Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

“Sự giúp đỡ của liên xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc nước ta trong giai đoạn 1954 1975”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Có những lời mà hàng triệu người nhắc đi nhắc lại đến hàng triệu lần vẫn ln ln
thích hợp và khơng bao giờ thừa cả”. Tình hữu nghị Việt – Xơ là những lời như thế, từ lâu
và mãi mãi được nhắc đến như là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, thân thiết, gần gũi
và luôn luôn mới đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Tình cảm đó có nguồn gốc sâu xa
trong q khứ, được hình thành, tơi luyện và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh cách
mạng lâu dài của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà kiến trúc đã dày cơng
xây đắp, tạo hình và là người đặt viên gạch đầu tiên xây đắp tình hữu nghị vĩ đại Việt –
Xơ.
Trong những ngày tháng vô cùng cam go của cuộc kháng chiến chống Mĩ, sự giúp đỡ
to lớn, nhiều mặt và có hiệu quả của Liên Xô đã mang một ý nghĩa hết sức to lớn đối với
thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Vũ khí và phương tiện kĩ thuật do Liên Xơ chi viện
được quân dân Việt Nam mưu trí, sáng tạo, dũng cảm sử dụng, đã giúp Việt Nam đánh
bại các phương tiện chiến tranh của một tên đế quốc hùng mạnh nhất. Cũng khó mà có
được thắng lợi vĩ đại như thế nếu khơng có sự ủng hộ và chi viện kịp thời, to lớn, chí tình
của Liên Xơ, cả về tinh thần cũng như vật chất. Nhiều cán bộ quân sự của Việt Nam được
đào tạo tại Liên Xô, nhiều chuyên gia quân sự, sĩ quan quân đội Liên Xô đã kề vai sát
cánh chiến đấu cùng với binh sĩ Việt Nam, với tinh thần quốc tế cao cả đã hiến dâng cả
cuộc đời cho cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, miền Bắc là hậu phương, là nơi cung
cấp sức người, sức của cho miền Nam. Miền Bắc giữ vai trò to lớn cho sự nghiệp thống
nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc nước ta (1954 –
1975) đã nhận được sự ủng hộ, sự giúp đỡ hết sức to lớn của Liên Xô. Mối quan hệ Việt –
Xơ “được tơi luyện trong q trình đấu tranh cách mạng lâu dài, xây dựng vững chắc trên
cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, đã vượt qua mọi thử thách, trở
thành niềm tự hào đời đời của nhân dân hai nước chúng ta” {3;6}. Tồn thể nhân dân Việt
Nam vơ cùng q trọng và biết ơn công lao to lớn của Cách mạng tháng Mười và sự giúp
đỡ tận tình, tồn diện của nhân dân Liên Xô anh em đối với chúng ta.
1



Với mong muốn tìm hiểu nội dung của sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với Việt
Nam trong một giai đoạn lịch sử, tôi chọn đề tài “Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1954 -1975” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mĩ luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trên bình
diện chung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
đề cập với khía cạnh khác nhau:
Dưới góc độ của một nhà lãnh đạo cao nhất của Xô Viết, M.X Goocbachốp trong
cuốn “Sức mạnh và hiệu lực của tình hữu nghị Việt – Xơ”(NXB Sự thật Hà Nội) đã nêu
lên những tư tưởng, tình cảm đầy tinh thần quốc tế trong sáng cùng những cống hiến lớn
lao vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt
Nam – Liên Xơ qua các bài viết, bài nói của mình.
Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Sự thật biên tập và xuất bản tập sách
“Về tình hữu nghị vĩ đại Việt – Xơ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập sách gồm một số bài
nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Liên Xơ và tình hữu nghị vĩ đại của nhân
dân hai nước Việt – Xơ dưới nhiều bút danh khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu đầu tiên
được cơng bố.
Cuốn “Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác tồn diện Liên Xô – Việt Nam” của
Nhà xuất bản Sự thật gồm các bài viết của một số thành viên trong hội đồng Bộ trưởng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ý nghĩa và hiệu quả của sự hợp tác và giúp đỡ
của Liên Xô đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Cuốn “ Đồn kết và hợp tác tồn diện với Liên Xơ là nguyên tắc, là chiến lược và tình
cảm của chúng ta” của Lê Duẩn. Trong cuốn này, Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn phân tích vai
trị, ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Mười Nga, nêu bật truyền thống lịch sử của tình
đồn kết, hợp tác tồn diện giữa Việt Nam và Liên Xơ, lịng biết ơn sâu sắc của nhân dân
Việt Nam đối với sự giúp đỡ của Liên Xô.


2


Như vậy, cho đến nay đã có một số cơng trình nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá các
mặt quan hệ của nhân dân hai nước Việt – Xô cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô đối với
Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước và dựa trên những tài
liệu mà tôi thu thập được, tôi cố gắng làm sáng tỏ sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của nhân
dân Liên Xô giành cho nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số lĩnh vực Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Phạm vi nghiên cứu là thời gian Liên Xô tiến hành giúp đỡ Việt Nam trong giai đoạn
1954 -1975.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích của đề tài, tôi khai thác các nguồn tư liệu:
Sách, báo, tạp chí hiện đang lưu giữ tại các thư viện trong và ngoài tỉnh như:
Thư viện Học viện ngoại giao Hà Nội, Thư viện quân đội Hà Nội, Thư viện Đại học
Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, Thư viện Đại học sư phạm 1 Hà Nội.
Ngoài ra tơi cịn khai thác tư liệu trong mạng internet.
Phương pháp chính mà đề tài sử dụng là sưu tầm, phân tích, sắp xếp, so sánh, tổng
hợp để rút ra kết luận.
Đứng vững trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
của Đảng để nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Là sinh viên tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mong muốn của tôi là
sưu tầm, tập hợp các tư liệu nhằm làm sáng tỏ sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn, quý
báu và có hiệu quả của nhân dân Liên Xô đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
6. Cấu trúc của đề tài


3


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc đề tài gồm 2
chương:
Chương 1: Cơ sở thiết lập quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam
Chương 2: Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc nước ta (giai đoạn 1954 – 1975)

4


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIỮA LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM
1.1. Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đường lối đối
ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1954 -1975)
1.1.1. Tình hình miền Bắcsau năm 1954
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ do Đảng lãnh đạo
đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn cịn dưới
ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai. Đất nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền.
Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên
quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà
Nội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc.
Ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khơi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc
dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày hồn tồn giải phóng, miền Bắc có thêm những điều kiện chính trị - xã

hội thuận lợi, nhưng cũng khơng ít khó khăn, nhất là về kinh tế, xã hội do hậu quả của
chiến tranh để lại.
Trong các vùng nơng thơn mới giải phóng, do hậu quả của những cuộc càn quét theo
chính sách tam quang (đốt sạch, giết sạch, phá sạch), dồn dân lập vành đai trắng của địch,
hàng vạn hecta đất bị bỏ hoang, đê đập bị phá hoại, trâu bị bị giết hại. Nhân cơng nơng cụ
và sức kéo đều thiếu nghiêm trọng. Kĩ thuật canh tác hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân
thấp kém.
Các thành thị mang nặng tính chất tiêu thụ, sự phồn vinh chỉ là giả tạo. Hàng ngoại
tràn ngập thị trường làm cho công nghiệp dân tộc không phát triển được. Thủ công nghiệp
bị chèn ép, sa sút hoặc phá sản. Nhiều cơ sở cơng nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp (mỏ
than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà
5


Nội...) bị địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trước khi rút đi nên không hoạt động được
hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Vì thế, nhiều cơng nhân thất nghiệp, đời sống gặp nhiều
khó khăn.
Tại các vùng tự do cũ, tuy nông nghiệp và công nghiệp được chú ý phát triển nhưng
qui mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu. Do đó năng suất thấp, khơng đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và đời sống hàng ngày tăng lên trong thời bình.
Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 cũng chỉ mới thực hiện được ở
một số địa phương thuộc vùng tự do. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ
phong kiến vẫn tồn tại phổ biến. Giai cấp nông dân tuy đã được giải phóng khỏi ách thống
trị của đế quốc, những vẫn cịn bị giai cấp địa chủ áp bức, bóc lột, ảnh hưởng khơng tốt
đến việc phát triển sản xuất.
Những khó khăn trên cần phải được khắc phục nhanh chóng. Điều này khơng chỉ do
địi hỏi cấp bách của việc khơi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, mà cịn bao hàm
ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhất là trong điều kiện nước nhà đang tạm thời bị chia cắt làm
hai miền.
Xuất phát từ tình hình trên, Đảng và Chính phủ chủ trương đưa miền Bắc tiến lên

chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa
miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước
nhà... Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở
nước ta, nhằm đưa lại cuộc sống ấm no cho toàn dân ta{7;19}.
1.1.2. Nhiệm vụ của miền Bắc
Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của Đảng là xác định con đường xây dựng đất nước ở miền Bắc.
Miền Bắc lúc này đang đứng trước ba khả năng phát triển:
Một là, hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa: Đây là con đường khơng hiện thực
vì đi ngược lại mục tiêu của Đảng và nguyện vọng của đông đảo nhân dân miền Bắc. Giai
cấp tư sản dân tộc đã mất khả năng lãnh đạo cách mạng, bộ phận tư sản còn lại ở miền
Bắc yếu ớt cả về chính trị và kinh tế, khơng đủ sức hướng đất nước đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa.
6


Hai là, dừng lại ở sản xuất nhỏ một thời gian. Đây chỉ là một giải pháp trung gian,
tạm thời, vì nền sản xuất nhỏ phân hóa theo hai hướng: Nếu tự phát sẽ hướng theo con
đường tư bản chủ nghĩa, nếu có hướng dẫn sẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ba là, Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (8/1955) chủ
trương: Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa
xã hội.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong điều
kiện từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là con đường tất yếu dựa trên những cơ sở lý
luận và thực tiễn của cách mạng nước ta trong giai đoạn này:

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử loài người phát triển tuần tự, lần lượt trải qua
các hình thái kinh tế - xã hội, để chuyển lên chế độ xã hội cao hơn. Nhưng trong những
hoàn cảnh đặc biệt, mỗi dân tộc có thể phát triển nhảy vọt, bỏ qua một vài phương thức
sản xuất. Bước nhảy vọt này có điều kiện: Hình thái kinh tế - xã hội cũ đã lạc hậu, hình
thái kinh tế xã hội tiên tiên hơn đã xuất hiện. Từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917, loài người đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Giữa cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứng
trong tiến trình cách mạng không ngừng. Cuộc cách mạng trước tạo tiền đề, điều kiện cho
cuộc cách mạng sau, cuộc cách mạng sau kế thừa và củng cố thành quả của cuộc cách
mạng trước. Giữa hai cuộc cách mạng khơng có bức tường thành nào ngăn cách. Đảng
cho rằng sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là sự mở đầu tất yếu
cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có nền kinh tế lạc hậu đã được chủ
nghĩa Mác – Lênin giải quyết triệt để cả về lý luận và thực tiễn. Theo Lênin, các dân tộc
lạc hậu có thể tiến lên chế độ Xơ viết, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nếu có
hai điều kiện:
7


Một là, bên trong Đảng Cộng sản đã lãnh đạo chính quyền nhà nước và khối liên
minh cơng – nơng vững chắc.
Hai là, bên ngồi, có sự giúp đỡ về mặt nhà nước của giai cấp vô sản ở một nước
tiên tiến.
Thực tế đã có nhiều dân tộc trong nước Nga Sa hoàng cũ đã phát triển theo hướng
này.
Ở miền Bắc Việt Nam, sau năm 1954 những điều kiện bên trong và bên ngồi đã có
đủ: Đảng đã lãnh đạo chính quyền nhà nước và mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mà
liên minh cơng – nơng làm nịng cốt. Miền Bắc lại có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của chính
phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô và
Trung Quốc.

Tiến lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện mục đích của Đảng, đã được vạch ra trong
cương lĩnh của Đảng: Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong kháng chiến, khi tập
trung giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ, Đảng vẫn thường xuyên giáo dục cán bộ,
đảng viên giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tích cực chuẩn bị chuyển sang thực hiện
chủ nghĩa xã hội. Nay chế độ thực dân, phong kiến đã bị loại bỏ, mọi trở lực bị đập tan,
tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường hiện thực duy nhất xóa bỏ áp bức, bóc lột, đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền
Bắc.
Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội còn là yêu cầu của cách mạng miền Nam. Để
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một điều kiện tất yếu là miền Bắc cần phải
xây dựng, củng cố chế độ mới xã hội chủ nghĩa, đủ sức làm hậu phương, làm căn cứ địa
vững chắc cho cách mạng miền Nam. Thực tế từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã
chứng minh điều đó là hồn tồn đúng đắn.
Việc xác định kịp thời và đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là
một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ này. Xây dựng, củng cố
vững chắc miền Bắc theo con đường chủ nghĩa xã hội là nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợi
cho cách mạng hai miền Nam – Bắc từ sau tháng 7 năm 1954.
1.1.3. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
8


Ngoại giao là một mặt trận cùng với các mặt trận chính trị, kinh tế, qn sự, tư
tưởng, văn hóa – xã hội. Vai trò của ngoại giao được ngoại giao được thể hiện:
- Góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
- Tạo dựng củng cố môi trường quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ngoại giao cho nên Đảng ta xác định
phải mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Từ đó Đảng ta đề ra đường lối
đối ngoại trong chính sách ngoại giao.
Ngày 14-1-1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống

thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã ra tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế
giới:
- Tiếp tục tăng cường sự đồn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe xã hội
chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, củng cố tình hữu nghị khơng gì lay chuyển nổi giữa
nước ta và các nước anh em, phát triển quan hệ hợp tác tương trợ với các nước anh em
theo những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đồng thời góp phần tăng cường sự
thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế.
- Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân u chuộng hịa bình và tiến bộ trên
thế giới chung sức đấu tranh để bảo vệ và củng cố hịa bình, chống lại chính sách xâm
lược và chính sách chiến tranh của đế quốc Mĩ, thực hiện chung sống hịa bình với các
nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau.
- Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành độc lập của
nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ la tinh, tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước dân
tộc chủ nghĩa, phát triển sự hợp tác kinh tế và văn hóa với các nước đó trên cơ sở năm
ngun tắc chung sống hịa bình và mười nguyên tắc của Hội nghị Băng-đung.
- Đi đôi với việc xây dựng và tăng cường quan hệ giữa các nước Chính phủ, cần mở
rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
Chính sách ngoại giao của ta biểu hiện bản chất hịa bình của chế độ ta. Nó đảm bảo
thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp thống nhất
nước nhà của nhân dân ta. Vì vậy, nó được nhân dân ta nhiệt liệt ủng hộ và được tất cả
các lực lượng hịa bình và tiến bộ trên thế giới đồng tình.
9


Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Việt Nam, tháng 1-1950, Liên Xô cũng như
các nước xã hội chủ nghĩa khác đã công khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,
khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể cộng hịa dân chủ nhân dân lần đầu
tiên được xác lập ở Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối
với cục diện kháng chiến chống xâm lược đang trong giai đoạn quyết định của nước ta.

Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ là
cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”{5;19}.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát triển quan
hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung
Quốc, đồng minh và chỗ dựa chủ yếu của mình. Đặc biệt Liên Xơ cịn là đồng Chủ tịch
của Hội nghị Giơnevơ.
Ngay sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hịa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa sớm đặt đại sứ quán ở Hà
Nội. Đồng thời, Việt Nam cũng lần lượt đặt các đại sứ ở các nước này.
Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xơ, Trung
Quốc và Mơng Cổ. Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lịng
mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Chủ tịch
đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và Trung
Quốc đứng đầu.
Qua các cuộc tiếp xúc trao đổi ý kiến trong dịp đoàn đại biểu Việt Nam đến thăm
các nước, các nhà lãnh đạo các nước đều ủng hộ đường lối xây dựng củng cố miền Bắc và
đấu tranh hịa bình thống nhất nước nhà của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hịa đã tranh thủ được viện trợ kinh tế to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần
đảm bảo hồn thành kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hóa. Những cơ sở công nghiệp
mới trên miền Bắc như các nhà máy cơ khí Trung qui mơ, phân đạm, cao su, xà phòng,
thuốc lá... đều xây dựng từ các nguồn viện trợ này. Các nhà lãnh đạo của các nước anh em
thăm Việt Nam góp phần tăng cường hữu nghị và nâng cao vị thế của Việt Nam dân chủ
cộng hòa trên trường quốc tế.
Bất đồng Liên Xô – Trung Quốc bộc lộ công khai từ năm 1960 đặt ra cho cho ngoại
giao Việt Nam nhiệm vụ là phải đóng góp vào giữu gìn đồn kết trong phe xã hội chủ
10


nghĩa và giữ cân bằng quan hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích
của Việt Nam, của phe xã hội chủ nghĩa và lợi ích của cách mạng thế giới. Tại Hội nghị

12 Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa, họp ở Mátxcơva từ ngày 14
đến 16 tháng 10 năm 1957 và Hội nghị 64 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế, từ ngày
16 đến 19 tháng 11 năm 1957, Đoàn đại biểu Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh dẫn đầu đã góp phần có ý nghĩa vào việc tăng cường đoàn kết trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Năm 1958, Liên Xô và Việt Nam ký hiệp ước hợp tác về thương mại và hàng hải.
Trong năm 1959, hai nước ký một hiệp định hợp tác, theo đó Việt Nam vay dài hạn của
Liên Xơ 100 triệu rúp với những điều kiện ưu đãi. Đến năm 1960, một hiệp định về việc
Liên Xô giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân cho những năm 1961- 1965 cũng được ký. Hiệp
định này là một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển về chất giữa hai nước.
Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại sang thăm khơng chính thức Liên Xơ với mục
đích tích cực đóng góp cho tình đồn kết với Liên Xơ và giữ vững đồn kết trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, đồng thời ghóp phần giữ gìn hịa bình thế giới. Qua cuộc đi thăm lần này, Chủ tịch
Hồ Chí Minh gợi ý nên tổ chức họp các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới. Và
mùa thu 1960, tại Mátxcơva đã tổ chức Hội nghị của 81 Đảng Cộng sản và cơng nhân
quốc tế. Đồn đại biểu Lao động Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu.
Là hai nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đối lập với hệ thống
tư bản chủ nghĩa, quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đồn kết quốc tế vơ sản cao
cả của hai dân tộc cùng chung mục đích và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Liên Xô và Việt Nam trở thành đồng
minh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc thực dân và chống các thế lực thù địch với
chủ nghĩa xã hội. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xơ đã nhận
định: “Tình hữu nghị Xơ - Việt được xây dựng trên lợi ích và mục tiêu chung, trên nền
tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nghĩa vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa” {4;4}.
Về phần mình, Việt Nam với tư cách là một nước nhỏ theo con đường xã hội chủ
nghĩa, phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược, do vậy, rất
11



coi trọng quan hệ với Liên Xô - một siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
thế giới. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực phát
triển rất khả quan, Liên Xơ ngày càng coi trọng vai trị của Việt Nam như là tiền đồn của
chủ nghĩa xã hội, là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở khu vực Đông Nam
Á và châu Á - Thái Bình Dương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của
nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản
Liên Xơ, đồn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ” {9;8}. Sự ủng hộ,
giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xơ đã góp phần
khơng nhỏ vào thành cơng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất
nước của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, quan hệ đó đã tạo dựng được tình hữu nghị rất
mực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước.
1.2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước Liên Xô (1954 -1975).
1.2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1954 - 1975)
Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến
thắng. Nhưng chiến tranh cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô viết.
Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, gần 32000 nhà máy,
xí nghiệp bị tàn phá. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sách
chống cộng, tiến hành chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xơ. Trước tình hình đó, Liên
Xơ vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, vừa phải thực hiện nhiệm
vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Với tinh thần vượt mọi khó khăn
gian khổ, nhân dân Xơ viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước
thời hạn 9 tháng. Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trước
chiến tranh.
Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh
(kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây mới đi vào hoạt
động. Nhiều nghành công nghiệp nặng tăng trưởng nhanh (dầu mỏ tăng 22%, thép 49%,
than 57%).

12


Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốc
dân tăng 66% so với năm 1940 (kế hoạch dự kiến tăng 38%). Năm 1949, Liên Xô chế tạo
thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật
Xơ viết, phá vỡ độc quyền vũ khí ngun tử của Mĩ.
Từ những năm 1950 cho đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện các kế
hoạch Nhà nước 5 năm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Trước hết là về kinh tế.
Trong công nghiệp, Liên Xô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo máy,
điện lực, hóa dầu, hóa chất, thực hiện cơ giới, điện khí hóa, hóa học hóa. Đến nửa đầu
những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ),
chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới.
Từ năm 1951 đến năn 1975, tốc độ tăng trưởng hằng năm của cơng nghiệp Xơ viết
bình qn là 9,6%. Năm 1970, sản lượng một số nghành công nghiệp quan trọng như điện
lực đạt 704 kw/h (bằng sản lượng điện của bốn nước Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,
I-ta-li-a cộng lại), dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624 triệu tấn, lần đầu tiên vượt Mĩ.
Nông nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nơng nghiệp của Liên Xơ
cũng thu được nhiều thành tích nổi bật. Sản lượng nơng phẩm trong những năm 60 tăng
trung bình khoảng 16%/ năm. Năm 1970 đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình
là 15,6 tạ/ ha.
Trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, Liên Xơ cũng thu nhiều thành tích rực rỡ, chiếm
nhiều đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hóa học, điện tử, điều
khiển học, khoa học vũ trụ...
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật và phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Năm 1957, Liên Xơ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Spút-nic.
Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đơng I đưa nhà du hành vũ trụ Ga-garin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, sau đó
đã tiến hành nhiều chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.

Đầu những năm 70, bằng việc kí với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng,
chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến cơng chiến lược
13


(gọi tắt là hiệp ước ABM và hiệp định SALT - 1 và SALT - 2), Liên Xô đã đạt được thế
cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói
riêng với các nước phương Tây. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn tồn
bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
Liên Xô đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí,
hóa học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ,...
Về mặt xã hội, có những thay đổi rõ rệt:
Trong lĩnh vức xã hội, Liên Xơ có những thay đổi, tiến bộ. Năm 1971, công nhân
chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước, cứ 1000 cơng nhân thì hơn 550 người
có trình độ đại học và trung học. Hơn ½ số người ở nơng thơn có trình độ đại học và trung
học. Liên xô là nước đứng hàng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần ¾
số dân có trình độ đại học và trung học, trên 30 triệu người làm việc trí óc.
Như vậy, trong những năm sau chiến tranh, nhờ tính chất tốt đẹp của chế độ kinh tế
xã hội chủ nghĩa, nhân dân Liên Xơ đã hàn gắn nhanh chóng những vết thương nặng nề
do bọn phát xít xâm lược gây nên và đã tiến một bước dài trong việc phát triển kinh tế của
mình. Những thành tích của Liên Xơ chứng minh cụ thể rằng nhân dân Liên Xô đã biến
mơ ước nghìn năm của con người về hạnh phúc thành sự thật trên một phần sáu quả đất.
Những thành tựu đó đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xơ viết, nâng
cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước xã
hội chủ nghĩa lớn và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. Đồng thời cũng chứng
tỏ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Nhân dân
Việt Nam hết sức vui mừng trước những thắng lợi rực rỡ của nhân dân Liên Xơ anh em,
coi đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với sự nghiệp cách mạng của mình.
1.2.2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu

chủ yếu và phương hướng cơ bản là: đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hịa bình, an ninh chung,
mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố và thúc đẩy sự
tiến bộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các
nước mới giải phóng; duy trì và phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa trên cơ
14


sở chung sống hịa bình, hợp tác thiết thực cùng có lợi; đồn kết quốc tế với các Đảng
Cộng sản và các đảng dân chủ cách mạng với phong trào cơng nhân quốc tế và phong trào
đầu tranh giải phóng của các dân tộc.
Những mục tiêu, phương hướng trên được thực hiện thông qua những hành động
thực tiễn, những biện pháp cụ thể. Với các hiệp ước đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, Liên
Xơ đã giúp đỡ tích cực và to lớn về vật chất cũng như tinh thần cho các nước xã hội chủ
nghĩa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Liên Xô cũng đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc.
Liên Xô đã đấu tranh không mệt mỏi cho nền hịa bình và an ninh thế giới, kiên
quyết chống lại chính sách gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng
phản động.
Với tư cách là một trong những nước sáng lập, tại Liên Hợp Quốc - tổ chức quốc
rộng lớn nhất - Liên Xô đề ra nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và đề cao vai trò
của Liên Hợp Quốc trong việc củng cố hịa bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền của các dân
tộc và phát triển sự hợp tác quốc tế.
Từ diễn đàn quốc tế rộng lớn này, Liên Xô không ngừng lên án các hành động chiến
tranh xâm lược, phản đối chính sách chạy đua vũ trang gây căng thẳng của các nước đế
quốc, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc, kiên quyết bảo vệ hịa bình, an
ninh thế giới. Liên Xơ đã đưa ra nhiều sáng kiến, sau trở thành những văn kiện, nghị
quyết quan trọng của Liên Hợp
Như thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị quốc tế của Liên Xô được cao hơn

bao giờ hết. Là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên xô lúc này trở
thành chỗ dựa cho hịa bình thế giới và của phong trào cách mạng thế giới.
Đối với Liên Xô, quan hệ với Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu và châu Á –
Thái Bình Dương nhằm làm tăng cường sức mạnh làm đối trọng với Mĩ sau chiến tranh.
Mặt khác, ngồi mục đích tập hợp lực lượng, Liên Xơ tạo lập mối quan hệ với Việt Nam
cũng nhằm mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa mới được thiết
lập, củng cố hệ thống chống lại áp lực từ phía tư bản chủ nghĩa. Liên Xơ và Việt Nam, hai
quốc gia khá xa nhau về mặt địa lý cũng như vị thế chính trị (một nước cường quốc xã hội
15


chủ nghĩa và một bên là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ) tưởng chẳng sợi
dây liên hệ nào lại trở thành những người bạn, người anh em, đồng chí của nhau.

16


Chương 2
SỰ GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975)
Ngày 12/03/1958, hai bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong mọi vấn
đề liên quan liên quan đến thương mại, hàng hải và trong quan hệ kinh tế. Theo đó, những
sản phẩm nông lâm nghiệp và công nghiệp nhập khẩu từ lãnh thổ một bên ký kết vào lãnh
thổ bên kia sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, hay những thứ thuế và lệ phí khác. Đồng
chí L.I. Brêgiơnép thể hiện ý chí và tình cảm của những người Xơ viết :… “ Về phía
mình, Liên Xơ quyết tâm giúp đỡ và ủng hộ bằng mọi cách nhân dân Việt Nam anh em
đang đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa. Sự giúp đỡ này sẽ còn tiếp tục chừng nào đế
quốc Mĩ chưa chấm dứt hành động phiêu lưu nhục nhã, đầy tội ác của chúng và chưa rút
khỏi Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh vì sự nghiệp chính nghĩa và sẽ chiến thắng. Đó

là điều khơng cịn nghi ngờ gì nữa” {3;221}.
Với nhiều hình thức phong phú và muôn vàn biểu hiện đẹp đẽ, nhân dân Liên Xô tỏ
rõ sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng. Biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện
kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và văn
hố 1958-1960. Theo Hiệp định ký ngày 18/7/1955, Liên Xơ đã viện trợ khơng hồn lại
cho Việt Nam 40 triệu rúp để xây dựng và khơi phục 146 xí nghiệp cơng trình cơng
nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực và cơng nghiệp nhẹ. Tháng
3/1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu giúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển
kinh tế nói trên. Ngồi ra, Liên Xơ cịn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ
văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bị
máy móc và xây dựng một số nơng trường, trông cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960.
Trong thời gian từ 1955-1960, Liên Xô đã cử 1547 chuyên gia các ngành sang công tác
tại Việt Nam và nhận 420 thực tập sinh và 1267 sinh viên Vịêt Nam sang học tập tại Liên
Xô.
Ngay từ đầu, mối quan hệ kinh tế với Liên Xơ đã và đang có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với Việt Nam. Trong tất cả các giai đoạn tồn tại của nước Việt Nam xã hội chủ
17


nghĩa, sự giúp đỡ của Liên Xô đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần giải quyết
những nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế quốc dân và củng cố khả năng quốc phòng
của Việt Nam.
2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp
Cùng với sự chuyển biến chung của các ngành kinh tế, nền nơng nghiệp nước ta đã
có những bước tiến quan trọng và đạt được nhiều thành tựu trên con đường đi lên đầy khó
khăn, gian khổ. Trong những thành tựu đó, sự giúp đỡ to lớn, vơ tư và hiệu quả của Đảng,
Chính phủ và nhân dân Liên Xơ đã đóng vai trị hết sức quan trọng.
Sau khi hịa bình lập lại trên nửa đất nước ta (7-1954), để giúp thực hiện chủ trương
của Đảng ta là phải nhanh chóng hình thành hệ thống các trường đào tạo cán bộ ở trong
nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng đất nước, Liên Xô đã cử sang Việt

Nam những cán bộ có kinh nghiệm để giúp xây dựng giáo trình và hệ thống ngành, nghề
đào tạo, đồng thời giúp chúng ta xây dựng trường đại học nông nghiệp đầu tiên ở Việt
Nam. Đây là một trong những trường có quy mơ đào tạo lớn nhất nước ta. Ngày nay,
trường vẫn tiếp tục nhận được viện trợ, trang thiết bị bổ sung của Liên Xô.
Liên Xô đã giúp Việt Nam xác định các vấn đề khoa học, kĩ thuật trọng điểm của
nông nghiệp để tập trung sức giải quyết. Với sự giúp đỡ trực tiếp của của các chuyên gia
Liên Xô, miền Bắc nước ta đã xây dựng được 14 chương trình tiến bộ khoa học - kĩ thuật
trong nông nghiệp.
Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với ngành nông nghiệp nước ta là sự giúp đỡ rất cơ
bản. Ngay từ năm 1956, Chính phủ Liên Xơ đã giúp Việt Nam trang bị 10 phịng phân
tích nơng hóa và cử chun gia sang giúp chúng ta xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền
Bắc. Trên cơ sở các tài liệu ban đầu, đặc biệt nhờ có sự bồi dưỡng của các chuyên gia
Liên Xô, đội ngũ cán bộ khoa học nước ta đã nắm được nội dung và phương pháp phân
tích, đánh giá tiềm năng và xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để sau này mở rộng ra các địa
bàn trong cả nước.
Trong những năm đầu, khi chúng ta cịn nhiều lúng túng, Liên Xơ đã gửi cán bộ
giỏi, có kinh nghiệm sang giúp xây dựng và phát triển nông nghiệp. Cùng với sự giúp đỡ
to lớn về vật chất, kỹ thuật, Liên Xô đã cử sang Việt Nam hàng trăm chuyên gia trong các
lĩnh vực: quy hoạch, nơng hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, chăn ni, cơ khí, bảo vệ thực vật,
18


thú y... Với tinh thần quốc tế cả trong nhiều năm các chuyên gia này đã lao động cần cù,
tận tâm giúp đỡ chúng ta về quản lý và khoa học, kỹ thuật. Liên Xơ đã giúp đào tạo hàng
nghìn cán bộ Việt Nam có trình độ đại học, hàng vạn công nhân kỹ thuật hiện đang công
tác trên các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của nền nông nghiệp nước ta.
Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế (1958 –
1960), cùng với q trình tập thể hóa nơng nghiệp, miền Bắc chủ trương xây dựng các cơ
sở quốc doanh nông nghiệp. Để thực hiện chủ trương đó, đầu năm 1961, Liên Xô nhận
giúp Việt Nam xây dựng các nông trường quốc doanh, trước mắt là giúp xây dựng 42

nông trường quốc doanh. Ngay từ những năm đầu ấy, cùng với việc cung cấp vật tư, thiết
bị máy móc để xây dựng nông trường, Liên Xô đã cử các chuyên gia sang cùng với cán
bộ nông nghiệp nước ta đi đến nhiều nơi hoang vu để huy động lực lượng, tổ chức sản
xuất, sử dụng máy móc do bạn giúp và hình thành nên những xí nghiệp sản xuất nơng
nghiệp xã hội chủ nghĩa quốc doanh. Lúc đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm trong sản
xuất tập trung một số cây trồng mới, chưa có kinh nghiệm về tổ chức, quản lí sản xuất, thì
Liên Xơ đã cử nhiều cán bộ trực tiếp sang giúp chúng ta.
Trong những năm đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, nhờ
có sự giúp đỡ của Liên Xô, miền Bắc vẫn tiếp tục phát triển các công trường quốc doanh
khai hoang được 120 nghìn ha đất, đưa và gieo trồng trên quy mơ đại trà.
Để khắc phục những thiếu sót do chưa nắm chắc tình hình cơ bản của các nơng
trường trong thời kì đầu xây dựng và để khắc phục những hậu quả của cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mĩ, cuối tháng 12-1965, hai nước lại kí hiệp định về Liên Xô giúp
Việt Nam cải tạo 25 nông trường và phục hồi 17 nơng trường đã được hình thành trước
đây. Một lần nữa Chính phủ Liên Xơ lại giành cho nước ta sự giúp đỡ quan trọng để sớm
ổn định sản xuất ở các nơng trường hiện có. Điều có ý nghĩa quan trọng là từ những kinh
nghiệm xây dựng, kinh nghiệm về tổ chức, quản lí các cơng trường quốc doanh do Liên
Xô giúp, ngày nay chúng ta có điều kiện mở ra được trên 300 nơng trường quốc doanh,
trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều loại gia súc khác nhau trên phạm vi cả nước. Đội ngũ
cán bộ quản lí và chỉ đạo sản xuất đang giữ những cương vị chủ chốt ở tất cả các nông
trường quốc doanh, phần lớn là những người được đào tạo, bồi dưỡng từ 42 nông trường
do Liên Xô giúp xây dựng.
19


Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nông nghiệp Việt Nam khơng chỉ đơn thuần tính
bằng yếu tố vật chất. Thơng qua q trình giải quyết những vấn đề thực tiễn của nông
nghiệp Liên Xô, thông qua các chuyên gia, cố vấn Liên Xô, thông qua đội ngũ cán bộ
Việt Nam được đào tạo từ Liên Xô, chúng ta có thêm những kinh nghiệm, những bài học
lớn để giải quyết những vấn đề cụ thể của sự phát triển nền nông nghiệp nước ta.

2.2. Trong lĩnh vực công nghiệp
2.2.1. Ngành than
Với nghĩa vụ bảo đảm ngành than - nguồn năng lượng sơ cấp số một cho các nhu
cầu kinh tế và xã hội ngày càng tăng, ngành than chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân của nước ta. Được sự quan tâm, săn sóc của Đảng và nhà nước, ngành than liên
tục phát triển cùng với sự lớn lên khơng ngừng của đất nước. Tồn bộ những bước đi lên,
những thành tích mà cán bộ, cơng nhân ngành than đạt được trong sự nghiệp cung cấp
“vàng đen” cho Tổ quốc và bảo vệ vùng mỏ thân yêu không thể tách rời sự giúp đỡ to lớn
và q báu, tình đồn kết chiến đấu anh em của Liên Xô – quê hương của Cách mạng
tháng Mười, đất nước của Lênin vĩ đại, trụ cột của cộng đồng xã hội chủ nghĩa, chỗ dựa
vững chắc của các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Sự giúp đỡ và hợp tác của Liên Xô đối với ngành than Việt Nam, cũng như đối với
các ngành khác, bắt nguồn từ chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, luôn luôn phát triển,
ngày càng sâu rộng và có hiệu quả hơn.
Ngay từ khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng, chúng ta nhận được sự giúp đỡ
của Liên Xô trong việc khôi phục, đưa các cơ sở khai thác và chế biến than ở vùng Hòn
Gai - Cẩm Phả trở lại hoạt động, góp phần khơi phục kinh tế những năm 1955 – 1960. Để
giúp chúng ta phát triển khai thác than, Liên Xô đã giúp ta trong việc nghiên cứu, thăm dò
địa chất, đánh giá tài nguyên, điều kiện và khả năng khai thác. Nhờ có những tài liệu cơ
bản quan trọng đó, chúng ta đã tiến hành việc thiết kế và xây dựng mỏ. Trong kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô đã giúp ta cải tạo, mở rộng các mỏ than lộ thiên
Hà Tu, Đèo Nai, Cọc 6 với tổng công suất 3,7triệu tấn/năm, khơi phục mỏ than hầm lị
Vàng Danh có cơng suất 600 nghìn tấn/năm và mỏ than hầm lị Mông Dương công suất
20


900 nghìn tấn/năm và giúp ta xây dựng một số cơ sở phục vụ việc khai thác than. Công
việc này được tiếp tục trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Trên cơ sở Hiệp định giữa hai Chính phủ ngày 7 tháng 10 năm 1971, Liên Xô giúp

đỡ ta về trang bị và kĩ thuật để xây dựng và khai thác mỏ than lộ thiên Cao Sơn, công suất
2 triệu tấn/năm và sẽ đưa lên 3 triệu tấn/năm. Đó là mỏ than lớn nhất Việt Nam hiện nay
sử dụng những thiết bị hiện đại của Liên Xơ như máy xúc dung tích gần 8 mét khối, máy
khoan xoay cầu mới nhất, ô tô công nghệ trọng tải 40 tấn.
Sự giúp đỡ của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp than là sự giúp đỡ kĩ thuật đồng
bộ với hình thức: thiết kế, cung cấp thiết bị, vật liệu thi công, cử chuyên gia sang giám sát
thiết kế, lập các biện pháp kĩ thuật, tổ chức phối hợp và chỉ đạo, hướng dẫn thi công,
nhằm đảm bảo tiến độ cơng trình để sớm đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhất là
đạt công suất thiết kế.
Nói đến sự giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp than giữa Liên Xô và Việt
Nam, không thể khơng nói đến vai trị của các chun gia Liên Xô ở nước ta. Đây là điều
kiện và cũng là yếu tố rất quan trọng đối với việc bảo đảm nâng cao hiệu quả hợp tác giữa
hai nước.
Ngay từ khi có sự hợp tác, giúp đỡ trong lĩnh vực than, Liên Xơ đã cử nhiều chun
gia sang Việt Nam, có người đã sang Việt Nam đến bảy tám lần, có người đã ở Việt Nam
tổng cộng đến năm, sáu năm. Hiện nay, trong ngành than Việt Nam, chuyên gia Liên Xô
đang công tác ở hầu hết các cơ sở sản xuất, xây dựng. Đó là những người đã cơng tác lâu
năm ở ngành than Liên Xô. Với kinh nghiệm thực tế quý báu về kỹ thuật, tổ chức quản lý,
với tinh thần quốc tế vô sản cao cả nhân dân Xô-viết, các chuyên gia Liên Xô đang ngày
đêm tận tụy lao động trên công trường, xưởng máy, cùng với cán bộ công nhân Việt Nam
đưa ngành than Việt Nam đi lên, xứng đáng với lịng mong mỏi của Đảng, Chính phủ và
nhân dân hai nước. Các chuyên gia Liên Xô không những chỉ giúp đỡ về kĩ thuật, giám
sát thiết kế, hướng dẫn thi cơng các cơng trình, lập các biện pháp phối hợp nâng cao hiệu
quả hợp tác, đôn đốc cung cấp vật tư, phụ tùng… mà còn giúp đỡ cán bộ, công nhân
ngành than về các vấn đề tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề,
chun mơn, dịch vụ… Coi sự nghiệp phát triển ngành than Việt Nam như sự nghiệp của
chính dân tộc mình, dù ở cương vị nào, vị trí nào, các chun gia Liên Xơ cũng đều hồn
21



thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nêu cao tấm gương tốt và chiếm được lòng tin yêu,
quý mến của cán bộ, công nhân, nhân dân vùng mỏ nước ta.
Đảng, Chính phủ, nhân dân ta và ngành than nói riêng, đánh giá cao thành quả lao
động của các chuyên gia Liên Xơ. Thể hiện lịng biết ơn và ghi nhớ công lao của các
chuyên gia Liên Xô, Nhà nước ta đã dành nhiều huân chương, huy chương để tặng các
đồng chí đó.
Hiện nay trong tổng số 12 mỏ than đang hoạt động, có 6 mỏ được xây dựng và mở
rộng nhờ sự giúp đỡ kĩ thuật của Liên Xô.
Về các cơng trình phục vụ, Liên Xơ đã giúp chúng ta xây dựng và đưa vào sản xuất
Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả, một nhà máy chuyên sữa chữa và sản xuất phụ tùng
máy khai thác, công suất 16 nghìn tấn thành phần kim loại/năm. Do những khó khăn
khách quan và chủ quan, nhất là trong khâu quản lí và cung cấp vật tư nên việc sản xuất ở
nhà máy này chưa đạt công suất thiết kế. Mặc dù vậy, Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả
đã có những đóng góp lớn trong việc bảo đảm cho việc khai thác các mỏ than vùng Hòn
Gai – Cẩm Phả hoạt động theo kế hoạch hàng năm.
Liên Xô đã đào tạo hàng nghìn cán bộ kĩ thuật, kĩ sư, phó tiến sĩ, công nhân cho
ngành than Việt Nam và đã giúp ta xây dựng trường công nhân kĩ thuật mỏ ở ng Bí để
đào tạo cơng nhân mỏ.
Về quy hoạch phát triển ngành than, năm 1973, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế và
qua nghiên cứu các tài liệu dự kiến ban đầu của Việt Nam, Liên Xô đã giúp lập báo cáo
kinh tế - kĩ thuật phát triển bể than Quảng Ninh. Bản báo cáo đề cập một cách khá toàn
diện các vấn đề kinh tế - kĩ thuật để đẩy mạnh khai thác than Quảng Ninh, sử dụng có
hiệu quả và hợp lí tài ngun than ở vùng này, bao gồm công tác khai thác, sàng tuyển,
chế biến, bốc rót, tiêu thụ than, các cơng trình cơ khí, cung cấp điện, phục vụ hạ tầng và
các yêu cầu cân đối sơ bộ để thực hiện. Do một số ngun nhân khách quan nên chúng ta
khơng có điều kiện thực hiện đầy đủ những vấn đề nêu trong báo cáo kinh tế - kĩ thuật,
nhưng nó cũng giúp ta trong việc định hướng phát triển bể than này để có biện pháp và
chính sách sản xuất, sử dụng than nói riêng và năng lượng nói chung một cách hợp lí hơn.

22



Trong mười năm chống chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mĩ (1965 -1975), sự
giúp đỡ của Liên Xô khơng ngừng tăng lên để duy trì và khơi phục các cơ sở năng lượng
phục vụ cho sự phát triển kinh tế, quốc phòng nhằm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Các cơ sở vật chất do Liên Xô giúp đỡ đó là cái vốn ban đầu rất quý để ngành năng
lượng phát triển với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn sau này.
Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Liên Xô đã gửi
sang Việt Nam thiết bị vật tư để phục hồi nhiều cơng trình của ngành than và điện.
Cùng với sự giúp đỡ to lớn và tồn diện của Liên Xơ, quan hệ hợp tác giữa Bộ năng
lượng Việt Nam và Bộ năng lượng và Điện khí hóa Liên Xơ, Bộ cơng nghiệp than Liên
Xơ khơng ngừng phát triển.
2.2.2. Ngành điện
Sau hịa bình lập lại năm 1954, ở miền Bắc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế và
tiếp đến là kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế. Trong giai đoạn này, ngành điện một
mặt phải lo củng cố, hoàn chỉnh các cơ sở điện lực cũ kĩ và lạc hậu tiếp quản từ tay thực
dân Pháp, mặt khác khẩn trương xây dựng cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày
càng lớn. Năng lượng sản xuất của ngành điện mỗi năm một tăng, chỉ hai năm sau hịa
bình lập lại sản lượng điện đã vượt mức cao nhất trước chiến tranh và đến năm 1960, sản
lượng điện ở miền Bắc đã tăng gần 4,5 lần so với năm 1955. Với sự giúp đỡ của các nước
anh em, nhiều nhà máy điện mới đã được xây dựng và đưa vào sản xuất mà tiêu biểu là
hai nhà máy nhiệt điện Vinh và Lào Cai do Liên Xô giúp xây dựng. Đây là những nhà
máy điện có dây chuyền cơng nghệ hồn chỉnh và thiết bị đồng bộ. Khơng ai quên được
những gương lao động quên mình, sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, đầy tình nghĩa quốc tế vô
sản anh em của các chuyên gia Liên Xô đang cơng tác ở đây.
Hai nhà máy nhiệt điện ng Bí và thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựng
với sự giúp đỡ của Liên Xơ. Đó là những nhà máy có cơng suất lớn nhất nước ta lúc bấy
giờ.
Về thủy điện, Liên Xô cũng đã giúp ta làm quen dần với công tác khảo sát, thiết kế, xây
lắp và vận hành các trạm thủy điện nhỏ như Bàn Thạch, Tà Sa, Nà Ngần… vào những

năm sau hịa bình lập lại, nhưng cái mốc quan trọng trong việc phát triển nhà máy thủy
điện ở nước ta là việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà. Với công suất 108 nghìn ki23


lơ-ốt và sản lượng điện trung bình hàng năm là 400 triệu ki-lơ-ốt/giờ. Nhà máy thủy
điện Thác Bà đã tạo nên thế làm việc ổn định cho hệ thống điện và đã đem lại hiệu quả
kinh tế cho nền kinh tế quốc dân.
Sự ra đời nhiều nguồn điện lớn và yêu cầu cung cấp điện an toàn, liên tục cho các
ngành điện cơng nghiệp quan trọng địi hỏi phải có sự liên kết trong sản xuất và phân phối
điện năng. Để đáp ứng yêu cầu này, Liên Xô lại giúp ta xây dựng các đường dây và trạm
biến áp 110 ki-lô-vôn. Các đường dây trục chạy từ nhà máy điện ng Bí ra Mơng
Dương, về Hải Phịng và lên Đơng Anh rồi vượt sông Hồng đến Hà Đông, Nam Định vào
tận Thanh Hoá… và từ Nhà máy thủy điện Thác Bà đi về Thái Ngun, Việt Trì đến
Đơng Anh hợp thành một hệ thống nối liền các nhà máy điện với các thành phố, thị xã,
các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp quan trọng.
Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, chúng đã đánh
trên 1.600 trận vào các cơ sở của ngành điện. Nhưng với tinh thần “giữ vững dòng điện,
quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” của cán bộ, công nhân viên ngành điện cộng với
sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô và các nước anh em về vật tư, kĩ thuật cung cấp điện
phục vụ cho sản xuất và chiến đấu được bảo đảm liên tục. Trong suốt giai đoạn này ngồi
sự giúp khơi phục và hồn chỉnh các nhà máy, cơ sở đã có, Liên Xơ cịn giúp nhiều thiết
bị đi-ê-zen để xây lắp các trạm nhỏ có cơng suất từ vài trăm đến vài nghìn ki-lơ-ốt, cấp
điện cho các khu vực có phụ tải quan trọng. Chính một phần nhờ những trạm điện nhỏ
này mà việc cung cấp điện để chiến đấu và phục hồi sản xuất được linh hoạt và bảo đảm
yêu cầu về điện trong tình huống ác liệt của chiến tranh.
2.2.3. Ngành xây dựng
Sau khi miền Bắc nước ta hồn tồn giải phóng, tháng 7-1955, Đồn đại biểu Đảng
và Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu lần đầu tiên chính thức sang thăm hữu
nghị Liên Xô. Một trong những kết quả của chuyến đi thăm đó là quan hệ hợp tác kinh tế
của Việt Nam và Liên Xô được thành lập. Chính phủ Liên Xơ đã dành 400 triệu rúp giúp

đỡ khơng hồn lại cho Việt Nam để nâng cao đời sống nhân dân và khôi phục nền kinh tế
bị chiến tranh tàn phá, trong đó có việc xây dựng mới và phục hồi 21 xí nghiệp cơng
nghiệp và cơng trình cơng cộng. Thời điểm đó có thể được coi là khởi đầu của sự hợp tác
trong lĩnh vực xây dựng giữa Việt Nam và Liên Xô.
24


Những ngày đầu bắt tay vào xây dựng, chúng ta thiếu thốn đủ mọi mặt, thiếu cán
bộ, công nhân lành nghề, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị và vật tư xây
dựng. Các chuyên gia Liên Xô đã giúp tổ chức những lớp học cấp tốc đào tạo cán bộ và
công nhân kỹ thuật, truyền đạt những hiểu biết và kinh nghiệm tiên tiến, hướng dẫn sử
dụng những máy móc thiết bị xây dựng được đưa sang từ Liên Xô . Nhiều tài liệu tiêu
chuẩn, quy phạm và cẩm nang được dịch sang tiếng Việt và sử dụng rộng rãi trong ngành
xây dựng. Các đồng chí Liên Xơ đã góp nhiều ý kiến q báu giúp ta tổ chức bộ máy
quản lý ngành xây dựng từ trung ương đến cơ sở. Cuốn sách “Chúng tôi xây dựng nhà
máy chè Phú Thọ như thế nào” của đồng chí Trưởng đồn chun gia Liên Xơ ở nhà máy
chè trong những năm 1956-1957, thực sự đã trở thành một tập giáo án súc tích, dễ hiểu,
góp phần đào tạo hàng trăm tổ trưởng, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật sơ cấp và trung cấp cho
ngành xây dựng.
Sự giúp đỡ của các chuyên gia xây dựng Liên Xô trong những ngày đầu là vơ cùng
quan trọng, nó đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngành xây dựng Việt Nam.
Những cơng trình do Liên Xơ giúp ta xây dựng trong những năm phôi phục và phát triển
kinh tế 1955-1965 đã đặt nền móng cho nhiều ngành kinh tế nước ta, đồng thời cũng làm
tăng thêm tiềm lực của miền Bắc trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
Trong giai đoạn 1954 – 1975, ở miền Bắc đã có biết bao thành phố, thị xã, thị trấn,
khu công nghiệp, khu dân cư mới, hàng nghìn cơng trình lớn nhỏ về điện, than, cơ khí,
giao thơng vận tải, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực,
thực phẩm, về hàng tiêu dùng, nhà ở, kĩ thuật đô thị, bệnh viện, trường học… đã được xây
dựng. Trong số đó có trên 70 cơng trình giúp trang bị kĩ thuật và xây dựng. Chúng ta tự
hào về những công trình đã được xây dựng nên, những cơng trình đó có ý nghĩa hết sức

lớn lao, là những cơng trình của cơ sở vật chất kĩ thuật hàng đầu của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Liên Xô đã giúp ngành xây dựng các
cơng trình thiết bị tồn bộ có quy mơ lớn như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) có
hai dây chuyền với tổng cơng suất 1,2 triệu tấn/năm. Nhà máy bê tông Xuân Mai (Hà
Nội) công suất 97 000m3/năm. Nhà máy kính Đáp Cầu (Hà Bắc) cơng suất 2,38 triệu
m2/năm đang chuẩn bị các điều kiện để thi công.
25


×