Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Đề tài: Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ PHƯƠNG THANH

PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ
BIỂN, ĐẢO NHÌN TỪ GĨC ĐỘ LUẬT
PHÁP QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN
TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số

: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Phước
Hiệp

Hà Nội – 2011
MỤC LỤC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRUNG
QUỐC VỀ BIỂN, ĐẢO .................................................................................... 6
1.1. Chính sách bành trướng ra biển, đảo của Trung Quốc là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ pháp luật Trung Quốc về biển, đảo .............................................. 6
1.1.1. Tổng quan về chính sách bành trướng ra biển, đảo của Trung Quốc...... 6
1.1.2. Tổng quan về chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với Biển
Đơng và quần đảo Hồng Sa, Trường Sa .......................................................... 9


1.1.2.1. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông ............ 9
1.1.2.2. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo
Hồng Sa ......................................................................................................... 14
1.1.2.3. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo
Trường Sa ........................................................................................................ 20
1.2. Những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về biển, đảo .......... 33
1.2.1. Tổng quan về các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo ............ 33
1.2.2. Những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc liên quan trực tiếp
tới Biển Đơng và quần đảo Hồng Sa, Trường Sa từ năm 1949 đến nay ......... 36
1.3. Pháp luật Trung Quốc về biển, đảo và xu hướng phát triển một số nội
dung cơ bản của pháp luật Trung Quốc về biển, đảo ...................................... 39
1.3.1. Thực trạng pháp luật Trung Quốc về biển, đảo .................................... 39
1.3.2. Định hướng của Trung Quốc xây dựng pháp luật về biển, đảo ........... 44
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ BIỂN, ĐẢO TRONG MỐI
TƯƠNG QUAN VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ BIỂN ĐƠNG ................................................................................... 46
2.1. Hệ tiêu chí đánh giá các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo ..... 46
2.1.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về biển ...................... 46


2.1.2. Điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề biển, đảo ................................. 50
2.1.2.1. Điều ước quốc tế đa phương ............................................................ 50
2.1.2.2. Điều ước quốc tế song phương ......................................................... 51
2.1.3. Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế liên quan đến biển, đảo. 52
2.1.4. Các văn kiện quốc tế khác về biển, đảo mà Trung Quốc tham gia hoặc
thừa nhận ......................................................................................................... 55
2.2. Đánh giá những quy định trong các văn bản pháp luật của Trung Quốc về
biển, đảo trên cơ sở so sánh với pháp luật quốc tế về biển ............................. 56
2.2.1. Pháp luật Trung Quốc về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải và quy
chế pháp lý của lãnh hải .................................................................................. 56

2.2.1.1. Đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ....................................................................................................... 56
2.2.1.2. Quy chế pháp lý của lãnh hải theo pháp luật Trung Quốc ................. 60
2.2.2. Pháp luật Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ...... 64
2.2.3. Bản chất pháp lý của đường hình chữ U - sự vi phạm nghiêm trọng
pháp luật quốc tế về biển ................................................................................. 72
2.2.4. Quy chế pháp lý của quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa nhìn
từ góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Trung Quốc .................................... 81
2.3. Tác động của chính sách, pháp luật Trung Quốc tới cục diện tranh chấp
Biển Đông và tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ........................................................................................................ 91
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT BIỂN VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT
TRUNG QUỐC ............................................................................................... 95
3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về biển, đảo ........................................... 95
3.1.1. Khái quát pháp luật biển Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến
nay

95


3.1.2. Những văn bản pháp lý quan trọng của Việt Nam về vấn đề biển, đảo
có liên quan trực tiếp tới Biển Đơng và các quần đảo Hồng Sa, Trường Sa 98
3.1.3. Những hạn chế của pháp luật biển Việt Nam ..................................... 100
3.2. Đối sách cho Việt Nam trước tác động của chính sách, pháp luật Trung
Quốc về biển đối với cục diện tranh chấp Biển Đông .................................. 105
3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật biển Việt Nam .............................. 111
3.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật biển Việt Nam ....................... 114
KẾT LUẬN ................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ngay trên ngã tư hàng hải quốc tế, với vị thế là hành lang hàng hải
chiến lược nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đơng được đánh
giá là vùng biển trọng yếu nhất trên thế giới. Không một vùng biển nào với
diện tích tương đương ¾ Địa Trung Hải lại có tầm quan trọng về phương diện
giao thơng như Biển Đơng. Biển Đơng cịn được biết đến với nguồn tài
ngun thiên nhiên phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Vai trị, vị trí
chiến lược của Biển Đơng gắn liền với lợi ích thiết thân của khơng chỉ các
quốc gia trong khu vực mà cả các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản...
Chính vị trí chiến lược và nguồn lợi khổng lồ từ tài nguyên thiên nhiên
đã khiến Biển Đông rơi vào tầm ngắm của các quốc gia trong khu vực và các
cường quốc trên thế giới. Các quốc gia đều nhận thức được rằng: “Ai kiểm
soát biển và đất liền thì thống trị châu Âu – châu Á, ai thống trị châu Âu –
châu Á sẽ kiểm soát vận mệnh của thế giới” [48].
Vùng biển này được đặt trong bố trí chiến lược của các quốc gia. Nhằm
vươn tới những lợi ích kinh tế và đạt được những mục tiêu chính trị, các nước
trong khu vực đã đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một phần hay tồn bộ
Biển Đơng. Thêm vào đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung
Quốc, Philippines và nhiều nước khác tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã
làm tăng thêm tính phức tạp, biến Biển Đơng trở thành điểm nóng về an ninh,
chính trị. Những năm gần đây, chiến lược tiến ra biển cả, mở rộng chủ quyền
trên biển và khai thác tài nguyên thiên nhiên biển phục vụ cho phát triển kinh
tế đất nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã
cho ban hành một loạt văn bản pháp luật về biển, đảo để tạo cơ sở pháp lý,

1



hợp thức hóa các hoạt động của mình trên các vùng biển tranh chấp. Điều này
đã ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 đã xác định: “Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và xuyên suốt là xác lập chủ
quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán vùng biển, thềm lục địa, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và các quần đảo, đảo khác thuộc chủ quyền nước ta. Nhiệm vụ trước mắt là
phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo, duy
trì hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển”. Một trong những giải pháp được
đưa ra đó là: “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nắm chắc luật pháp và tập
quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các tranh chấp biển, đảo;
không để xảy ra các điểm nóng. Xây dựng cơ sở pháp lý và lịch sử để đấu
tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Từ
những quan điểm thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và để thực
hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề phân định biển, bảo vệ
chủ quyền trên biển, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật biển của
các quốc gia hữu quan trong đó có Trung Quốc là vơ cùng cần thiết.
Trong thực tiễn, tranh chấp trên Biển Đông, tranh chấp chủ quyền giữa
Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa đã kéo dài nhiều thập kỷ
làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh trong khu vực nói chung và ảnh hưởng
đến mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng. Những
năm qua, hai nước đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán tuy nhiên vẫn chưa tìm
được tiếng nói chung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu
pháp luật Trung Quốc về biển, đảo để bảo đảm giữ vững chủ quyền và lợi ích
quốc gia khi tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc thời gian tới.

2



Bên cạnh đó, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Trung Quốc
về biển, đảo cũng xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Từ khi
thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm tới vấn đề bảo
vệ chủ quyền trên biển, xây dựng pháp luật biển quốc gia tuy nhiên pháp luật
Việt Nam hiện hành còn bộc lộ một số hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu hệ
thống pháp luật Trung Quốc về biển, đảo, Việt Nam có thể tìm được những
phương hướng xây dựng và hồn thiện pháp luật trong nước phù hợp.
Có thể thấy, pháp luật Trung Quốc về biển, đảo đã tác động nhất định
tới cục diện tranh chấp Biển Đông, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới cục
diện chung và trực tiếp ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên
tranh chấp trong đó có Việt Nam. Từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, yêu
cầu của thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam, việc nghiên cứu,
hệ thống hóa các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo, phân tích, chỉ ra
những điểm khơng phù hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật
Trung Quốc là cần thiết. Do đó, tơi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật Trung Quốc
về biển, đảo nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển
Đơng” làm đề tài luận văn của mình.
2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có nhiệm vụ:
 Khái quát, hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của pháp luật Trung
Quốc về biển, đảo.
 Nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo.
 Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo
trong mối tương quan với pháp luật quốc tế; Chỉ ra những chế định
không phù hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật của
Trung Quốc.

3



 Đánh giá tác động của chính sách pháp luật biển Trung Quốc đối với
tranh chấp Biển Đơng.
 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách pháp luật
biển Trung Quốc đối với cục diện Biển Đông.
 Đưa ra những đối sách cho Việt Nam nhằm hạn chế, giảm thiểu những
tác động tiêu cực của chính sách pháp luật Trung Quốc tới tranh chấp
Biển Đông.
 Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, trên cơ sở đó đưa
ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về biển, đảo.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, luận văn nghiên cứu hệ thống pháp luật về biển,
đảo của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong giai đoạn từ năm 1949 đến
nay và tập trung nghiên cứu những văn bản pháp luật về biển, đảo có liên quan
trực tiếp tới tranh chấp Biển Đơng và hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
o Phương pháp duy vật biện chứng;
o Phương pháp phân tích tổng hợp;
o Phương pháp quy nạp và diễn dịch;
o Phương pháp thống kê;
o Phương pháp so sánh;
o Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại khác.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn trên cơ sở nghiên cứu những văn bản pháp luật chủ yếu của
Trung Quốc về biển, đảo đưa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp

4



luật biển, đảo Trung Quốc. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu các văn bản
pháp luật Trung Quốc liên quan trực tiếp tới Biển Đơng, quần đảo Hồng Sa,
Trường Sa trong mối tương quan với pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề
biển, đảo, luận văn chỉ ra, phân tích và đánh giá những chế định không phù
hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật Trung Quốc. Từ đó,
kiến nghị, đề xuất đối sách cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và đưa ra
phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về biển,
đảo.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Một số nội dung cơ bản của pháp luật Trung Quốc về biển,
đảo.
Chương 2: Pháp luật Trung Quốc về biển, đảo trong mối tương quan
với pháp luật quốc tế và tác động đối với vấn đề Biển Đông.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật biển Việt
Nam qua nghiên cứu, đánh giá pháp luật Trung Quốc.

5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP
LUẬT TRUNG QUỐC VỀ BIỂN, ĐẢO
1.1. Chính sách bành trướng ra biển, đảo của Trung Quốc là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ pháp luật Trung Quốc về biển, đảo
1.1.1. Tổng quan về chính sách bành trướng ra biển, đảo của Trung
Quốc
Trung Quốc là một quốc gia lớn trong khu vực và trên thế giới với
nhiều thành tựu phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, Trung

Quốc cũng được biết đến như một quốc gia mang trong mình những tư tưởng
thống trị và tham vọng bá quyền. Điều này thể hiện trong các tuyên bố và
hành động của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Trung Quốc luôn duy trì
chính sách bành trướng, mở rộng chủ quyền lãnh thổ. Từ các vùng lãnh thổ
của các quốc gia có chung đường biên giới đến các vùng biển khác nhau đều
nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Chính tư tưởng bành trướng trên cơ sở
những luận điệu khác nhau đã khiến tranh chấp về phân định đường biên giới
giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia (như Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, các nước
Trung Á, Đông Nam Á) thường xuyên phát sinh.
Trong quan hệ với Nga, trong lịch sử và đặc biệt là vào thập niên 60-70
của thế kỷ 20, hai nước đã có những bất đồng lớn khi Bắc Kinh đòi 1.540 km²
đất thuộc lãnh thổ Nga mà dường như “Sa hoàng đã cướp của Trung Quốc
trong thế kỷ 19”. Các nhà sử học Trung Quốc cố công đưa ra luận thuyết về
“những vùng đất bị mất” và “món nợ nào đó” của Nga đối với Trung Quốc,
mà âm hưởng của nó đến ngày nay vẫn cịn thấy rộ lên trong các cơng trình
nghiên cứu, các ấn phẩm phát hành rộng rãi và thậm chí cả trong sách giáo
khoa phổ thông. Tuy Hiệp định ngày 16/5/1991 về vùng biên giới phía đơng,
Hiệp định ngày 03/9/1994 về vùng biên giới phía tây và Hiệp ước Nga -

6


Trung ký ngày 16/7/2001 đã bước đầu giải quyết thực tế những tranh chấp
lãnh thổ giữa hai nước song vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc phân
định biên giới giữa Nga và Trung Quốc.
Về vấn đề phân định đường biên giới dài 3.500 km với Ấn Độ, giữa
những năm 50, Trung Quốc cho công bố bản đồ địa lý, trong đó có một phần
lãnh thổ của Ấn Độ cũng như của Sich Kim, Bhutan, Nepal và một số nước
khác. Tình hình biên giới chỉ giảm bớt căng thẳng vào đầu thập kỷ 80-90 của
thế kỷ 20. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao ở Bắc Kinh ngày 07/9/1993, hai bên đã

ký “Hiệp định duy trì hịa bình và ổn định dọc theo biên giới đang kiểm soát
thực tế”. Đến tháng 11-12/1996, Ấn Độ và Trung Quốc ký Hiệp định về các
biện pháp tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự dọc theo đường biên, thực
tế được coi như một hiệp định không tấn công lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu xem
xét quan hệ Trung - Ấn một cách tổng thể, thì trong cuộc tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn coi mình là nạn nhân và nhấn mạnh rằng Trung
Quốc đã chiếm một phần lãnh thổ của Ấn Độ. Nhiều chính khách New Delhi
hiểu rất rõ rằng trong tương lai, Bắc Kinh không bao giờ tự nguyện trao trả
phần lãnh thổ mà Ấn Độ coi là của mình. Cho nên, tốt nhất vẫn là để nguyên
trạng [28].
Bên cạnh việc mở rộng biên giới trên đất liền, Trung Quốc còn chủ
trương mở rộng chủ quyền trên biển. Chính sách bành trướng ra biển của
Trung Quốc thể hiện qua những yêu sách của họ tại biển Hoa Đông và Biển
Đơng… Cùng với tham vọng bành trướng đó, hải quân Trung Quốc ngày
càng vươn ra xa hơn. Tháng 12/2008, hải quân Trung Quốc điều động ba
chiến hạm tới vùng biển Xô-ma-li, tham gia hoạt động hộ tống tàu thuyền qua
lại vùng biển này. Tiếp đó, hai tàu thăm dị hải dương của Trung Quốc đã phá
vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư,
thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản bị bất ngờ. Trung Quốc còn biểu dương

7


sức mạnh hải quân vào tháng 4/2009. Đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục có
những hành động biểu dương sức mạnh hải quân tại vùng biển Hoa Đông
cũng như khu vực Biển Đơng.
Ta có thể thấy chính sách bành trướng ra biển, đảo là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt pháp luật Trung Quốc về biển, đảo. Trong Tuyên bố lãnh hải ngày
04/9/1958, Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa đã khẳng định:
chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy

định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
bao gồm đại lục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các đảo ven biển, Đài
Loan và các đảo xung quanh của nó bao gồm đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần
đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất
cả các đảo khác thuộc Trung Quốc. Tiếp đó, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/2/1992 đã quy định: “Lãnh hải
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là vùng biển tiếp liền lãnh thổ đất liền
và nội thuỷ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Lãnh thổ lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm đại lục
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các đảo ven biển, Đài Loan và các
đảo xung quanh nó bao gồm đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa,
quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo
khác thuộc về nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Như vậy, phạm vi “lãnh thổ lục địa” mà Trung Quốc tuyên bố bao gồm
nhiều đảo ven biển, Đài Loan, đảo Điếu Ngư, Bành Hồ, quần đảo Đông Sa,
quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác
thuộc về nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Qua những quy định trong các
Tuyên bố và văn bản pháp luật Trung Quốc nói trên, có thể thấy rõ chính sách
bành trướng ra biển, đảo của Trung Quốc.

8


1.1.2. Tổng quan về chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với
Biển Đơng và quần đảo Hồng Sa, Trường Sa
1.1.2.1. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông
Biển Đông gắn liền với quyền lợi không thể từ bỏ của Trung Quốc và
để đảm bảo sự hiện diện của mình trong khu vực, nước này đã đề ra những
chính sách quân sự và ngoại giao mang màu sắc riêng “rất Trung Quốc”. Tạp
chí Hồn Cầu - Tân Hoa Xã Trung Quốc trên cơ sở tập hợp các tuyên bố của

Bộ Ngoại giao đã đăng tải về lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn
đề Biển Đơng như sau:
“Chính phủ Trung Quốc nhất qn chủ trương dùng phương thức hịa
bình đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế. Dựa trên tinh thần này, Trung
Quốc đã cùng một số quốc gia láng giềng thông qua bàn bạc, đàm phán song
phương, giải quyết cơng bằng, hợp lí, hữu nghị vấn đề biên giới lãnh thổ.
Trung Quốc nguyện cùng các quốc gia hữu quan căn cứ theo luật quốc tế và
luật biển hiện đại, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy định pháp luật của
Công ước Luật biển 1982, thơng qua đàm phán hịa bình giải quyết ổn thoả
tranh chấp Nam hải. Điều này đã được viết rõ trong Tuyên bố hợp tác của
Cuộc gặp thượng đỉnh khơng chính thức Trung Quốc – ASEAN năm 1997.
Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra chủ trương “gác lại tranh chấp cùng nhau
khai thác”, đồng ý trước khi tranh chấp chưa được giải quyết, cùng các quốc
gia tạm thời gác tranh chấp, tiến hành hợp tác. Chính phủ Trung Quốc khơng
chỉ chủ trương như vậy mà cịn làm như vậy. Những năm gần đây, Trung
Quốc và các quốc gia hữu quan đã nhiều lần tiến hành thảo luận, trao đổi ý
kiến về vấn đề Nam hải và đã đạt được nhận thức chung sâu rộng. Cơ chế
đàm phán song phương Trung Quốc - Philippines, Trung Quốc - Việt Nam,
Trung Quốc - Malaysia đang vận hành có hiệu quả, đối thoại giữa các bên
đạt được tiến triển ở những mức độ khác nhau. Trong diễn đàn cấp cao Trung

9


Quốc - ASEAN, tại các cuộc đối thoại, hai bên cũng đã thẳng thắn trao đổi ý
kiến về vấn đề Nam hải, nhất trí dùng phương thức hịa bình và hiệp thương
hữu nghị tìm kiếm giải pháp giải quyết ổn thỏa vấn đề.
Trung Quốc chủ trương các bên hữu quan giữ thái độ kiềm chế, bình
tĩnh và có tính xây dựng đối với vấn đề Nam Sa. Những năm gần đây, Việt
Nam, Philippines đã đem quân tiến chiếm một số đảo không người ở Nam Sa,

phá huỷ bia chủ quyền của Trung Quốc thiết lập trên một số đảo không người
ở Nam Sa, bắt giữ và dùng vũ lực truy đuổi ngư dân nước ta tác nghiệp tại
Nam hải, đối với vấn đề này, Trung Quốc vẫn trước sau kiên trì thơng qua
con đường ngoại giao, dùng phương thức hịa bình cùng các quốc gia hữu
quan thương lượng giải quyết các vấn đề có liên quan. Điều này rõ ràng thể
hiện thành ý của Trung Quốc trong việc bảo vệ sự ổn định khu vực và quan
hệ hữu nghị song phương.
Trung Quốc rất coi trọng sự an toàn hàng hải quốc tế Nam Hải. Trung
Quốc bảo vệ chủ quyền tại các đảo ở Nam Sa và các lợi ích biển không ảnh
hưởng tới quyền tự do thông hành của tàu thuyền và máy bay nước ngoài
được hưởng theo pháp luật quốc tế. Trên thực tế, Trung Quốc chưa từng can
dự vào tự do thông hành của tàu thuyền và máy bay nước ngồi trong vùng,
từ nay về sau cũng khơng làm như vậy. Trung Quốc nguyện cùng các quốc
gia ven bờ Nam Hải cùng bảo vệ tuyến đường hàng hải quốc tế khu vực Nam
Hải.
Vấn đề Nam Hải là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia hữu quan.
Chính phủ Trung Quốc nhất quán thông qua đàm phán song phương hữu nghị
giải quyết những bất đồng với các bên hữu quan. Sự can dự của bất cứ thế
lực bên ngồi nào đều khơng thể chấp nhận được, chỉ có thể khiến tình hình
thêm phức tạp. Trung Quốc và các quốc gia hữu quan hồn tồn có đủ khả
năng và lòng tin sẽ giải quyết ổn thoả tranh chấp giữa các bên. Hịa bình và

10


an ninh của khu vực Nam hải sẽ được bảo đảm lâu dài. Hiện nay vùng Nam
Hải cơ bản không tồn tại bất cứ nguy cơ nào. Tô vẽ cục diện Nam Hải căng
thẳng là trái sự thật, thậm chí là có dụng tâm khác” [77].
Tuy đưa ra những tuyên bố ngoại giao như vậy nhưng những hành động
của Trung Quốc tại Biển Đông lại khác xa so với những tuyên bố này. Với

“cuộc chiến bản đồ” từ những năm 1940 của thế kỷ 20 đến nay và gần đây là
với việc đưa ra tấm bản đồ yêu sách một vùng biển rộng lớn chiếm 80% diện
tích Biển Đơng cùng các đảo, bãi đá bên trong đường 9 đoạn, Trung Quốc
khơng hề thay đổi chủ trương bành trướng của mình xuống các nước khu vực
Đông Nam Á. Vẫn chiêu bài cũ, Trung Quốc thực hiện cái gọi là phương thức
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế; kêu gọi các quốc gia hữu quan căn cứ
vào luật quốc tế và luật biển hiện đại, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy
định pháp luật của Công ước Luật biển 1982, thơng qua đàm phán hịa bình
giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc thực hiện chủ trương xây dựng đội tàu biển mạnh, biểu
dương lực lượng quân sự trong khi vẫn kêu gọi các bên hữu quan giữ thái độ
kiềm chế, bình tĩnh và có thái độ xây dựng đối với vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc cũng tuyên bố vấn đề Biển Đông là vấn đề giữa Trung
Quốc và các quốc gia hữu quan, sự can dự của bất cứ bên thứ 3 nào đều
không thể chấp nhận được. Đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không
muốn quốc tế hố tranh chấp. Vì một khi Mỹ, Nhật Bản hay một cường quốc
khác tham gia vào, lối ra cho Biển Đơng có thể đi chệch với lộ trình mà nước
này đã tính tốn. Suốt những năm đầu thế kỉ 20 đến nay, trên phương diện
ngoại giao, Trung Quốc đã cố gắng để xúc tiến hoạt động khai thác chung tài
nguyên thiên nhiên ở vùng biển tranh chấp. Trong cuộc tranh chấp giữa Trung
Quốc và các nước nhỏ khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc muốn mình là

11


người chủ động. Dù thế nào nước này cũng không muốn sự can dự của bất cứ
bên thứ 3 nào có thể ảnh hưởng tới vị thế đó của mình.
Về cơ bản, có thể nhận thấy ẩn sau những tuyên bố ngoại giao đầy
“thiện chí” và “có vẻ phù hợp” với pháp luật quốc tế của Trung Quốc là tham
vọng bành trướng ra biển và sự áp đặt tư tưởng “nước lớn” trong việc giải

quyết tranh chấp biển với các quốc gia hữu quan.
Bên cạnh những tuyên bố ngoại giao, chính sách của Trung Quốc đối
với Biển Đơng cịn được thể hiện qua quan điểm “gác lại tranh chấp cùng
nhau khai thác”. Phương án “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” được
Trung Quốc đề xuất gồm 4 luận điểm cơ bản: Luận điểm thứ nhất là chủ
quyền thuộc về Trung Quốc. Theo Trung Quốc, chủ quyền thuộc về Trung
Quốc là một vấn đề mang tính nguyên tắc, cần phải kiên trì. Tháng 3 năm
1991, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kì Thâm đã phát biểu: “Trong điều
kiện Trung Quốc có chủ quyền, chúng tôi đồng ý thoả thuận với các quốc gia
khác tới khai thác chung”.
Luận điểm thứ hai là đối với tranh chấp trong việc phân định biển,
trong điều kiện chưa thể giải quyết một cách triệt để, có thể chưa bàn tới vấn
đề chủ quyền mà gác lại tranh chấp. Gác lại tranh chấp khơng có nghĩa là từ
bỏ chủ quyền mà là trước hết gác lại chủ quyền.
Luận điểm thứ ba là các bên liên quan sẽ tiến hành cùng khai thác đối
với một số vùng lãnh thổ có tranh chấp.
Luận điểm thứ tư khẳng định mục đích của việc cùng khai thác là thơng
qua hợp tác tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc giải quyết
tranh chấp chủ quyền sau này.
Trung Quốc coi “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” là giải pháp
phù hợp đối với các bên tại Biển Đông. Trung Quốc thẳng thắn đưa ra quan
điểm sẽ khai thác chung trên cơ sở Trung Quốc có chủ quyền, đề xuất một

12


giải pháp trong đó phủ nhận chủ quyền của các quốc gia hữu quan đối với
vùng tranh chấp. Điều này lý giải cho sự thất bại của phương án “gác lại tranh
chấp cùng nhau khai thác” tại Biển Đông. Không một quốc gia nào có thể tiến
hành hợp tác khai thác chung với Trung Quốc khi nước này khẳng định đồng

ý khai thác chung trong điều kiện Trung Quốc có chủ quyền.
Sau những thất bại trong việc thuyết phục các quốc gia hữu quan và với
áp lực về nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội, chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đơng đã có
những thay đổi nhất định. Điều này xuất phát từ mối liên hệ giữa chính sách
Biển Đơng của Trung Quốc với những diễn biến mới trong bối cảnh quốc tế,
chính trị nội bộ của Trung Quốc, đặc biệt là gắn nó với chiến lược an ninh đối ngoại của Bắc Kinh hiện nay. Chiến lược “giấu mình chờ
thời” hay “ ngoại giao hài hịa” nhường chỗ cho chiến lược an ninh và đối
ngoại mang tính khẳng định hơn , chủ động và hiếu chiến hơn nhằm gây sức
ép với các nước tranh chấp trong khu vực. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc
đã có những hành động “cứng rắn” hơn để khẳng định quyền làm chủ của
mình như việc can dự vào hoạt động thăm dị dầu khí của các quốc gia khác
trên Biển Đơng. Gần đây, sáng ngày 26/5/2011, tàu Bình Minh 02 của Tập
đồn Dầu khí Việt Nam trong khi đang thăm dị địa chấn tại lơ 148 trong thềm
lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc lao vào
cắt cáp (7km cáp bị cắt), làm hỏng một số thiết bị của tàu, gây thiệt hại lớn về
kinh tế và ảnh hưởng xấu đến kế hoạch cơng tác của Tập Đồn dầu khí Việt
Nam tại khu vực này [20]. Tiếp đó, sáng ngày 9/6/2011, tàu Viking II của
Việt Nam bị một tàu cá Trung Quốc cắt dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu
và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu.
Sự thay đổi chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông thể hiện qua
những điểm sau: Về an ninh, Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân hùng

13


mạnh, tăng cường quyền kiểm soát ở các vùng biển trọng yếu, đảm bảo an
ninh cho các hoạt động giao thương của Trung Quốc. Có nhận định cho rằng
Trung Quốc đang xây dựng vành đai an ninh “chuỗi ngọc trai” kết nối các đảo
mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Biển Đông Trung Hoa

(Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải) và biển Nhật Bản cùng với các đảo và
những cơ sở cầu cảng khác của Trung Quốc trải rộng từ Hải Nam tới Trung
Đông, chuỗi ngọc trai sẽ giống như như một vành đai bao quanh rất nhiều đất
liền châu Á. Những khu vực này chính là lợi ích an ninh quốc gia mà Trung
Quốc tin là sống còn với cả sứ mệnh bảo vệ vùng biển cũng như chi phối châu
Á - Thái Bình Dương [1].
Bên cạnh đó, Trung Quốc xây dựng chiến lược “hải dương xanh” và
chuyển từ “phòng ngự biển gần”, sang phát triển theo hướng “hải quân viễn
dương”. Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tàu sân bay để tăng cường phạm
vi hoạt động, phát triển các loại tên lửa tấn công loại tàu này. Về kinh tế,
Trung Quốc cần chạy đua để giành giật các nguồn tài nguyên chiến lược.
Trung Quốc đã vươn ảnh hưởng đến châu Phi, châu Đại dương và Mỹ La-tinh
để tìm các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu nhằm duy trì nền kinh tế tăng
trưởng nhanh chóng. Trung Quốc cũng cần đa dạng hóa các nguồn cung dầu
lửa. Có lẽ vì lý do đó mà Bắc Kinh ngày càng quyết liệt và mạnh bạo hơn
trong hoạt động thăm dị dầu khí ở Biển Đơng, kiểm sốt và ngăn chặn hoạt
động của các quốc gia khác ở vùng biển này.
1.1.2.2. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo
Hồng Sa
Chính sách, lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề quần đảo Hoàng
Sa được thể hiện trong nhiều tuyên bố, động thái ngoại giao và quân sự của
nước này qua các thời kỳ.

14


Từ năm 1884 đến năm 1909, khơng có gì chứng minh cho sự quan tâm
của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Mãi cho tới năm 1909, trước
việc năm 1907 Nhật Bản đưa ra các yêu sách về các đảo Pratas (người Trung
Quốc gọi là Đông Sa, một quần đảo khác của biển Nam Trung Hoa nằm ở

phía Đơng Bắc quần đảo Hoàng Sa), người Trung Quốc mới nghĩ tới việc cử
một đoàn đi khảo sát tại Hoàng Sa nhằm đi trước các tham vọng có thể có của
Nhật đối với quần đảo này [25].
Sau đó vào ngày 30/3/1921, bằng một “sắc lệnh”, Thống đốc dân sự
Quảng Đông đã quyết định sáp nhập về hành chính các đảo Hồng Sa vào
Nhai huyện (Hải Nam).
Từ năm 1928, sự quan tâm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa lại trỗi
dậy, một Uỷ ban đã được lập ra. Uỷ ban này tiến hành thanh tra các đảo
Hoàng Sa và cung cấp các tài liệu mà bản tổng hợp đã được thực hiện dưới
dạng một báo cáo khẳng định lại các tham vọng của Trung Quốc đối với các
đảo đó và nêu lên các dự án khai thác to tát. Tháng 3/1932, người Trung Quốc
cho đấu thầu công khai ở Quảng Châu các quyền khai thác phân chim ở quần
đảo Hoàng Sa và đã vấp phải sự phản đối của Pháp.
Ngày 29/4/1932, kháng nghị của Chính phủ Pháp nêu rõ các danh nghĩa
lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của An Nam, sau đó là của Pháp.
Cùng năm này, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp này ra toà án quốc tế và
Trung Quốc đã phản đối đề nghị này.
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 1932 đến 1946, Trung Quốc hầu
như khơng có tun bố và hành động gì đối với việc Pháp, Nhật củng cố vị
thế của họ trên quần đảo. Mãi cho tới tháng 11/1946, các toán quân của
Tưởng Giới Thạch mới đổ bộ lên Hoàng Sa lấy cớ là giải giáp quân đội Nhật
Bản. Đây là sự chiếm đóng quân sự đầu tiên của Trung Quốc đối với các đảo
tại quần đảo Hoàng Sa.

15


Đến năm 1947, lợi dụng tình trạng các đảo khơng có sự chiếm đóng
của các nhà chức trách Pháp, Trung Quốc cho quân đội đổ bộ một lần nữa lên
đảo Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hồng Sa. Chính phủ Pháp chính thức

phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp đó và gửi một phân đội lính Pháp và
Việt Nam đến đặt một đồn lính ở đảo Hồng Sa.
Chính phủ Trung Quốc phản đối và các cuộc thương lượng đã được tiến
hành từ ngày 25/2 đến 04/7/1947 ở Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã
từ chối khơng chấp nhận việc nhờ trọng tài giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày
01/12/1947, Tưởng Giới Thạch ký một Sắc lệnh đặt các tên Trung Quốc cho
hai quần đảo hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, môi
trường quốc tế của cuộc tranh chấp đã bị thay đổi rất nhiều.
Khơng lâu sau khi Đổng lý Văn phịng của Hoàng đế Bảo Đại, hoàng
thân Bửu Lộc trong một cuộc họp báo tại Sài Gịn đã cơng khai khẳng định lại
các quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (tháng 4/1949), vào tháng
4/1950, đồn lính do Trung Hoa Dân quốc đặt trên đảo Phú Lâm đã được rút
đi. Đơn vị lính Pháp vẫn được duy trì ở đảo Hồng Sa. Ngày 14/10, Chính
phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các
quần đảo. Tổng trấn Trung kì đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần
đảo Hoàng Sa.
Cho tới năm 1951, trong dự thảo Hiệp ước San Francisco, có đề cập tới
việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các vùng lãnh
thổ đã tiến chiếm trong đó có quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Được thông
báo về bản dự thảo Hiệp ước này, ngày 15/8/1951, Thủ tướng Trung Quốc
Chu Ân Lai ra Tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Nam Hải, khẳng định
các quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và một số quần đảo khác ở Biển
Đông.

16


Nhưng vào tháng 9/1951, khi Hội nghị San Francisco khai mạc, Trung
Quốc đã không tới dự. Hội nghị kết thúc mà không chỉ ra sự quy thuộc rõ

ràng nào đối với các quần đảo.
Vào tháng 4/1956, khi đội quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đơng Dương,
chính quyền Nam Việt Nam đưa các lực lượng vũ trang đến thay thế các đơn
vị lính Pháp ở đảo Hồng Sa. Nhưng khi đó Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã
cho quân đổ bộ một cách kín đáo, chiếm bộ phận phía đơng quần đảo (cụm
An Vĩnh).
Như vậy, từ năm 1956, quần đảo Hoàng Sa đã bị quân đội của Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa chiếm đóng ở phía đơng và qn đội chính quyền
Nam Việt Nam đóng ở khu vực phía tây.
Trong khoảng thời gian sau này, Trung Quốc vẫn luôn tiến hành các
hành động nhằm chiếm nốt vùng đảo phía tây đang đặt dưới sự kiểm soát của
Việt Nam. Tháng 2/1958, nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng tại khu
vực phía tây của Hồng Sa nhưng khơng thành cơng.
Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra Tuyên bố lãnh hải, xác định
chiều rộng lãnh hải nước này là 12 hải lý, áp dụng cho cả các quần đảo.
Đối với Trung Quốc, việc đưa ra những Tuyên bố chủ quyền như vậy là
chưa đủ, họ muốn hiện thực hoá tuyên bố ấy, chiếm đoạt Hồng Sa về tay
mình. Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng Trung Quốc đã quyết định hành
động, vào ngày 15/1/1974, họ đã cho quân đội đổ bộ lên các đảo phía tây
Hồng Sa, cụm Nguyệt Thiềm (Crescent) mà từ trước vẫn do Việt Nam chiếm
đóng. Trong suốt những ngày tiếp theo, Trung Quốc cho triển khai lực lượng
hải quân lớn để hỗ trợ.
Ngày 19/1 và 20/1/1974, Trung Quốc bắn phá và cho quân đổ bộ lên
các đảo sau các trận đánh ác liệt chống lại lực lượng của Việt Nam.

17


Khơng có sự hỗ trợ và giúp đỡ ngay cả từ phía Mỹ, quân đội Nam Việt
Nam thất thủ, Trung Quốc tiến chiếm thành cơng vùng đảo phía tây và toàn

bộ quần đảo Hoàng Sa bị đặt dưới sự kiểm sốt của nước này.
Sau khi giành được Hồng Sa từ Việt Nam, để củng cố vững chắc hơn
vị thế của mình, Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh Hồng Sa là một bộ
phận lãnh thổ của họ. Như vào ngày 10/9/1975, Cộng hịa nhân dân Trung
Hoa gửi một cơng hàm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhấn mạnh rằng hai
quần đảo Hồng Sa và Trường Sa ln là một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
Họ cũng cho xây dựng cơ sở hạ tầng và củng cố quân sự tại các đảo. Tháng 6
năm 1982, Trung Quốc cho xây dựng một cảng lớn ở Hoàng Sa (theo tin từ
Tân Hoa Xã).
Ngày 2/6/1984, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung
Quốc quyết định thành lập một khu vực hành chính đặc biệt gồm đảo Hải
Nam và hai quần đảo (điều này đã vấp phải sự phản đối của Chính phủ Việt
Nam).
Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 25/2/1992 của Trung Quốc đã tạo
cơ sở pháp lý cho việc thiết lập đường cơ sở lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1996, Trung Quốc lại một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền đối với
Hoàng Sa qua Tuyên bố phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982. Hội nghị lần thứ 19 Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc Trung Quốc khố 8 ngày 15/5/1996 quyết định phê chuẩn Cơng
ước Luật biển của Liên hợp quốc đồng thời tuyên bố: “Nước Cộng hịa nhân
dân Trung Hoa nhấn mạnh có chủ quyền đối với các quần đảo và các đảo đã
được liệt kê tại Điều 2 Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hịa nhân
dân Trung Hoa (cơng bố ngày 25/2/1992)”.
Tiếp đó, vào ngày 15/5/1996, Chính phủ Trung Quốc căn cứ theo Luật
lãnh hải và vùng tiếp giáp ra Tuyên bố đường cơ sở bộ phận lãnh hải lục địa

18


nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đường cơ sở lãnh hải của quần đảo

Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa).
Ngày 3/4/2011, Tân Hoa xã đưa tin tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã xác
định Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (phía Trung Quốc gọi
là đảo Triệu Thuật) là một trong các đảo trọng điểm được đưa vào dự án bảo
vệ và tu bổ, xây dựng trong năm 2011. Ngày 8/4/2011, trả lời câu hỏi của
phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin này, người Phát ngôn
Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: Việt Nam khẳng định chủ quyền
không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động
của nước ngồi tại hai quần đảo này mà khơng được sự đồng ý của Việt Nam
là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và khơng có giá trị. Việt Nam u cầu
phía Trung Quốc chấm dứt và khơng để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ
quyền của Việt Nam.
Như vậy, chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hồng Sa có thể
khái qt gồm những nội dung sau: Thứ nhất, huy động quân sự, sử dụng vũ
lực để chiếm đóng và giành lấy Hồng Sa từ Việt Nam; Thứ hai, củng cố cơ
sở hạ tầng, củng cố quân sự tại các đảo đã chiếm đóng; Thứ ba, đưa ra những
Tuyên bố và ban hành các văn bản pháp luật trong đó khẳng định chủ quyền
đối với Hồng Sa để hợp thức hóa những hành động chiếm đóng và xâm
phạm chủ quyền bất hợp pháp của mình.
Về tổng thể, chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hồng Sa
khơng nằm ngồi chính sách bành trướng chung mà nước này áp dụng đối với
các vùng biển, đảo. Chính sách của Trung Quốc vẫn là sự kết hợp giữa biện
pháp quân sự, ngoại giao và hợp thức hóa những hành động của mình bằng
những tuyên bố và các văn bản pháp luật trong nước.

19


1.1.2.3. Tổng quan về chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo
Trường Sa

* Thời kì thực dân Pháp đơ hộ tới năm 1945:
Thời kỳ trước năm 1945 khi Pháp đô hộ Đông Dương, quần đảo
Trường Sa nằm trong sự kiểm sốt của Pháp và sau đó có sự tham gia của
Nhật Bản, Trung Quốc hầu như khơng có tun bố và hành động gì đối với
việc Pháp, Nhật củng cố địa vị của họ trên đảo.
Dấu mốc quan trọng trong thời kỳ này chính là việc ngày 8/3/1925,
Tồn quyền Đơng Dương tun bố các đảo ở Hồng Sa và Trường Sa là thuộc
nước Pháp.
Tiếp đó, ngày 13/4/1930, Tồn quyền Đông Dương đã phái tàu La
Malicieuse tới quần đảo Trường Sa. Các thành viên của tàu đã kéo quốc kì
Pháp trên một điểm cao. Thông cáo ngày 23/9/1930 đã thông báo cho các
cường quốc khác về sự chiếm đóng của Pháp trên quần đảo Trường Sa. Hải
quân Pháp, thay mặt cho Chính phủ Pháp sử dụng tất cả các thủ tục mà luật
pháp quốc tế thừa nhận tại thời điểm đó, chiếm hữu một cách chính thức
Trường Sa, và tun bố chủ quyền của Pháp tại các hòn đảo này.
Ngày 13/4/1933, một hạm đội nhỏ thuộc các lực lượng Hải quân Pháp
ở Viễn đông dưới sự chỉ huy của Trung tá hải quân De Lattre rời Sài Gòn tới
các đảo Trường Sa (gồm hạm La Malicieuse, pháp thuyền Alerte, các tàu thuỷ
văn Astrobale và De Lanessan). Sự chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ, đó
là: một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản - mỗi đảo
được nhận một văn bản, văn bản này được đóng kín vào trong một chiếc chai
rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một điểm ấn định và
cố định trên mặt đất. Người ta kéo cờ và tiến hành nghi lễ thổi kèn trên các
hòn đảo.

20


Năm 1933, theo Nghị định ngày 26/7, Chính phủ Pháp công bố việc
chiếm hữu của Hải quân Pháp đối với quần đảo Trường Sa (tên các đảo được

ghi lần lượt). Và theo Nghị định ngày 21/12 cùng năm, Thống đốc Nam Kỳ J.
Krautheimer sát nhập chính thức quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 31/3/1939, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sự kiểm soát của họ
trên quần đảo Trường Sa. Thông báo được chuyển tới Đại sứ Pháp bằng một
thông điệp khẳng định rằng Nhật Bản là người đầu tiên thám hiểm quần đảo
vào năm 1917. Nhật Bản nhận xét là ở đó khơng có cơ quan quyền lực hành
chính địa phương nào và cho đó là một tình trạng có hại cho quyền lợi của
Nhật Bản. Ngày 4/4 năm đó, nước Pháp phản đối động thái này của Nhật Bản.
* Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ II:
Ngày 2/8/1945, Hội nghị Postdam được triệu tập.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng.
Nước Pháp chủ trương giành lại quyền kiểm sốt Đơng Dương. Ngày
28/2/1946, Hiệp ước Pháp - Trung được ký ở Trùng Khánh cho phép Pháp
thay thế quân đội Trung Quốc ở Bắc Kỳ. Nhưng Chính phủ Hồ Chí Minh ký
với đại diện Pháp Hiệp định ngày 6/3/1946. Theo Hiệp định này nước Pháp
công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành viên của Liên hiệp Pháp.
Ngày 01/12/1947, Tưởng Giới Thạch ký một Sắc lệnh đặt tên Trung
Quốc cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời đặt chúng thuộc
lãnh thổ Trung Quốc.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính
phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo.
Vào khoảng thời gian này dường như khơng có sự có mặt về qn sự
nào ở quần đảo Trường Sa. Ngày 15/8/1951, Thủ tướng Chu Ân Lai ra Tuyên
bố chủ quyền các đảo ở Nam Hải.

21


×