Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cây thủy sinh và chất dinh dưỡng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.68 KB, 7 trang )

Cây thủy sinh và chất dinh dưỡng
Cây thủy sinh cũng như cây trên cạn cần phải được cung cấp nhiều yếu
tố như dinh dữơng, ánh sáng phù hợp (theo từng lọai cây), Co2 dùng để
quang hợp vv… để phát triển. Vì môi trừơng sống của từng lọai cây thủy
sinh khác nhau hay có thể giống nhau không ít thì nhiều. Những điều này rất
quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cây thủy sinh. Vì vậy việc trồng hay
chăm sóc cây thủy sinh trong hồ đối với nhiều người là 1 việc rất khó khăn
hoặc bất khả.

Trên thực tế, việc dùng hoặc bổ sung chất dinh dưỡng (phân bón) cho
đúng cách là 1 trong những yếu tố dẫn đến thành công trong việc trồng cây
thủy sinh. Trong môi trường khép kín và diện tích hạn hẹp như hồ thủy sinh.
Chúng ta có suy nghĩ hay không là cây thủy sinh sẽ lấy dinh dưỡng từ đâu
ra? Từ nền, từ chất thải hay thức ăn dư thừa của cá. Nếu có suy nghĩ như vậy
thì hơi chủ quan đấy.

Nếu các bạn đã từng mua cây kiểng trồng trong chậu về nhà trồng. Có
để ý hay không là khi mới mua cây rất khỏe và đẹp. Nhưng khi trồng được 1
thời gian cho dù là ngày nào cũng tưới nước và chăm sóc thường xuyên.
Nhưng cây sẽ càng ngày càng xấu đi. Đó có thể là vì chúng ta quên việc bổ
sung dinh dưỡng cho cây. Còn nếu chúng ta trồng cây xuống đất trong môi
trường thích hợp. Cho dù không bón phân nhưng cây vấn phát triển tốt. Lý
do là vì rể của cây có thể phát triển dài ra để tự tìm kiếm nguồn dinh dưỡng.

Vì môi trường sống của cây thủy sinh trồng trong hồ và cây trên cạn
khác biệt nhau. Việc cung cấp hay bổ sung dinh dưỡng hết sức cần thiết
nhưng cũng có đôi điều phải cân nhắc.























1. Tỷ lệ của từng lọai chất dinh dữơng mà chúg ta bổ sung cho cây
thủy sinh phải được cân bằng. Như vậy sẽ không xảy ra tình trạng chất này
thiếu chất kia thừa. Nếu tình trạng dinh dưỡng mất cân bằng sẽ dấn đến hồ bị
rêu, chất dinh dưỡng trở thành độc hại. Quan trọng là nó có thể ngăn cản cây
thủy sinh hấp thu các chất dinh dưỡng khác và cây sẽ chậm phát triển.

2. Phân bón hay chất dinh dưỡng dạng chất lỏng, viên (cục) có thành
phần bao gồm cả chất hữu cơ (organic) và vô cơ (inorganic). Những yếu tố
đó có thể dẫn đến tình trạng phản ứng hóa học (chemical reaction )hoặc
không tương hợp nhau (incompatibility) của dinh dưỡng. Tình trạng này có
thể xảy ra trước hay sau khi ta bổ sung dinh dưỡng cho cây, như vậy cây sẽ
không hấp thu được dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng cho dù có tính ổn

định nhưng rêu tảo lại có khả năng hấp thu tốt hơn cây thủy sinh như vậy rêu
sẽ phát triển rất nhanh trong hồ. Có thể nói một cách khác là tính ổn định và
tương hợp nhau của chất dinh dưỡng rất quan trọng.

3. Việc hấp thu và nhu cầu về dinh dưỡng của cây thủy sinh. Vì cây
thủy sinh sống trong môi trường nước có đặc tính riêng không giống như cây
trên cạn. Cây thủy sinh có thân cây mềm hơn cây trên cạn và nước sẽ giúp
cho cây dựng thẳng. Lá cây thủy sinh cũng mềm hơn để giúp hấp thu dinh
dưỡng tan trong nước được dễ dàng (1 số chất dinh dưỡng, cây thủy sinh có
thể hấp thu qua lá được và 1 số thì không thể). Vì lý do này mỗi lọai cây đều
có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Cây thủy sinh họ Tiêu thảo hoặc họ
Anubias có khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rể tốt hơn qua lá. Như vậy việc
bổ sung phân nhét cho những lọai cây này là cần thiết.

4. Phân nước dùng cho cây thủy sinh không nên chứa thành phần của
Nitrate và Phosphate. Cây thủy sinh sẽ nhận được 2 thành phần này hầu như
gần đủ thậm chí còn dư từ thức ăn của cá. Nếu Nitrate và Phosphate có
nhiều hơn nhu cầu của cây thủy sinh sẽ dẫn đến tình trạng rêu hại phát triển
mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nước trong hồ. Vì vậy số
lượng cá nuôi trong hồ, số lần cho cá ăn/lần/ngày và liều lượng thức ăn rất
quan trọng không nên cho cá ăn nhiều.

















5. Liều lượng và cách sử dụng, bổ sung dinh dưỡng. Phân bón dạng
lỏng, sẽ được hướng dẫn sử dụng với liều lượng trung bình. Chúng ta có thể
tăng hay giảm tùy theo số lượng hay chủng loại cây trong hồ. Chúng ta nên
theo dõi hoặc để ý khi sử dụng cho thích hợp. Nếu lá non của cây có mầu
sắc đẹp có thể đoán được là dinh dưỡng hơi nhiều hay là lá non có mầu lợt
thì ít dinh dưỡng. Thậm chí có thể quan sát cây có thở hay không (sẽ có bọt
khí đọng dưới lá) thở ít hay nhiều(yếu tố về ánh sáng và Co2 phải thích hợp
và cân bằng). Trong hồ có trồng cây thủy sinh loại cần ánh sáng nhiều như
Chân Trâu Nhật (Glossostigma sp) , Eusteralis stellata , cây có lá đỏ hay là
cây phát triển nhanh. Những hồ này phải bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng
nhiều hơn hồ bình thường. Vì tất cả các phân nước sẽ có pH thấp(acid)
khoảng 3-6. Vì vậy tốt nhất nên hòa vào nước trước khi cho vào hồ để tránh
tinh trạng lá non của cây bị phá hủy. Thông thường việc bổ sung phân nước
nên được bổ sung mỗi tuần và tốt nhất sau khi thay nước. Nhưng có thể chia
liều lượng đều cho mỗi ngày để cây có dinh dưỡng đủ cho 1 ngày (unit dose)
hoặc 2-3 ngày. Việc làm này sẽ giúp giảm đi nguy cơ phát triển của rêu.

6.Những yếu tố và môi trường trong hồ thủy sinh. Nếu so sánh thức ăn
mà chúng ta ăn hằng ngày với dinh dưỡng bổ sung cho cây. Oxygen trong
không khí mà chúng ta thở vào cũng như Co2 cung cấp cho cây. Nước mà
chúng ta uống cũng như ánh sáng cho cây. Cho dù là chúng ta ăn đồ ăn ngon
và bổ nhưng môi trường sống lại bị ô nhiễm. Trong điều kiện không khí có
chất ô nhiễm, độc hại, không có nước sạch uống thì việc có sức khỏe tốt là

điều không thể. Cũng như cây thủy sinh, những yếu tố và môi trường sống
rất quan trọng và liên quan đến việc phát triển.

×