Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đề tài Pháp luật về bảo vệ nguồn khoáng sản và kiểm soát suy thoái nguồn thủy sinh Môn học Luật Bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.98 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG


BÀI TẬP NHĨM 03
MƠN: PHÁP LUẬT VỀ MƠI TRƯỜNG
LỚP: 23LK01

Bình Dương, tháng 05 năm 2023


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Mơn: Pháp luật về mơi trường
GVHD: Vũ Gia Kiên
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ nguồn khống sản và kiểm sốt suy thối nguồn thủy sinh
Hình thức liên lạc: Nhóm trên Zalo
Yêu cầu: Các thành viên tham gia tìm hiểu đề tài, phân tích, tìm hiểu thông tin, tra cứu
Luật, tài liệu tham khảo để giải quyết các câu hỏi được giao.
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm thơng qua
bảng phân cơng cụ thể đính kèm bên dưới:
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM
STT

Họ và tên

MSSV

Phân cơng nhiệm vụ

Mức độ hồn


1

Trần Minh Thịnh

20140037

thành
100%

2

Lê Trường Giang

20140048

100%

3
4
5
6

Lê Trần Ngọc Quế Anh
Nguyễn Thanh Đoàn
Trần Thị Thùy Dung
Phạm Hồng Khang

20140008
20140003
18140366

20140020

100%
100%
100%

Word,power point

Nhóm trưởng
(Đã ký)

Trần Minh Thịnh

Mục lục

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................6
PHẦN 1................................................................................................................................ 6
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGUỒN KHOÁNG SẢN........................................................6
CHƯƠNG 1........................................................................................................................ 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN.......................6
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC, CHẾ BIẾN KHỐNG SẢN VÀ VAI TRỊ CỦA KHỐNG SẢN ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN............................................................................................6
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN.........9
1.2.1. Hoạt động khai thác khống sản..............................................................................9

CHƯƠNG 2:..................................................................................................................... 12
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUN KHỐNG SẢN........................................................12
2.1. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN..........................................................12
2.2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN......14
2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG KHỐNG SẢN..........15
2.4. BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHỐNG SẢN.......................17
2.5. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN.......20
PHẦN 2 : KIỂM SOÁT SUY THOÁI NGUỒN THỦY SINH......................................22
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN..................................................22
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI NGUỒN THỦY SINH....................22
1.2. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN THỦY SINH.............................22
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ, TÁI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG
LOÀI THỦY SINH..........................................................................................................23
2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ, TÁI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LOÀI
THỦY SINH................................................................................................................... 23


2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỨC ĂN, THUỐC VÀ CÁC LOẠI HĨA CHẤT
DÙNG TRONG NI TRỒNG THỦY SẢN CĨ NGUY CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGUỒN THỦY SINH....................................................................................................28
2.3. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM, LÀ BẤT HỢP PHÁP
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN NHẰM BẢO VỆ NGUỒN THỦY SINH............29
2.4. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.....................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................35


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại thì đồng thời nhân loại cũng phải đối mặt với những thách thức lớn như là
những nguy cơ suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái

các yếu tố quan trọng, căn bản của mơi trường sống. Tình hình đó đã đặt ra cho tồn nhân
loại nhiệm vụ cấp thiết phải có những hành động kịp thời để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và mơi trường. Bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai
thác và chế biến khống sản nói riêng đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, là mối quan
tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền cơng nghiệp mỏ
phát triển.
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có nhu cầu rất lớn về tài nguyên
khoáng sản để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự ra đời
của Luật khoáng sản năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, mơi trường đầu tư an
tồn trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, cũng như về bảo vệ môi trường
trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.
Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản là một tài nguyên không tái tạo được và cũng
khơng phải vơ tận. Do tài ngun khống sản trong lòng đất bị con người khai thác liên
tục nên trữ lượng của chúng ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, hoạt động khai thác, chế biến
khoáng làm cho cơ cấu hoặc trạng thái môi trường bị biến đổi và biến dạng rất lớn. Hầu
hết các mỏ ở nước ta hiện nay đều áp dụng công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu, đã
phá hoại cảnh quan môi trường, phá hủy bề mặt của đất và là nguồn gây ô nhiễm mơi
trường nghiêm trọng.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí và ô nhiễm nguồn nước ở các vùng mỏ
nước ta hiện nay đang ở mức báo động. Nó đã và đang gây ra những ảnh hưởng không
nhỏ đến con người, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng mỏ nói riêng và tồn xã hội nói
chung.
Hiện nay, một số văn bản pháp luật quy định về hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản tạo ra cơ sở pháp lý nhất định để hoạt động khai thác và chế biến khống sản
phát triển, bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, vẫn cịn thiếu sót trong những quy định đó chưa


đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động này trên thực tế để bảo vệ môi trường. Đặc
biệt, việc thực thi những quy định này còn nhiều bất cập, cần phải sửa đổi bổ sung.
Bên cạnh đó, nguồn thủy sinh đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Nó không chỉ

cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho con người mà cịn góp phần giữ vững cân bằng sinh
thái tự nhiên. Nhưng khả năng cung cấp của nguồn thủy sinh không phải là vô hạn. Nếu
con người khai thác, sử dụng q mức và thiếu tính tốn hợp lí sẽ làm cho nguồn tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn. Việc quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái nguồn
thủy sinh là vơ cùng cấp thiết trong tình hình hiện nay.


PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGUỒN KHOÁNG SẢN
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHỐNG SẢN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ VAI TRỊ CỦA KHỐNG SẢN ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1. Khái niệm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất có ích cho con người và sinh vật. Tài nguyên
là các tác nhân cơ bản tạo nên mơi trường sống của con người. Khơng có tài ngun thì
khơng có mơi trường.
Khống sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trị to lớn trong đời
sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khống thiên nhiên… Khống
sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí. Khống sản hầu hết là tài nguyên không
tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phát triển bền vững kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phịng, an
ninh.
Có rất nhiều cách để phân loại các tài nguyên:
-


Theo tính chất, các tài nguyên được phân thành: Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật…

-

Theo khả năng tái tạo, các tài nguyên được phân chia thành: Tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được gọi là những nguồn tài nguyên có thể
tự duy trì hoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng một cách hợp lý, bao gồm:
Năng lượng mặt trời, nước, gió, động vật, thực vật, vi sinh vật…


-

Tài nguyên không tái tạo được là những nguồn tài nguyên có mức độ giới hạn nhất định
trên trái đất, chúng ta chỉ có thể khai thác ở dạng nguyên khai một lần, bao gồm: Khoáng
sản, dầu mỏ…
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ tự nhiên của các khống chất ở thể rắn, lỏng, khí
ở trên hoặc ở trong vỏ trái đất, có hình thái, số lượng, chất lượng đáp ứng những yêu cầu
tối thiểu cho phép khai thác, sử dụng, có khả năng đem lại giá trị kinh tế ở thời điểm hiện
tại hoặc tương lai.
Trên lãnh thổ Việt Nam có những loại khống sản có tiềm năng lớn đạt tầm cỡ thế
giới như: Bauxit, đất hiếm, khí đốt thiên nhiên, đá vôi, các thạch anh, than nâu, đá ốp lát
trang trí mỹ nghệ.
Có nhiều loại khống sản có tiềm năng trung bình đến lớn, đáp ứng được phần nào
nhu cầu sử dụng để phát triển kinh tế-xã hội trong nước và góp phần tham gia vào thị
trường nguyên liệu khoáng sản khu vực và thế giới như Apatit, sa khoáng tổng hợp ven
biển, cromit và một số loại khống chất cơng nghiệp.
Có nhiều loại khống sản đã được phát hiện có thể có triển vọng về tiềm năng lớn.
Song chưa được làm sáng tỏ đến mức cần thiết để có thể khẳng định về quy mơ và chất
lượng của chúng như: đá quý và đồng, chì, kẽm, vàng... Dưới góc độ pháp luật, khống
sản được hiểu là các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng tích tụ tự nhiên

khống vật, khống chất có ích ở thể rắn, thể rắn, thể lỏng, thể khí hiện tại hoặc sau này
có thể khai thác, khống vật, khống chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể khai thác
lại, cũng là khoáng sản. Khoản 1 Điều 2 Luật khống sản năm 2010 có quy định:
"Khống sản là khống vật, khống chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng,
thể khí tồn tại trong lịng đất, trên mặt bao gồm cả khống vật, khống chất ở bãi thải
mỏ".
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng vật có ích được tích tụ tự nhiên hàng nghìn năm
ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lịng và trên mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên
hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng
sản cũng như tính phức tạp của của vấn đề mơi trường phát sinh trong q trình khai thác
và chế biến khống sản tất yếu dẫn tới nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật.


1.1.2. Phân loại tài ngun khống sản
Có nhiều căn cứ phân loại khoáng sản:
Thứ nhất, theo chức năng sử dụng, khống sản được phân ra làm ba nhóm lớn:
Khống sản kim loại:
-

Nhóm khống sản sắt và kim loại sắt: Sắt, mangan, crom, niken, coban…

-

Nhóm kim loại cơ bản: Thiếc, đồng, chì, kẽm…

-

Nhóm kim loại nhẹ: Nhơm, titan, berylly…

-


Nhóm Kim loại quý hiếm: Vàng, bạc, bạch kim

-

Nhóm kim loại phóng xạ, nhóm kim loại hiếm và kim loại đất hiếm.
Khống sản phi kim loại:

-

Nhóm khống sản hóa chất và phân bón: Apatit, photphorit, muối mỏ thạch cao…

-

Nhóm nguyên liệu: Sứ, gốm, thủy tinh chịu lửa…

-

Nhóm nguyên liệu kỹ thuật: Kim cương, thạch anh, atbet…

-

Nhóm vật liệu xây dựng: Đá macma, đá vơi, đá hoa, cát sỏi…
Khống sản cháy: Than (than đá, than nâu, than bùn), dầu khí (dầu mỏ, khí đốt)…
Thứ hai, theo mục đích và cơng dụng có thể phân thành:
-

Khống sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch: Dầu mỏ, hơi đốt, than bùn, than…

-


Khoáng sản phi kim: Các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét…, đá xây
dựng như đá hoa cương… và các khoáng sản phi kim khác.

-

Khoáng sản kim loại: Các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại đá quý.

-

Nhiên liệu đá màu: Ngọc thạch anh, đá mã não… và các loại đá quý như kim
cương…

-

Thủy khoáng: Nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất.

-

Nhiên liệu khống-hóa: Apatit và các muối khoáng khác như phophat…

Thứ ba, theo trạng thái vật lý có thể phân thành:
-

Khống sản rắn: Quặng kim loại đen, kim loại màu, đá…

-

Khoáng sản lỏng: Dầu mỏ, nước khống…


-

Khống sản khí: Khí đốt, khí trơ…
1.1.3. Vai trị của tài nguyên khoáng sản đối với nền kinh tế quốc dân


Tuy khơng có vai trị quyết định sự tồn tại và phát triển của lồi người như các
thành phần mơi trường nước, đất, khơng khí… nhưng tài ngun khống sản cũng là
những yếu tố hết sức quan trọng trong việc bảo đảm sự duy trì và phát triển xã hội. Xét từ
phương diện cá nhân, con người có thể sống mà khơng cần đến tài ngun khống sản
nhưng trên bình diện chung thì một xã hội khơng thể phát triển bền vững và tồn diện nếu
khơng có bất kỳ nguồn tài ngun khống sản nào. Vai trị và tầm quan trọng của tài
nguyên khoáng sản được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Khống sản là ngun liệu chính cho nhiều ngành cơng nghiệp then chốt. Ví dụ: đá
vơi dùng trong sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, quặng sắt được dùng trong
ngành luyện kim, cơ khí…
Thực tiễn những năm gần đây nhắc ta nhớ đến tầm quan trọng của các nguồn năng
lượng từ hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Đây là nguồn cung cấp năng
lượng chủ yếu cho nhiều ngành kinh tế quan trọng cũng như phục vụ sinh hoạt hàng ngày
của con người. Nền cơng nghiệp hóa dầu đồ sộ cũng đã được tạo dựng nhờ những tài
nguyên này.
Xuất khẩu khoáng sản thường đem lại nguồn thu lớn cho các quốc gia. Đây cũng là
xu hướng chung của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm đáp ứng nhu
cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phục vụ cho việc trả các món nợ
nước ngồi.
Hoạt động khoáng sản phát triển thu hút lực lượng lao động đông đảo. Thu nhập
của người lao động trong lĩnh vực khống sản ổn định và có mức tăng trưởng. Đặc biệt
mức thu nhập bình quân của người lao động trong một số cơng việc như: thăm dị, khai
thác tận thu khá cao so với thu nhập trung bình của người dân. Đẩy mạnh phát triển cơng
nghiệp mỏ có ý nghĩa nhiều mặt vừa tạo ra nguồn nhiên liệu quan trọng nuôi sống các

ngành công nghiệp then chốt của đất nước vừa tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1.2.1. Hoạt động khai thác khoáng sản


Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ
bản mở, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khách có liên quan (khoản 7 Điều
2 Luật khoáng sản năm 2010). Hoạt động khai thác khoáng sản gây ra những tác hại rất
lớn tới mơi trường tự nhiên. Vì vậy, pháp luật thường đặt ra những quy định có tính chất
là điều kiện bắt buộc chủ giấy phép khai thác khoáng sản phải tuân thủ trước khi được cấp
giấy phép, trong suốt cả quá trình khai thác và cả khi kết thúc khai thác. Các quy định chủ
yếu là:
Đặc quyền của tổ chức, các nhân là được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trong
thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thăm dị; sử dụng số liệu và thơng tin của Nhà nước;
cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản; chuyển nhượng để lại thừa kế quyền khai thác,
khai thác khống sản đi kèm. Bên cạnh đó tổ chức cá nhân trong q trình khai thác
khống sản phải đáp ứng điều kiện được đặt ra như nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số
liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, thuế tài nguyên khoáng sản và
nghĩa vụ tài chính khác, tận thu khống sản, bảo vệ tài ngun khống sản, bảo đảm an
tồn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp
với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chấp thuận; bảo đảm tiến độ xây dựng
cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác
khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận… Để được cấp giấy phép khai thác khống
sản, tổ chức, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau đây theo quy định tại khoản 2 Điều 53
Luật khống sản 2010:
a) Có dự án đầu tư khai thác khống sản ở khu vực đã thăm dị, phê duyệt trữ
lượng phù hợp với quy hoạch quy định tạ các điểm b, c và d điều 10 của Luật này. Dự án
đầu tư khai thác khống sản phải có phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành,
thiết bị, cơng nghệ tiên tiến phù hợp; đối với khống sản độc hại còn phải được Thủ tướng

cho phép bằng văn bản.
b) Có báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc bảng cam kết bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường.
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác
khoáng sản. Sau 12 tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực tổ chức, cá nhân được phép


khai thác khoáng sản chưa bắt đầu việc xây dựng cơ bản mỏ mà khơng có lý do chính
đáng thì tổ chức sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác khống sản, kèm theo đó là giấy phép
khai thác khống sản cũng chấm dứt hiệu lực (khoản 1 Điều 58 Luật khoáng sản năm
2010).
1.2.2. Hoạt động chế biến khoáng sản
Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản và các hoạt động
khác nhằm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác. Đây là hoạt động làm cho khống sản từ
dạng ngun liệu thơ trở thành hàng hóa có giá trị thương phẩm lưu thơng trên thị trường.
Thông thường đây là giai đoạn cuối cùng trong chu trình khảo sát → thăm dị → khai thác
→ chế biến → tiêu thụ → sản phẩm mà chủ đầu tư tiến hành và họ không cần phải xin
cấp giấy phép chế biến đổi với những khống sản khơng phải do mình khai thác. Trường
hợp tiến hành hoạt động chế biến khống sản khơng phải do mình trực tiếp khai thác
(khơng có giấy phép khai thác) thì phải xin cấp giấy phép chế biến. Chỉ có nguồn nhiên
liệu khống sản hợp pháp (được khai thác đúng theo giấy phép khai thác khoáng sản do
cơ quan quản lý nhà nước về khống sản có thẩm quyền cấp) mới được thu mua, phục vụ
cho hoạt động chế biến khoáng sản.


CHƯƠNG 2:
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
2.1. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI NGUN
Tài ngun khống sản chính là một loại tài sản đặc biệt, và được xác định là tài
sản quan trọng của quốc gia, hầu hết khơng tái tạo (Lời Mở đầu của Luật Khống sản).

Điều 1 Luật Khoáng sản khẳng định “Tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải
đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản
lý”. Với tư cách là đại diện chủ SHTD, Nhà nước đã thể chế hoá các quyền năng của chủ
hữu trong Luật Khoáng sản và các văn bản dưới Luật, được thể hiện trong những điều,
khoản quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản.
Bằng quyền định đoạt của chủ sở hữu, Nhà nước có quyền cho phép hay không cho
phép một tổ chức, cá nhân sử dụng, chiếm dụng và Nhà nước trao một phần quyền định
đoạt tài sản của mình (khống sản) để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động có liên
quan (khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến). Để quyền này được thực hiện trong thực tế,
Nhà nước (Chính phủ) đã giao và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khống
sản cho các cơ quan trực thuộc cũng như chính quyền địa phương. Điều này được thể hiện
tại Khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản đã quy định cụ thể thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động khống sản của Bộ Tài ngun và Mơi trường và Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước nếu muốn tiến hành hoạt động
khoáng sản (khảo sát, thăm dị, khai thác, chế biến khống sản) phải được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền như đã nêu trên. Hình thức thể hiện quyền của chủ sở hữu
về tài nguyên khoáng sản là Giấy phép hoạt động khống sản. Ngồi những quyền và
nghĩa vụ được quy định trong Luật Khoáng sản, nội dung Giấy phép hoạt động khống
sản cịn quy định các điều khoản ràng buộc khác đối với tổ chức, cá nhân được phép khai
thác khoáng sản. Nhất là đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, Nhà nước chỉ cho phép
tổ chức, cá nhân được phép khai thác theo những tiêu chí nhất định như: diện tích khu vực


được phép khai thác, trữ lượng khoáng sản được phép khai thác, công suất khai thác lớn
nhất hàng năm và thời hạn được phép khai thác.
Quyền của chủ sở hữu còn thể hiện ở chế định liên quan đến quyền cho phép
chuyển nhượng giấy phép (thăm dò, khai thác, chế biến) khoáng sản. Nếu tổ chức, cá
nhân được Nhà nước cho phép hoạt động theo loại giấy phép nêu trên muốn chuyển

nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến trên diện tích khu vực được phép hoạt động
thì phải làm thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và chỉ được phép thực
hiện việc chuyển nhượng giấy phép khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng
văn bản (Giấy phép cho phép chuyển nhượng quyền). Mặt khác, vì tài ngun khống sản
là thuộc SHTD do Nhà nước thống nhất quản lý nên Nhà nước chỉ cho phép tổ chức, cá
nhân được phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác mà không được
chuyển nhượng khống sản có trong khu vực khai thác theo giấy phép khai thác đã cấp.
Điều này còn thể hiện rõ quy định của pháp luật về khống sản khơng có điều khoản nào
quy định việc chuyển nhượng một phần giấy phép khai thác khoáng sản.
Quyền của chủ sở hữu về tài ngun khống sản cịn thể hiện ở chế định liên quan
đến quyền của Nhà nước trong việc thu hồi giấy phép (quyền hoạt động khoáng sản) đối
với tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản khi chủ giấy phép có hành vi vi
phạm pháp luật về khống sản (Điều 24, Điều 29, Điều 39 và Điều 53 của Luật Khống
sản). Đây chính là quyền định đoạt đối với tài nguyên khoáng sản mà các tổ chức, cá nhân
khơng thể có được khi khơng có đủ quyền năng của quyền sở hữu. Ngoài ra, với tư cách
là chủ sở hữu về khoáng sản, Nhà nước yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
phải nộp thuế tài nguyên. Đây là một sắc thuế dành riêng cho tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản. Theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) ngày 16 tháng 4 năm
1998 thì thuế suất tính cho tài ngun khống sản từ 0 - 25% tuỳ theo từng loại khoáng
sản cụ thể.
Khi một tổ chức, cá nhân được phép khai thác khống sản tại một mỏ, khu vực mỏ
thì trên một góc độ nào đó họ cũng được thực hiện quyền sở hữu mang tính hạn chế,
khơng đầy đủ đối với phần trữ lượng khoáng sản (tài sản), trong phạm vi khu vực khai
thác ghi trong giấy phép. Đó là, chủ giấy phép được “quyền chiếm dụng” (được toàn


quyền hoạt động khai thác trong diện tích khu vực khai thác), được “quyền sử dụng”
(được quyền sử dụng khoáng sản có trong diện tích được phép khai thác với trữ lượng
nhất định để kinh doanh) và được “quyền định đoạt một phần” (được quyền quyết định
việc bán khoáng sản khi khai thác được cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào theo quy định của

pháp luật). Các quyền này được quy định tại các điều: 22, 23 Chương IV, 26, 27 Chương
V, 32, 33, 45, 46 Chương VI và Điều 51, Điều 52 Chương VI của Luật Khoáng sản.
2.2. CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định cụ thể khoản 10, Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khống sản, cụ thể như sau:
-

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.

-

Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khống
sản trong phạm vi cả nước.

-

Bộ Cơng nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến
khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản
xuất xi măng.

-

Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

-

Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương
theo thẩm quyền.


-

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản.

-

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân
dân các cấp.
+ Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại
địa phương theo quy định của Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính Phủ.


-

Cơ quan có thẩm quyền chun mơn: Bộ Tài ngun và Môi trường (theo quy định
của Nghị định 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản

-

Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và có hiệu quả tài ngun khống sản và phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến
khống sản;

-


Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;

-

Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để
thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng
sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt
động khoáng sản;

-

Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động
khoáng sản;

-

Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản,
hoạt động khoáng sản;

-

Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khống sản được khai
thác, chế biến và nơi có khống sản độc hại;

-

Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

-


Tổ chức, lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;

-

Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và
hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản;

-

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và
hoạt động khoáng sản;

-

Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo
thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.

2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Theo quy định tại Điều 32, Luật Khống sản thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân được phép khai thác khoáng sản cụ thể như sau:


A. Quyền:
1) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích
khai thác và khu vực được phép khai thác theo quy định của pháp luật;
2) Tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu
vực đã được cấp giấy phép khai thác;
3) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được khai thác theo
quy định của pháp luật;

4) Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy
định của Chính phủ;
5) Chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;
6) Để thừa kế quyền khai thác theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép khai
thác khoáng sản;
7) Khai thác khoáng sản đi kèm với khống sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ liên quan đến việc khai thác khoáng sản đi kèm đó theo quy định của Chính phủ;
8) Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc
quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
B. Nghĩa vụ:
1) Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thơng tin về tài ngun khống sản của Nhà
nước, thuế tài nguyên khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
2) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên
cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận;
3) Tận thu khoáng sản, bảo vệ tài ngun khống sản; bảo đảm an tồn lao động và vệ sinh
lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được chấp thuận;
4) Thu thập, lưu giữ số liệu, thơng tin về tài ngun khống sản và báo cáo kết quả hoạt
động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt
động khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;


5) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với cơ
quan quản lý nhà nước về khống sản; thơng báo kế hoạch khai thác khoáng sản cho ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ trước khi thực hiện;
6) Thực hiện các nghĩa vụ về việc bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có
khống sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Khoáng sản;
7) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác gây ra;
8) Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép
tiến hành trong khu vực khai thác; cho việc xây dựng các cơng trình giao thơng, đường

dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được
phép khai thác khoáng sản;
9) Nộp báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà
nước về khoáng sản trước ngày giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện việc đóng cửa mỏ,
phục hồi mơi trường, mơi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt
hiệu lực theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản;
10) Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an tồn xã hội;
2.4. BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản
Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được quy định tại Điều 3 Luật khoáng sản
2010, bao gồm:
-

Nhà nước phải có chiến lược, quy hoạch khống sản để phát triển bền vững kinh tế –
xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

-

Nhà nước phải bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quả.

-

Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo
chiến lược, quy hoạch khoáng sản theo quy định; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát
triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động
khoáng sản.



-

Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với
các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản.

-

Nhà nước đầu tư thăm dị, khai thác một số loại khống sản quan trọng để phục vụ
mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phịng, an ninh.

-

Nhà nước có các chính sách khuyến khích dự án đầu tư khai thác khống sản gắn với
chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản
phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.

-

Nhà nước có chính sách xuất khẩu khống sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục
tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội dựa trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn
nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Việc tổ chức thực hiện toàn bộ các nội dung quản lý nhà nước về khống sản như trên

sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp mỏ phát triển ổn định và bền vững, hạn chế tình trạng ơ
nhiễm mơi trường, hướng các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tuân thủ
đúng theo quy định của pháp luật.
Quy định về cấp phép khai thác khoáng sản
Luật khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản như sau:

-

Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp phép cho tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư
khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy
hoạch quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản. Dự án đầu tư khống sản phải
có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai
thác tiên tiến phù hợp. Đối với khoáng sản độc hại cịn phải được Thủ tướng Chính
phủ cho phép bằng văn bản, có báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc cam kết
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường, có vốn chủ sở
hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

-

Giấy phép khai thác khống sản có nội dung sau: Tên tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản, loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khống sản, trữ
lượng, cơng suất, phương pháp khai thác khống sản, thời hạn khai thác khống sản,
nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.


Như vậy, quy định và điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhằm nâng cao
chất lươngh, tránh tùy tiện trong thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dị, khia thác
khống sản, đồng thời lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm để cấp
phép.
Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khống sản
theo Luật bảo vệ mơi trường
Theo quy định tại Điều 67 Luật bảo vệ môi trường quy định tổ chức, cá nhân thực
hiện hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản như sau:
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khống sản phải có
phương án phịng ngừa, ứng phó đối với sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về
bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật, bao gồm:

-

Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản
theo quy định của pháp luật;

-

Thu gom, xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khống sản
theo quy định về quản lý chất thải rắn;

-

Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, xả khí thải phát sinh trong q
trình khai thác, chế biến khống sản và tác động xấu khác đến mơi trường xung
quanh;

-

Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường
trong hoạt động khai thác, chế biến khống sản theo quy định của Luật bảo vệ mơi
trường và quy định của pháp luật về khoáng sản;

-

Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khống sản
Mơi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh

hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: khơng khí,
nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Chính vì mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xung quanh con người và
hiện tại khi hoạt động khai thác khống sản đang tác động đến mơi trường thì cuộc sống



×