Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tiểu luận lịch sử thế giới trung quốc thời kỳ phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 41 trang )

-

TIỂU LUẬN
Môn học: Lịch sử Thế giới

ĐỀ TÀI

TRUNG QUỐC THỜI KỲ PHONG KIẾN


MỤC LỤC
I - MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
5. Kết cấu của tiểu luận....................................................................................3
II - NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TRUNG
QUỐC..............................................................................................................3
1.1. Chế độ phong kiến.....................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm chế độ phong kiến..........................................................3
1.1.2. Đặc điểm của chế độ phong kiến....................................................4
1.1.3. Bản chất của nhà nước phong kiến.................................................4
1.1.4. Hình thức của nhà nước phong kiến...............................................5
1.2. Sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.......................................................6

1.2.1. Về chính trị......................................................................................6
1.2.2. Về kinh tế........................................................................................7
1.2.3. Về xã hội.........................................................................................7


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA -XÃ HỘI
CỦA TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN..............................................8
2.1. Trung Quốc thời Tần, Hán.........................................................................................8

2.1.1. Về chính trị......................................................................................8
2.1.2. Về kinh tế........................................................................................9
2.1.3. Về văn hóa - xã hội.......................................................................10
2.2. Trung Quốc thời Đường (618-907).........................................................................11

2.2.1. Hồn cảnh lịch sử..........................................................................11
2.2.2. Về chính trị....................................................................................13
2.2.3. Về kinh tế......................................................................................14
2.2.4. Về văn hóa - xã hội.......................................................................15
2.3. Trung Quốc thời Tống, Ngun..............................................................................16

2.3.1. Hồn cảnh lịch sử..........................................................................16
2.3.2. Về chính trị....................................................................................17
2.3.3. Về kinh tế......................................................................................19


2.3.4. Về văn hóa - xã hội.......................................................................21
2.4. Trung Quốc thời Minh, Thanh.................................................................................22

2.4.1. Hồn cảnh lịch sử..........................................................................22
2.4.2. Về chính trị....................................................................................22
2.4.3. Về kinh tế......................................................................................25
2.4.4. Về văn hóa, xã hội.........................................................................27
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC
THỜI PHONG KIẾN..................................................................................28
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TRUNG QUỐC THỜI PHONG

KIẾN.............................................................................................................32
III - KẾT LUẬN..............................................................................................35
3.1. Những tác động của Trung Quốc thời phong kiến tới Việt Nam............35
3.2. Bài học kinh nghiệm...............................................................................36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................38


I - MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trung Quốc, tên gọi chính thức là nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, là
một quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực Đơng Á, với diện tích khoảng
9.596.961 km² và là quốc gia có số dân đơng nhất trên thế giới. Đây là một quốc
gia phát triển vô cùng hùng mạnh. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào
năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Tính
đến năm 2020, quy mô nền kinh tế Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân đạt mức 24,1
nghìn tỷ USD - đứng số 1 thế giới tính theo sức mua tương đương, GDP danh
nghĩa đạt mức 14,8 nghìn tỷ USD, xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ, thu nhập bình quân
đầu người đạt mức 10,839 nghìn USD/người.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và
có qn đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc
phịng lớn thứ nhì. Trung Quốc cũng là thành viên của một số tổ chức quốc tế đa
phương

chính

thức



phi


chính

thức,

trong

đó

nổi

bật

như: WTO, APEC, BRICS, SCO và G-20,…
Văn hóa Trung Quốc luôn phát triển mạnh mẽ từ xưa đến nay và ngày càng
nở rộ trên nhiều lĩnh vực: nghi thức, lễ giáo, ẩm thực, lễ hội, truyền hình,…
Những giá trị văn hóa, dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng của Trung Quốc là cái nơi
cho nền văn hóa của nhân loại, trong đó ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam.
Trung Quốc là một cường quốc và được nhận định là một trong những siêu
cường tiềm năng trên thế giới. Trung Quốc đang có mục tiêu trở thành một siêu
cường có thể cạnh tranh với Mỹ trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, qn sự, văn
hóa,… thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế
giới trong tương lai. Không phải đến bây giờ Trung Quốc mới là một quốc gia
phát triển mạnh mẽ đến vậy mà thực tế trong quá trình lịch sử, nhất là khi còn
tồn tại trong thời kỳ chế độ phong kiến thì Trung Quốc đã có những triều đại
phát triển thịnh vượng, đạt đến đỉnh cao. Tuy cũng có khi lâm vào khủng hoảng
1


dẫn đến suy vong theo sự tất yếu của tiến trình lịch sử nhưng chế độ phong kiến

Trung Quốc đã đặt một nền tảng kiên cố cùng những bài học kinh nghiệm quý
báu để củng cố, xây dựng một đất nước Trung Quốc hùng mạnh như bây giờ.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về mọi mặt trong quá khứ kết hợp cùng sự
tiến bộ của xã hội ngày nay, Trung Quốc đang ngày càng phát triển ổn định,
mạnh mẽ. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài Trung Quốc thời kỳ phong kiến
làm vấn đề nghiên cứu trong tiểu luận này để tìm hiểu, làm rõ về đất nước Trung
Quốc qua các triều đại thời kỳ phong kiến, từ đó tìm ra được những điểm tương
đồng về chế độ phong kiến của các quốc gia phương Đông (trong đó có Việt
Nam), tiếp thu được những tinh hoa, tiến bộ của đất nước bạn, đồng thời rút ra
được những bài học quý báu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tìm
hiểu và am hiểu lịch sử cũng như văn hóa Trung Quốc cũng là am hiểu giá trị
con người Trung Quốc, tạo cơ hội hợp tác mọi mặt với họ ngày càng hiệu quả
hơn, tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác trong hịa bình và hữu nghị giữa Trung
Quốc với Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và làm rõ về Trung Quốc thời phong kiến từ đó rút ra những kiến
thức, nhận xét về chế độ phong kiến ở Trung Quốc nói riêng và ở phương Đơng
nói chung, thấy được những ảnh hưởng của Trung Quốc thời phong kiến tới Việt
Nam, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa, rút ra những bài học kinh nghiệm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cần phải trình bày được sự hình thành của chế độ phong
kiến ở Trung Quốc; tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Trung Quốc
trong thời phong kiến; tìm hiểu dưới thời phong kiến Trung quốc đã đạt được
những thành tựu gì và rút ra được nhận xét chung, đưa ra kết luận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các nguyên
lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân thủ các
nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
2



Phương pháp luận chung: Sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử, phân tíchtổng hợp...
Phương pháp luận chung nhất: Sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu
tài liệu, phân tích, sắp xếp... tài liệu một cách hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề cần
nghiên cứu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung gồm 4 chương:
- Chương 1: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Chương 2: Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Trung Quốc
thời phong kiến
- Chương 3: Những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến
- Chương 4: Nhận xét chung về Trung Quốc thời phong kiến

II - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TRUNG
QUỐC
1.1. Chế độ phong kiến
1.1.1. Khái niệm chế độ phong kiến
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc
Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc.
Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các
nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ
phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng từ "phong kiến" để dịch
chữ féodalité từ tiếng Pháp. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn
từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".

3



Như vậy, chế độ phong kiến là chế độ phản ánh hình thức truyền nối và
chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên
chế. Chế độ phong kiến là chế độ được kiến lập nên nhờ vua, chúa phân phong
ruộng đất cho bầy tôi tớ.
1.1.2. Đặc điểm của chế độ phong kiến
Trong từng quốc gia và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc
điểm riêng:
- Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là
kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan
hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
- Tại phương Đơng, kinh tế địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân chiếm
ưu thế và thường xuyên dẫn đến mâu thuẫn, chế độ địa chủ tập quyền ra đời sớm
và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân cịn có sở hữu nhà nước về ruộng đất.
1.1.3. Bản chất của nhà nước phong kiến
Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa trên
lao động của nơ lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội,
mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô ngày càng trở nên gay gắt. Các
cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã liên tiếp nổ ra. Trong xã hội dần dần hình thành
một bộ phận giai cấp mới – giai cấp lệ nông. Chế độ lệ nông phát triển và hình
thái kinh tế xã hội phong kiến đã thay thế cho hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu
nô lệ.
Nhà nước phong kiến - kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế xã
hội phong kiến – là kiểu nhà nước tiến bộ hơn so với nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở của phương thức sản
xuất phong kiến mà nền tảng là nền kinh tế dựa trên sở hữu của giai cấp địa chủ
phong kiến đối với ruộng đất cũng như một số tư liệu sản xuất khác, và sở hữu
cá thể của của nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ.

4



Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên
chế của vua chúa phong kiến. Nhà nước phong kiến cũng có hai bản chất là tính
giai cấp và tính xã hội:
- Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, quý tộc phong
kiến, là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai
cấp địa chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: Kinh tế, chính
trị, xã hội. Giai cấp quan lại, địa chủ, quý tộc chiếm ruộng đất và dựa vào sưu,
tơ, thuế,…để bóc lột giai cấp nơng dân.
- Tính xã hội: Nhà nước phong kiến cịn là tổ chức quyền lực chung của xã
hội, là đại diện chính thức của tồn xã hội nên nhà nước phong kiến có nhiệm
vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại và lợi ích
chung của cả cộng đồng xã hội, đồng thời tiến hành 1 số hoạt động nhằm phát
triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên trong thời kỳ phong kiến, tính xã hội được thể hiện mờ nhạt, hạn
chế, tính giai cấp thể hiện cơng khai, rõ rệt.
1.1.4. Hình thức của nhà nước phong kiến
Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên
chế với quyền lực vô hạn của vua, chúa. Lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước
phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với những
biểu hiện cụ thể: quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ phân quyền cát cứ,
quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hồ phong kiến.
- Chính thể qn chủ trung ương tập quyền có đặc điểm: Vua nắm mọi
quyền hành cai trị, quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua. Giúp việc cho
vua là bộ máy quan lại được xây dựng từ trung ương đến địa phương. Toàn bộ
bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương tạo thành một thể thống
nhất. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực
hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở
trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn
ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời,

vừa là các quan toà thực hiện chức năng xét xử.
5


- Trong hình thức nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ thì quyền lực nhà
nước bị phân tán, vua hoặc quốc vương khơng có tồn quyền, chỉ là “đấng
thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.
- Trong hình thức quân chủ đại diện đẳng cấp, quyền lực nhà nước trung
ương được tăng cường trên cơ sở của sự ủng hộ của các lãnh chúa phong kiến
vừa và nhỏ, cũng như tầng lớp cư dân thành thị. Ở hình thức này, bên cạnh vua
hoặc quốc vương cịn có cơ quan đại diện đẳng cấp.
1.2. Sự hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc
Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần. Biểu hiện
trên các mặt:
1.2.1. Về chính trị
Ở phía Bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì
nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sơng Hồng Hà bồi đắp tạo
nên. Từ thời cổ đại, ở nơi đây có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.
Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thơn tính
lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời Xuân Thu các nước
chư hầu tranh nhau quyền bá chủ khi nhà Tây Chu suy yếu. Thời Chiến Quốc,
bảy nước lớn (Tần, Sở, Yên, Tề, Hán, Triệu, Ngụy) luôn trong tình trạng tiêu
diệt lẫn nhau, chiến tranh nổ ra triền miên.
Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự
mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm
dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ. Tần Doanh Chính, sau khi dùng kế liên hồnh
đánh bại sáu nước Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Sở, Tề và sáp nhập vào nước Tần,
Tần Doanh Chính thống nhất đất nước rồi lên ngơi Hồng đế lấy hiệu là Thuỷ
Hồng đế mà quen gọi là Tần Thuỷ Hoàng (221 TCN). Tần Thuỷ Hoàng củng
cố quyền lực, xây dựng bộ máy thống trị, đặt ra luật lệ nghiêm ngặt với quyền

lực tập trung cao độ.

6


1.2.2. Về kinh tế
Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp có
điều kiện phát triển mạnh. Nhờ có cơng cụ bằng sắt (lưỡi cày, lưỡi cuốc,…) mà
diện tích gieo trồng được mở rộng, thuận lợi cho khai hoang, năng suất và sản
lượng nông nghiệp tăng cao. Người dân làm không những đủ ăn mà còn xuất
hiện của cải dư thừa.
1.2.3. Về xã hội
Với những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần
cũng biến đổi. Các giai cấp mới được hình thành:
- Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ và đi bóc lột.
- Nơng dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nơng
dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số cịn lại là nơng dân
cơng xã rất nghèo, khơng có ruộng, phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy
gọi là nông dân lĩnh canh.
Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi
cho địa chủ gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tơ của địa chủ đã thay thế
cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
Từ đây, chế độ phong kiến ở Trung Quốc dần hình thành và được xác lập
vào thời Hán.

7


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HĨA -XÃ HỘI
CỦA TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Các giai đoạn phát triển của thời phong kiến ở bất kỳ quốc gia nào cũng
giống như đồ thị hình sin, có những triều đại phát triển rực rỡ, hoàng kim, tạo ra
nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực; tuy nhiên cũng có những giai đoạn rơi
vào khủng hoảng, bế tắc. Chính vì vậy dưới đây chỉ đề cập đến những triều đại
phong kiến Trung Quốc tiêu biểu để làm nổi bật lên tình hình kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội,.. của Trung Quốc trong từng giai đoạn của thời phong kiến, từ
lúc xác lập và đạt đến đỉnh cao cho đến khi bị suy thoái, khủng hoảng.
2.1. Trung Quốc thời Tần, Hán
2.1.1. Về chính trị
- Về đối nội: Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi
đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền.
Ở trung ương, vua Tần xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có
quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Dưới vua có hệ
thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn. Thái úy đứng đầu
các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hồng đế trị
nước, ngồi ra cịn có các quan coi giữ tài chính, lương thực,… Hồng đế cịn có
một lực lượng qn sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy
trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.
Ở địa phương, Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện. Đặt ra các
chức quan như Thái thú đứng đầu quận và Huyện lệnh đứng đầu huyện. Các
quan lại phải hoàn toàn tuân theo lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.
Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần
Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Khi lãnh tụ của khởi nghĩa qua
đời, thành quả của phong trào rơi vào tay hai thế lực là Lưu Bang và Hạng Vũ.
Chiến tranh giữa Lưu Bang (Hán) và Hạng Vũ (Sở), Lưu Bang giành thắng lợi.
Năm 202 TCN, Lưu Bang mở đầu nhà Hán. Nhà Hán chia thành hai thời kỳ:
8


Tây Hán đóng đơ ở Trường An từ 202 TCN đến 8 SCN (Năm 8 SCN, ngoại

thích Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán lập ra triều Tân, tồn tại đến năm 23). Từ
năm 17 đến năm 23 là khởi nghĩa nơng dân Lục Lâm – Xích Mi. Khởi nghĩa
giành thắng lợi, Lưu Huyền lên ngơi hồng đế. Năm 25, Lưu Tú tấn công Lưu
Huyền, chiếm Lạc Dương, lập nhà Đông Hán (25 – 220). Lưu Tú xưng là hồng
đế, đóng đơ ở Lạc Dương. Các hồng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai
trị, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính
quyền.
- Về đối ngoại: Từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sơng Hồng,
nhà Tần và nhà Hán đã gây chiến tranh để mở rộng lãnh thổ, lần lượt đoạt lấy
vùng thượng lưu sơng Hồng (Cam Túc), thơn tính vùng Trường Giang cho đến
lưu vực sơng Châu, lấn dần phía đơng Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất
đai của người Việt cổ.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng bộ máy nhà nước thời Tần, Hán tuy cịn sơ
khai, nhưng nó đã thể hiện đầy đủ đặc tính của một nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền, quyền lực của nhà vua được tuyệt đối hóa và bao trùm từ trung
ương đến địa phương.
2.1.2. Về kinh tế
Nhìn chung các vua thời Tần và thời Hán ban bố nhiều chính sách phát
triển kinh tế nơng nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán:
Về nông nghiệp: Nhà Tần, Hán chú trọng đến giao thông, thủy lợi, cải tiến
kĩ thuật, sử dụng sức kéo của trâu bò, chú trọng khai hoang để phát triển nông
nghiệp làm cho sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng cao, nông nghiệp trở
thành nền kinh tế chủ đạo của xã hội.
Về thủ công nghiệp: Việc khai thác mỏ và đúc sắt, đồng, rèn vũ khí được
mở mang. Bên cạnh đó ngành dệt vải, làm gốm, giấy, tơ lụa cũng phát triển. Đặc
biệt, tơ lụa Trung Quốc rất đẹp và q, chính vì vậy các thương nhân phương
Tây thường hay đến Trung Quốc mua tơ lụa và dần dần hình thành nên "con
đường tơ lụa".
9



Về thương nghiệp: Cho thống nhất đơn vị tiền tệ đo lường thuận lợi cho
việc trao đổi, mua bán phát triển, kinh đô Trường An và một số thành thị khác
như Lạc Dương, Hàm Đan,…trở thành nơi buôn bán sầm uất. Đồng thời cũng
tạo nên tầng lớp thương nhân ngày càng đơng đảo. Đến thời nhà Hán để có được
doanh thu còn độc quyền về sắt và muối.
2.1.3. Về văn hóa - xã hội
Tư tưởng Nho giáo giữ vai trị quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là
công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. Mọi người dân phải tin vào Nho
giáo và hành động theo tam cương ngũ thường. Từ tư tưởng Nho giáo, Tần Thủy
Hoàng đã đặt ra những luật lệ là công cụ để cai trị đất nước. Các luật lệ đó rất hà
khắc và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham
nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng
việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngồi
Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết
học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo và sách vở của
họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Tần Thủy Hồng bắt hàng triệu người đi lính,
đi phu xây đắp Vạn lý trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,… Nhà Tần
cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn
bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối
với thương nhân và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất.
Việc huy động đơng đảo dân chúng xây dựng các cơng trình cơng cộng
cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người nước Tần và dân sáu nước
bị chinh phục gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hồng mất,
các cuộc khởi nghĩa nơng dân nổ ra khắp nơi và quân đội Tần không thể dẹp
yên, xã hội không ổn định. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng
Vũ và Lưu Bang lãnh đạo đã lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu
hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Các
vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô
thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai

10


khẩn đất hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật
tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng hơn dưới thời nhà Hán.
2.2. Trung Quốc thời Đường (618-907)
2.2.1. Hồn cảnh lịch sử
Vì tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của làm cho mâu
thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nông dân khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa, các
thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau. Nhà Hán suy yếu, lung lay rồi sụp đổ.
Trung Quốc bước vào thời kì Tam Quốc phân tranh với ba nước Ngụy, Thục,
Ngô. Về mặt quân sự, Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước, nhờ phát triển kinh
tế và có các cảng biển. Nước Thục có dân cư thưa thớt hơn, và là một vùng đa
phần là rừng, với nhiều bộ tộc không phải là người Hán.
Năm 263, Ngụy đánh và chiếm Thục, chỉ cịn lại Ngơ làm đối thủ. Sau đó
vua Ngụy bị quyền thần họ Tư Mã thao túng và chính thức đoạt ngôi năm 265.
Tư Mã Viêm nối chức cha ông phế vua Ngụy lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ Đế
(265-290).
Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô. Trung Quốc lại được thống
nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm
Triều Tiên và phía nam đến hết An Nam (Việt Nam). Một triều đại mới, gọi là
Tây Tấn đã bắt đầu ở Trung Quốc.
Sau loạn bát vương, Tây Tấn suy yếu cực độ và bị các tộc phương bắc xâm
chiếm. Năm 316, vua nước Hán Triệu là Lưu Thông tiêu diệt Tây Tấn. Các quý
tộc nhà Tấn chạy xuống phía nam tái lập nhà Đơng Tấn (ở đất nhà Ngơ thời
Tam Quốc cũ). Vùng đất phía bắc do các tộc người Hồ chiếm giữ, gọi là thời
Ngũ Hồ loạn Hoa, gồm 16 nước.
Sau Đơng Tấn là thời kì Nam- Bắc triều. Đây là thời kì một giai đoạn trong
lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ sốn Đơng Tấn mà lập nên
Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần.

11


Đến năm 589, nhà Tuỳ thống nhất đất nước. Triều Tuỳ phát triển mọi mặt
về thể chế chính trị phong kiến tập quyền. Vương triều Tùy đã thi hành nhiều
biện pháp tiến bộ, dân chúng tuân theo, hăng hái đóng góp sức người sức của để
xây dựng đất nước. Tuy nhiên, những tiến bộ trên chỉ được duy trì và thực hiện
khi Văn đế nắm quyền, còn khi Tùy Dạng đế lên kế vị thì đã khơng cịn. Dạng
đế lại đi ngược chính sách của cha, tàn bạo bóc lột nhân dân, mặt khác tiến hành
các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phạt, bỏ nhiều tiền của để xây dựng kinh
đô Lạc Dương, cung điện thành quách nguy nga, bắt dân lên rừng xuống biển để
tìm thú quý,... Dân chúng không biết dựa vào đâu mà sống, liền nổi dậy chống
lại triều đình ở khắp mọi nơi. Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), Dạng đế bị thống
lĩnh Cấm vệ quân là Vũ Văn Hóa Cập sát hại. Vương triều Tùy dựng được 38
năm bị diệt vong.
Năm 618, cuộc nội chiến kết thúc, Đường quốc công Lý Uyên là người
thắng trận. Ông tái thống nhất Trung Quốc, mở đầu thời đại nhà Đường và được
tôn xưng là Đường Cao Tổ. Tuy nhiên, các con ông lại đánh nhau để giành
quyền thừa kế ngai vàng. Hai người con trai của ông là Lý Kiến Thành và Lý
Nguyên Cát đã thiệt mạng trong
cuộc tranh giành quyền lực này.
Lý Uyên chỉ còn một sự lựa chon
duy nhất là Lý Thế Dân, con trai
đã trưởng thành duy nhất cịn
sống sót. Năm 626, Lý Un
nhường ngơi cho Lý Thế Dân,
Đường Thái Tông Lý Thế Dân

người mà về sau đã đưa đất nước
vùng này quay trở lại thời thịnh

vượng và vàng son.
2.2.2. Về chính trị

- Về đối nội: Dưới thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn
thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc
biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải các
12


vùng biên cương. Đồng thời, nhà Dường mở các khoa thi để tuyển chọn (không
chỉ trong giới quý tộc mà cả con em địa chủ) những người đỗ đạt ra làm quan.
Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho giới quý tộc, địa chủ được tham
gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến
thời Đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Bộ máy nhà nước phong kiến được hoàn thiện và chặt chẽ hơn, có thêm nhiều
bộ phận giúp việc cho vua. Xây dựng được bộ Đường luật để vua dễ bề cai trị
việc nước, mọi người dân cần phải tuân theo.
- Về đối ngoại: Các Hồng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược để
mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục
Tây Vực, xâm lấn được bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam
(lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ), ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường được
đánh giá là triều đại mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra trường quốc tế.
Lực lượng quân sự của Trung Quốc thời nhà Đường cũng đạt đến mức hùng
mạnh nhất, là giai đoạn vàng của thời đại quân chủ chuyên chế. Ở giai đoạn cực
thịnh, nhà Đường kiểm soát lãnh thổ rộng gấp đôi nhà Hán. Số dân đông đảo khi
đó lên tới 80 triệu người, vượt trội hồn tồn so với các dân tộc láng giềng.
Cũng trong thời kỳ này, tầm ảnh hưởng của nhà Đường lan rộng đến cả Hàn
Quốc, Nhật Bản. Một phần thành công của nhà Đường là nhờ học được cách
chiến đấu trước dân du mục. Nhà Đường đặc biệt chú trọng đến việc nuôi giống,
đưa ngựa chiến vào hàng ngũ quân đội. Nhà Đường cũng sẵn sàng trọng dụng

các tướng tài xuất thân từ vùng Trung Á. Nhà Đường một lần nữa vươn tầm
kiểm soát tới khu vực Tân Cương, chạm đến biên giới với Đế quốc Ba Tư.
Có thể thấy rằng, dưới thời Đường tổ chức hành chính - quân sự rất chặt
chẽ từ trung ương tới địa phương, quân đội cơ động và linh hoạt, hậu cần giỏi,
hoạt động bành trướng và ngoại giao rộng. Nhờ vậy Trung Quốc dưới thời
Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển cường thịnh nhất châu Á.
2.2.3. Về kinh tế
So với các triều đại trước, kinh tế dưới thời Đường đã phát triển tương đối
toàn diện:
13


Về nông nghiệp: Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà
Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân
điền. Khi nhận ruộng nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo
chế độ tô (thuế ruộng), dung (thuế thân), điệu (thuế hộ khẩu). Người ta cũng áp
dụng những kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời
vụ. Nhờ vậy sản lượng tăng nhiều hơn trước. Vua chăm lo đến công việc đắp đê,
làm thuỷ lợi, đào mương chống hạn, khai hoang lấn biển, cải tạo giống cây
trồng, vật nuôi… Nông dân ngồi trồng lúa cịn trồng thêm ngơ, bơng, đay.
Về thủ công nghiệp: Ngày càng phát triển mạnh mẽ, xuất hiện các xưởng
thủ công (gọi là tác phường) chuyên luyện sắt, đóng thuyền có tới hàng chục
người làm việc. Bên cạnh đó, các nghề như dệt, làm gốm, đúc vũ khí, kim loại
ngày càng phát triển, thợ thủ công nâng cao tay nghề, đạt đến trình độ tinh xảo,
tạo ra nhiều thành tựu.
Về thương nghiệp: Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thơng đã được
hình thành trong các thế kỷ trước, hai "con đường tơ lụa" trên đất liền và trên
biển cũng được thiết lập, mở rộng, thu hút các thương nhân phương Tây sang
đầu tư, trao đổi, buôn bán. Các mặt hàng vận chuyển trên con đường tơ lụa vơ
cùng phong phú như đá q, quần áo, các món gia vị, khống sản, thuốc,.. hay

cả các lồi động vật được mua bán, trao đổi hàng ngày. Ngoài ra, một mặt hàng
vô cùng đặc biệt là nô lệ cũng bị bn bán dọc theo "con đường tơ lụa". Khơng
chỉ có ý nghĩa về mặt trao đổi, bn bán hàng hóa, "con đường tơ lụa" còn tạo
nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc
bn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính
trị. Bên cạnh đó, văn hóa cùng nhiều tơn giáo được giao thoa giữa các quốc gia,
ngoài Nho giáo đã tồn tại, Phật giáo và Đạo giáo cũng dần được du nhập vào
Trung Quốc thông qua con đường này và ngày một phát triển. Thương nghiệp
của Trung Quốc dưới thời Đường ngày càng trở nên thịnh đạt.
2.2.4. Về văn hóa - xã hội
Thời Đường tất cả ba đạo Khổng giáo, Phật giáo và cả Đạo giáo đều phát
triển lên đến đỉnh cao. Tất cả các tín ngưỡng của cả 3 đạo đều giúp con người
14


điều chỉnh lại tư duy của chính bản thân mình. Thời đại này tất cả hành vi, lối
sống đều phải duy trì những phẩm chất cao q. Họ tơn sùng Nho giáo, tâm
hướng Phật Giáo, bảo hộ Đại giáo. Chính vì vậy mà đây là thời kì đỉnh cao, trật
tự xã hội được ổn định, quốc gia thái bình. Dưới thời vua Đường Thái Tông đã
hạ lệnh để biên soạn lại cuốn sách “Ngũ Kinh Chính Nghĩa”. Và từ đó, cuốn
sách này trở thành một quyển sách kinh điển từ thời đại đó. Đây cũng được coi
là một chuẩn mực cho các thế hệ về sau. Tư tưởng Đạo gia được phát sáng hào
quang trong thời kì nhà Đường. Rất nhiều các học giả, cao nhân, tu nhân,…
quyết tâm đồng lòng tu luyện. Nền hội họa, nhạc vũ, tu đạo tất cả đều để lại
những tác phẩm để đời cho con cháu sau này. Tư tưởng tôn quý Phật Giáo được
truyền bá vô cùng rộng rãi. Rất nhiều sách Phật giáo, kinh thư được biên soạn.
Người dân ai ai cũng 1 lịng tín tâm.
Vào thời điểm đó, hịa thượng Trần Huyền Trang một lịng tâm nguyện từ
bi. Chính vị hịa thượng này đã dành 17 năm đi đến khu vực Tây Ấn Độ để
mang lại thành quả 657 bộ sách kinh, sau

đó an tâm tịnh tại chùa Từ Ân tại Trường
An và biên dịch tồn bộ kinh thư của
mình sang bản Hán văn. Tác giả Ngô
Thừa Ân đã lấy cảm hứng từ sự kiện này
để viết kịch bản và chuyển thể thành bộ
phim Tây du ký rất nổi tiếng và gắn liền
Bộ phim Tây du ký

với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam.
Ngồi ra, thời vua Đường Thái

Tơng rất quan tâm đến chính sách giáo dục, kết hợp giáo dục với đối ngoại. Ơng
ra chính sách “Nhu hồi vạn quốc", có đến hơn 300 quốc gia đã phái các sứ giả
của quốc gia đến đây. Chính triều đại này đã thành lập rất nhiều cơ chế để tiếp
các các sứ giả hơn 300 quốc gia. Sứ giả từ năm châu trên thế giới từ Á Châu
cho đến Phi Châu đều được cử đến Trung Quốc. Phần lớn họ đến nhà Đường với
mục đích để giao lưu, học hỏi từ đây. Từ đó, Trường An đã trở thành một kinh
thành của cả thế giới – nơi được quy tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa, phát minh,
15


thành tựu. Lúc này Quốc Tử Giám nổi tiếng với tổng cộng 5000 học giả trên
toàn thế giới. Mọi học giả trên tồn thế giới đều phải cơng nhận danh tiếng của
Quốc Tử Giám.
Thời kì huy hồng này đã có tầm ảnh hưởng văn hóa với rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Dường như chính thời kì này đã tạo nên một kho báu về tất cả mọi
mặt cho thế giới, để tại nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực văn học, hội họa, thư
pháp, nghệ thuật, toán học, y dược, thiên văn học, kiến trúc…

2.3. Trung Quốc thời Tống, Nguyên

2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử
Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống
trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường
xun diễn ra. Nơng dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874. Năm 907, một lãnh chúa là
Chu Ôn lật đổ ngai vàng nhà Đường và lập lên triều Lương, một trong năm triều
đại ngắn ngủi kế tiếp nhau thống trị bắc Trung Quốc trong nửa thế kỷ: Hậu
Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950), Hậu Chu (951-959).
Ở phía nam, các lãnh chúa cát cứ vùng đất của mình và lần lượt thành lập mười
tiểu quốc nhỏ và khơng ngừng tìm kiếm phương cách để thơn tính lẫn nhau:
Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Ngô Việt, Nam Đường, Mân, Sở, Nam Hán, Nam
Bình. Tới năm 951, một hồng thân nhà Hậu Hán chiếm giữ vùng Thái Nguyên
lập ra nước Bắc Hán. Thời kỳ này, người Trung Quốc gọi là Ngũ Đại Thập
Quốc. Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ
trách an ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới Khai Phong là Triệu Khuông Dẫn nhân
khi vua nhà Hậu Chu mới lên ngơi cịn bé, bèn làm binh biến lên làm vua. Ông
lập ra Nhà Tống (960-1279). Dưới thời Tống, Trung Quốc lại được thống nhất
nhưng không phát triển mạnh mẽ như trước.
Triều Nguyên (1271-1368) do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt lập nên vào
năm 1271, định đô tại Đại Đô sau khi Đế quốc Mông Cổ bị phân nhánh thành 4
16


quốc gia và Hốt Tất Liệt lên ngơi Hồng đế, đến năm 1279 thì tiêu diệt Nam
Tống, thống nhất khu vực Trung Quốc.
2.3.2. Về chính trị
- Nhà Tống:
Về đối nội: Các vua Tống củng cố và xây dựng một chính quyền trung
ương tập quyền cao độ bao trùm cả
đế quốc, đảm bảo tính ổn định hành

chính bằng cách thúc đẩy hệ
thống khoa cử, trong đó thiết lập
phương thức lựa chọn quan chức
nhà nước theo năng lực và thành
tích (thay vì theo địa vị quý tộc hay
địa vị quân sự), đồng thời xúc tiến
các dự án đảm bảo thông tin liên lạc

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn

hiệu quả trên khắp đất nước.
Xu mật viện, cơ quan chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về lực
lượng quân đội, hoạt động dưới quyền xu mật sứ, tuy nhiên khơng có khả năng
kiểm sốt hoàn toàn cấm quân mà vẫn phải đặt dưới sự chỉ huy toàn quyền của
nhà vua.
Về đối ngoại: Chủ trương tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng
lãnh thổ, trong đó có nước ta thời bấy giờ nhưng chủ yếu toàn thất bại. Đến cuối
thời Tống, Trung Quốc suy yếu, bị vua Mông Cổ là Hốt tất Liệt xâm chiếm.
- Nhà Nguyên:
Về đối nội: Phân chia hành chính của triều Nguyên về đại thể là kế thừa chế
độ triều Kim và triều Tống, tuy nhiên có hai khác biệt: thời Nguyên diện tích mà
các lộ quản lý giảm thiểu, một lộ chỉ có hai châu; triều Nguyên trên cấp lộ thiết
lập đơn vị hành tỉnh, cuối cùng hành tỉnh thay thế lộ trở thành khu hành chính
cấp một, hình thành chế độ tỉnh, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
toàn quốc thực thi chế độ hành tỉnh. Phân chia hành chính triều Nguyên từ cao
xuống thấp phân thành hành tỉnh, lộ, phủ, châu và huyện, ngồi ra cịn có lãnh
17




×