Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Kỹ năng phỏng vấn xin việc khối kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.58 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
2
I. CV
CV (Curriculum vitae): Sơ yếu lý lịch
Trong hồ sơ xin việc bản sơ yếu lý lịch rất quan trọng như một sự quảng cáo,
một cơ hội để tiếp thị bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Nó có thể
giúp bạn trở thành một ứng viên xuất sắc nhất cho công việc.
Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nên nó cần phải
được hoàn thiện tốt.
1. Hình thức
Hình thức là ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người xem.
Những từ chuyên ngành liên quan đến công việc nên được sử dụng nhiều trong
CV.
Sử dụng câu chữ một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, các mục quan trọng nên
để chữ đứng, gạch chân hoặc in nghiêng để tạo sự chú ý.
Cỡ chữ viết CV là 12, có thể dùng font chữ Time New Roman hoặc Arial
Trình bày hồ sơ trên hai trang giấy. Thông thường một hồ sơ không nên dài hơn
hai trang giấy, trừ phi bạn có nhiều ưu thế và kinh nghiệm nổi bật.
3
2. Nội dung
2.1. Thông tin về cá nhân và việc làm
Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên phải lưu ý là cần ghi rõ số điện thoại và địa chỉ
e-mail bạn thường dùng nhất để nhà tuyển dụng có thể liên hệ dễ dàng khi bạn
trúng tuyển.
2.2. Quá trình học tập của bạn
Trường THPT mà bạn đã tốt nghiệp:
Mục này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm,
hãy nêu những thành tích học tập mà bạn đạt được trong quá trình học phổ
thông chẳng hạn như điểm, xếp loại, làm cán sự lớp, thi đậu kỳ thi học sinh giỏi
toán,… Nếu bạn mô tả hay thì nhà tuyển dụng sẽ lưu ý hồ sơ của bạn nhiều.


Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mà bạn đã và đang học:
Là sinh viên bạn hãy nêu những thành tích của mình trong quá trình học như đã
làm cán sự lớp, tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, được khen thưởng cấp
khoa, cấp trường, nhận học bổng, đoạt giải các kỳ thi lớn, đoàn viên, đảng viên,
… Bạn càng nhiều thành tích hãy nêu ra càng nhiều càng tốt. Đây sẽ là điểm nổi
trội của bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng đặc biệt đối với những bạn
chưa có kinh nghiệm làm việc.
2.3. Các kỹ năng của bạn
Kỹ năng ngoại ngữ:
Bạn hãy mô tả thêm những kinh nghiệm ngoại ngữ mà bạn đã có như bạn có
khả năng giao tiếp tốt với người nước ngoài, nghe và hát tiếng nước ngoài tốt,
viết và đọc tiếng nước ngoài thành thạo,… Bạn cũng nên nêu những bằng cấp
mà mình đã đạt được như bằng A, B, C, TOEIC, TOEFL, IELTS,… Đây là
điểm mạnh của bạn so với các ứng viên khác đó.
Kỹ năng tin học:
Kỹ năng tin học là kinh nghiệm trong quá trình sử dụng tin học mà bạn đạt được
như đánh máy nhanh, sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, biết thiết kế
web,… Những bằng cấp đạt được như bằng A,B,… Vấn đề tin học nhà tuyển
dụng rất quan tâm tới ứng viên, bạn nên nêu ra đầy đủ.
4
Kỹ năng mềm:
Ngoài hai kỹ năng trên thì kỹ năng mềm cũng là một kỹ năng quan trọng giúp
bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Các kỹ năng này rất đặc biệt
thuộc về chính bản thân bạn như khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp khéo
léo, đàm phán, thuyết trình,… Với những kỹ năng xuất sắc, bạn sẽ có nhiều cơ
hội được nhà tuyển dụng chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác có trình độ
tương đương.
Kỹ năng khác:
Kỹ năng khác là sở trường của bạn về việc nào đó chẳng hạn như hát karaoke,
uống được bia, rượu, khả năng chịu áp lực,… Và nêu lên thời gian bạn sử dụng

chúng. Nếu kỹ năng khác bạn đều tốt ngang với các ứng viên khác thì kỹ năng
này bạn sẽ nổi trội hơn họ nếu bạn nêu ra.
2.4. Mục kinh nghiệm
Mục kinh nghiệm trong bản lý lịch của bạn là nơi nhà tuyển dụng tập trung sự
chú ý nhiều.
Kinh nghiệm làm việc:
Bạn nên nêu rõ các kinh nghiệm làm việc càng chi tiết càng tốt. Có thể kinh
nghiệm mà bạn đạt được chỉ là trong giai đoạn thực tập sinh, bán thời gian hay
nghề tự do. Kinh nghiệm làm việc ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm
ứng viên khác. Hãy nêu tên tổ chức, vai trò và nêu bật trách nhiệm và thành
công bạn đã đạt được ở những công việc trước đây.
Kinh nghiệm hoạt động xã hội:
Đây là kinh nghiệm khi bạn tham gia hoạt động xã hội ở trường, đoàn và cộng
đồng xã hội như cộng tác viên, phụ tá văn thư ở phòng công tác của trường hoặc
làm ban chấp hành chi hội, đoàn trường, làm MC trong trường, tổ chức chương
trình cho sinh viên, tham gia mùa hè xanh,… Bạn hãy kể chi tiết tên hoạt động
xã hội, vai trò và thành tích nổi bật của bạn trong quá trình hoạt động xã hội.
Đây là điểm mạnh của bạn khi đi xin việc đặc biệt đối với công việc cần khả
năng này.
5
Kinh nghiệm, thành tích khác của bạn:
Hãy kể cho nhà tuyển dụng biết những thành tích cũng như các kinh nghiệm
khác của bạn như bạn đã từng thi trò chơi “Ô chữ vàng”, tham gia chương trình
văn nghệ của trường , tham gia diễn thời trang, đoạt giải kỳ thi nào đó, có kinh
nghiệm dẫn chương trình, tổ chức cuộc đi chơi,…
2.5. Mục tiêu và thiên hướng nghề nghiệp
Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Hãy cho nhà tuyển dụng biết điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn. Nên nêu
bật điểm mạnh và hạn chế điểm yếu mà ảnh hưởng đến công việc. Qua đó nhà
tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng của bạn và xem xét mức độ phù hợp công việc.

Đây là mục quan trọng, nhà tuyển dụng rất quan tâm.
Sở thích:
Bạn nên nêu nên sở thích của bản thân mình. Đó là những sở thích cụ thể của
bạn như thích nghe nhạc, thích chơi thể thao, … nhưng đừng đưa quá nhiều.
Người tham khảo:
Người tham khảo là người có ấn tượng và có thể đưa nhận xét khách quan về
bạn. Bạn hãy mô tả người tham khảo của bạn về họ tên, địa chỉ mail, số điện
thoại, Qua đó nhà tuyển dụng có thể liên lạc với họ khi cần thiết.
6
3. Những việc không nên làm trong CV
Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đó là một trong hai thứ không thể chấp nhận đối
với một CV xin việc, bạn phải kiểm tra phần này thật cẩn thận, nên đọc kỹ lại
nhiều lần.
Bạn không nên sử dụng những từ địa phương, tiếng lóng trong CV.
Đừng để những lỗi do cẩu thả như: lem dấu cà phê lên hồ sơ hay in hồ sơ trên
giấy tiêu đề của công ty,… làm hỏng bộ hồ sơ được chuyển bị công phu của
bạn.
Tránh viết tắt, đặc biệt những từ không phổ biến và không được thừa nhận.
Đừng ghi một địa chỉ e-mail lạ như bởi nó có vẻ
không chuyên nghiệp.
Đừng che giấu cá tính của mình trong CV và đừng tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát, hãy
mạnh dạn trình bày trước nhà tuyển dụng những thành tích, kỹ năng và sự thông
minh khéo léo của bạn. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thực sự thích hợp
cho công việc sắp tới của họ hay không. Trình bày chúng bằng những hiểu biết
của bạn và làm thế nào để đem lại lợi ích cho những gì họ muốn.
7
II. Chuẩn bị phỏng vấn
8
Tìm hiểu về công ty qua web, người giới thiệu, người có kinh nghiệm.
Nếu bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết sâu sắc

về công ty của họ , bạn đã để lại một ấn tượng rất tốt đối với họ. Muốn vậy,
trước khi bước vào (phỏng vấn) hãy nghiên cứu thật kỹ về công ty này.
Tìm hiểu về công việc đang dự tuyển.
Chuẩn bị các câu hỏi với nhà tuyển dụng.
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng
thường dành cơ hội cho các ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây
chính là lúc để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng, cho thấy sự khác
biệt giữa mình và các ứng viên khác. Hãy đặt các câu hỏi thể hiện sự quan tâm
của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc
biệt mà bạn có.
Đọc lại CV và nhớ một số điểm quan trọng.
Thực tập phỏng vấn với người đi làm.
Dự đoán hành trình đến nơi phỏng vấn.
Tránh thức khuya để có tinh thần và sức khỏe tốt.
Đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn
những thức ăn ảnh hưởng tới cái dạ dày bất ổn của bạn.
9
Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tuyển dụng
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho
cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng,
thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn Hãy tập trung hướng câu nói của bạn
vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời
gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh
Y, tốt nghiệp trường đại học Z,…” Những thông tin này đã có trong CV của
bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện
tại?)
Hãy cẩn thận đừng xem đây là cơ hội để kể tội xếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại
loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng cho trường

hợp này là: “Tôi muốn tìm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn
xin vào. Đó có thể những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian nói về điểm
yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là
bạn nên nói một hay hai điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính
hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà
bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để
khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế tôi làm việc
hơi chậm. Nhưng bù lại tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này , không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng
về công ty trước khi đi phỏng vấn.
10
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do
cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi
biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn
muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn làm việc trong môi trường
chuyên nghiệp, vì bạn muốn nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn thử sức mình
với những dự án lớn ở một công ty lớn,…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn,
tích cách, thái độ,…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua
công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu
có).
8. Trong công việc cũ bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về hai đến ba dự án thành công mà bạn đã từng đảm nhận. Bạn có thể

nói cụ thể luôn là thông qua các dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng
hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn các dự án thành công về chất
lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công
ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên hãy nói về
thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử
thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo ấn tượng với nhà
tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện
làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ : nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên
cứu và làm việc một mình , hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo
nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn muốn được
nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khẳng
khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh
thần cộng tác rất cao.
11
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào các tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa
ra những câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà
tuyển dụng biết rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc
này và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress trong công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những
áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi
vu đâu đó một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý
stress như thế nào vì trong buổi phỏng vấn ít nhiều bạn cũng đã bị stress với
những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là

hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được
bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm
trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng
sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt
được mục tiêu ấy, bạn cũng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị
trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
14. Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là một trong những câu hỏi khó nhất, đặc biệt đối với những người chưa có
nhiều kinh nghiệm. Việc đầu tiên cần làm trước khi dự phỏng vấn là tìm hiểu
mức lương phổ biến trong ngành nghề của bạn để ước lượng con số mình nên
đề nghị.
Hãy trình bày rõ với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ chỉ bàn thảo chi tiết về lương
bổng khi đã nhận được lời đề nghị tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng thúc ép bạn
đưa ra một câu trả lời cụ thể, bạn hãy đưa ra một mức lương kiểu “khoảng” hơn
là một con số chính xác.
12
III. Phỏng vấn
1. Tác phong
Đến sớm 10- 15 phút:
Quy tắc đầu tiên của một nhân viên tiếp thị là đừng bao giờ đến trễ. Và bạn
chính là người tiếp thị bản thân, sự phục vụ của bạn và năng lực mà bạn có.
Mặt khác đừng bày tỏ quá vội vàng hoặc thái độ của bạn quá ham muốn.

Trang phục chỉnh tề, thích hợp, đúng mực và không nổi bật:
Quần áo cũng thể hiện được tính cách, quan điểm của người mặc. Một bộ trang
phục đẹp và thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bắt đầu trả lời phỏng
vấn.
Chú ý: Bạn nên chọn những loại trang phục công sở, tránh mặc những chiếc áo,

đầm vấy hở hang, màu sắc qua nổi,…
13
Trang phục nam giới
Trang phục nữ giới
14
***********
15
2. Khi phỏng vấn
Biết tên người phỏng vấn thì bạn xưng hô sẽ thân mật hơn và thể hiện sự quan
tâm của bạn đến người phỏng vấn.
Khi bạn chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật tươi cùng ánh mắt “biết nói”
và bắt tay với nhà tuyển dụng thật dứt khoát. Hãy nói với nhà tuyển dụng “Rất
vui được gặp ông/ bà” thể hiện thái độ thân thiết.
Bạn nên ngồi ở tư thế thẳng lưng trong suốt buổi phỏng vấn, vai nên đưa ra phía
sau. Với tư thế như vậy, bạn sẽ thể hiện được sự tự tin của bạn và có thể thở tốt.
Hơn nữa, ở tư thế này, ít nhất bạn có thể tránh và xóa bỏ cảm giác lo sợ, không
thoải mái và gò bó.
Dùng cử chỉ tay và ngôn ngữ hình thể.
Tập trung vào cuộc phỏng vấn, giao tiếp bằng mắt, nhìn trực tiếp vào nhà phỏng
vấn. Điều đó thể hiện sự tự tin, chân thật và sức mạnh.
Lấy sổ ghi chép và điều gì không rõ hỏi lại người phỏng vấn.
Không quá tự tin hoặc quá rụt rè.
Hãy là một người biết lắng nghe. Chỉ trả lời theo những gì được hỏi, ngắn gọn,
xúc tích nhưng đầy đủ, đúng cách.
16
Thể hiện sự nhiệt tình, yêu thích công việc, đừng tỏ vẻ tuyệt vọng.
Hỏi quan tâm về vị trí dự tuyển.
Chào và cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn.
Lấy namecard nếu được người phỏng vấn đưa lúc đầu khi bạn chuẩn bị ra về.
Kéo ghế lại trước khi về thể hiện bạn là người trách nhiệm.

3. Những điều không nên làm trong phỏng vấn
3.1. Tác phong
Không phải cứ ăn mặc cầu kỳ, thời trang hợp mốt mới là đẹp. Một sự bất cẩn
trong cách ăn mặc cũng có thể khiến nhà tuyển dụng quy kết bạn là người tùy
tiện thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng người khác.
Không nhai chewing- gum.
Không sử dụng nước hoa mùi quá nồng.
Những thứ không nên mang vào buổi phỏng vấn: Điện thoại di động, Ipod, cà
phê hay sô đa.
Nếu thường ngày bạn đeo hơi nhiều đồ trang sức trên người thì hãy bỏ bớt vài
thứ khi đi phỏng vấn. Quá nhiều trang sức sẽ không lấy được thiện cảm của
người phỏng vấn.
3.2. Khi phỏng vấn
Không chào, bắt tay người phỏng vấn, đây là điều mất lịch sự. Ngoài ra, những
cái bắt tay quá hời hợt nhanh chóng sẽ làm cho đối phương nghĩ rằng bạn chẳng
mặn mà gì với mối quan hệ này. Rất có thể họ sẽ đánh giá bạn là người hời hợt,
thiếu tế nhị.
Nghe điện thoại, đây là điều không nên khi đang phỏng vấn.
Bạn không nên ngồi ở tư thế vắt chân chữ ngũ, nhiều nhà tuyển dụng khó tính
sẽ rất phản cảm với cử chỉ này và họ đánh giá bạn là người mất lịch sự, thiếu
tôn trọng họ.
Không được chống cằm khi đang phỏng vấn.
Không tập trung vào vấn đề, mắt nhìn đủ hướng.
17
Không nói điều gì mà mình không biết chắc.
Đừng nói dối về bất cứ điều gì:
Đừng nói dối hay thêm thắt, tô vẽ về bất cứ điều gì. Hãy nhớ rằng mọi người
đều tôn trọng và đánh giá cao những người làm nhiều hơn nói chứ không phải
nói nhiều hơn làm.
Về không chào, cảm ơn.

Quên mang theo namecard khi về.
18
IV. Sau phỏng vấn
Gửi một lá thư cảm ơn, nêu lên những gì mà bạn thực sự thích ở vị trí ấy, khẳng
định một lần nữa vì sao bạn lại phù hợp với nó, và lời cảm ơn chân thành về
thời gian mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn trong cuộc phỏng vấn.
Nếu nhà tuyển dụng phản hồi lại là bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn, là ứng
viên mà công ty lựa chọn thì đó thực sự là một tin tốt lành.
Tuy nhiên, trong trường hợp thông tin không tốt hay nói cách khác là bạn đã bị
loại, dù đang buồn nhưng hãy lắng nghe những gì mà nhà tuyển dụng phản hồi
để hiểu tại sao những ứng viên khác được chọn. Nếu bạn rút ra được những bài
học cho mình từ lần phỏng vấn này, chắc chắn bạn sẽ sớm thành công với một
công vệc như ý.
19

×