Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo chuyên đề tìm hiểu thực tế hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.73 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
______ ______

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÌM HIỂU THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG

Họ và tên: Phạm Hồng Minh Thư
MSSV: 48.01.102.033
Mã lớp: 2311EDUC280206
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương

TP. Hồ Chí Minh – 10/2023
1|Page


Mục lục
Chuyên đề 1: Quản lý nhà trường.........................................................................3
1. Cơ cấu tổ chức nhà trường.............................................................................3
2. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.......................................................................3
2.1 Điều 4: Loại hình và hệ thống trường trung học......................................3
2.2 Điều 6: Phân cấp quản lý............................................................................4
2.3 Điều 9: Cơ cấu tổ chức của trường trung học..........................................4
2.4 Điều 27: Nhiệm vụ của giáo viên................................................................4
2.5 Điều 29: Quyền của giáo viên, nhân viên..................................................5
3. Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV về xếp hạng trường.....6
4. Lương giáo viên...............................................................................................7
Chuyên đề 2: Hồ sơ giảng dạy................................................................................8
1. Căn cứ...............................................................................................................8


2. Hồ sơ chuyên môn tại trường THPT.............................................................8
2.1 Kế hoạch bài dạy.........................................................................................8
2.2 Kế hoạch giáo dục.......................................................................................8
2.3 Sổ theo dõi và đánh giá học sinh................................................................8
2.4 Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.............................................8
2.5 Kế hoạch kiểm tra-đánh giá.......................................................................9
2.6 Học bạ...........................................................................................................9
2.7 Hệ thống nhập điểm điện tử.......................................................................9
3. Hồ sơ chủ nhiệm tại trường THPT................................................................9
3.1 Kế hoạch tiết sinh hoạt chủ nhiệm.............................................................9
3.2 Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
Hoạt độ trải nghiệm, hướng nghiệp.................................................................9
3.3 Sổ chủ nhiệm..............................................................................................10
3.4 Phiếu liên lạc..............................................................................................10

2|Page


Chuyên đề 1: Quản lý nhà trường
1. Cơ cấu tổ chức nhà trường
- Đảng/ Chi bộ: định hướng, lãnh đạo nhà trường.
- Hội đồng trường: đề ra các mục tiêu, quyết định, giải pháp,…
- Ban giám hệu, tổ bộ môn, tổ chức Đoàn, đội: thực hiện các mục tiêu, quyết
định, giải pháp của Hội đồng trường.
- Tổ văn phòng (kế toán, thủ quỹ, giáo vụ, y tế, bảo vệ, lao công,…)
BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học và Thông tư liên Bộ số 35/2006/TTLTBGDĐT-BNV.
2. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ

thơng có nhiều cấp học.
2.1 Điều 4: Loại hình và hệ thống trường trung học
- Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: cơng lập và tư thục.
+ Trường trung học cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập và trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và kinh phí cho chi thường xuyên của trường trung học công lập chủ
yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
+ Trường trung học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập theo quy
định của pháp luật. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt
động của trường trung học tư thục là nguồn ngồi ngân sách nhà nước.
- Trường trung học có một cấp học:
+ Trường trung học cơ sở.
+ Trường trung học phổ thơng.
- Trường phổ thơng có nhiều cấp học:
+ Trường tiểu học và trung học cơ sở.
+ Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
3|Page


+ Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.
+ Trường trung học phổ thông chuyên, trường năng khiếu.
+ Trường, lớp dành cho người khuyết tật.
+ Trường giáo dưỡng.
+ Cơ sở giáo dục khác.
2.2 Điều 6: Phân cấp quản lý
- Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp
học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
- Trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học có
cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và
Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối
hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ
thơng có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thơng.
- Trường chun biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực
hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường
chuyên biệt đó.
2.3 Điều 9: Cơ cấu tổ chức của trường trung học
- Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng
và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội
đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Cơng đồn; tổ chức
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh; các tổ chun mơn; tổ văn phịng; lớp học; tổ phục vụ
các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.
2.4 Điều 27: Nhiệm vụ của giáo viên
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế
hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn;
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham
gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả
giáo dục.
4|Page


- Trau đồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối
xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chun
mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do
hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các
cấp quản lý giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình
học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.5 Điều 29: Quyền của giáo viên, nhân viên
- Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:
+ Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ
trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
+ Được huởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo
quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi
về vật chất, tinh thần theo quy định.
+ Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
chun mơn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và
các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi
học tập, bồi dưỡng.
+ Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ
sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ nơi mình cơng tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng
bằng văn bản.
+ Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
+ Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định pháp luật.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5|Page


- Giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm, ngồi các quyền quy định tại khoản 1
Điều này, có những quyền sau đây:
+ Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do
mình làm chủ nhiệm.
+ Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ
luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình
làm chủ nhiệm.
+ Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ
nhiệm.
+ Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ
học không quá 03 ngày liên tục.
+ Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
3. Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV về việc xếp hạng
trường
STT
Trường
1
Tiểu học:
- Trung du, đồng bằng, thành phố.
- Miền núi, vùng sâu, hải đảo.
2
Trung học cơ sở:
- Trung du, đồng bằng, thành phố.
- Miền núi, vùng sâu, hải đảo.
3
Trung học phổ thông:
- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo.

6|Page

Hạng I
Hạng II
Hạng III
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 18 đến 27 lớp - Dưới 18 lớp
- Từ 19 lớp trở lên - Từ 10 đến 18 lớp - Dưới 10 lớp
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 18 đến 27 lớp - Dưới 18 lớp
- Từ 19 lớp trở lên - Từ 10 đến 18 lớp - Dưới 10 lớp
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 18 đến 27 lớp - Dưới 18 lớp
- Từ 19 lớp trở lên - Từ 10 đến 27 lớp - Dưới 10 lớp


4. Lương giáo viên

Ngồi ra, cịn các khoản phụ cấp và thu nhập tăng thêm từ các khoản thu
dịch vụ của trường gồm bãi xe học sinh, căn tin, các dịch vụ khác,... Nếu công
tác đủ 20 năm sẽ được tặng huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” kèm theo
thưởng 1.080.000 đồng (mức hưởng kỷ niệm chương bằng 60% hệ số lương cơ
sở).
Điều kiện tăng lương: Hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật.
Nếu đạt giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được
tăng lương trước hạn.
Khi muốn tăng lương thì phải thi thăng hạng (tăng 0,1% phụ cấp thâm niên
vượt khung).

7|Page



Chuyên đề 2: Hồ sơ giảng dạy
1. Căn cứ
- Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Thực tế nhà trường: Yêu cầu của Ban Giám hiệu: Phó hiệu trưởng phụ
trách cơng tác chun mơn, Phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác chủ nhiệm, u
cầu của Tổ chun mơn, Phịng Học Vụ,... tình hình thực tiễn: kiểm tra, thao
giảng,...
2. Hồ sơ chuyên môn tại trường THPT
2.1 Kế hoạch bài dạy
- Mục đích: kịch bản và phương án dạy học trên lớp, Ban Giám hiệu, Tổ
chuyên môn kiểm tra; thao giảng, dự giờ.
- Thực hiện: theo mẫu cơng văn 5512 có sự thống nhất của Tổ chuyên
môn và chỉ đạo của Ban Giám hiệu, theo phân phối chương trình, kế hoạch
của nhà trường.
2.2 Kế hoạch giáo dục
- Mục đích: tăng cường hoạt động có tính chất trải nghiệm, đa dạng hóa
hoạt động ngoại khóa của Tổ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra – đánh giá.
- Thực hiện: theo mẫu cơng văn 5512 có sự thống nhất của Tổ chuyên
môn và chỉ đạo của Ban Giám hiệu, theo phân phối chương trình, kế hoạch
của nhà trường.
2.3 Sổ theo dõi và đánh giá học sinh
- Mục đích: kiểm tra sự tiến bộ và có biện pháp khắc phục các hạn chế
của học sinh; là cơ sở báo cáo Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn về kết quả học
tập và giúp giải quyết các vấn đề liên quan.

8|Page



- Thực hiện: theo mẫu của cá nhân hoặc nhà trường, thường xuyên trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm và có biện pháp liên lạc với phụ huynh học
sinh.
2.4 Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chun mơn
- Mục đích: theo dõi và thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, là cơ
sở kiểm chứng các thông tin được tổ chun mơn thống nhất và là minh
chứng cho việc mình thực hiện đúng quy định khi có Ban Giám hiệu hoặc
Tổ chuyên môn kiểm tra.
- Thực hiện: theo mẫu của cá nhân hoặc nhà trường, thường xuyên trao đổi
với giáo viên chủ nhiệm và có biện pháp liên lạc với phụ huynh học sinh.
2.5 Kế hoạch kiểm tra-đánh giá
- Mục đích: Chủ động phương án kiểm tra - đánh giá HS, Ban Giám
hiệu, Tổ chuyên môn kiểm tra.
- Thực hiện: Theo kế hoạch nhà trường, có sự thống nhất Tổ chun
mơn.
2.6 Học bạ
- Mục đích: Ghi nhận kết quả học tập của học sinh, phê nhận xét (đối
với GVCN) và kí phê nhận xét (đối với GV bộ mơn).
- Thực hiện: theo mẫu và yêu cầu, kế hoạch của nhà trường, thường
xuyên kiểm tra để có hướng trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, PHHS và xử
lý học sinh.
2.7 Hệ thống nhập điểm điện tử
- Mục đích: Ghi nhận kết quả học tập HS, lưu trữ và truy xuất trực
tuyến, phê nhận xét học sinh trực tuyến.
- Thực hiện: theo mẫu và yêu cầu, kế hoạch của nhà trường, thường
xuyên kiểm tra để có hướng trao đổi với GVCN, PHHS và xử lý học sinh.
3. Hồ sơ chủ nhiệm tại trường THPT
3.1 Kế hoạch tiết sinh hoạt chủ nhiệm

9|Page



- Mục đích: kịch bản và phương án tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm trên
lớp, do Phó hiệu trưởng kiểm tra; thao giảng, dự giờ.
- Thực hiện: Theo mẫu cá nhân hoặc hướng dẫn của nhà trường, có sự
chỉ đạo của Ban Giám hiệu; kế hoạch chủ nhiệm hằng tháng, hàng tuần.
3.2 Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Mục đích và thực hiện: Tương tự như kế hoạch bài dạy và kế hoạch
chủ nhiệm, lồng ghép thêm các hoạt động tương tác của học sinh, do học
sinh thiết kế, tổ chức và thực hiện, có sự phê duyệt của giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên chủ nhiệm có vai trị kết luận nội dung nhằm hướng tới mục đích
giáo dục học sinh.
3.3 Sổ chủ nhiệm
- Mục đích: Theo dõi và thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, là
cơ sở kiểm chứng các thông tin: hướng dẫn, kế hoạch, điều chỉnh của Ban
Giám hiệu, do Phó Hiệu Trưởng kiểm tra.
- Thực hiện: Theo mẫu cá nhân hoặc nhà trường, duy trì liên lạc thường
xuyên với GV Bộ môn, Tổ Học vụ, các lực lượng giáo dục khác và PHHS.
3.4 Phiếu liên lạc
- Mục đích: ghi nhận kết quả học tập, phê nhận xét, gửi thông báo cho
PHHS.

10 | P a g e


11 | P a g e




×