Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bt chuong 3 hdc final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.03 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 3
1. Ở áp suất 101325 N/m2 (1 atm), 2 mol nước hóa hơi ở điểm sơi sẽ hấp thụ một
lượng nhiệt 81,16 kJ. Sự thay đổi thể tích khi nước chuyển từ pha lỏng sang pha
hơi sẽ sinh cơng.
a) Ở 373K thể tích của 1 mol nước lỏng là 0,191L và giả sử hơi nước là khí lí
tưởng. Hãy tính cơng sinh ra.
b) Tính biến thiên nội năng và nhiệt của q trình chuyển hóa này.
ĐS: a) A = -6159,54 J

b) Q = 81,16 kJ

∆U = 75 kJ

2. a) Đốt 0,0222 g hơi isooctane ở áp suất không đổi làm tăng nhiệt độ của nhiệt
lượng kế 0,4 oC. Nhiệt dung của nhiệt lượng kế (đã bao gồm cả nước) là 2,48
kJ/oC. Hãy tính thiêu nhiệt của hơi isooctane.
b) Phải đốt bao nhiêu gam isooctane để có lượng nhiệt 562 kJ.
ĐS: a) -5094 KJ/mol

b) 12,58 g

3. Đốt 14,4 g Mg trong một lượng dư N2 ở áp suất khơng đổi sẽ tạo ra Mg3N2. Sau
đó đưa hỗn hợp phản ứng trở về 25 oC. Trong quá trình này lượng nhiệt tỏa ra là
136,7 kJ. Hãy tính sinh nhiệt của Mg3N2.
ĐS: -683,5 kJ/mol
4. Xác định sinh nhiệt của H2O2 (l) ở 25 oC từ các phương trình nhiệt hóa học sau.
H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(k)
∆H0 = -241,82 kJ/mol
2H(k) + O(k) → H2O(k)
∆H0 = -926,92 kJ/mol
2H(k) + 2O(k) → H2O2(k)


∆H0 = -1070,6 kJ/mol
2O(k) → O2(k)
∆H0 = -498,34 kJ/mol
H2O2(l) → H2O2(k)
∆H0 = 51,46 kJ/mol
ĐS: -187,89 kJ/mol
5. Xác định hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn của phản ứng sau đây:
C(gr) + 2H2(k) → CH4(k)
1


Biết:
C(gr) + O2(k) → CO2(k)
H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l)
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l)

∆H0 = -393,5 kJ/mol
∆H0 = -285,8 kJ/mol
∆H0 = -890,3 kJ/mol

ĐS: -74,8 kJ/mol
6. 4HCl(k) + O2(k) → 2H2O(l) + 2Cl2(k)
a) Tính hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn của phản ứng, biết rằng sinh nhiệt của
HCl(k) và của H2O(l) tương ứng là -92,3 kJ/mol và -285,8 kJ/mol.
b) Nếu nước tạo thành ở thể khí thì hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn của phản ứng
là bao nhiêu, biết nhiệt bay hơi của nước (l) ở 25oC là + 44,0 kJ/mol.
ĐS: a) -202,4 kJ/mol

b) -114,4 kJ/mol


7. Cho thiêu nhiệt của các chất như sau (kJ/mol):
(CH2)3(k) = -2091,372; C(gr) = -393,513; H2(k) = -258,838
Sinh nhiệt của CH3-CH=CH2(k) = 20,414 kJ/mol
a) Tính sinh nhiệt của (CH2)3(k)
b) Tính ∆H0298 của phản ứng đồng phân hóa:
(CH2)3(k) → CH3-CH=CH2(k)
ĐS: a) 134,319 kJ/mol b) -113,905 kJ/mol
8. CO(k) + 1/2O2(k) → CO2(k) ∆H0298 = -283,0 kJ/mol
Tính nhiệt độ ngọn lửa CO cháy trong 2 trường hợp sau:
a) Trong oxy ngun chất
b) Trong khơng khí (20% oxy, 80% nitơ theo thể tích)
Lượng oxy vừa đủ cho phản ứng. Nhiệt độ ban đầu là 25 oC.
Nhiệt dung mol đẳng áp (J/mol.K) của các chất như sau:
CO2(k) = 30,50 + 2,000.10-2T
N2(k) = 27,2 + 4,200.10-3T
ĐS: a) 4098K

b) 2555K
2


9. Trộn 10,08 g nước đá ở 0 oC với 50,4 g nước lỏng ở 40 oC. Tính nhiệt độ cuối
của hỗn hợp, biết enthalpy chuẩn nóng chảy của nước đá là 6004 J/mol. Nhiệt dung
mol đẳng áp của nước lỏng là 75,3 J/mol.K. Hệ cô lập.
ĐS: 20 oC
10. Hãy dự đốn dấu của S0 cho các q trình sau:
a) 2K(r) + F2(k) → 2KF(r)
b) NH3(k) + HBr(k) → NH4Br(r)
c) NaClO3(r) → Na+(dd) + ClO3-(dd)
ĐS: a) Âm, b) Âm, c) Dương

11. Trộn 10,08 g nước đá

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×