Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán việt nam 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 64 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN
ĐỘNG GIÁ CỦA NHÓM CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHỐN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện

:

Vũ Diệu Linh

Lớp

:

K20CLCE

Khóa

:

2017 – 2021

Mã sinh viên


:

20A4011074

Giảng viên hướng dẫn

:

PGS.TS. Tô Kim Ngọc

HÀ NỘI – THÁNG 5 NĂM 2021

1

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17014129482721000000


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong báo cáo tốt nghiệp do tơi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Sinh viên thực hiện

Vũ Diệu Linh

2



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại ngân hàng MB PGD Mỹ Đình I từ ngày 1 tháng 3 năm
2021 đến ngày 15 tháng 5 năm 2021, em xin chân thành cảm ơn anh Phạm Tăng Kiên
– Giám đốc Phòng giao dịch đã đồng ý giúp đỡ và tạo cơ hội cho em được tiếp xúc
và trải nghiệm môi trường làm việc tại phòng Khách hàng Cá nhân của ngân hàng
MB.
Ngoài ra, em xin cảm ơn anh Vũ Văn Bình và anh Nguyễn Quang Lợi – Chuyên viên
khách hàng Cá nhân đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập
tại phòng KHCN, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức đi từ lý thuyết đến thức tế,
các kĩ năng nghiệp vụ cũng như các kĩ năng mềm mà các anh đã tận tình chia sẻ.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô của ban Quản lý chương trình Chất lượng cao
và khoa Tài chính đã tổ chức những buổi kết nối sinh viên với Doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho em được thử sức mình trong mơi trường Ngân hàng. Bên cạnh đó, em cũng
xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến PGS.TS. Tơ Kim Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn chi tiết để em có những kiến thức, định hướng và động lực để hồn thành
khóa luận.

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

1


TMCP

Thương mại Cổ phần

2

NHTM

Ngân hàng Thương mại

3

TCTD

Tổ chức tín dụng

4

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

LNST

Lợi nhuận sau thuế

6


TSNH

Tài sản ngắn hạn

7

HTK

Hàng tồn kho

8

CTCK

Công ty chứng khoán

9

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam

10

BID

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam


11

CTG

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam

12

TCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

13

VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

14

SHB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

15

LPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt


16

VPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng

17

MBB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1. Mơ tả biến và cách tính

12

Bảng 3.1. Thực trạng quản lí nợ xấu của NHNN 2010-2014

28 - 29


Bảng 3.2.Tổng hợp các biến trong bài nghiên cứu

37- 38

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

41

Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến trong mơ hình

42

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy mơ hình các yếu tố tác động đến biến

44

động giá của các NHTMCP giai đoạn 2010-2020.
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Breusch _Pagan Larange

45

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman

45

5


DANH MỤC HÌNH
Hình


Trang

Hình 3.1. Tỷ lệ nợ xấu (% tổng tài sản) 2015 – Q3/2020

30

Hình 3.2. Thay đổi cấu trúc tài sản ở 12 ngân hàng giai đoạn 2010 -

31

2018
Hình 3.3. Biến động giá nhóm ngành Ngân hàng so với chỉ số VN30

32

(2014-2015)
Hình 3.4. Giá cổ phiếu ngân hàng trên sàn niêm yết (30/7/2017-

34

30/3/2018)
Hình 3.5. Tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng 2016 – 2018

6

34


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 9
2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 10
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ
CỔ PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG .............................................................. 15
1. Đặc điểm cổ phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu .................. 15
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cổ phiếu và phương pháp định giá cổ phiếu
........................................................................................................................ 15
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ..................................................... 20
1.2.1. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp ............................................................. 20
1.2.2. Các nhân tố ngoại sinh ............................................................................. 23
2. Đặc điểm cổ phiếu ngân hàng và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ngân
hàng .................................................................................................................... 24
2.1. Đặc trưng ngành ngân hàng ........................................................................ 24
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngân hàng ..................................... 25
CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ
PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG ..................................................................... 29
1. Thực trạng ngành Ngân hàng và giá cổ phiếu ngành Ngân hàng trong giai
đoạn 2010 – 2020. .............................................................................................. 29
1.1 Thực trạng ngành Ngân hàng 2010-2020 .................................................... 29
1.2 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Ngân hàng 2010-2020. .............................. 32
2. Phương pháp và mơ hình nghiên cứu ......................................................... 36

7


2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 36

2.2. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 36
2.3. Phương pháp định lượng ............................................................................. 40
2.4. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 42
1.Thống kê mô tả............................................................................................... 42
2. Hồi quy và lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp.......................................... 43
2.1.Phân tích ma trận tương quan ...................................................................... 43
2.2.Hồi quy và lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp ........................................... 44
3. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 47
3.1 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình ............................................................... 47
3.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình ............................................................. 48
3.3 Kiểm định các nhân tố tác động ................................................................... 48
3.4 Kiểm định khuyết tật của mơ hình ............................................................... 51
4. Kết quả của mơ hình..................................................................................... 53
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 55
1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 55
2. Các khuyến nghị nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
ngân hàng........................................................................................................... 55

8


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế bởi nó đóng vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo nhu cầu về vốn, là trung gian tín dụng, thanh tốn giữa các
chủ thể có nhu cầu. Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ
với 49 ngân hàng, trong đó có 31 ngân hàng TMCP.
Trên thị trường chứng khốn tính đến cuối tháng 11 năm 2020, vốn hóa nhóm cổ
phiếu ngân hàng chiếm tới 29% vốn hóa tồn thị trường. Tính riêng rổ VN30 có tới

9 ngân hàng được niêm yết, vì vậy biến động của nhóm cổ phiếu này ln ảnh hưởng
mạnh tới chỉ số VN30 và VNINDEX. Tuy tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức
tạp nhưng nhiều mã cổ phiếu ngân hàng ghi nhận tăng đột biến như SHB tăng gần
218%, VIB tăng gần 125%, LPB cũng tăng giá gấp đơi trong năm 2020,… Cơng ty
Cổ phần Chứng khốn SSI báo cáo rằng cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng 27,6% so
với đầu năm 2021 và tăng tới 73,9% so với mức đáy hồi tháng 3, biến động mạnh
hơn chỉ số VNINDEX.
Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán
cũng như sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với nhóm ngành này.
Tuy nhiên thực tế cho thấy nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng là nhóm có biến động giá
bất thường bởi hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào diễn biến kết quả kinh doanh theo
từng quý, theo tình hình thị trường chung và những đặc thù của ngành ngân hàng như
tình hình nợ xấu, tỷ giá,…
Sự biến động giá khó lường có thể thấy thời điểm từ cuối năm 2020 đến 26 tháng 3
năm 2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn như VCB, BID giảm giá trong
khi nhóm ngân hàng tư nhân như VPB và VIB tăng 33.5%, TCB tăng 25.1% mặc dù
SSI Research ước tính LNTT trung bình của nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng tới
21% so với cùng kỳ.
Xét về góc độ tổng tài sản, ngân hàng BID, CTG, VCB có mức tổng tài sản tương
đồng nhưng biến động giá trong từng thời kì khác nhau. Trong khi nhóm ngân hàng
có tổng tài sản tương đồng như MB, Sacombank hay ACB lại có thị giá rất chênh
lệch.

9


Chính vì thế trong cùng một chu kì kinh tế, cùng một kì vọng ngành ngân hàng tăng
trưởng, nhưng lại có những mã đứng giá, một số giảm giá và có những cổ phiếu tăng
giá rất mạnh. Điều này thơi thúc tác giả tìm kiếm và đánh giá các nhân tố tác động
đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều

cơng trình khoa học về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu nói chung, nhưng nghiên
cứu về những yếu tố tác động đến nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn cịn hạn chế.
Vì thế sau thời gian học tập tại trường Học viện Ngân hàng, dưới sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS Tô Kim Ngọc em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá của nhóm cổ phiếu Ngân hàng
trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2010-2020”
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá khứ đã có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước đánh giá về tác động
của các nhân tố đến giá cổ phiếu nói chung, có thể kể đến một vài cơng trình nghiên
cứu sau:
(1) Humpe & Macmillan (2007)
Dữ liệu được tác giả thu thập trong phạm vi từ 1971 đến 1990 ở thị trường vốn Hoa
Kỳ và Nhật Bản. Humpe & Macmillan đã áp dụng mô hình phân tích hợp nhất để tìm
ra mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô với giá cổ phiếu ở hai thị trường này. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tại Hoa Kỳ, chỉ số CPI và lãi suất có mối quan hệ tiêu cực tới
giá cổ phiếu trong khi giá trị sản xuất cơng nghiệp lại có quan hệ tích cực. Mức cung
tiền cũng có ảnh hưởng cùng chiều tới giá cổ phiếu nhưng không đáng kể. Nghiên
cứu tại thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự ngoại trừ mức
cung tiền lại có mối quan hệ tiêu cực với giá cổ phiếu bởi sự sụt giảm trong nền kinh
tế Nhật Bản những năm 1990.
(2) Liu & Shrestha (2008)
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Trung Quốc từ 1/1992 đến 12/2001, Liu và cộng sự đã sử dụng mơ hình kiểm
định đồng kết hợp để chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa giá cổ phiếu và tỷ giá, lãi suất
và tỷ lệ lạm phát. Trong khi mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với giá trị công nghiệp và
cung tiền lại cùng chiều.

10



Nhóm tác giả cũng đưa ra khuyến nghị cho những nhà đầu tư muốn tham gia thị
trường chứng khoán Trung Quốc là nên tham gia đầu tư dài hạn bởi trong ngắn hạn,
biên độ dao động giá của cổ phiếu trên sàn chứng khoán Trung Quốc là rất lớn nên
mang tính rủi ro cao.
(3) Nawazish Mirza (2008)
Nawazish Mirza vào tháng 9 năm 2008 đã nghiên cứu tỷ lệ B/M là yếu tố quyết định
đến giá cổ phiếu. Tác giả cho rằng chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá thị trường
càng lớn sẽ thúc đẩy nhà đầu tư mua cổ phiếu khiến giá cổ phiếu tăng lên. Dựa vào
mô hình Fama and French tác giả chỉ ra lợi nhuận của danh mục các cổ phiếu phụ
thuộc vào quy mô công ty và giá trị sổ sách của vốn chủ sỡ hữu trên giá trị thị trường.
(4) Khan & Amanullah (2012)
Khan & Amanullah đã nghiên cứu những nhân tố tác động đến giá cổ phiếu tại sàn
chứng khoán Karachi tại Pakistan với 34 công ty được lựa chọn ngẫu nhiên tương
ứng với 34 ngành khác nhau trong khoảng thời gian 10 năm (2000-2009). Nhóm tác
giả đã kết luận rằng nếu GDP, tỉ lệ chi trả cổ tức và tỉ số P/E tăng sẽ dẫn tới việc cổ
phiếu tăng giá. Ngược lại, B/M và lãi suất có tác động ngược chiều tới giá cổ phiếu
công ty.
(5) Mohammad Abdelkarim Almumani (2014)
Almumani đã chọn 7 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Amman tại Jorrdan
từ năm 2005 dến năm 2011 để tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá
của các ngân hàng này bằng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy EPS, BV và
P/E có mối quan hệ tích cực với giá cổ phiếu của 7 ngân hàng trong phạm vi nghiên
cứu. Ngược lại, quy mô ngân hàng càng nhỏ thì biến động giá càng lớn. Kết quả này
chịu ảnh hưởng sau cú sốc khủng khoảng tài chính tồn cầu 2007 bắt nguồn từ bong
bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.
(6) Trương Đông Lộc (2014)
Tác giả đã thu thập thông tin 20 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn
thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2005 đến 31/12/2012. Qua kết quả phân tích
hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá hối đối có mối quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu,
ngược lại biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát lại có mối quan hệ ngược chiều


11


với giá cổ phiếu của 20 công ty này. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước
đây ở thị trường chứng khoán mới nổi.
(7) Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018)
Các tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu doanh
nghiệp với nguồn dữ liệu của 200 doanh nghiệp trên TTCK từ 2013-2017. Kết quả
hồi quy bằng mơ hình FEM cho thấy giá cổ phiếu bị tác động cùng chiều bởi EPS và
quy mô doanh nghiệp; tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều và chưa
tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của INF và P/E đến giá cổ phiếu của 200 doanh
nghiệp này.
(8) Nguyễn Minh Kiều và Lê Thị Thùy Nhiên (2020)
Nhóm tác giả đã thực hiện cơng trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến giá trị
thị trường của 9 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2010
đến 2018. Mơ hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Sp(i,t) = α + β1GDP (t)+ β2INF (t) + β3Size (i,t) + β4PE (i,t) + β5BM(i,t) + β6EPS (i,
t) + β7DGAP (i,t) + β8INT(t) + ε(i)
Sp(i,t) là biến phụ thuộc, các biến độc lập được mô tả ở bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Mô tả biến và cách tính

Các tác giả tiến hành nghiên cứu hồi quy theo dữ liệu bảng bao gốm POLS,
REM và FEM. Để lựa chọn ra phương pháp phù hợp, tác giả thực hiện các kiểm định
sau: Sử dụng Kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (LM) để lựa chọn giữa
12


Pooled OLS và REM, sử dụng kiểm định Time Fixed Effect để lựa chọn giữa Pooled
OLS và FEM, cuối cùng là sử dụng Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM và

REM.
Qua kết quả của các kiểm định trên thì mơ hình tác động ngẫu nhiên REM là
mơ hình phù hợp nhất khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu các ngân
hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Kết quả mơ hình nghiên cứu REM có phương trình như sau:
Sp(i,t) = -32.9314 + 1.9147GDP (t)+ 2.3858Size (i,t) + 0.0051PE (i,t) –
9.1888BM(i,t) + 2.8706EPS (i, t) – 0.5246INT(t) + ε(i)
Qua đó thấy rằng GDP, SIZE, P/E, EPS có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa với
giá cổ phiếu. Trong khi đó, tỷ số B/M và INT có mối quan hệ ngược chiều đáng kể
với giá cổ phiếu. Các biến độc lập cịn lại trong mơ hình, tuy khơng có ý nghĩa thống
kê, nhưng phần nào cho thấy chiều tác động của chúng đến giá trị thị trường của cổ
phiếu các ngân hàng TMCP niêm yết.
Thơng qua tồn bộ nghiên cứu bên trên, có thể thấy đã có nhiều nghiên cứu phân tích,
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá cổ phiếu doanh nghiệp. Tuy
nhiên mỗi bài nghiên cứu lại có những cách tiếp cận cũng như phạm vi nghiên cứu
khác nhau giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều và tổng quan hơn về vấn đề nghiên
cứu.
Sau khi xem xét một cách kĩ lưỡng các công trình nghiên cứu, nhận thấy bài nghiên
cứu: “Các yếu tố tác động đến giá trị thị trường cổ phiếu ngân hàng thương mại ở
Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Kiều và Lê Thị Thùy Nhiên (2020) là phù
hợp nhất với đề tài khóa luận em chọn về đối tượng cũng như môi trường nghiên cứu.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của cơng trình trên chỉ dừng lại ở 9 ngân hàng TMCP
từ 2010 – 2018. Tính từ thời điểm đó đến hiện tại, trên thị trường chứng khốn Việt
Nam đã có nhiều thay đổi, rất nhiều cái tên mới lên sàn như TPB (2018), MSB, PGB
(2020),...một số ngân hàng chuyển sàn như ACB, LPB,…Vì thế nghiên cứu của em
sẽ mở rộng hơn về phạm vi nghiên cứu các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn HOSE
và HNX từ 2010-2020.

13



3. Mục tiêu nghiên cứu


Làm rõ những lý thuyết cơ bản và tổng quan nhất về cổ phiếu và giá cổ phiếu
thường



Những nhân tố nào có tác động đến giá các cổ phiếu thuộc nhóm Ngân hàng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam



Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến giá cổ phiếu thuộc ngành
Ngân hàng.



Dựa vào kết quả các mơ hình nghiên cứu đã thực hiện để đưa ra chiều hướng
tác động của từng nhân tố đến giá; từ đó đưa ra khuyến nghị làm giảm thiểu
các tác động tiêu cực và làm tăng tác động tích cực của các nhân tố đó lên
giá của cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Cổ phiếu thường của Nhóm Ngân hàng thương mại
 Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch Hà Nội
 Không gian nghiên cứu: từ 2010 - 2020
5. Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên việc thống hóa cơ sở lí thuyết để
làm rõ lí luận về các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu thường của các Ngân
hàng thương mại. Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu, đúc rút những bài học,
kiến thức từ các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để đưa ra những đặc tính cơ bản của các dữ liệu thu thập được từ 2010 – 2020
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích chính là phương pháp
hồi quy để xây dựng mơ hình nghiên cứu, phân tích tác động. Việc thu thập
dữ liệu sẽ thu thập dữ liệu của tất cả các ngân hàng trên các sàn Hose, HNX.

14


CHƯƠNG 2:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH
NGÂN HÀNG
1. Đặc điểm cổ phiếu và các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cổ phiếu và phương pháp định giá cổ phiếu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu
a. Khái niệm
Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông là loại chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu
của cổ đông đối với công ty và xác nhận cổ đông được hưởng quyền lợi thơng thường
trong cơng ty.
b. Đặc điểm:
 Khơng có kỳ hạn và cũng khơng hồn vốn.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn của các cổ đơng vào cơng ty cổ phần. Chỉ có
một chiều góp vào và khơng thể hiện thời hạn hồn vốn; khơng có kỳ hạn. (Khi cơng
ty phá sản hay giải thể, thì sẽ khơng cịn tồn tại cổ phiếu). Cổ đơng là chủ sở hữu
khơng phải chủ nợ vì vậy cơng ty khơng có nghĩa vụ phải trả như là một khoản nợ
đối với công ty.

 Cổ tức cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
và chính sách của từng doanh nghiệp..
Cổ tức phụ thuộc vào mức lợi nhuận sau thuế hằng năm của cơng ty và mức chính
sách chia lợi tức cổ phần. Khi công ty phát triển có lợi nhuận cao thì cơ hội nhận cổ
tức tăng lên và tỉ lệ cổ tức ở mức cao. Ngược lại khi công ty thua lỗ, cổ đông thường
không nhận được cổ tức hoặc cổ tức thấp.
 Tính rủi ro cao
Về mặt lý thuyết, khi đã phát hành thì cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức phát
hành. Mà rủi ro lúc này sẽ thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị của
cổ phiếu được các nguyên nhân khách quan quyết định. Như kết quả kinh doanh của
tổ chức phát hành, cũng như tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia, tồn
thế giới… Hơn nữa, giá trị cổ phiếu cịn ảnh hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu
15


tư. Khi gặp các thơng tin khơng chính xác, sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng
khiến cổ phiếu rủi ro nhiều hơn. Tất nhiên, rủi ro cao thường sẽ đi kèm với kỳ vọng
về lợi nhuận lớn. Điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu cho nhà đầu tư.
1.1.2. Phân loại cổ phiếu
Theo Luật doanh nghiệp 2014, dựa vào đặc điểm của cổ phiếu, thì cổ phiếu có hai
loại: cổ phiếu phổ thơng (thường) và cổ phiếu ưu đãi.
 Cổ phiếu phổ thông
Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thơng. Người sở hữu cổ phiếu phổ
thơng chính là cổ đơng phổ thơng. Cổ phiếu phổ thông là loại phổ biến nhất trong các
loại cổ phiếu của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông không được chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.
 Cổ phiếu ưu đãi
Ngồi cổ phiếu phổ thơng thì cơng ty cổ phần có thể có cổ phiếu ưu đãi. Người sở
hữu cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đơng ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi gồm có:
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có được số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với
cổ phiếu phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi sẽ biểu quyết do
Điều lệ cơng ty quy định.
Cổ phiếu ưu đãi hồn lại
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu sẽ được cơng ty hồn lại vốn góp theo u cầu
của người sở hữu hay ghi theo điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi
hoàn lại, dựa theo những đặc điểm của cổ phiếu.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức với mức giá cao hơn so với mức
cổ tức của cổ phiếu phổ thông hay mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng
năm gồm có cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể, phương thức xác định cổ tức
thưởng được ghi trên cổ phiếu từ cổ phần ưu đãi cổ tức.
1.1.1.3. Các phương pháp định giá cổ phiếu
Để định giá cổ phiếu có hai phương pháp tiếp cận chính là Kỹ thuật chiết khấu giá trị
hiện tại của dòng tiền – giá trị của cổ phiếu được ước tính dựa vào các dịng tiền liên
16


quan và Kỹ thuật định giá tương đối – giá trị cổ phiếu được ước tính dựa trên mối
liên hệ giữa giá hiện tại và các biến số liên quan tới việc xác định giá trị của cổ phiếu,
trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề cập tới một số các phương pháp
tác cụ thể như sau:
a. Chiết khấu giá trị hiện tại của dòng cổ tức (DDM)
DDM dựa vào giá trị phần cổ tức mà công ty trả cho nhà đầu tư, bởi cổ tức đại diện
cho dịng tiền thực tế mà cổ đơng nhận được. Vậy nên, giá trị của một công ty đối với
cổ đông sẽ dựa trên việc đánh giá giá trị hiện tại của các dịng tiền.
Ưu điểm của mơ hình này là phản ánh chính xác, trực diện lợi ích mà các nhà đầu tư
nhận được trong tương lai. Tuy nhiên, mơ hình này lại khơng thể sử dụng trong trường
hợp chính sách trả cổ tức khơng phản ánh khả năng sinh lời, hay doanh nghiệp không

thể trả cổ tức trong tương lai.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dịng tiền cổ tức được thực hiện dưới
cơng thức sau:

Trong đó:
+ P (price): Giá trị cổ phiếu.
+ DPS (dividend per share): Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu tại thời kỳ t.
+ ke (cost of equity): Chi phí vốn cổ phần, thường được xác định bằng công thức
CAPM.
b. Chiết khấu giá trị hiện tại của dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)
FCFE đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đông của doanh nghiệp nhận được
sau khi trừ đi thuế, chi tiêu vốn, chi phí hoạt động,…
Ưu điểm của mơ hình này là có thể áp dụng cho những đơn vị không trả cổ tức thường
xuyên. Nó cịn rất hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp có cấu trúc vốn giống nhau
để định giá chính xác những đơn vị này.
Tuy nhiên, mơ hình này lại khơng áp dụng khi dịng tiền FCFE âm.
17


Cơng thức tính tổng qt như sau:
Mơ hình này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đơng của doanh nghiệp có
thể nhận được sau khi trừ đi những yêu cầu đầu tư vốn và các chi phí tài chính từ việc
đi vay.
Cơng thức tổng qt:

trong đó, n và r tương tự như ở trong mơ hình DDM. Chỉ có tử số là được thay
bằng dịng tiền tự do cho các cổ đông, được xác định qua cơng thức:
FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí phi tiền mặt – Chi phí vốn – Thay đổi vốn lưu
động + Thay đổi nợ
Trong đó chi phí phi tiền mặt như khấu hao… Chi phí vốn bao gồm các khoản mua

sắm tài sản, còn thay đổi nợ là chênh lệch giữa nợ vay thêm và nợ đã trả.
Ưu điểm của phương pháp FCFE là khắc phục được nhược điểm của DDM, tức là có
thể áp dụng cho doanh nghiệp khơng thường xun trả cổ tức, hoặc có trả cổ tức
nhưng không liên hệ một cách rõ ràng tới lợi nhuận của cơng ty. Nhược điểm của mơ
hình này là khơng áp dụng được khi dịng tiền FCFE là âm (ví dụ: khi doanh nghiệp
có chi phí lãi vay quá cao). Lúc này, chúng ta sử dụng phương pháp FCFF – dòng
tiền tự do cho DN (Free cash flow to Firm)
c. Chiết khấu giá trị hiện tại của dòng tiền tự do của cơng ty (FCFF)
Mơ hình này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các nhà đầu tư (bao gồm cả cổ
đông và chủ nợ) của doanh nghiệp có thể nhận được sau q trình hoạt động của
doanh nghiệp trong tương lai.
Công

thức:

18


So sánh với FCFE, mẫu số đã thay đổi. Ở đây chúng ta sử dụng WACC (weighted
average cost of capital – chi phí vốn trung bình) làm tỷ suất chiết khấu. Còn ở tử
số, FCFF thay thế cho FCFE với cơng thức:
FCFF = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí phi tiền mặt + Chi phí lãi vay * (1-t) – Thay
đổi vốn – thay đổi vốn lưu động
Có hai thay đổi so với cơng thức tính FCFE ở trên, đó là chúng ta sẽ cộng lại chi phí
lãi vay (sau thuế) và bỏ đi phần thay đổi nợ vay. Lý do là vì dịng tiền FCFF là cho cả
cổ đơng và chủ nợ, do đó cần bỏ đi tất cả những ảnh hưởng của vay nợ.
Ưu điểm của FCFF là không bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong cơ cấu vốn của doanh
nghiệp như phát hành cổ phiếu, cổ tức, hay sử dụng địn bẩy tài chính cao. Tuy nhiên,
cũng giống như FCFE, nhược điểm của mơ hình này là khơng sử dụng được khi dịng
tiền FCFF dự phóng là âm.

d. Định giá sử dụng hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Hệ số giá trên thu nhập được tính bằng cách chia giá cổ phiếu cho thu nhập (kí hiệu
là P/E). Đối với một thị trường chứng khoán phát triển thì hệ số P/E rất có ích cho
việc định giá cổ phiếu.
Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của
một cổ phiếu và bằng cách nghịch đảo của tỉ số P/E, nhà đầu tư có thể xác định được
tỉ suất tương đối trên khoản đầu tư của họ. Giá cổ phiếu sẽ bằng hệ số P/E hợp lí nhân
với thu nhập của cổ phiếu.
Theo phương pháp định giá này, về mặt lí thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong
các cách sau đây:
- Lấy chỉ số P/E bình qn tồn ngành mà cơng ty đó tham gia hoặc lựa chọn một
cơng ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỉ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức
tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà nhà đầu cần định giá.
Khi đó, giá của cổ phiếu bằng thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E
bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.
- Xác định hệ số P/E nội tại của chính cơng ty đó.
Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của
công ty (earning per share EPS). Đối với cơng ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ
19


số P/E hợp lí được tính tốn dựa trên cơng thức tương tự như cơng thức tính giá cổ
phiếu nêu trên:

Tuy vậy, thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu thì việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể
khơng đơn giản như hai phương pháp trên mà còn phải căn cứ vào xu hướng phát
triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy, nhà đầu tư có thể kết hợp cả
hai cách trên đây để xác định giá trị cổ phiếu công ty.
Điểm hạn chế của việc sử dụng hệ số P/E là nó được tính dựa vào lợi nhuận của năm
trước, do đó để khắc phục người ta sử dụng hệ số P/E tương lai. Tuy nhiên, việc dự

đoán lợi nhuận của năm tới sẽ khơng hồn tồn chính xác, vì vậy, hệ số này chỉ được
dùng để đo mức giá tương đối của cổ phiếu.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
1.2.1. Các nhân tố nội tại doanh nghiệp
a. Khả năng sinh lời
Khi nghiên cứu báo cáo tài chính, các chỉ tiêu này được các chuyên gia quan tâm đầu
tiên vì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh trong một thời kì nhất định, ảnh hưởng trực
tiếp tới thu nhập của cổ phiếu và biến động giá.
(1) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = LNST/ Tổng tài sản
ROA có thể mơ tả mức độ hiệu quả của cơng ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra
lợi nhuận. Con số ROA cung cấp cho các nhà đầu tư ý tưởng về mức độ hiệu quả của
công ty đang chuyển đổi số tiền phải đầu tư vào thu nhập rịng. Arifin (2002) phát
biểu rằng "ROA càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty càng cao, thu
nhập của công ty cao hơn sẽ khiến các nhà đầu tư quan tâm đến giá trị cổ phiếu ".
Điều này phù hợp với ý kiến của Rowland Bismark Pasaribu Fernando (2008) trên
Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh trong đó nói rằng "Các yếu tố cơ bản thường được sử
20



×