Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật canh tác cây mồng tơi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.97 KB, 4 trang )

Kỹ thuật canh tác cây mồng tơi
Mồng tơi, mùng tơi, lạc quỳ có Tên khoa học: Basella alba L. Họ mồng
tơi: Basellaceae

Kỹ thuật canh tác cây mồng tơi
Họ Mồng tơi (danh pháp khoa học: Basellaceae, đồng nghĩa: Anrederaceae
J. Agardh, UllucaceaeNakai) là một họ thực vật có hoa. Họ này được một số
nhà phân loại thực vật công nhận.
Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998),
cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Cẩm chướng (Caryophyllales) của
nhánh thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi (core eudicots). Họ này bao gồm
khoảng 20 loài thực vật thân thảo (một số là dây leo) trong 4-6 chi:

- Anredera
- Basella
- Boussingaultia
- Tandonia?
- Tournonia
- Ullucus


I/ Đặc điểm thực vật học:
- Cây thân thảo, leo, có dây quấn.
- Lá mọc so le, phiến lá nguyên và mọng nước.
- Hoa xếp thành bông.
- Quả bế, hình cầu hay hình trứng.

II/ Công dụng:
- Rau mồng tơi có thể dùng để luộc ăn, nấu canh với cua, tép…
- Rau mồng tơi có vị chua, tính lạnh, thông đại tiểu tiện hoặc giã nát bôi
ngoài da để chữa trị rôm sảy.



III/ Kỹ thuật trồng:
3.1.Giống:
- Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng
trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000 mét vuông từ 2,5 -
3 kg. Hạt mồng tơi trồng bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để
bỏ hạt.
- Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10 H)
và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy
mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt
nẩy mầm.

3.2.Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.

3.3.Đất trồng:
- Mồng tơi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất
khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát
nước tốt.
- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.
- Lên liếp: Lên liếp nổi, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn.
+ Chiều rộng: 1 – 1.2 m.
+ Chiều cao mặt liếp: 15 – 20 cm.
+ Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát
nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.
3.4.Bón phân (lượng phân tính cho 1.000 mét vuông):
- Bón lót:
+ Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.
+ Phân super lân 50 kg.
- Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg
Urê và 25 kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây. Bón phân bằng cách hoà

phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới
phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá
rau.

3.5.Chăm sóc và tưới nước:
-Mồng tơi dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước
và bón phân.
- Các loại bệnh hại trên mồng tơi quan trọng hơn sâu hại. bệnh phổ biến là
đốm lá. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như luân canh với cây trồng
khác, làm giàn che mưa, trồng cây trong nhà lưới, bón phân cân đối nhưng
phải đảm bảo cách ly 10 ngày. Đối với bệnh đốm lá có thể sử dụng Daconil
500 SC phun trừ.

3.6.Thu hoạch:
Khi cây đạt 40 ngày sau khi gieo là có thể sử dụng được.

×