TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ
1921 – 1941
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
NỘI DUNG
5
CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG NGA – SỰ THÀNH LẬP LIÊN BANG
5
XÔ VIẾT
5
1.1. Cách mạng Nga
5
1.2. Sự thành lập liên bang Xơ Viết
9
CHƯƠNG II: CƠNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
LIÊN XƠ 1921 – 1941
12
2.1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921 – 192512
2.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1926 – 1941
16
2.2.1. Bước đầu cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (1926-1929)
16
2.2.2. Cơng cuộc tập thể hóa nơng nghiệp và hồn thành kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1928-1933)
18
2.2.3. Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937) – Liên Xô bước đầu xây dựng
được những nền móng của chủ nghĩa xã hội
20
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA, NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG – LIÊN HỆ
VIỆT NAM
24
3.1. Ý nghĩa, nguyên nhân thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô
24
3.1.1. Ý nghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
25
3.1.2. Nguyên nhân thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô
25
3.2. Liên hệ Việt Nam
30
KẾT LUẬN
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
35
MỞ ĐẦU
Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế chính trị mà các nước
có Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo và tuyên bố sẽ đưa đất nước mình theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Các nước này, tạm gọi tắt là hệ thống Xô viết, tự
gọi mình là các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó từ chủ nghĩa xã hội được
dùng theo nghĩa giai đoạn trước chủ nghĩa cộng sản. Một số nước, chính thể,
nhóm hoặc cá nhân lại gọi họ là các nước cộng sản. Hệ thống các nước này
không bao gồm các nước có mục tiêu chủ nghĩa xã hội khơng theo chủ nghĩa
Mác - Lenin. Những từ tương đồng với hệ thống xã hội chủ nghĩa trong sách
báo cịn có hệ thống kiểu Xô Viết, kinh tế quản lý tập trung, kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, nền kinh tế mệnh lệnh và xã hội chủ nghĩa nhà nước.
Nước ta cũng là một nước thuộc hệ thống Xô Viết và thời đại ngày nay
vẫn đang là thời đại quá độ lên Chủ Nghĩa Xã hội… Với Việt Nam, đây là
mục tiêu mà Đảng ta hướng đến, đưa nước ta trở thành một nước Xã Hội Chủ
Nghĩa tiêu biểu. Thì việc tìm hiểu thêm về vấn đề giai cấp Công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn đề rất quan trọng được Đảng
và nhà nước rất chú ý. Vậy vấn đề được đặt ra là: Công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xơ (1921-1941).
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về giai Cơng cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941). Với nhiệm vụ nghiên cứu là tập hợp
tư liệu, tham khảo tài liệu để hiểu biết về chiến lược, chiến thuật trong cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm. Để từ đó xác định đối tượng nghiên cứu đó là
Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ.. Trong đó phạm vi nghiên
cứu bao gồm: Không gian là nước Liên Xô và thời gian là từ năm 1921 đến
năm 1941. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, lịch sử,... Quá trình nghiên cứu đem lại ý nghĩa lý luận là những kiến
3
thức có được từ Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ, qua đó rút
ra kinh nghiệm, ý nghĩa thực tiễn là từ những bài học kinh nghiệm đó mà ứng
dụng vào giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay. Ngoài mở đầu, kết luận
và tài liệu tham khảo, đề tài được làm rõ qua 3 chương lớn.
Chương 1: Cách mạng Nga – Sự Thành lập Liên Bang Xô Viết
Chương 2: Công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở liên xô 1921 1941
Chương 3: Ý nghĩa, nguyên nhân thành công – Liên hệ Việt Nam
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hảo đã giúp đỡ em trong
việc tổng hợp và khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn cô đã
tận tình giảng dạy và chỉ bảo trong suốt thời gian diễn ra mơn học và giúp em
hồn thành tốt bài tiểu luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu có
hạn nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót. Do đó, một lần
nữa em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ để em có điều kiện hồn
thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG NGA – SỰ THÀNH LẬP LIÊN BANG
XƠ VIẾT
Nói đến cơng cuộc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Liên Xơ, chúng ta
cần tìm hiểu một số vấn đề có liên quan để có thể khai thác triệt để thông tin
làm rõ nội dung của vấn đề này. Việc tìm hiểu các khía cạnh lịch sử, những
cột mốc thời gian, sự kiện… Giúp chúng ta có cái nhìn bao qt được tồn bộ
q trình cỉa cách mà Liên Xơ đã thực hiện. Để có thể hiểu sâu hơn về những
chương trình mà Liên Xơ đã thực hiện chúng ta sẽ làm rõ hơn về cách mạng
Nga và sự thành lập Liên bang Xô Viết.
1.1.
Cách mạng Nga
Trong thập niên 1860 một phong trào được gọi là chủ nghĩa Nihil đã
phát triển ở Nga. Nó là thuật ngữ lần đầu được Ivan Sergeyevich
Turgenev đưa ra năm 1862 trong tiểu thuyết Cha và con của ơng, những
người vơ chính phủ ủng hộ việc thủ tiêu các định chế và pháp luật của loài
5
người, dựa trên ý tưởng rằng các định chế và pháp luật đó là giả tạo và sai lạc.
Cốt lõi của nó, chủ nghĩa vơ chính phủ Nga dựa trên niềm tin cho rằng thế
giới thiếu ý nghĩa, sự thực khách quan, hay giá trị có thể lĩnh hội được. Trong
một số thời điểm nhiều người Nga theo chủ nghĩa tự do đã bất bình bởi cái họ
coi là những cuộc tranh cãi vơ bổ của giới trí thức. Những người vơ chính phủ
nghi ngờ tất cả các giá trị cũ và làm rung chuyển định chế Nga. Họ chuyển từ
triết lý thuần túy sang trở thành một lực lượng chính trị chính sau khi tham
gia vào q trình cải cách. Con đường của họ càng trở nên dễ dàng hơn với
các hoạt động của nhóm Cách mạng tháng Chạp, nổi dậy năm 1825, và sự
khó khăn về tài chính, chính trị do cuộc Chiến tranh Krym, khiến nhiều người
Nga mất lịng tin vào các định chế chính trị.
Những người vơ chính phủ tìm cách tác động vào nơng dân. Chiến dịch
của họ, tập trung vào người dân thay vì giới quý tộc hay chúa đất, được gọi là
phong trào "Dân ý" (Narodnik). Nó dựa trên niềm tin rằng người dân thường
(được gọi trong tiếng Nga là narod) có ý chí và khả năng lãnh đạo quốc gia
một cách hịa bình. Trong khi phong trào "Dân ý" đang phát triển, triều đình
nhanh chóng tìm cách tiêu diệt nó. Đương đầu với sự trấn áp của triều đình,
nhóm cấp tiến của những người "Dân ý" ủng hộ và tiến hành khủng bố.
Người nọ tiếp người kia, các quan đại thần bị bắn hay bị đặt bom giết chết,
bản thân nhà vua cũng từng bị mưu sát vài lần. Điều này thể hiện sự phát triển
của chủ nghĩa vơ chính phủ Nga như một lực lượng cách mạng hùng mạnh.
Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, hoàng đế Aleksandr II bị những người vơ chính
phủ ám sát bằng bom vào ngày 13 tháng 3 năm 1881, trên đường phố SanktPeterburg. Trớ trêu thay, trong ngay hôm ấy, ông đã phê duyệt một bản Tun
cáo cịn gọi là Hiến pháp Loris-Melikov theo đó thành lập hai ủy ban lập
pháp, gồm những đại biểu được gián tiếp bầu chọn.
Con trai của vua Aleksandr III là Nikolai II (1868–1918) lên nối ngơi
năm 1894. Ơng la vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử nước Nga. Cuộc cách
6
mạng Công nghiệp, bắt đầu gây ảnh hưởng lớn tới nước Nga, tuy nhiên nó
cũng tạo ra các lực lượng cuối cùng sẽ lật đổ Hồng đế. Về mặt chính trị, các
lực lượng đối lập đó được tổ chức thành ba đảng cạnh tranh lẫn nhau: Các
nhóm tự do gồm các nhà tư bản công nghiệp và quý tộc, những người tin vào
sự cải cách xã hội một cách hoà bình và một chế độ quân chủ lập hiến, đã
thành lập Đảng Dân chủ Hiến pháp hay Kadets năm 1905. Những người theo
phong trào "Dân ý" thành lập Đảng Xã hội Cách mạng Nga hay Esers năm
1901, ủng hộ việc phân chia đất đai cho nơng dân. Một nhóm thứ ba và có
tính chất cấp tiến hơn lập ra Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga năm 1898;
Đảng này là thành phần chủ yếu của Chủ nghĩa Mác tại Nga.
Năm 1903 Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga phân chia thành hai
phái: những người Bolshevik cấp tiến do Lenin lãnh đạo, phái ơn hịa hơn
Menshevik, do một người bạn trước đây của Lenin là Yuli Martov lãnh đạo.
Những người Menshevik tin rằng chủ nghĩa xã hội Nga sẽ dần phát triển một
cách hồ bình và rằng chế độ Sa hoàng sẽ được kế tục bởi một nền cộng hoà
dân chủ. Những người Bolshevik, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich
Lenin, ủng hộ việc thành lập một nhóm nhỏ các nhà cách mạng chuyên
nghiệp, tuân thủ triệt để kỷ luật đảng, để trở thành đội tiên phong của giai cấp
vơ sản nhằm chiếm chính quyền bằng vũ lực.
Trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), quân Nhật đánh tan
tác Quân đội Nga hoàng trên cả bộ lẫn thủy. Chiến thắng của quân Nhật trong
cuộc chiến tranh này gây tiếng vang lớn, và trở thành một trong những thảm
họa lớn mà châu Âu từng gặp phải. Khả năng tác chiến tồi tệ của Quân đội
Nga hoàng trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật là một cú đấm quyết định với
quốc gia Nga và gia tăng tiềm năng cho sự náo loạn Tháng 1 năm 1905, một
vụ việc được gọi là "Chủ nhật đẫm máu" xảy ra khi Cha Gapon dẫn đầu một
đám đông người tới Cung điện Mùa Đông tại kinh thành Sankt Peterburg để
đệ trình một u sách tới hồng đế. Khi đám người tới cung điện, lính
7
Cossack nổ súng vào họ, giết hại hàng trăm người. Dân chúng Nga xúc động
mạnh trước cuộc thảm sát tới mức thực hiện tổng đình cơng. Sự kiện này
đánh dấu sự khởi đầu của Cách mạng Nga 1905. Các Xô viết xuất hiện ở hầu
hết các thành phố.
Tháng 10 năm 1905, Nikolai chần chừ trong việc đưa ra Bản tuyên
ngôn Tháng Mười nổi tiếng, dẫn tới sự thành lập ngay lập tức một Duma quốc
gia (lập pháp)[156]. Quyền bỏ phiếu được mở rộng, và khơng điều luật nào có
hiệu lực khi chưa có sự phê chuẩn của Duma. Các nhóm ơn hồ tỏ ra hài lịng;
nhưng những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội cho rằng chúng
cịn chưa đủ và muốn có những cải cách lớn hơn nữa. Tới cuối năm 1905,
Nga hoàng giải tán.
Hoàng đế Nikolai II và thần dân của mình bước vào Chiến tranh thế
giới thứ nhất để bảo vệ Serbia. Khi những sự việc thù địch bắt đầu diễn ra
tháng 8 năm 1914, nước Nga chống lại cả Đức và đế quốc Áo-Hung để hỗ trợ
đồng minh Pháp.
Sau này, các thất bại quân sự và sự kém hiệu quả của cơ chế quan liêu
nhanh chóng biến nhiều thành phần dân chúng quay sang chống lại chính phủ.
Việc hạm đội Đức kiểm sốt biển Baltic và các lực lượng hỗn hợp ĐứcOttoman kiểm sốt biển Đen khiến Nga khơng thể nhập khẩu các nguồn
nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.
Tới giữa năm 1915 hậu quả của cuộc chiến tranh đã làm nản lòng dân
chúng. Lương thực và nhiên liệu thiếu hụt, thương vong tiếp tục tăng cao, và
lạm phát nhảy vọt. Những cuộc đình cơng liên tục diễn ra trong giới thợ
thuyền xí nghiệp được trả lương thấp và nông dân, những người mong muốn
cải cách ruộng đất. Trong lúc ấy, sự mất lòng tin vào chế độ càng trở nên sâu
sắc bởi các báo cáo rằng một người bán-học thức thần bí, cha bề trên Grigori
Efimovich Rasputin, có ảnh hưởng chính trị lớn bên trong triều đình. Vụ ám
8
sát ông vào cuối năm 1916 đã làm chấm dứt vụ việc nhưng khơng vãn hồi
được hình ảnh của chế độ chuyên chế.
Ngày 3 tháng 3 năm 1917, một cuộc đình cơng diễn ra trong một nhà
máy tại kinh đơ Petrograd (trước kia là Sankt Peterburg). Vào ngày 23 tháng
2 (8 tháng 3 theo lịch Gregory) năm 1917, Ngày Quốc tế Phụ nữ, hàng nghìn
thợ dệt nữ ở Petrograd tuần hành bên ngoài nhà máy phản đối sự thiếu hụt
lương thực và kêu gọi những người thợ khác cùng gia nhập. Trong nhiều
ngày, gần như tồn bộ cơng nhân ở thành phố đều nghỉ việc. Khi hoàng đế ra
lệnh cho Duma giải tán, ra lệnh cho cơng nhân đình cơng trở lại làm việc, và
ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình trên phố, các mệnh lệnh của ông
đã dẫn tới cuộc Cách mạng Tháng Hai. Ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3), Nikolai
II thoái vị. Để lấp khoảng trống quyền lực, Duma tuyên bố thành lập
một Chính phủ Lâm thời, do công tước Lvov lãnh đạo. Trong lúc ấy, những
người theo chủ nghĩa xã hội tại Petrograd đã tổ chức bầu cử trong công nhân
và binh sĩ để lập ra một Xô viết (hội đồng) của các đại biểu công nhân và binh
sĩ, như một tổ chức quyền lực nhân dân có thể gây áp lực lên Chính phủ Lâm
thời của giai cấp tư sản.
Tháng 7, sau một loạt vụ khủng hoảng khiến Chính phủ Lâm thời mất
uy tín với nhân dân, lãnh đạo chính phủ từ chức và được kế tục bởi Aleksandr
Kerensky, người có tư tưởng cấp tiến hơn người tiền nhiệm. Khi chính phủ
của Kerensky cịn chưa đạt tiến bộ gì, Xơ viết do những người theo chủ nghĩa
xã hội lãnh đạo tại Petrograd đã gia nhập cùng các Xô viết được thành lập nên
trên khắp đất nước để tạo ra một phong trào quốc gia.
V. I. Lenin từ nơi bị trục xuất, Thụy Sĩ, quay trở về nước Nga. Có
người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài
chính từ đế chế Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà
tư sản Đức tên là Parvus. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng
9
người Nga Vladlen Loginov khơng có những tình tiết này, ông từng nói
"Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch". Các Xơ viết
nắm quyền kiểm sốt chính phủ tháng 11 năm 1917, và lật đổ Kerensky cùng
Chính phủ Lâm thời lâm thời của ơng, trong những sự kiện sẽ được gọi là
cuộc Cách mạng Tháng Mười.
Khi Quốc hội Lập hiến Nga, được bầu tháng 12 năm 1917 và nhóm họp
tháng 1 năm 1918, nhưng ngay sau đó bị những người Bolshevik giải tán. Phe
Bolshevik triệu tập Đại hội Xơ viết tồn Nga để thay thế Quốc hội Lập hiến
Nga trong đó người Bolshevik chiếm ưu thế. Khi phe đối lập đã bị loại trừ,
Lenin đã có thể rút chế độ của mình khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất
theo Hiệp ước Brest-Litovsk (1918) ký kết với Đức, theo đó Nga mất các lãnh
thổ Phần Lan, Estonia, Litva, Ba Lan, các phần lãnh thổ của Latvia và Belarus
(đường
Riga-Dvinsk-Druia-Drisvyaty-Mikhalishki-Dzevalishki-Dokudova-
sông Neman-sông Yelvyanka-Pruzhany-Vidoml), và các lãnh thổ đã chiếm
được từ Đế quốc Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày 13 tháng
11 năm 1918, chính phủ Xơ viết xé bỏ Hiệp ước Brest.
1.2.
Sự thành lập liên bang Xô Viết
Sau ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xơ viết
bước vào thời kỳ khó khăn với nội chiến và can thiệp nước ngồi, như V.I.Lênin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền cịn khó hơn”. Chiến
tranh, nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến với nhiều biện pháp
phi kinh tế đã khơng cịn phù hợp, gây ra nhiều bất ổn trong đời sống xã hội.
Đại hội lần thứ X của Đảng Bơn-sê-vích Nga năm 1921 đã đề ra Chính sách
kinh tế mới (NEP), từng bước phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, hình thành
nên những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Cho đến năm 1922, trên lãnh thổ nước Nga trước đây đang tồn tại 6
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian,
10
Acmênia và Grudia. Trước yêu cầu thống nhất, hợp tác để chống âm mưu can
thiệp nước ngoài và nội phản, trên cơ sở tự nguyện, ngày 30-12-1922, Đại hội
lần thứ nhất các Xơ viết tồn liên bang được tiến hành tại Maxcơva, thông
qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Xơ viết
(gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang. Đến năm 1924, Hiến pháp
đầu tiên của Liên bang cũng được thông qua, khẳng định về mặt pháp lý của
nhà nước Liên bang Xô viết.
Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự
lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc
sống XHCN một xã hội khơng có người bóc lột người. Cả đất nước như một
công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt:
Nạn đói bị đẩy lùi, cơng nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nơng
thơn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt
lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế
V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xơ-viết tiến hành cơng nghiệp hóa Xã Hội Chủ
Nghĩa.
Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã
lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xơ viết
của cơng - nơng -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý
nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh
hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc
nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có
Việt Nam.
Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên
thế giới trong một thời gian rất. Mặt khác, những nhân tố mới được giải
phóng của cuộc sống mới Xã Hội Chủ Nghĩa đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ
cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh
11
vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước
phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Cơng nghiệp hóa
đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng
lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở
Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov... Năm 1935, Liên Xô
đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km.
Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với
năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm
10% tồn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ
tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới
thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành
cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).
12
CHƯƠNG II: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
LIÊN XƠ 1921 – 1941
Sau chiến tranh, Liên Xơ lâm vào hồn cảnh hết sức khó khăn về kinh
tế, chính trị. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề dẫn đến khủng hoảng trên mọi
lĩnh vực. Nông nghiệp chỉ bằng một nửa trước chiến tranh, ruộng đất thì bỏ
hoang nhiều không canh tác. Các ngành công nghiệp suy sụp không phát
triển, hàng hóa thiếu thốn khơng đủ nhu cầu sử dụng. Nhân dân gặp nhiều khó
khăn cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước.
Để củng cố đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh, cải thiện đời sống
nhân dân, tại đại hội X của Đảng Cộng Sản Nga (3/1921) đã quyết định thực
hiện chương trình cải cách đó là “chính sách kinh tế mới”. Đây cũng là một
trong những bước đi đầu tiên của Liên Xơ trong q trình xây dựng vững
chắc Chủ Nghĩa Xã Hội.
2.1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921 –
1925
Cuối năm 1920, nước Nga Xô Viết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây
dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hồ bình song với những khó khăn to
lớn: hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế nặng
nề, tình hình kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với
chính sách “Cộng sản thời chiến”, thể hiện ở cuộc bạo loạn ở Crơn- Xtat.
Chính sách Cộng sản thời chiến là một biện pháp bắt buộc trong hoàn
cảnh nước Nga cuối năm 1918 nội chiến nổ ra có sự can thiệp vũ trang của 14
nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu nhằm bóp chết Nhà nước Xô viết non
trẻ. Trong điều kiện chiến tranh và kinh tế bị tàn phá, thực hiện khẩu hiệu mà
V.I.Lênin nêu ra: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù”, Chính sách Cộng sản thời
chiến ra đời nhằm động viên mọi nguồn lực vật chất, lực lượng để phục vụ
13
cho chiến tranh. Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, kết quả là phần
lớn sản phẩm tập trung vào tay Nhà nước, nhờ đó nước Nga Xơ viết đã có
điều kiện để dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh nội chiến có sự can
thiệp của bên ngồi. Sau khi chiến tranh kết thúc, Chính sách này tỏ ra khơng
phù hợp trong điều kiện mới, nông dân tỏ ra bất bình, do kéo dài việc cấm
bn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lưu thơng hàng hố, xố bỏ quan hệ hàng
hố-tiền tệ.
Trước tình hình trên, tại đại hội X của Đảng Cộng sản Nga vào tháng 3
năm 1921 quyết định thực hiện một chương trình cải cách kinh tế sâu rộng,
gọi là "Chính sách kinh tế mới". Quyền sở hữu tư nhân phần nào được phục
hồi. Nông dân được phép thuê mướn lao động và nộp sản phẩm thu hoạch
xem như thuế. Các hạn chế thương mại được nới lỏng. Quan hệ kinh tế với
nước ngoài được tăng cường. Cuộc cải cách này đã phát huy một số tác dụng
nhất định. Song đến năm 1929, nó đã bị bãi bỏ. Bắt đầu Kế hoạch năm
năm lần thứ nhất.
Năm 1921, sau khi nội chiến chấm dứt, nước Nga Xô viết bước vào
thời kì hịa bình xây dựng chế độ mới. Nước Nga Xô viết bắt tay vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong một hồn cảnh khó khăn đặc biệt. Nước Nga xây
dựng CNXH trong vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc, chúng luôn luôn
bao vây về kinh tế và đe dọa tấn công về quân sự. Điểm xuất phát về kinh tế
của nước Nga rất thấp – một nước tư bản lạc hậu hơn nhiều so với Tây Âu,
lại bị chiến tranh tàn phá đến kiệt quệ. Hồn cảnh đó đã quyết định đường lối,
biện pháp hình thức và nhịp độ xây dựng CNXH ở Liên Xô.
V.I. Lênin đã đề ra công thức nổi tiếng: "Chủ nghĩa cộng sản là chính
quyền Xơ viết cộng với điện khí hóa tồn quốc, cộng với trật tự đường sắt
Phổ, cộng với việc quản lí của các tơrớt Mĩ... có nghĩa là một nền chun
chính vơ sản (về chế độ chính trị), cộng với một cơ sở vật chất kĩ thuật cao,
14
tiên tiến, khoa học. Để thực hiện công thức này ngay từ năm 1920, tức là khi
nội chiến còn chưa kết thúc, Lênin đã đề ra kế hoạch GOELRO. Đây khơng
những là một kế hoạch vĩ đại điện khí hóa nước Nga mà còn là một dự án kết
hợp hài hịa nơng nghiệp, cơng nghiệp và giao thơng vận tải. Lênin đã gọi kế
hoạch này là cương lĩnh hai của Đảng.
Nhưng trong những năm 1921-1925 việc đầu tiên phải làm là kHội
phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Năm 1920, sản xuất nông
nghiệp chỉ bằng 1/2 mức trước chiến tranh, 20 triệu ha đất bị bỏ hoang, mùa
màng ở nhiều vùng bị mất, vấn đề lương thực trở nên căng thẳng. Cơng
nghiệp cịn ở tình trạng suy sụp. Khó khăn hơn cả nơng nghiệp, sản lượng chỉ
còn bằng 1/7 mức trước chiến tranh. Nhiều sản phẩm chủ yếu còn giảm sút
nhiều hơn: sắt chỉ còn 2,25%, thép 2,5%, điện 15%, than 23% v.v... Bọn đế
quốc và bạch vệ đã phá hoại ngành vận tải đường sắt, đường bộ, tàn phá phần
lớn hầm mỏ ở Đônbát, vùng dầu lửa ở Bacu, phá nhiều nhà máy. Các xí
nghiệp ngừng hoạt động vì thiếu ngun, nhiên liệu. Điện khơng đủ, thành
phố tối tăm. Những hàng hóa cần thiết cho đời sống hằng ngày hết sức thiếu
thốn: bánh mì, thịt muối, vải, dầu hỏa, xà phòng v.v... Những người cộng sản
đã thừa kế một nước Nga với những đồng ruộng hoang tàn, những nhà máy bị
phá hủy, vận tải bị ngừng trệ, nhân dân mù chữ, một đất nước bị hủy hoại vì
nạn đói và bệnh tật.
Kẻ thù lợi dụng tình hình kinh tế đó, kích động sự bất mãn, gây rối loạn
về chính trị. Ở một số vùng đã nổ ra những cuộc nổi loạn của nông dân chống
lại chính sách trưng thu lương thực thừa. Khơng chỉ nơng dân, mà cả cơng
nhân và binh lính - là cơ sở xã hội của chính quyền Xơ viết - cũng bất mãn.
Những cuộc bãi công đã nổ ra ở Pêtơrôgrát đều xuất phát từ những yêu sách
của công nhân nhiều khi rất chính đáng, song khó có thể giải quyết.
15
Nghiêm trọng nhất là cuộc nổi loạn ở Crôngxtát, một quân cảng của
Pêtơrôgrát, ngày 28-2-1921. Thủy thủ ở đây là một trong những đội ngũ quan
trọng thời cách mạng tháng Mười, nhưng sau nội chiến, một số lớn đã chuyển
đi nơi khác. Bị bọn phản cách mạng kích động, thủy thủ Crôngxtát đã nổi dậy
chiếm giữ pháo đài, giết hại những người Bơnsêvích. Sau 10 ngày, cuộc nổi
loạn bị dập tắt. Nước Nga lúc này đã lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị hết
sức nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đại hội X Đảng Cộng sản
(Bơnsêvích) Nga họp quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời chiến
sang chính sách Kinh tế mới (NEP). Chính sách kinh tế mới là chính sách của
cả thời kì q độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội, nhằm tạo điều
kiện cho thành phấn kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa chiến thắng các thành phần
kinh tế khác, bắc những "chiếc cầu" đưa các thành phần kinh tế khác dần dần
từng bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội (đối với sản xuất nhỏ đó là con đường
hợp tác hóa; đối với thành phẩn kinh tế tư bản tư nhân là thông qua con
đường tư bản Nhà nước). Nhưng trong thời kì đầu, để phục hồi kinh tế và kích
thích sản xuất phát triển, chính quyền Xơ viết cho phép các thành phần kinh
tế đó tồn tại và phát triển trong một chừng mực nhất định.
Vì vậy, những biện pháp đề ra ở Đại hội X của Đảng là: Bãi bỏ trưng
thu lương thực thừa và thay thế bằng thuế lương thực cố định (thuế được quy
định trước vụ gieo hạt mùa xuân, người nông dân sau khi nộp đủ thuế được tự
do bán số lương thực thừa để mua hàng công nghiệp), cho tự do buôn bán
trong nước, mở lại các chợ; những xí nghiệp khơng q 20 cơng nhân được
trả lại cho tư nhân, tư nhân được phép thuê xí nghiệp, thuê ruộng đất và tự do
mua nguyên liệu, bán hàng hóa; cho tư bản nước ngồi th xí nghiệp, khai
thác hầm mỏ (dưới hình thức tơ nhượng) để lợi dụng vốn, kĩ thuật của họ; nhà
nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải,
nội và ngoại thương.
16
Thực chất của những biện pháp này là chuyển từ nền kinh tế nhà nước
nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và
cung cấp theo kiểu "cộng sản thời chiến" sang nền kinh tế hàng hóa có sự điều
tiết của nhà nước, công nhận sự cùng tồn tại và phát triển trong một thời gian
nhất định của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, và sử dụng vốn, kĩ thuật,
kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong thời kì kHội phục kinh tế, chính sách kinh tế mới lấy việc kHội
phục và phát triển nơng nghiệp làm căn bản, qua đó thúc đẩy cơng nghiệp và
các ngành kinh tế khác phát triển. Chính sách thuế nơng nghiệp đã kích thích
mạnh mẽ người tiểu nơng trong việc làm ăn của họ; thực chất của chính sách
này là sự liên minh giữa công nhân và nông dân trên cơ sở mới về kinh tế.
Cuối năm 1922, tồn thể lãnh thổ Xơ viết được giải phóng. Lúc này,
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và củng cố quốc phòng đòi hỏi các dân
tộc trong đất nước Xơ viết phải liên minh khăng khít hơn nữa, về mọi mặt.
Ngày 20-12-1922, việc thống nhất các dân tộc tự nguyện sáp nhập lại thành
một quốc gia duy nhất đã được thưc hiện. Liên bang Cộng hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Xơ viết (gọi tắt là Liên Xơ) chính thức thành lập. Lúc đầu gồm bốn
nước: Ucraina, Bêlarút, Nga, Ngoại Capcadơ đầu năm 1924, hiến pháp của
Liên Xô được ban hành.
Nhờ có đường lối đúng đắn, đến cuối năm 1925, chỉ trong một thời
gian ngắn, công cuộc kHội phục kinh tế sau chiến tranh đã hồn thành vể cơ
bản. Nơng nghiệp đạt 87% mức sản xuất trước chiến tranh, đại công nghiệp
đạt 75%; đời sống của công nhân, nông dân và nhân dân lao động được cải
thiên rõ rệt. Nhân dân Liên Xơ bắt đầu bước vào thời kì xây dựng cơ sở vật
chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
17
2.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ 1926 – 1941
2.2.1. Bước đầu cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa (1926-1929)
Sau kế hoạc 5 năm lần thứ nhất, kinh tế kHội phục nhưng Liên Xô vẫn
là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Nông
nghiệp chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Công nghiệp, kỹ thuật vẫn là một
vấn đề cần được cả thiện, thiếu công nghiệp nặng. Do bị các nước tư bản bao
vây, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự sản xuất lấy các thiết bị căn bản là
yêu cầu bức thiết của Liên Xô lúc bấy giờ.
Theo kế hoạch của Lênin, việc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô
bắt đấu bằng việc công nghiệp hóa đất nước. Năm 1925, mặc dù kinh tế đã
kHội phục lại xấp xỉ mức trước chiến tranh nhưng Liên Xô vẫn là một nước
nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Nông nghiệp chiếm
trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân. Công nghiệp vẫn dựa trên cơ sở cũ, kĩ thuật
lạc hậu, thiếu công nghiệp nặng. Nằm trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản,
Liên Xô luôn luôn bị bao vây về kinh tế, uy hiếp về quân sự, do đó việc xây
dựng một nền kinh tế độc lập, tự sản xuất lấy những thiết bị cần thiết là yêu
cầu hết sức bức thiết và là vấn đề sống còn đối với nhà nước Xã Hội Chủ
Nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Trước tình hình ấy, Đại hội XIV Đảng Cộng sản Liên Xô họp cuối năm
1925 đã đề ra nhiệm vụ cơng nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa nhằm biến Liên
Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước cơng nghiệp, có thể tự sản xuất
lấy những máy móc và trang thiết bị cần thiết cho toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Căn cứ vào tình tình đất nước, Đại hội Đảng cũng chỉ rõ nền công nghiệp
Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô chủ yếu phải gồm: công nghiệp năng lượng (điện,
than, dầu hỏa...) để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế quốc dân và đời
sống của nhân dân; công nghiệp chế tạo máy móc; cơng nghiệp giao thơng
18
vận tải; cơng nghiệp hóa chất; cơng nghiệp quốc phịng... Việc cơng nghiệp
hóa trong điều kiện của Liên Xơ lúc này phải tiến hành với tốc độ nhanh,
Đuổi kịp và vượt các nước tư bản tiên tiến nếu không muốn bị "nghiền nát",
đó là tư tưởng chỉ đạo của các nhà lãnh đạo Xơ viết lúc đó. Do đó, đường lối
cơng nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,
sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Cơng nghiệp nặng sẽ là địn bẩy để thúc đẩy
sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, củng cố quốc phòng, và là
điều kiện cơ bản để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao
động.
Việc phát triển cơng nghiệp nặng đã ít lợi nhuận, vòng quay chậm lại
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kĩ thuật cao. Hơn nữa không thể giải quyết vấn đề vốn
giống như các nước tư bản bằng cách bóc lột quần chúng lao động, cướp bóc
thuộc địa bằng chiến lợi phẩm và tiền bồi thường chiến tranh, hoặc bằng vay
mượn nước ngồi (vịng vây phong tỏa của Chủ Nghĩa Tư Bản khiến Liên Xô
không thể vay mượn ai, trơng mong vào ai được), nên Liên Xơ chỉ có thể dựa
vào chính bản thân mình. Nhân dân Liên Xơ đã lấy phương châm tự lực tự
cường, phấn đấu gian khổ, để tiến hành cơng nghiệp hóa đất nước. Cả đất
nước như một công trường lớn. Nhiều nhà máy mới mọc lên, các nhà máy cũ
được kHội phục lại trên cơ sở kĩ thuật mới. Nhờ lao động nhiệt tình, đầy hi
sinh của nhân dân lao động Liên Xô, công cuộc cơng nghiệp hóa tiến triển
nhanh chóng.
Năm 1928, tỉ trọng công nghiệp chiếm 54,5% tổng sản lượng công
nông nghiệp. Năm 1929, cơng cuộc cơng nghiệp hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ở
Liên Xô đã thu được những thành tựu quan trọng và bước đầu giải quyết được
ba vấn đề cơ bản: vấn đề tích lũy vốn; vấn đề xây dựng một nền cơng nghiệp
nặng có thể tự sản xuất lấy những máy móc, thiết bị cần thiết; vấn đề nâng
cao năng suất lao động (vượt mức chiến tranh hơn 1,3 lấn). Những cơng trình
19
khổng lồ đã được xây dựng: nhà máy thủy điện Đơnhiép, nhà máy ôtô
Matxcơva, nhà máy kéo Xtalingrat, tuyến đường sắt Tuckextan - Xibia.
2.2.2. Cơng cuộc tập thể hóa nơng nghiệp và hoàn thành kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1928-1933)
Đến năm 1929, cơng nghiệp đã có những bước tiến cơ bản và mang
tính chất XHCN nhưng nơng nghiệp vẫn dựa trên cơ sờ sản xuất cá thể phân
tán với kĩ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu nên phát triển rất chậm chạp, có nhiều
mặt hạn chế và khơng đáp ứng được yêu cầu xây dưng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Trớc tình hình này, cuối năm 1927, Đại hội XV cùa Đảng Cộng sản (B)
Liên Xô, đề ra nhiệm vụ tập thể hóa nơng nghiệp Năm 1928 và 1929, Chính
phủ Xô viết thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế kinh tế phú nơng. Năm
1930, chính phủ Xơ viết quyết định chuyển từ chính sách hạn chế sang chính
sách tiêu diệt giai cấp phú nông (về mặt giai cấp), đồng thời mở rộng việc tập
thể hóa tồn bộ nền nơng nghiệp.
Đại hội Đảng đã chỉ ra rằng hình thức hợp tác thích hợp nhất lúc đó là
ácten nơng nghiệp, trong đó chỉ tập thể hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu và thu
nhập được phân phối theo lao động. Trong ácten, bên cạnh kinh tế tập thể
(chủ yếu) vẫn có kinh tế phụ gia đình, nguồn sản phẩm và thu nhập phụ của
nơng trang viên). Đó là hình thái dễ tiếp thu nhất đối với nông dân, những
người từ bao đời nay vẫn quen với lối làm ăn cá thể với đầu óc tư hữu. Về
nhịp độ tập thể hóa nơng nghiệp, Đảng Cộng sản (B) tính đến những điều kiện
chín muồi khác nhau của các vùng trong nước, đã chia đất nước làm 3 vùng
với thời hạn tập thể hóa khác nhau, dự tính sẽ hồn thành cơ bản tập thể hóa
nơng nghiêp vào năm 1933 (cuối kế hoạch 5 năm).
Khi tiến hành tập thể hóa nơng nghiệp, nông dân được phép tịch thu
ruộng đất, súc vật, nông cụ và tài sản của phú nông (tiếng Nga gọi là culắc) để
chuyển thành sở hữu của nông trang tập thể. Phú nông bị đuổi ra khỏi các khu
20