chứng sau: phát ban, viêm kết mạc, hoặc đau cơ; và với xét nghiệm sốt
xuất huyết dengue và chikungunya âm tính. Kết quả xét nghiệm RT-PCR cho thấy có
7/38 (18,4%) bệnh nhân sốt đã nhiễm vi rút Zika, mỗi nhóm bệnh nhân sốt có ít nhất

1 trường hợp mắc Zika [16] [17].
Vi rút Zika lần đầu tiên được phát hiện tại Campuchia vào tháng 8 năm 2010
bằng phương pháp RT-PCR và xét nghiệm huyết thanh học trên mẫu máu thu thập
được từ cậu bé 3 tuổi ở tỉnh Kampong Speu. Năm 2016, Viện Pasteur Campuchia đã
tiến hành thử nghiệm hồi cứu trên 2.400 mẫu huyết thanh từ những bệnh nhân nghi
ngờ sốt xuất huyết trong giai đoạn từ năm 2007 - 2016. Chỉ có 5/400 (0,2%) là dương
tính với kỹ thuật RT-PCR; Tháng 11 năm 2016, một trường hợp nhiễm Zika được ghi
nhận ở tỉnh Kampong Cham [18].
Tại Lào, trường hợp Zika đầu tiên đã được báo cáo cho WHO vào tháng 3 năm
2016. Sau đó, Viện Pasteur Lào đã kiểm tra lại 1.353 mẫu máu từ bệnh nhân nghi ngờ
sốt xuất huyết vào năm 2012-2013; có 18/1.353 (1,3%) cho kết quả dương tính với
vi rút Zika, trong đó có 17/18 bệnh nhân chỉ cư trú tại địa phương [20] [23].
1.3.3. Khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về các điểm chính trong phịng chống
Zika và vấn đề áp dụng điều tra KAP
Hiện nay khơng có thuốc chữa hoặc vắc xin ngừa cho Zika, vì vậy biện pháp
phịng ngừa tập trung vào kiểm sốt vector truyền bệnh và nhận thức về nguy cơ và
và giảm thiểu nguy cơ cho các nhóm có nguy cơ cao [19] [22]. WHO đã hợp tác với
một số đối tác xây dựng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành
(Knowledge-Attitude-Practice) phòng chống Zika. Bộ câu hỏi này có thể được dùng
cho việc khảo sát tại các quốc gia có bệnh nhân nhiễm vi rút Zika cũng như các quốc
gia có nguy cơ cao [32][32].
Theo hướng dẫn của UNICEF, WHO, PAHO, Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế, các quốc gia, vùng lãnh thổ bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm vi rút
Zika cần thực hiện khảo sát về Knowledge-Attitude-Practice (KAP) và nghiên cứu
sâu về sinh thái học-xã hội học để có số liệu sử dụng cho phòng chống bệnh do virút
Zika [19] [22]. Đối với các quốc gia có nguy cơ lây truyền vi rút Zika cao, WHO
khuyến cáo thực hiện truyền thông mối nguy khẩn cấp trong đó cần đánh giá các


12


nhóm đang có nguy cơ cao như phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đánh giá kiến thức
cộng đồng và các chính sách về sức khỏe sinh sản. WHO cũng khuyến cáo nên thực
hiện các nghiên cứu dùng mẫu khảo sát KAP của WHO về các bệnh do vi rút Zika
gây ra và các biến chứng tiềm tàng [34] [26].
1.3.4. Tình hình dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam
Trường hợp đầu tiên phát hiện nhiễm vi rút Zika là bệnh nhân nữ 64 tuổi, cư trú
tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; khởi phát ngày
26/03/2016 với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ.
Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không đỡ, đến ngày 28/3/2016 bệnh
nhân được người nhà đưa đến khám tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả xét nghiệm ngày 31/3/2016 tại Viện Pasteur Nha Trang dương tính với vi rút
Zika; xét nghiệm khẳng định lại tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur
TP. Hồ Chí Minh ngày 04/4/2016 đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút
Zika [7].
Trường hợp phát hiện trẻ có chứng đầu nhỏ: Phụ nữ 23 tuổi, dân tộc Ê Đê, cư
trú tại tại Buôn Tlan, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk và con gái 4 tháng
tuổi sinh ra có biểu hiện chứng đầu nhỏ. Khi mang thai tháng thứ 3 và tháng thứ 6 mẹ
có sốt, phát ban đi điều trị tại Bệnh viện thị xã Bn Hồ. Sau khi sinh, gia đình đã
phát hiện trẻ có chứng đầu nhỏ. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, gia đình có đưa đi khám
tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh (tháng 9 năm 2016) và được chẩn đoán:
Dị tật bẩm sinh não. Xét nghiệm: Mẫu huyết thanh của mẹ và con đã được Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu ngày 08/9/2016 và gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương nhận mẫu ngày 21/9/2016. Kết quả xét nghiệm 02 mẫu huyết thanh bằng
phương pháp MAC-ELISA (lặp lại 3 lần) và PRNT (lặp lại 2 lần) cho kết quả: Phát
hiện kháng thể (KT) IgM kháng đặc hiệu Zika trên 2 mẫu huyết thanh (mẹ-con). Phát
hiện KT trung hoà vi rút Zika trên mẫu 2 mẫu huyết thanh (mẹ-con) với hiệu giá
1:160 và 1:320 [7].
Tính đến 3/2017, cả nước ghi nhận 231 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại
12 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh (199), Bình Dương (09), Khánh Hòa (07), Đắk

Lắk (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (02), Phú Yên (01), Long An (01), Tây Ninh (01), Đồng


13

Nai (06), Cần Thơ (01), Bình Phước (01), Lâm Đồng (01). Trong đó ghi nhận 01
trường hợp trẻ đầu nhỏ có nhiều khả năng nghi do Zika [5]. Các trường hợp này đều
khơng có tiền sử đi về từ vùng dịch. Ngoài ra cũng đã ghi nhận 09 trường hợp người
nước ngồi đến cơng tác và du lịch tại Việt Nam. Sau khi từ Việt Nam trở về, bệnh
nhân xuất hiện triệu chứng và cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Zika [7].
Các thơng tin chi tiết về bệnh nhân được thể hiện trong bảng 1.1 sau đây:


14

Bảng 1.1. Trường hợp người nước ngoài nhiễm vi rút Zika tại Việt Nam.
Ngày
Quốc

Số

Ngày đến

khởi

Ngày khởi

tịch

lượng


Việt Nam

hành từ

phát

Việt Nam

Ngày xét

Các nước

nghiệm

du lịch

xác định

đến
Hồng

Israel

01

9/12/2015

9/12/2015 25/12/2015


23/2/2016

Kông,
Việt Nam

Úc

Hàn
Quốc
Đức
Hàn
Quốc
Hàn
Quốc
Đức
Đài
Loan
Hàn
Quốc

01

14/2/2016

Singapore,

5/3/2016

8/3/2016


12/3/2016

Làm việc tại 01/5/2016

28/4/2016

07/5/2016

Việt Nam

Việt Nam

10-30/4/2016
01

TP.HCM
01

5/6/2016

10/6/2016

13/6/2016

29/6/2016

Việt Nam

01


11/7/2016

15/7/2016

19/7/2016

28/7/2016

Việt Nam

01

15/8/2016

19/8/2016

25/8/2016

26/8/2016

Việt Nam

08/9/2016

05/9/2016

09/9/2016

Nhật Bản


04/9/2016

06/9/2016

12/9/2016

Việt Nam

01

Làm việc tại
VN

01

28/8/2016

01

Sống tại VN

Về Hàn
Quốc

16/10/2016 28/10/2016

Hàn Quốc,
Việt Nam



×