Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận môn lich sử thế giới nhật bản thời phong kiến tiểu luân 2021 k2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.23 KB, 48 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:

NHẬT BẢN THỜI PHONG KIẾN


MỤC LỤC

A, Mở Đầu........................................................................................................1
B, Nội Dung......................................................................................................3
Chương I: khái niệm, đặc điểm,bản chất và hình thức của nhà nước
phong kiến........................................................................................................3
1. Chế độ phong kiến.......................................................................................3
Chương II: Các thời kỳ phong kiến Nhật Bản.............................................6
1,Thời phong kiến: Kamakura.......................................................................6
2, Thời kỳ phong kiến: Tân chính kemmu..............................................11
3, Thời kỳ phong kiến: Muromachi.............................................................12
4,Thời kỳ phong kiến: Sengoku...............................................................17
5, Thời kỳ phong kiến: Azuchi-Momoyama..............................................20
6,Thời kỳ hiện đại hóa: Edo.....................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................45
Tài liệu tham khảo.........................................................................................46


A, Mở Đầu
1, Lý do chọn đề tài
Nhật Bản được biết đến như là một đất nước có bản sắc văn hóa
đặc sắc là một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Nằm trải dài trên
nhiều vĩ độ từ bắc xuống nam và là một quốc đảo riêng biệt trên Thái Bình
Dương, trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Nhật Bản ln phải


gánh chịu những thiên tai khắc nghiệt của tự nhiên cộng với sự thiếu thốn về
tài nguyên đất đai phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Vị trí địa lý tách biệt
của Nhật Bản khiến nước này khó khăn trong việc giao lưu trao đổi cả về kinh
tế cũng như văn hóa với lục địa, nhất là xưa kia khi phương tiện giao thơng
cịn hết sức thơ sơ. Nằm ở rìa phía đơng của “ thế giới cổ đại” Á- Âu vốn có
một nền văn minh rực rỡ, lại không nằm giao điểm của các tuyến thương mại
thế giới. Do vậy, những ảnh hưởng từ bên ngoài tới rất chậm và sau khi đã
được sang lọc tại các nước Đông Nam Á xung quanh.
Là một quốc đảo biệt lập trên Thái Bình Dương, được tạo nên
bởi bốn đảo lớn nhưng khoảng cách không quá lớn giữa các đảo với sự bao
bọc của biển cả nên sự lien lạc vẫn thực hiện được. Cũng từ biển, người Nhật
được thừa hưởng nguồn đạm hải sản phong phú. Mặt khác, sự tách biệt với
lục địa ( từ Nhật Bản tới Triều Tiên khoảng 100 dặm, tới Trung Quốc là 500
dặm ) là khá lớn cùng với sự dữ dằn của biển đã là bức tường vững chắc bảo
vệ quốc đảo này khỏi các cuộc xâm lược từ thuộc địa tới. Với các yếu tố trên
và phương tiên giao thơng đường biển thơ sơ thì Nhật Bản thời kỳ này liệu có
trải qua thời kỳ phong kiến như các quốc gia khác nhằm giải đáp vấn đề trên
nên em chọn đề tài Nhật Bản thời phong kiến.
2, Mục tiêu và nhiệm vụ
a. Mục Tiêu:
Tìm hiểu và làm rõ về các thời kỳ phong kiến Nhật Bản từ đó rút ra
những kiến thức, nhận xét về chế độ phong kiến ở Nhật Bản nói riêng và ở
phương Đơng nói chung.
1


b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cần phải phân tích và làm rõ được tình hình
Nhật Bản qua từng thời kỳ phong kiến, phân tích những nét đặc sắc riêng của
từng thời kỳ và rút ra được nhận xét chung, đưa ra kết luận.

c. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên các
nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời tuân
thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Phương pháp luận chung: Sử dụng phương pháp lơgic - lịch sử, phân
tích-tổng hợp...
Phương pháp luận chung nhất: Sử dụng phương pháp thu thập, nghiên
cứu tài liệu, phân tích, sắp xếp... tài liệu một cách hợp lý để làm sáng tỏ vấn
đề cần nghiên cứu.
d.Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Chương I : khái niệm, đặc điểm,bản chất và hình thức của nhà nước
phong kiến
Chương II : Các thời kỳ phong kiến Nhật Bản

2


B, Nội Dung

Chương I: khái niệm, đặc điểm,bản chất và hình thức của nhà
nước phong kiến
1. Chế độ phong kiến
1.1. Khái niệm chế độ phong kiến
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ
gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung
Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến
lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống
chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng từ "phong
kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Trong các ngôn ngữ châu Âu,

féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha
truyền con nối".
Như vậy, chế độ phong kiến là chế độ phản ánh hình thức truyền nối và
chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên
chế. Chế độ phong kiến là chế độ được kiến lập nên nhờ vua, chúa phân
phong ruộng đất cho bầy tôi tớ.
1.2. Đặc điểm của chế độ phong kiến
Trong từng quốc gia và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những
đặc điểm riêng:
- Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là
kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên
quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài.
- Tại phương Đơng, kinh tế địa chủ và quan hệ địa chủ - nông dân
chiếm ưu thế và thường xuyên dẫn đến mâu thuẫn, chế độ địa chủ tập quyền
ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước
về ruộng đất.
1.3. Bản chất của nhà nước phong kiến
3


Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa
trên lao động của nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô ngày càng trở nên
gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã liên tiếp nổ ra. Trong xã hội dần
dần hình thành một bộ phận giai cấp mới – giai cấp lệ nông. Chế độ lệ nơng
phát triển và hình thái kinh tế xã hội phong kiến đã thay thế cho hình thái kinh
tế xã hội chiếm hữu nô lệ.
Nhà nước phong kiến - kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế
xã hội phong kiến – là kiểu nhà nước tiến bộ hơn so với nhà nước chiếm hữu
nô lệ.

Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở của phương thức sản
xuất phong kiến mà nền tảng là nền kinh tế dựa trên sở hữu của giai cấp địa
chủ phong kiến đối với ruộng đất cũng như một số tư liệu sản xuất khác, và sở
hữu cá thể của của nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ.
Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy
chuyên chế của vua chúa phong kiến. Nhà nước phong kiến cũng có hai bản
chất là tính giai cấp và tính xã hội:
- Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, quý tộc
phong kiến, là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị
của giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: Kinh
tế, chính trị, xã hội. Giai cấp quan lại, địa chủ, quý tộc chiếm ruộng đất và
dựa vào sưu, tơ, thuế,…để bóc lột giai cấp nơng dân.
- Tính xã hội: Nhà nước phong kiến cịn là tổ chức quyền lực chung của
xã hội, là đại diện chính thức của tồn xã hội nên nhà nước phong kiến
có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại
và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội, đồng thời tiến hành 1 số hoạt động
nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên trong thời kỳ phong kiến, tính xã hội được thể hiện mờ
nhạt, hạn chế, tính giai cấp thể hiện công khai, rõ rệt.
4


1.4. Hình thức của nhà nước phong kiến
Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ
chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua, chúa. Lịch sử tổ chức quyền lực
nhà nước phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ
với những biểu hiện cụ thể: quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ phân
quyền cát cứ, quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hồ phong kiến.
- Chính thể quân chủ trung ương tập quyền có đặc điểm: Vua nắm mọi
quyền hành cai trị, quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua. Giúp việc

cho vua là bộ máy quan lại được xây dựng từ trung ương đến địa phương.
Toàn bộ bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương tạo thành một
thể thống nhất. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia
cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức
năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị
hành chính, đồng thời, vừa là các quan toà thực hiện chức năng xét xử.
- Trong hình thức nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ thì quyền lực
nhà nước bị phân tán, vua hoặc quốc vương khơng có tồn quyền, chỉ là
“đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong
kiến.
- Trong hình thức quân chủ đại diện đẳng cấp, quyền lực nhà nước
trung ương được tăng cường trên cơ sở của sự ủng hộ của các lãnh chúa
phong kiến vừa và nhỏ, cũng như tầng lớp cư dân thành thị. Ở hình thức này,
bên cạnh vua hoặc quốc vương cịn có cơ quan đại diện đẳng cấp.

5


Chương II: Các thời kỳ phong kiến Nhật Bản
1,Thời phong kiến: Kamakura
Bắt đầu từ năm 1185, kết thúc năm 1333. Thời kỳ này nông nghiệp
được phát triển nhờ sử dụng sức của động vật. Thu hoạch vụ mùa nửa năm
một lần. Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung
Quốc sang.
1.1,Mạc phủ và Nhiếp chính Hōjō
Thời kỳ Kamakura đánh dấu sự chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên
đất đai và sự tập trung kỹ thuật quân sự hiện đại vào tay tầng lớp võ sĩ. Các
lãnh chúa yêu cầu sự phục vụ trung thành của các chư hầu, đổi lại họ được
ban thưởng thái ấp. Chủ thái ấp áp dụng các luật lệ quân sự địa phương.

Khi Minamoto Yoritomo đã củng cố quyền lực của mình, ơng thành lập
một chính thể mới tại q nhà Kamakura. Ơng gọi chính thể này
là bakufu (Mạc phủ), cịn bản thân ơng được Nhật hồng phong chức Chinh
di Đại Tướng qn. Yoritomo đi theo chính thể gia đình trị của gia tộc
Fujiwara và có một hội đồng hành chính, một ủy ban của các thuộc hạ và một
ủy ban thẩm tra. Sau khi sung công đất đai ở miền Trung và miền Tây Nhật
Bản, ông bổ nhiệm người quản lý các vùng đất này và đốc quân cho các tỉnh.
Yoritomo có cả người quản lý lẫn đốc quân. Tuy vậy, Mạc phủ Kamakura
không phải là một triều đại quốc gia mặc dù kiểm soát những vùng đất rộng
lớn, vẫn có sự chống đối mạnh mẽ với những người quản lý. Chế độ này tiếp
tục chiến tranh chống lại gia tộc Bắc Fujiwara, nhưng khơng bao giờ có thể
hồn tồn kiểm sốt về qn sự với cả phía Bắc lẫn phía Tây. Triều đình cũ
đóng tại Kyoto, tiếp tục nắm giữ đất đai mà họ có quyền lực tại đó, trong khi
các gia tộc quân sự được tổ chức theo kiểu mới bị Kamakura lôi kéo.
Bất chấp khởi đầu mạnh mẽ, Yoritomo không thể củng cố quyền lãnh
đạo của gia tộc mình một cách lâu dài. Sự bất đồng trong nội bộ gia tộc đã từ
lâu tồn tại trong gia tộc Minamoto, mặc dù Yoritomo đã tiêu diệt những kẻ
6


thách thức chính với quyền lực của mình. Khi ơng đột ngột qua đời
năm 1199, con trai ông Minamoto no Yoriie trở thành Shogun và người đứng
đầu trên danh nghĩa của nhà Minamoto, nhưng Yoriie khơng thể kiểm sốt
được các gia tộc chiến binh ở phía Đơng. Cho đến đầu thế kỷ 13, một Nhiếp
chính được bổ nhiệm cho Shogun, đó là Hōjō Tokimasa một thành viên
của gia tộc Hōjō, một nhánh của gia tộc Taira đã tự mình liên minh với gia
tộc Minamoto năm 1180. Người đứng đầu gia tộc Hōjō được lập làm nhiếp
chính cho Shogun trong thời này được gọi là Shikken, mặc dù sau đó những vị
trí được tạo ra với quyền lực tương tự như Tokuso và Rensho. Thường thì
Shikken cũng là Tokuso và Rensho. Dưới thời Hōjō, Shogun trở thành một bù

nhìn khơng cịn quyền lực.
Với người bảo vệ cho Thiên hoàng (Shogun) tự mình cũng chỉ là một
con bù nhìn, căng thẳng giữa Kyoto và Kamakura nảy sinh, và năm
1221, chiến tranh Jōkyū nổ ra giữa vị Nhật hoàng ẩn dật Go-Toba và vị nhiếp
chính thứ hai Hōjō Yoshitoki. Quân đội nhà Hōjō dễ dàng chiến thắng, và
triều đình phải chịu sự kiểm soát trực tiếp của Mạc phủ. Các nguyên soái của
Shogun giành được quyền lực dân sự lớn hơn, và triều đình bị ép buộc phải có
được sự phê chuẩn của Kamakura trên mọi vấn đề. Mặc dù bị lấy mất quyền
lực chính trị, triều đình vẫn giữ được số đất đai lớn.
Vài thành tựu về hành chính quan trọng đạt được dưới thời nhiếp chính
Hōjō. Năm 1225, nhiếp chính thứ 3 Hōjō Yasutoki thành lập Hội đồng Quốc
gia, trao cơ hội cho các lãnh chúa quân sự khác thực hiện quyền tư pháp và
lập pháp tại Kamakura. Nhiếp chính Hōjō chủ trì hội đồng, một hình thức
cùng lãnh đạo thành công. Việc áp dụng bộ luật quân sự đầu tiên của Nhật
Bản Goseibai Shikimoku năm 1232 phản ánh sự chuyển dịch về bản chất từ
triều đình sang xã hội quân sự hóa. Trong khi việc thực thi pháp luật tại
Kyoto vẫn dựa trên các nguyên tác Nho giáo 500 năm tuổi, bộ luật mới là các
văn bản bắt buộc thi hành cao, nhấn mạnh vào nhiệm vụ của những người
quản lý về dân sự và quân sự, đưa ra phương tiện để giải quyết các tranh chấp
7


đất đai, và thành lập các quy tắc về quyền thừa kế. Nó súc tích và rõ ràng, quy
định việc trừng phạt người vi phạm, và vẫn có hiệu lực trong vòng 635 năm
sau.
Văn chương thời kỳ này phản ánh tình hình bất ổn của thời
đại. Hōjōki miêu tả sự loạn lạc của thời kỳ này dưới dạng các khái niệm Phật
giáo về tính phù du và phù phiếm của loài người. Heike monogatari thuật lại
sự hưng thịnh rồi sụp đổ của nhà Taira, cung cấp nhiều câu chuyện về chiến
tranh và chiến cơng của các samurai. Dịng văn học thứ hai là sự tiếp diễn của

hợp tuyển thơ Shin Kokin Wakashū, bao gồm 20 tập được làm từ năm 1201
đến năm 1205.
1.2, Phật giáo hưng thịnh
Trong thời đại chia rẽ và bạo lực, chủ nghĩa bi quan sâu sắc gia tăng sự
hấp dẫn muốn tìm kiếm sự giải thốt. Kamakura là thời đại phổ cập Phật
giáo trong dân chúng. Hai tông phái mới Jōdo-shū và Zen, thống trị thời kỳ
này. Các tu viện trên núi Hiei đã trở thành các quyền lực chính trị nhưng hấp
dẫn chủ yếu những người có học vấn một cách hệ thống về các lời huấn thị
của tông phái, trong khi phái Shingon và những lễ nghi bí truyền tiếp tục
được các gia đình quý tộc ở Kyoto ủng hộ rộng rãi. Trong thời kỳ này, một số
lớn các nhà sư rời bỏ phái Tendai để sáng lập một phái Phật giáo riêng của
mình.
Các tông phải Phật giáo cũ như Chân Ngôn Tông, Thiên Thai tông và
các trường phái đầu thời Nara tiếp tục hưng vượng trong suốt thời Kamakura,
và thậm chí cịn tiến hành những phương pháp để hồi sinh. Tuy vậy, với số
lượng trường phái mới thời Kamakura ngày càng tăng, các trường phái cũ bị
các trường phái mới hơn che lấp vì chúng có được những người tin theo từ
chính quyền Kamakura, và các samurai của nó.
1.3, Mơng Cổ xâm lược
Việc đánh lui hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ là những sự kiện
quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Quan hệ Nhật Bản với Trung Quốc đã
8


chấm dứt từ giữa thế kỷ 9 sau sự sụp đổ của nhà Hậu Đường Trung Quốc và
sự hướng nội của triều đình Heian. Vài mối liên hệ thương mại vẫn được duy
trì với nhà Nam Tống trong các thế kỷ sau, nhưng hải tặc Nhật Bản khiến cho
đại dương trở nên nguy hiểm. Vào thời kỳ mà Mạc phủ không mấy quan tâm
đến vấn đề đối ngoại và lờ đi các mối liên hệ từ Trung Quốc và Cao Ly, tin
tức đến từ năm 1268 về việc nhà Nguyên đã lên ngơi ở Bắc Kinh. Lãnh tụ của

nó, Kublai Khan, yêu cầu Nhật Bản nộp cống phẩm cho nhà Nguyên và đe
dọa trả đũa nếu họ không thực hiện. Không quen với những mối đe dọa kiểu
như vậy, Kyoto tuyên cáo về nguồn gốc thần thánh của Nhật Bản và từ chối
yêu cầu của Mông Cổ, đuổi người đưa tin Triều Tiên, và bắt đầu chuẩn bị
phòng thủ.
Sau những lời khẩn nài hơn nữa vẫn không thành công, cuộc xâm lăng
đầu tiên của người Mông Cổ diễn ra năm 1274. Hơn 600 tàu chở qn đội có
cả người Mơng Cổ, người Trung Quốc và người Triều Tiên với 23.000 quân
được trang bị máy bắn đá, tên lửa và cung tên. Trong chiến đấu, các chiến
binh hợp thành nhóm gần đội hình kỵ binh chống lại các samurai, những
người vốn đã quen với những trận chiến một chọi một. Quân đội địa phương
Nhật Bản Hakata, phía Bắc đảo Kyūshū, chống lại lực lượng đổ bổ vượt trội,
tuy vậy, chỉ sau một ngày chiến đấu đã bị mất đến chín phần mười vì một
cơn bão bất ngờ. Kublai nhận ra rằng tự nhiên, khơng phải trình độ qn sự,
là lý do cho thất bại của quân đội ông, và năm 1281, ông tiến hành một cuộc
xâm lược lần thứ hai. 7 tuần giao tranh diễn ra ở phía Tây Bắc đảo Kyūshū
trước khi một cơn bão khác tấn công, một lần nữa hủy diệt hạm đội Mông Cổ.
Mặc dù các tu sỹ Shinto gán hai lần đánh bại quân Mông Cổ là
nhờ kamikaze (thần phong), dấu hiệu cho sự bảo trợ đặc biệt của trời với
nước Nhật, cuộc xâm lăng cũng để lại một ấn tượng sâu sắc với các lãnh đạo
Mạc phủ. Mối đe dọa lâu dài của Trung Quốc với Nhật Bản được củng cố.
Tuy vậy, chiến thắng của người Nhật mang đến cho các chiến binh cảm giác
chiến đấu mạnh hơn vẫn cịn trong người lính Nhật cho đến năm 1945. Chiến
9


thắng cũng thuyết phục các chiến binh về giá trị của thể chế Mạc phủ với
chính quyền.
Chiến tranh với Mơng Cổ là sự tổn hại với nền kinh tế, các loại thuế
mới được thu thêm để duy trì việc chuẩn bị phòng thủ cho tương lai. Hai cuộc

xâm lăng cũng gây ra sự bất mãn trong những người hy vọng được ban
thưởng vì trợ giúp của họ trong việc đánh bại qn Mơng Cổ. Tuy vậy, khơng
có đất đai hay tặng phẩm nào được ban thưởng, và sự bất mãn như thế, kết
hợp với sự mở rộng quá mức và gia tăng chi phí phịng thủ, dẫn đến sự suy
sụp của Mạc phủ Kamakura. Thêm vào đó, những người thừa kế đã chia nhỏ
tài sản của gia đình, và các địa chủ ngày càng phải dựa vào những người cho
vạy. Các nhóm ronin lưu động càng đe dọa hơn nữa sự ổn định của Mạc phủ.
1.4, Nội chiến
Nhà Hōjō tiến tới sự hỗn loạn sau đó bằng cách cố giành thêm nhiều
quyền lực trong số rất nhiều các gia tộc lớn. Để làm suy yếu hơn nữa triều
đình ở Kyoto, Mạc phủ quyết định cho phép hai nhánh vốn đang đấu tranh
với nhau của Hoàng gia gọi là Nam Triều hay chi thứ và Bắc Triều hay chi
trưởng thay thế nhau trên ngai vàng. Phương pháp này hiệu quả cho vài lần kế
vị cho đến khi một thành viên của Nam Triều lên ngai vàng, Nhật hoàng GoDaigo. Go-Daigo muốn lật đổ Mạc phủ, và ông công khai bất chấp Kamakura
bằng cách chọn con trai ông làm người kế vị. Năm 1331, Mạc phủ lưu đày
Go-Dagio, nhưng quân đội trung thành với ông, bao gồm Kusunoki
Masashige nổi dậy. Họ được Ashikaga Takauji trợ giúp, một nguyên soái
quay lưng lại Kamakura khi được gửi đi để dẹp cuộc nổi dậy của Go-Daigo.
Cùng lúc đó, Nitta Yoshisada, một thủ lĩnh khác ở phía Đơng, nổi dậy chống
lại Mạc phủ, Mạc phủ tan rã nhanh chóng và nhà Hōjō bị đánh bại.
Trên đà thắng lợi, Go-Daigo cố gắng phục hồi quyền lực của Hoàng gia
và thực hiện theo Nho giáo thế kỷ 10. Thời kỳ cải cách, được gọi là Tân chính
Kemmu, với mục đích củng cố vị thế của Thiên hồng và tái xác nhận vị thế
đứng đầu của quý tộc trong triều so với các chiến binh. Tuy vậy, sự thực là
10


quân đội nổi lên chống lại Kamakura với mục đích tiêu diệt nhà Hōjō, chứ
khơng phải ủng hộ Thiên hồng. Ashikaga Takauji cuối cùng sát cánh cùng
Bắc Triều trong một cuộc nội chiến chống lại Nam Triều mà đại diện là GoDaigo. Cuộc chiến giữa hai triều đình kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392.

Ban đầu, Go-Daigo bị đánh bật khỏi Kyoto, và địch thủ của Bắc Triều được
Ashikaga Takauji đưa lên ngơi, Takauji sau này cũng tự mình lập nên một
dòng Shogun mới.
2, Thời kỳ phong kiến: Tân chính kemmu
Bắt đầu từ năm 1336, kết thúc năm 1392 Đây là giai đoạn tê liệt của
triều đình do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng
Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino . Giữa hai triều đình liên tục nổ ra
những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất
bại.
2.1,Bối cảnh
Cho đến đầu thế kỷ 14, Mạc phủ Kamakura của gia tộc Hōjō đang ở
trong tình thế lộn xộn-những nỗ lực để chống lại những cuộc xâm lược
của Đế quốc Mông Cổ trong các năm 1274 và 1281 rất tốn kém,
và Shogun không thể ban thưởng cho người đứng đầu các tỉnh đã tập hợp lại
dưới trướng ông.
Năm 1318 Thiên hoàng Go-daigo thuộc chi thứ của Hoàng gia lên ngơi,
nhưng miễn cưỡng phải thối vị dưới sức ép của chi trưởng vì quyết tâm lật
đổ Mạc phủ. Ơng bị lưu đày năm 1331, và những người ủng hộ ông như các
võ sỹ tại các tỉnh như Kusunoki Masahige tiếp tục đấu tranh, năm 1333, Mạc
phủ bị tiêu diệt khi Ashikaga Takauji quay lưng lại với họ. Go-daigo trở
về kinh đô Kyoto thuyết phục rằng những ngày của Shogun cùng những kẻ
tiếm quyền khác đã qua và Thiên hoàng có thể lại thống trị khơng chỉ trên
danh nghĩa mà cả thực quyền một lần nữa.
Tuy vậy, triều Go-daigo không hề có kinh nghiệm quản lý lẫn quyền
lực tại các tỉnh để giải quyết thực tế của một xã hội do các võ sĩ làm chủ.
11


Thiên hoàng Go-daigo từ chối bổ nhiệm Ashikaga Takauji làm Shogun
(Chinh di Đại tướng quân) kể cả khi ông trực tiếp yêu cầu năm 1335, và khi

ông giao tranh với Ashikaga Takauji năm 1336, kết quả khơng cịn nghi ngờ
gì nữa. Ông chạy về phương Nam, từ Kyoto đến Yoshino, trong khi Takauji
thiết lập một Mạc phủ mới tại kinh đô Kyoto, gọi là Mạc phủ Muromachi,
đánh bại những người trung thành còn lại trong trận đánh gần Kobe, và đưa
một Thiên hồng bù nhìn lên ngơi. Điều này mở đầu cho sự phân ly của hai
nhánh thù địch trong Hoàng gia kéo dài cho đến năm 1392. Gia tộc Ashikaga
của Takauji nắm ngơi Shogun trong suốt thời Muromachi.
Tân chính Kemmu thất bại, nhưng nó vẫn để lại tư tưởng về Đế quyền,
cuối cùng sẽ chấm dứt kỷ nguyên thống trị của các Tướng quân vào năm 1868
với cuộc Minh Trị Duy Tân 5 thế kỷ sau đó.
2.2,Tân chính Kemmu trong văn học
Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu Romanitas của Sophia
McDougall, Tân chính Kemmu trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử
Nhật Bản, có thể sánh ngang với cuộc Minh Trị Duy Tân. Theo đó, Thiên
hồng Go-daigo đã có được (một cách bí mật) cơng nghệ thuốc súng từ Đế
quốc La Mã vẫn còn tồn tại (và đang lên), và từ vào đó thách thức La Mã vì
quyền thống trị thế giới trong những thế kỷ tiếp sau.
3, Thời kỳ phong kiến: Muromachi
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, kết thúc thế kỷ XVIII, thời kỳ này chế độ Mạc
phủ Ashikaga bắt đầu với việc hai triều đình Bắc – Nam hợp nhất. Chế độ
Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận.
3.1, Mạc phủ Ashikaga
Thời kỳ nhà Ashikaga thống trị (1336–1573) được gọi là
Muromachi từ tên một quận của Kyoto nơi họ đặt tổng hành dinh của mình
sau khi Shogun thứ 3 Ashikaga Yoshimitsu xây dựng dinh thự của mình ở đó
năm 1378. Cái để phân biệt giữa hai hình thức bakufu Ashikaga và Kamakura
là, trong khi Kamakura tồn tại trong thế cân bằng với triều đình Kyoto,
12



Ashikaga tước đoạt mọi quyền lực còn lại của triều đình. Tuy vậy, Mạc phủ
Ashikaga khơng mạnh như Kamakura vì đã và đang lo ngại lớn vì cuộc nội
chiến. Cho đến thời Ashikaga Yoshimitsu (Shogun thứ 3, 1368–94, và
Chưởng ấn quan, 1394–1408), họ vẫn khơng có vẻ gì là đã nổi lên thực sự.
Yoshimitsu cho phép các đốc quân, có quyền lực bị giới hạn dưới thời
Kamakura, trở thành người chủ mạnh hơn trong vùng, sau này gọi
là daimyo ("đại danh"). Trong thời điểm dó, sự cân bằng của quyền lực tiến
triển giữa Shogun và các daimyo; ba gia đình daimyo nổi bật nhất thay nhau
làm "phó" cho Shogun tại Kyoto. Yoshimitsu cuối cùng thành công trong việc
thống nhất Bắc Triều và Nam Triều năm 1392, nhưng, bất chấp lời hứa cân
bằng lớn hơn giữa hai chi của Hoàng tộc, Bắc triều vẫn kiểm sốt ngơi báu
thời gian sau. Dịng họ của các Shogun yếu dần sau Yoshimitsu và ngày càng
mất quyền lực về tay các daimyo và những người có quyền lực ở địa phương.
Quyết định của Shogun về việc kế vị ngôi vua trở nên vô nghĩa, và các
daimyo đứng đằng sau ứng cử viên của mình. Thời đó, gia đình Ashikaga có
vấn đề kế vị của riêng mình, cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh Ōnin (1467–
1477), tàn phá Kyoto và thực sự đã chấm dứt quyền lực quốc gia của Mạc
phủ. Lỗ hổng quyền lực tạo ra một thế kỷ hỗn loạn sau đó.
3.2, Phát triển kinh tế và văn hóa
Quan hệ với nhà Minh (1368-1644) Trung Quốc được làm mới trong
thời Muromachi sau khi Trung Quốc tìm kiếm sự trợ giúp để dẹp yên cướp
biển Nhật Bản ở vùng bờ biển Trung Quốc. Cướp biển Nhật Bản thời kỳ và
vùng này được gọi là "hòa khấu". Muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc
và trừ bỏ mối lo về wokou, Yoshimitsu chấp nhận quan hệ với người Trung
Quốc kéo dài nửa thế kỷ. Năm 1401 ông bắt đầu hệ thống cống phẩm, tự gọi
mình trong một bức thư gửi Hoàng đế Trung Hoa là "Thần dân của người,
Vua của Nhật Bản". Gỗ, lưu huỳnh, quặng đồng, kiếm và quạt gấp được đổi
lấy tơ lụa, đồ sứ, sách và đồng xu Trung Quốc, người Trung Quốc xem đó là
cống phẩm nhưng Nhật Bản lại xem là những thương vụ có lời.
13



Dưới thời Mạc phủ Ashikaga, một nền văn hóa quốc gia mới, gọi là văn
hóa Muromachi, nảy sinh từ trụ sở Mạc phủ tại Kyoto rồi vươn tới mọi giai
tầng trong xã hội.
Thiền tơng
Thiền tơng đóng một vai trị lớn không chỉ trong việc truyền bá tôn giáo
mà cả ảnh hưởng tới quan điểm thẩm mỹ, đặc biệt là nhận được từ các bức
họa Trung Hoa triều Tống (960-1279), triều Nguyên, và triều Minh. Sự gần
gụi của triều đình với Mạc phủ dẫn đến sự pha trộn của Hoàng tộc, cận thần,
daimyo, samurai, và các nhà sư Thiền tông. Tất cả các bộ môn nghệ thuật —
kiến trúc, văn học, kịch Noh , hài kịch, thơ, trà đạo, làm vườn và cắm —đều
nở rộ dưới thời Muromachi.
Thần đạo (Shinto)
Cũng có những mối quan tâm mới đến Shinto ( "Thần đạo"), cùng tồn
tại một cách lặng lẽ bên cạnh Phật giáo ( Bukkyo) trong nhiều thế kỷ Phật giáo
thống trị trước kia. Thực ra, Shinto, thiếu kinh sách và có ít người đi theo, kết
quả của các nghi lễ thần bí bắt đầu từ thời Nara, áp dụng nhiều lễ nghi
của Chân Ngôn Tông. Từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 14, Shinto gần như bị hấp thụ
vào Phật giáo, trở thành cái gọi là Ryōbu Shinto. Cuộc xâm lăng của quân
Mông Cổ trong thế kỷ 13, tuy vậy, làm thức tỉnh tinh thần dân tộc về vai trò
của kamikaze trong việc đánh bại quân thủ. Chưa đến 50 năm sau đó (133943), Kitabatake Chikafusa (1293-1354), Tổng tư lệnh quân đội Nam triều
viết Jinnōshōtōki ( 'Thần Hồng Chính Thống ký'). Tác phẩm nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc duy trì dịng dõi thần thánh của Hồng tộc từ thần
Amaterasu đến Thiên hoàng hiện tại, một điều kiện để đem lại cho nước Nhật
một "quốc thể" (kokutai) đặc biệt. Bên cạnh củng cố thêm cho tư cách thần
thánh của Thiên hoàng, Jinnōshōtōki đem lại cho Shinto một quan điểm lịch
sử, nhấn mạnh bản chất thần thánh của tất cả người Nhật và uy thế tinh thần
của toàn đất nước đối với Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả là, một sự thay đổi
dần dần diễn ra giữa thế cân bằng giữa tôn giáo kép Phật giáo Shinto. Từ thế

14


kỷ 14 đến 17, Shinto lại hồi sinh như là hệ thống niềm tin chính, phát triển
triết học và kinh sách của riêng mình (dựa trên phép tắc của Nho giáo và Phật
giáo), và trở thành một cơ sở hùng mạnh của chủ nghĩa quốc gia.
3.3, Chiến tranh giữa các tỉnh và quan hệ ngoại giao
Chiến tranh Ōnin ( 1467–1477) dẫn đến sự tan rã và hủy hoại nghiêm
trọng về chính trị của các lãnh địa: đấu tranh mãnh liệt vì đất đai và quyền lực
kéo dài giữa các thủ lĩnh võ sỹ cho đến giữa thế kỷ 16. Nông dân nổi lên
chống lại các lãnh chúa của họ và samurai chống lại chủ khi sự kiểm soát
trung tâm về đạo đức biến mất. Hoàng gia trở nên nghèo khổ, và Mạc phủ bị
kiểm sốt bởi các thủ lĩnh ln đấu tranh với nhau tại Kyoto. Các lãnh địa tại
các tỉnh nổi lên từ chiến tranh Ōnin nhỏ hơn và dễ kiểm soát hơn. Nhiều
daimyo nhỏ nổi lên trong số các samurai đã lật đổ lãnh chúa của mình. Việc
phịng thủ biên giới được tăng cường, và các ngôi thành/lâu đài được xây
dựng để bảo vệ các vùng đất mới mở rộng, rồi khảo sát đất đai được thực
hiện, xây dựng đường sá, và các khu mỏ được mở cửa. Gia quy mới cung cấp
nhiều biện pháp thiết thực để quản trị, nhấn mạnh đến trách nhiệm và quy tắc
ứng xử. Nhấn mạnh đến thành công trong chiến tranh, quản lý đất đai và tài
chính. Các liên minh đáng ngại được bảo vệ bởi những luật lệ hôn nhân hà
khắc. Xã hội quý tộc bị các nhân vật quân sự áp đảo. Phần cịn lại của xã hội
bị kiểm sốt trong một hệ thống chư hầu. Shoen bị xóa sạch và quý tộc triều
đình và các lãnh chúa vắng mặt bị tước quyền sở hữu. Các daimyo mới trực
tiếp kiểm sốt đất đai, nơng dân bị giữ trong thân phận nông nô vĩnh viễn để
đổi lấy sự bảo vệ.
3.4, Ảnh hưởng tới kinh tế của chiến tranh giữa các lãnh địa
Phần lớn các cuộc chiến trong thời kỳ này đều ngắn và được địa
phương hóa, mặc dù nó diễn ra trên khắp nước Nhật. Đến năm 1500 toàn bộ
đất nước chìm sâu trong nội chiến. Tuy vậy, thay vì phá nát nền kinh tế địa

phương, sự di chuyển thường xuyên của quân đội lại thúc đẩy giao thông và
liên lạc, đổi lại là khoản thu tăng thêm cho lệ phí cầu đường và quân nhu. Để
15


tránh những loại phí này, thương mại chuyển đến vùng trung tâm, nơi khơng
daimyo nào kiểm sốt được, và tới biển Nhật Bản. Kinh tế phát triển và mong
muốn bảo vệ các lợi ích từ giao thương đưa đến sự ra đời của thương nhân và
phường thợ.
3.5, Ảnh hưởng phương Tây
Cho đến cuối thời Muromachi, người châu Âu đầu tiên đã xuất hiện.
Người Bồ Đào Nha đổ bộ lên phía Nam đảo Kyūshū ("Cửu Châu") năm 1543
và trong vòng hai năm tiến hành các chuyến cập cảng đều đặn, bắt đầu thời kỳ
kéo dài gần một thế kỷ, thời kỳ mậu dịch Nanban . Người Tây Ban Nha đến
năm 1587, tiếp đó là người Hà Lan năm 1609. Người Nhật bắt đầu cố nghiên
cứu kỹ lưỡng các công dân phương Tây, và các cơ hội mới được mạng lại cho
nền kinh tế, cùng với sự thách thức chính trị nghiêm trọng. Hỏa khí, vải, đồ
thủy tinh, đồng hồ, thuốc là, và các phát minh của phương Tây khác được đổi
lấy vàng và bạc Nhật Bản. Rất nhiều tiền được tích lũy qua thương mại, và
các damiyo nhỏ hơn, đặc biệt là ở Kyūshū, gia tăng mạnh mẽ quyền lực của
mình. Chiến tranh giữa các tỉnh trở nên khốc liệt hơn sau sự du nhập của hỏa
khí, ví dụ như súng hỏa mai và đại bác, và việc sử dụng nhiều bộ binh hơn.
3.6, Cơ Đốc giáo
Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng đến Nhật Bản, phần lớn qua các nỗ lực của
Dòn tu Jesus, đầu tiên là Thánh Francis Xavier (1506–1552), người đến
Kagoshima ở phía Nam đảo Kyūshū năm 1549. Cả daimyo và thương nhân
đều hướng đến sự thu xếp tốt hơn về thương mại cũng như nông dân với
người cải đạo. Cho đến năm 1560 Kyoto đã trở thành một khu vực quan trọng
cho hoạt động truyền giáo ở Nhật Bản. Năm 1568 cảng Nagasaki, phía Tây
Bắc Kyūshū, mở cửa bởi một daimyo Cơ Đốc giáo và được giao cho dòng tu

Jesus quản lý năm 1579. Cho đến năm 1582 có khoảng 150.000 người cải đạo
(2% dân số) và 200 nhà thờ. Nhưng sự khoan dung của Mạc phủ với sự ảnh
hưởng từ bên ngoài này giảm dần khi đất nước được thống nhất hơn và sự mở
cửa giảm sút. Việc trục xuất đạo Cơ đốc bắt đầu năm 1587 và đàn áp hoàn
16


toàn năm 1597. Mặc dù ngoại thương vẫn được khuyến khích, nó bị quản lý
chặt ché, và cho đến năm 1640, sự loại trừ và đàn áp Cơ Đốc giáo đã trở
thành quốc sách.
4,Thời kỳ phong kiến: Sengoku
Bắt đầu từ năm 1493 và kết thúc năm 1573. Đây là thời kỳ mà Nhật
Bản bất ổn định về chính trị nhất, nhen nhóm cho nhiều cuộc chiến tranh.
4.1, Tóm tắt
Trong giai đoạn này, mặc dù Hoàng đế Nhật Bản là người cai trị chính
thức của quốc gia và tất cả các lãnh chúa đều thề trung thành với ông, tuy
nhiên, thực tế ơng lại chỉ giống như một bù nhìn, là một hình tượng về lễ nghi
và tơn giáo, là người đã trao bộ toàn bộ quyền lực cho shōgun, một q tộc có
vai trị tương đương với một Tướng qn. Trước khi thời kỳ chiến quốc diễn
ra, chính quyền Mạc phủ (Shogun) dần mất đi tầm ảnh hưởng và quyền kiểm
soát lên các daimyō (đại danh hay lãnh chúa địa phương). Mặc dù Mạc phủ
Ashikaga vẫn áp dụng cấu trúc cai trị như thời Mạc phủ Kamakura và thiết
lập một chính phủ quân đội dựa trên các quyền và nghĩa vụ kinh tế xã hội
được thiết lập bởi Hōjō với bộ luật Jōei vào năm 1232, chính phủ này vẫn thất
bại trong việc giữ được sự trung thành của các đại danh, đặc biệt là tại những
vùng cách xa kinh đô Kyoto. Nhiều lãnh chúa bắt đầu gây chiến với nhau một
cách khó kiểm sốt nhằm giành lấy đất đai và tạo ảnh hưởng lên Mạc phủ.
Với sự gia tăng trong giao thương với nhà Minh, kinh tế dần dần phát triển,
và việc sử dụng tiền dần trở nên phổ biến khi các chợ và thành phố thương
mại xuất hiện. Kết hợp với sự phát triển về nông nghiệp và giao thương nhỏ

lẻ, điều này đã dẫn tới tham vọng giành quyền tự chủ lớn hơn tại các địa
phương trên mọi giai cấp và tầng lớp xã hội. Cho tới đầu thế kỷ 15, những
thảm hoạt do động đất và nạn đói diễn ra liên miên đã châm ngịi cho các
cuộc nổi dậy của tầng lớp nông dân nhằm giảm sưu thuế.
Loạn Ōnin (1467–1477), một cuộc xung đột bắt nguồn từ suy thoái
kinh tế và nổ ra sau những tranh cãi về người kế vị cho shogun, được đa số
17


coi là điểm khởi đầu của thời kỳ Chiến Quốc. Qn đội "phía đơng" của
nhà Hosokawa và các đồng minh chiến đấu với quân đội "phía tây" của
nhà Yamana. Cuộc chiến diễn ra trong và xung quanh Kyoto kéo dài ròng rã
gần 11 năm trời, khiến cho thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn. Cuộc
chiến tại Kyoto sau đó đã lan rộng đến cả các tỉnh ở phía xa.
Cuộc chiến lên tới đỉnh điểm với sự tham gia lần lượt của ba lãnh chúa
là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu, người mà sau
này đã thống nhất Nhật Bản. Sau khi Tokugawa Ieyasu giành chiến thắng
cuối cùng tại cuộc vây hãm Osaka vào năm 1615, Nhật Bản đã bước sang giai
đoạn hịa bình trong suốt 200 năm dưới quyền cai trị của Mạc phủ Tokugawa.
4.2, "
Hạ khắc thượng"
Sự chuyển biến dẫn đến sự yếu đi trông thấy của chính quyền trung
ương đã tạo cơ hội để các lãnh chúa đại danh trên toàn Nhật Bản vươn lên để
lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Trong cuộc chuyển giao quyền lực này,
những gia tộc đã chuẩn bị tốt như gia tộc Takeda và gia tộc Imagawa, những
người đã trở thành các thế lực cát cứ ngay cả dưới thời Mạc phủ Kamakura và
Muromachi, có điều kiện mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình. Có nhiều
người, tất nhiên, dần mất quyền lực và cuối cùng bị lật đổ bởi kẻ dưới. Hiện
tượng những người cấp dưới tài giỏi từ chối tuân theo đẳng cấp của mình và
dùng vũ lực để lật đổ kẻ lãnh đạo bạc nhược của mình được gọi là "Hạ khắc

thượng" ( gekokujō).
Ví dụ đầu tiên của hiện tượng này là Hōjō Sōun, người xuất thân khiêm
nhường nhưng cuối cùng đoạt lấy quyền lực ở tỉnh Izu năm 1493. Dựa trên
thành quả của Sōun, gia tộc Hōjō vẫn giữ được quyền lực lớn ở vùng Kanto
cho đến khi bị Toyotomi Hideyoshi chinh phục vào cuối thời kỳ Chiến quốc.
Một số trường hợp tiêu biểu khác bao gồm việc gia tộc Hosokawa bị thay thế
bởi nhà Miyoshi, Toki bị thay thế bởi Saitō, và gia tộc Shiba bị thay thế bởi
nhà Oda, rồi sau đó tất cả cũng bị lật đổ bởi một người thấp kém hơn là
Toyotomi Hideyoshi, con trai của một nơng dân khơng có họ.
18



×