Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thể giới kinh tế mỹ từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.87 KB, 32 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
TÊN ĐỀ TÀI: KINH TẾ MỸ TỪ 1945 ĐẾN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................... 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ 3
NƯỚC MỸ........................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận............................................................................................... 3
2. Sơ lược quá trình lịch sử nước Mỹ (từ khi thành lập đến nay) ..................4
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 10
1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1973..................................................... 10
2. Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 .....................................................13
3. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 .....................................................16
4. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009 .....................................................18
5. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 .....................................................21
CHƯƠNG III NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ MỸ TỪ NĂM 1945
ĐẾN NAY...................................................................................................... 26
1. Điều kiện tự nhiên, con người ...................................................................26
2. Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu ........................................................26
3. Áp dụng thành công thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật............ 27
4. Sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản Mỹ .......................................28
5. Chính sách điều tiết kinh tế ......................................................................28
KẾT LUẬN ....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................30


MỞ ĐẦU
1.



LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), các quốc gia tham
chiến bị tổn thất nặng nề, hậu quả của cuộc chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế
các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng ở Tây Bán cầu Hoa Kỳ giai đoạn đứng
ngoài cuộc chiến, nhờ chiến tranh để thu lợi kinh tế và do vị trí địa lý nên ít bị
ảnh hưởng bởi chiến tranh. Từ đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ
bước sang giai đoạn phát triển mới với tiềm lực kinh tế - tài chính to lớn.
Từ năm 1945 đến nay, Mỹ luôn là nền kinh tế số 1 thế giới, với sức
mạnh to lớn của nền kinh tế, Mỹ đã theo đuổi nhiều mưu đồ thống trị tồn thế
giới và nơ dịch các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Mỹ với sự phát triển
kinh tế cao và tiềm lực lớn phát triển một cách vượt bậc. Từ nửa sau thế kỷ
XX cho tới nay, tình hình thế giới và trong nước của Hoa Kỳ có nhiều biến
động, nền kinh tế phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, những
giai đoạn khủng hoảng, suy thoái đã ảnh hưởng làm giảm sự phát triển của
Mỹ. Tuy nhiên, nhờ những tiềm lực sẵn có của đất nước, những sự điều
chỉnh, chính sách, biện pháp điều phối nhà nước của chính quyền Mỹ đã đưa
nước nền kinh tế phục hồi và phát triển trở lại, sau những suy thoái là sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế đứng đầu thế giới và đạt thêm được nhiều thành
tựu rực rỡ
Nghiên cứu lịch sử nền kinh tế Mỹ từ 1945 đến nay, sẽ cho ta có những
cái nhìn bao qt khơng chỉ về một nền kinh tế quốc gia mà còn là những diễn
biến của quan hệ quốc tế trong suốt nửa cuối thế kỷ XX đến ngày nay. Những
xu hướng kinh tế và những kinh nghiệm từ nền kinh tế số 1 phát triển cao này.

1


2.


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Phân tích, tổng hợp lịch sử phát triển của nền kinh tế Mỹ từ năm 1945
đến nay. Từ đó có những đánh giá, nhận xét về sự phát triển của kinh tế Mỹ
trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
3.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
(1945) đến nay.
Phạm vi nghiên cứu: Hoàn cảnh, đặc điểm, sự phát triển kinh tế Mỹ từ
năm 1945 đến 2020 – 2021.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lơgíc.
5.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận, sơ lược quá trình lịch sử nước Mỹ
Chương II Đặc điểm kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến nay
Chương III Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ từ năm 1945 đến nay

2



NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
NƯỚC MỸ
1.

Cơ sở lý luận

1.1

Khái niệm kinh tế tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế, xã hội dựa trên quyền sở
hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các
đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư
bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị
trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu
tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản
xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch
vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và
dịch vụ.
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong
lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái
xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ
XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu
thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong
kiến, q tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ
nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với
tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết

gia nào xây dựng. Tuy nhiên A. Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây
dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự
do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự
do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong
các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên

3


nền tảng sở hữu công cộng, sở hữu tập thể. Các chính sách an sinh xã
hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và
cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là
nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà
nước.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế tự do kinh doanh lấy công
nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế
định hướng sang cơng nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này
hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối.
Trung tâm tài chính là địa điểm tập trung nhiều cơng ty và con người
tham gia vào ngân hàng, quản lý tài sản, bảo hiểm hoặc thị trường tài
chính với các địa điểm và dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động này diễn ra.
Những người tham gia có thể bao gồm các trung gian tài chính (như ngân
hàng và mơi giới), nhà đầu tư tổ chức (như nhà quản lý đầu tư, quỹ hưu trí,
cơng ty bảo hiểm, quỹ phịng hộ) và nhà phát hành tài chính (như các cơng ty
và chính phủ).
Suy thối và khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm của tổng sản phẩm
quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói
cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai q). Suy thối
kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn
bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các

thời kỳ suy thối có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại lạm
phát trong thời kì đình lạm. Sự suy thối kéo dài và trầm trọng được coi là
khủng hoảng kinh tế.
2.

Sơ lược quá trình lịch sử nước Mỹ (từ khi thành lập đến nay)

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
và sự thành lập nước Mỹ.

4


Người dân bản địa định cư ở Bắc Mỹ là người da đỏ từ châu Á di cư
sang từ hơn 25.000 năm trước. Sau cuộc thám hiểm của Crítxtốp Cơlơmbơ,
Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan đã sang xâm chiếm vùng đất này, nhưng mạnh
mẽ nhất vẫn là Anh. Do kinh tế và hải quân mạnh nhất, đến năm 1752, Anh
đã chiếm và thành lập 13 bang thuộc địa của mình ở Bắc Mỹ. Cuộc cách
mạng ruộng đất và cách mạng tư sản ở Anh gây ra làn sóng di cư ào ạt của
người Anh sang Mỹ. Dân số 13 bang này là 1,3 triệu người, tiếng nói chính là
tiếng Anh.
Từ thế kỷ XVII - XVIII, Anh coi Bắc Mỹ là vùng có nhiệm vụ cung
cấp nguyên liệu, lương thực cho chính quốc. Ở Bắc Mỹ, kinh tế cơng thương
nghiệp phát triển, xuất hiện các ngành nghề như: đóng tàu thuyền, khai mỏ,
luyện sắt thép, dệt vải, len dạ, thuộc da, đóng giày, nấu rượu. Chính phủ Anh
ngăn chặn sự phát triển công thương nghiệp ở Bắc Mỹ, ban hành nhiều đạo
luật cấm phát triển công thương nghiệp thuộc địa, ngăn cấm Bắc Mỹ buôn
bán với nước khác. Anh đặt ra nhiều loại thuế, đặc biệt có loại “thuế tem”
đánh vào các kiện hàng nhập khẩu. Đối tượng bóc lột là dân bản xứ, nô lệ da
đen và dân da trắng di cư đến. Các vùng đất phía Nam, có nhiều điều kiện

thuận lợi nên kinh tế sản xuất hàng hoá khá phát triển. Chế độ đồn điền nông
nghiệp với việc sử dụng nơ lệ, bóc lột lợi nhuận cao, nhà tư bản, chủ đồn điền
và chủ nô kết hợp với nhau là một đặc trưng riêng, nhanh chóng làm giàu cho
giai cấp tư sản ở Bắc Mỹ.
Nền kinh tế 13 bang Bắc Mỹ phát triển, thị trường dân tộc hình thành.
Nền văn hóa Bắc Mỹ có xu hướng tách dần với chính quốc. Do đặc điểm dân
cư nhiều nơi trên thế giới đến lập cư nên khách quan hình thành tâm lý tự do
kiểu Mỹ. Sự phân chia hành chính của Anh thành các bang do người Anh cai
trị, theo luật pháp Anh gây xu hướng chống đối của nhân dân. Các điều kiện
đó là cơ sở tạo ra một cộng đồng người ổn định trong khu vực lãnh thổ, có

5


quá trình lịch sử, chung tiếng Anh, tâm lý tự do và văn hoá độc lập. Một dân
tộc tư sản Mỹ đang được hình thành.
Các mâu thuẫn trong xã hội Bắc Mỹ vốn phức tạp nay càng thêm gay
gắt. Đó là mâu thuẫn giữa Anh với Pháp và Tây Ban Nha trong cuộc chiến
tranh 7 năm giành giật đất đai ở Bắc Mỹ (1757 - 1763), Anh đã chiến thắng;
mâu thuẫn giữa chính phủ Anh và dân tộc Mỹ, mâu thuẫn giữa tư sản, địa chủ
Mỹ mà đại biểu là Oasinhtơn với chính quyền Anh, mâu thuẫn giữa chính
quốc và thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt....
Ngày 7/10/1765, đại biểu 9 bang họp quyết định không nộp thuế do
Anh quy định. Chè của Anh nhập vào Mỹ giá hạ bị người Mỹ tẩy chay.
Thương nhân Bắc Mỹ khơng có quyền tự do chuyên chở, kinh doanh chè.
Ngày 16/12/1773, người dân Bắc Mỹ đã đột nhập vào 3 tàu chở chè của Anh
đang đậu tại cảng Bôxton. Họ đã vứt xuống biển 343 thùng chè trị giá hàng
chục vạn bảng Anh. Anh ra sắc lệnh đóng cửa cảng, bắt nhân dân thành phố
Bôxtơn bồi thường đồng thời lùng sục, đàn áp trừng phạt dã man... Khơng khí
cách mạng sơi sục và cách mạng đã được châm ngòi bùng nổ.

Ngày 5/9/1774 đến 26/10/1774, 56 đại biểu ở 12 bang họp Hội nghị lục
địa lần thứ nhất, thông qua “Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại”, tuyên bố
tẩy chay hàng hoá, địi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, xố bỏ luật
cấm vô lý của vua Anh và Quốc hội Anh đối với thuộc địa. Quốc hội Anh
không đồng ý mà còn ban hành những đạo luật mới. Mâu thuẫn càng thêm
gay gắt. Hội nghị đã phát động phong trào chiến tranh cách mạng trên tất cả
các bang Bắc Mỹ.
Ngày 10/5/1775, Hội nghị lục địa lần thứ hai họp quyết định thành lập
quân đội lục địa thống nhất và cử G. Oasinhton làm chỉ huy lực lượng kháng
chiến, kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Uỷ
ban 5 người khởi thảo Tuyên ngôn độc lập do Giépphécxơn đứng đầu được
thành lập.

6


Ngày 4/7/1776, Hội nghị đã long trọng công bố bản Tuyên ngôn độc
lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho
họ những quyền khơng thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, tuyên bố sự ra đời Hợp chúng
quốc Hoa kỳ (United States of America gọi tắt là nước Mỹ). Tuyên ngôn độc
lập khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ, chỉ rõ các quyền tự do
dân chủ tư sản, bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của nhân dân...
Đây là văn kiện tiến bộ nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên khi đó chiến tranh cịn
đang tiếp tục. Lực lượng cách mạng Mỹ còn ở thế bị động, gặp rất nhiều khó
khăn.
Ngày 7/10/1776, Hội nghị thơng qua bản các điều khoản của Liên
bang.
Ngày 17/10/1777, quân Anh bị thất bại lớn ở Saratôga
Từ năm 1777, lực lượng cách mạng Mỹ phát triển có nhiều thuận lợi.

Cuộc chiến tranh chính nghĩa đã được đơng đảo nhân dân Mỹ tham gia. Các
nước như Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan tham gia giúp cách mạng Mỹ chống
Anh. Lực lượng liên quân của cách mạng Mỹ chuyển sang phản công. Chiến
thắng tại Yoóctao (10/1781), lực lượng liên quân cách mạng Mỹ đã tiêu diệt
và bắt sống 8.000 quân Anh do tướng Coócoalit chỉ huy. Ngày 3/9/1783, thực
dân Anh buộc phải ký hiệp ước Vécxai, công nhận nền độc lập của các thuộc
địa ở Bắc Mỹ. Cách mạng tư sản Mỹ đã hoàn toàn thắng lợi.
Tháng 5/1787, Hội nghị liên bang đã thông qua bản Hiến pháp. Hiến
pháp khẳng định nước Mỹ là một quốc gia liên bang, bộ máy nhà nước được
xây dựng trên cơ sở tam quyền phân lập là quyền lập pháp thuộc về nghị viện
gồm thượng viện và hạ viện. Hạ viện do dân chúng bầu lên tỉ lệ theo dân số
các bang. Hai năm bầu lại một lần. Thượng viện gồm đại biểu bầu lên, mỗi
bang hai người khơng kể dân số nhiều hay ít. Hai năm một lần, thành phần

7


thượng viện thay đổi một phần ba. Nghị viện hạn chế quyền lực của Tổng
thống bằng số phiếu đa số 2/3 của các nghị sĩ của hai viện. Những quyết án có
hiệu lực khi được hai viện thơng qua và tổng thống phê chuẩn. Quyền hành
pháp rất rộng nằm trong tay Tổng thống. Tổng thống do dân bầu gián tiếp
thông qua các đại cử tri. Số lượng bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ.
Tổng thống là người có quyền hạn lớn, quyền chỉ huy quân đội, quyền phủ
quyết những vấn đề liên quan đến quyền lập pháp. Bộ máy chính phủ gồm các
bộ trưởng và quan tồ Liên bang đều do Tổng thống quyết định và bổ nhiệm.
Quyền tư pháp thuộc về toà án tối cao toàn liên bang gồm bộ máy do Tổng
thống đề nghị và được nghị viện chấp nhận. Hiến pháp đánh dấu bước phát
triển mới của nước Mỹ trên con đường tư bản chủ nghĩa.
Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại
vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau

đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của nước cộng hòa chung duy
nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được
chính thức thơng qua năm 1791. Sau khi giành được độc lập, theo Học
thuyết Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ bắt đầu công cuộc mở rộng lãnh
thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ XIX. Sự kiện này bao gồm
việc tiêu diệt các dân tộc bản địa (Chiến tranh Da Đỏ), đánh chiếm những
vùng lãnh thổ mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới. Nội chiến Hoa
Kỳ kết thúc với thắng lợi của lực lượng Chính phủ Liên bang đã đặt dấu chấm
hết cho chế độ nô lệ cũng như sự chia rẽ tư tưởng tại nơi đây.
Đến cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã mở rộng sự ảnh hưởng lên tồn
bộ Thái Bình Dương, và rồi trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ đó cho
tới nay. Chiến thắng trong Chiến tranh Tây Ban Nha – Hoa Kỳ cùng Chiến
tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế đại cường quốc toàn cầu của Hoa
Kỳ. Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Lạnh tiếp tục

8


khẳng định và giữ vững vị thế siêu cường toàn cầu của quốc gia này. Với sự
phát triển của nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ như một “người khổng lồ” nhưng
tới thế kỷ XXI sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 vào trung tâm tài chính Niu óoc đã làm rung chuyển thế giới khi một siêu cường số 1 thế giới về kinh tế,
quân sự bị tấn công. Từ sau sự kiện đó Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện các chiến
lược gây sự ảnh hưởng tới toàn cầu.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ không chỉ giữ được
vị thế của một siêu cường số một thế giới mà còn vươn lên phát triển mạnh
mẽ bỏ xa những quốc gia tư bản chủ nghĩa khác. Từ 1945 đến nay nền kinh tế
Mỹ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, có những sự suy giảm
khủng hoảng, cũng có những giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Là
quốc gia nắm đa số những phát minh của thế giới, tiên phong trong cách
mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy được nền kinh tế Mỹ qua các giai

đoạn.

9


CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1973

1.1 Hoàn cảnh
Trong thế chiến II, giai đoạn đầu Mỹ đứng ngoài cuộc chiến, nhằm
bn bán vũ khí, thiết bị qn sự cho hai phe chiến tranh. Sau cuộc tấn công
bất ngờ vào căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng (7/12/1941) của
quân đội Phát xít Nhật, Mỹ mới tuyên chiến tham gia Thế chiến trong phe
Đồng Minh. Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với chiến thắng
của phe Đồng Minh. Vào ngày 6/8 và ngày 9/8 năm 1945 Mỹ ném hai quả
bom nguyên tử vào hai thành phố Hi – rô – si – ma và Na – ga – sa – ki của
Nhật Bản nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Tháng 2 năm 1945, khi kết cục của Chiến tranh thế giới đã nghiêng
hoàn toàn về phe Đồng Minh, hội nghị của ba nước trong phe Đồng Minh
được họp tại I – an – ta để quyết định những vấn đề sau khi kết thúc chiến
tranh. Trong đó có những quyết định về tổ chức lại thế giới sau chiến tranh và
phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. Tổng thống Mỹ Ph. Rudơven
tham dự hội nghị với hai nguyên thủ của Anh và Liên Xô. Những quyết định
của Hội nghị cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành
khn khổ của trật tự thế giới mới. Từng bước được thiết lập năm 1945 –
1947 thường được gọi là: Trật tự 2 cực I - an – ta. Theo đó, thế giới được chia
làm hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe. Hệ thống tư bản chủ nghĩa
do Mỹ đứng đầu và chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu.

Ngày 12/4/1945, Tổng thống Mỹ Ph. Rudơven qua đời tại phịng làm
việc. Phó Tổng thống Mỹ Harry S.Truman lên thay quyền nhậm chức Tổng
thống.

10


Sự khởi đầu cho thời kỳ “Chiến tranh lạnh” là thông điệp của Tổng
thống Mỹ Truman tại Quốc hội Mỹ (12/3/1947). Tháng 6/1947, Tổng thống
Mỹ thông qua “kế hoạch Mác – san” viện trợ các nước Tây Âu phục hồi kinh
tế sau chiến tranh. Mặt khác, nhằm tập hợp lực lượng vào liên minh quân sự
chống Liên Xô và Đông Âu. Thế giới bước vào thời kỳ “Chiến tranh lạnh”
kéo dài bởi sự đối đầu của hai siêu cường Mỹ – Liên Xô.
1.2

Đặc điểm kinh tế Mỹ giai đoạn 1945 – 1973

Về kinh tế, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 54,6% tổng sản lượng của
thế giới tư bản (1948). Sản lượng nông nghiệp cũng gấp 2 lần sản lượng của
Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (1949).
Nước Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện an toàn
và thuận lợi nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt. Mỹ ít bị thiệt
hại về người và của trong chiến tranh (vì tham gia chiến tranh muộn, đất nước
xa các chiến trường), trái lại đã thu được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ bán vũ khí
cho các nước tham chiến.
Về tài chính, Mỹ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần bằng
3/4 khối lượng vàng của thế giới tư bản). Sau chiến tranh, Mỹ là nước chủ nợ
duy nhất trên thế giới.
Trình độ tập trung sản xuất và tư bản ở Mỹ rất cao. So với trước chiến
tranh, các công ti độc quyền ở Mỹ có quy mơ lớn và kết cấu phức tạp hơn

nhiều. Về quy mô, các công ty khổng lồ tập trung hàng vạn cơng nhân, có
doanh thu hàng chục tỉ đơla. Ví dụ cơng ti GM (General Motor) có doanh thu
27 tỉ đơla, với số cơng nhân viên chức 70 vạn người, có xí nghiệp ở 42 nước
trên thế giới. Về kết cấu, các công ti sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng, bao
gốm nhiều ngành, từ sản xuất đến thương nghiệp, ngân hàng, giao thông vận
tải... trở thành những tổng thể kinh tế lớn gọi là những côngglômêrat. Sự tập
trung cao độ của các độc quyền khổng lồ này lại được kết hợp chặt chẽ với sự

11


phát triển đa dạng của các xí nghiệp vừa và nhỏ có năng suất - lao động rất
cao và sự chuyển đổi nhanh nhậy, linh hoạt trước những biến đổi của thị
trường. Kinh tế Mỹ như hình "Kim tự tháp", những doanh nghiệp lớn trên
đỉnh tháp được bao quanh bởi một mạng lưới hồn chỉnh những doanh
nghiệp, những xí nghiệp nhỏ, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. Đây là một cơ cấu kinh tế hiện đại, kết quả của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật lần thứ hai mà Mỹ là nước khởi đầu và cũng là một trong
những nước đạt được những thành tựu kì diệu nhất (3/4 các phát minh khoa
học thuộc về Mỹ trong những năm 70).
Kinh tế Mỹ là một nền kinh tế quân sự hóa cao độ, đặc biệt trong thời
kì "chiến tranh lạnh", "chạy đua vũ trang". Cơng nghiệp chiến tranh chiếm
20% tổng sản lượng công nghiệp, 1/3 số công nhân trong các ngành công
nghiệp chế tạo. Giới kinh doanh cơng nghiệp qn sự có liên hệ mật thiết với
Bộ quốc phòng Mỹ, là cơ quan đặt mua hàng qn sự. Do đó hình thành nên
tổ hợp qn sự - công nghiệp (một liên minh chặt chẽ giữa giới công nghiệp
và quân sự), giữa bọn trùm tư bản độc quyền với Lầu Năm Góc và chính phủ
Mỹ nói chung.
Từ những năm 50, nhất là từ 1960, địa vị ưu thế của Mỹ trong nền kinh
tế tư bản thế giới giảm sút dần. Về kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản bị
kiệt quệ sau chiến tranh đã được phục hồi, dần dần trỗi dậy, cạnh tranh gay

gắt với Mỹ. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tuy lớn nhưng không ổn định, từ
1945 đến 1973, đã trải qua nhiều lần khủng hoảng và suy thoái: 1945-1946;
1953-1954; 1957-1958; 1960-1961; 1964-1965; 1969-1970. Từ cuộc khủng
hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mỹ lâm vào cuộc suy thoái triền miên
kéo dài suốt cả thập niên 70. Chiến tranh xâm lược Việt Nam cũng là một
nguvên nhân quan trọng làm kinh tế Mỹ suy sụp (con số chính thức của Bộ
Thương mại Mỹ cơng bố nãm 1972 là chi phí 352 tỉ đôla).

12


Năm 1970, Mỹ chiếm 40,9% sản lượng công nghiệp thế giới (năm
1973 chỉ còn 39,8%), Tây Âu và Nhật chiếm 43,7%. Về xuất khẩu, năm 1950,
phần của Mỹ trong thế giới tư bản là 30%, đến năm 1970 chỉ còn 15%, trong
khi đó phần xuất khẩu của các nước Tây Âu tăng từ 20% (năm 1950) lên 39%
(năm 1970). Mặc dù đến cuối thời kỳ này, Mỹ vẫn giữ ưu thế so với từng
nước trong thế giới tư bản, nhưng nếu xét về tổng thể, kinh tế Mỹ đã suy yếu.
2.

Giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991

2.1 Hoàn cảnh
Giai đoạn này trong khoảng từ năm 1973 - 1982, Mỹ bị ảnh hưởng bởi
các cuộc suy thoái khủng hoảng về năng lượng đã làm cho nền kinh tế suy
thoái và khủng hoảng kéo dài. “Chiến tranh lạnh” vẫn diễn ra sự đối đầu hết
sức căng thẳng và lên đến đỉnh điểm. Mỹ thực hiện những cuộc chiến tranh
xâm lược.
Khủng hoảng dầu mỏ là thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho
nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm
1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên

bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu
mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở
đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá dầu thế
giới đang từ $3/thùng lên đến gần $12/thùng, trong khi đó ở nước Mỹ thì giá
dầu cao hơn chút ít. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng
hồng dầu mỏ, hay cịn được ví như một “cú sốc giá dầu”, đã để lại nhiều hậu
quả xấu nhất thời và dài dẵng đối với nền chính trị tồn cầu và nên kinh tế thế
giới. Sự việc được ví như " cú sốc giá dầu đầu tiên trong lịch sử", kéo theo sau
đó lại là một " cú sốc dầu mỏ lần thứ II " diễn ra vào năm 1979.
Tiếp theo đó là cuộc cách mạng hồi giáo Iran, làm biến động thị trường
dầu lửa năm 1979. Sự kiện đã làm kìm hãm sự khai thác và xuất khẩu dầu của

13


Iran khiến các quốc gia OPEC phải tăng sản lượng, nỗ lực kìm giá dầu và kết
quả chỉ giảm 4% so với trước cách mạng Iran. Nhưng do tâm lý lo sợ thị
trường và lệnh ngừng nhập khẩu dầu của Iran của Tổng thống J. Carter làm
cho giá dầu tăng vọt 35,5 USD/ 1 thùng. Lạm phát tăng từ 5,6% (5/1979) lên
7,5% vào một năm sau và đạt đỉnh 13,5% vào năm 1980. Hậu quả làm suy
sụp nền kinh tế, nhất là trong các ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất và sản
xuất thép liên tục sụt giảm trong 10 năm, cho tới khi khủng hoảng giá dầu kết
thúc.
Từ 1981 đến 1986, giá dầu thế giới giảm mạnh xuống 10 USD/ 1 thùng
(1986). Giá giảm đã làm làm lợi cho Mỹ để phục hồi kinh tế. Tới năm 1987,
Mỹ hứng chịu sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán. Thiếu hụt thương mại
của Mỹ trong tháng 8 là 15,68 tỷ USD đã gây nên sự sụp đổ kỷ lục tại thị
trường tài chính Phố U-ơn. Thứ sáu (ngày 16-10), chỉ số công nghiệp Ðao
Giôn lần đầu giảm 100 điểm trong lịch sử do mức kỷ lục 338 triệu cổ phiếu
được bán tống bán tháo tại Niu Oóc. Chỉ số Ðao Giơn giảm 4,6% hay 108,35

điểm. Ngày 19/10/1987, cịn gọi là "Ngày thứ hai đen tối", các thị trường
chứng khoán đổ vỡ ở châu Á và châu Âu sau khi thị trường chứng khốn ở
Niu c giảm sút. Sau đó chỉ số Ðao Giơn tụt 508,32 điểm xuống cịn 1.738,4
điểm.
Tháng 8/1990, giá dầu thế giới một lần nữa tăng vọt 13% do cuộc chiến
tranh vùng Vịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để
giải phóng Kuwait. Cơn sốt lần này kéo dài trong 9 tháng và giá không vượt
đỉnh các cuộc khủng hoảng trước (hồi 1973 và 1979 - 1980). Tại thời điểm
đó, mỗi thùng dầu đắt gấp đơi chỉ trong vịng 2 tháng, từ 17 USD lên 36 USD
mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giải
phóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.

14


Khủng hoảng này phần nào là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế ở
Mỹ với sự sụp đổ của thị trường tín dụng.
2.1 Đặc điểm kinh tế Mỹ giai đoạn 1973 – 1991
Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu suy yếu vào cuối những năm 60
(thế kỷ XX) và sang đầu những năm 70 thì lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Hai
cuộc suy thoái kinh tế trong một môi trường lạm phát cao (1970, 1975), dầu
mỏ (1973, 1979), phá giá đồng đơla (1971, 1976), vị trí quốc tế ngày một
giảm sút.
Đứng trước tình hình đó, các chính quyền Mỹ đã tiến hành cải cách
kinh tế, đặc biệt là "chương trình phục hồi kinh tế" do chính quyền Rigân
(Ronald Reagan) đề xướng. Cốt lõi của chương trình này là giảm thuế khóa,
giảm dần sự can thiệp của nhà nước, tăng cường tính tự do hóa nền kinh tế.
Kết quả là nền kinh tế Mỹ thoát ra khỏi suy thoái và đạt tốc độ tăng trưởng
cao trong những năm từ 1983 đến 1988, lạm phát giảm xuống và tỉ lệ thất
nghiệp cũng giảm, đời sống nhân dân được nâng cao hơn và địa vị quốc tế của

Mỹ cùng được phục hồi ở mức độ nhất định. Tuy vậy, sự tăng trưởng cũng để
lại những hậu quả tiêu cực: thâm hụt ngân sách (- 155,1 tỉ đôla trong tài khóa
1987/88 rồi thâm hụt thương mại (- 153 tỉ đơla năm 1987 đạt đến mức ki lục,
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ giảm xuống do lãi suất của ngân hàng
cao... Cuối năm 1989, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thối, người dân Mỹ cảm thấy
hồi nghi những thành công kinh tế trong thời ki Rigân - Bush. Năm 1991,
Mỹ vẫn còn chiếm một phần tư nền sản xuất thế giới (5500/22000 tỉ USD),
vẫn còn giữ được những ngành chủ chốt nhưng sự phá triển của Mỹ khơng
cịn lợi thế như trước nữa, châu Âu và Nhật đã đạt mức độ có thể so sánh
được với Mỹ.
Từ năm 1980 – 1991, GDP bình quân tăng 11,791 USD, (tăng 33,3%).
Lạm phát tăng 6,7%, tỷ lệ thất nghiệp giảm 3,8%. Nợ cơng chính phủ tăng
18,6%.
15


3.

Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000

3.1 Hoàn cảnh
Mười năm cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động,
ảnh hưởng tới chiến lược phát triển các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia
thay đổi chiến lược phát triển và tạo thành một xu thế phát triển mới của thế
giới trong bối cảnh thế giới mới.
Năm 1991, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu đã làm sụp đổ trật tự thế giới “hai cực”. Chính thức chấm dứt thời kỳ
“chiến tranh lạnh” kéo dài. Mỹ có lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mỹ ra sức
thiết lập trật tự thế giới “một cực”. Nhưng do sự vươn lên của các cường quốc
như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đã hình thành xu hướng đa

cực nhiều trung tâm nên Mỹ khơng dễ có thể thực hiện tham vọng xác lập trật
tự đơn cực.
Sau “Chiến tranh lạnh” hịa bình thế giới được củng cố. Tạo khơng khí
ổn định cho các quốc gia tập trung hội nhập phát triển kinh tế. Hầu như các
quốc đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để
xây dựng sực mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
Năm 1992, Tổng thống George H.W Bush đã thất bại cuộc bầu cử
Tổng thống trước ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton sau khi một loạt các
sự kiện xảy ra như suy thoái kinh tế hay sự thay đổi bầu khơng khí chính trị
tại Mỹ thời sau Chiến tranh Lạnh. Năm 1993, Bill Clinton đắc cử tổng thống
thứ 42 của Hoa Kỳ. Với các chính sách ơn hịa, tập trung thúc đẩy nâng cấp
xã hội để phát triển kinh tế.
Sự “thổi phồng” của bong bóng chứng khốn trong ngành cơng nghệ
cao, nhất là các công ty mạng, gọi đây là thời kỳ “Bong bóng Dotcom”. Sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỷ XX đã cho sự ra
đời của mạng Internet, mạng lưới mạng viễn thông tồn cầu, các cơng ty

16


mạng viễn thơng của Mỹ như Microsoft, Mosaic,… Bong bóng Dot-com góp
phần cùng nhiều nhân tố khác tạo ra sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ trong
nửa cuối thập niên 1990. Giá cổ phiếu công nghệ cao tăng nhanh đã khuyến
khích sự phát triển của các cơng ty trong ngành công nghệ thông tin. Điều này
làm cho công nghệ thơng tin tiến bộ nhanh chóng và việc ứng dụng nó vào
quản lý, sản xuất đã làm năng suất lao động tăng lên. Đây chính là những
nhân tố quan trọng nhất tạo nên tăng trưởng kinh tế cao và duy trì một thời
gian khá lâu. Giá cổ phiếu tăng nhanh khiến các nhà đầu tư cổ phiếu cảm
thấy tài sản của mình tăng lên. Lúc đó, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn (hiệu ứng
tài sản). Nhu cầu cá nhân tăng lên cùng hiệu ứng lan tỏa của nó tới sản xuất

của các ngành khác nhau trong nền kinh tế khiến đầu tư tư nhân tăng. Nói
cách khác, nhìn từ mặt nhu cầu của nền kinh tế, giá cổ phiếu tăng làm tổng
cầu tăng lên.
3.2

Đặc điểm kinh tế Mỹ giai đoạn 1991 – 2000

Tuy đang phải trải qua nhưng đợt suy thoái ngắn nhưng khi lên cầm
quyền vào năm 1992, Tổng thống Bill Clinton lại đề ra chương trình cải cách
kinh tế mới với mục tiêu chủ yếu là giảm thâm hụt ngân sách, k i ề m c h ế tốc
độ tăng của vay nợ, tạo môi trường thuận lợi để phục hồi nền kinh tế Mỹ,
nâng cao sức cạnh tranh của hàng Mỹ. Được sự ủng hộ của hoàn cảnh thế giới
và trong nước đã tạo ra những thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển của nền
kinh tế.
Trong 4 năm nhiệm kì đầu của Tổng thống Clintơn, tốc độ tăng trưởng
kinh tế liên tục là 2,5% nạn thất nghiệp giảm, thâm hụt ngân sách cũng giảm
mạnh (thâm hụt ngân sách - 101 ti đôla, mức thấp nhất kể từ 1981). Nền kinh
tế Mỹ được coi là tấm gương cho các nước khác học tập.
Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clintơn (1992-2000), kinh tế
Mỹ phục hồi trở lại.Thâm hụt ngân sách giảm 60%, từ 290 tỉ USD xuống còn

17


117 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế năm 1996 là 2,8%. Năm 1997, 1998, kinh tế
Mỹ tăng trưởng kinh tế là 3,9%, lạm phát dưới 2%. Thất nghiệp cũng ở mức
thấp nhất kể từ năm 1960. Năm 1996, sản xuất công nghiệp của Mỹ chiếm
20% sản lượng công nghiệp thế giới, xuất nhập khẩu của Mỹ đạt 1400 tỉ
USD, chiếm khoảng 14% tổng chu chuyển thương mại thế giới. Năm 2000,
GDP của Mỹ là 9765 tỷ USD, bình quân đầu người 34600 USD. Hoa Kỳ tạo

ra 25% tổng sản phẩm của tồn thế giới và có vai trị chi phối trong hầu hết
các tổ chức kinh tế - tài chính quốc như Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…
Kinh tế Mỹ từ năm 1991 – 2000, bình quân thu nhập đạt 12,067 USD,
phần trăm đạt 34,7%. Tỷ lệ làm phát giảm xuống còn 3,1%, tỉ lệ thất nghiệp
giảm 27,1%. Đây là giai đoạn Mỹ đã có những sự khơi phục và phát triển
mạnh mẽ. Những làn gió thổi từ những xu thế hội nhập các quốc gia trên thế
giới, làn sóng “Bong bóng Dotcom” tài chính Mỹ,… đã đưa nền kinh tế Mỹ
khơng chỉ giữ vững vị trí kinh tế số 1 thế giới, GPD tăng tưởng hơn giai đoạn
trước đó, tỷ lệ lạm phát được kìm hãm và giảm đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp
giảm mạnh đã tác động tới tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo của Mỹ giảm, xong nợ
cơng chính phủ Hoa Kỳ vẫn ở mức cao.
4.

Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009

4.1 Hoàn cảnh
Bước vào thế kỷ XXI, khi người Mỹ đang mong ước về một thế giới
hịa bình, ổn định, ít biến động như 10 năm cuối thế kỷ XX. Nhưng những
năm đầu của thế kỷ XXI đã xảy ra những sự kiện ảnh hưởng xấu đến cuộc
sống và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ.
Đầu năm 2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush (Bush con) lên nắm
quyền nước Mỹ trở thành “người chủ thứ 43” của Nhà Trắng. G.W. Bush lên
nắm quyền với lá phiếu đại cử tri nhiều hơn mà số phiếu phổ thơng ít hơn đối

18




×