Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

HNLS Sơ lược Bộ quy tắc Đạo đức hành nghề Luật sư năm 2024 (P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.44 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
PHẦN I: QUY TẮC 1 ĐẾN QUY TẮC 16 ....................................................... 2
CHƯƠNG I: QUY TẮC CHUNG ..................................................................... 2
Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư......................................................................... 2
Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan .......................... 2
Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của Luật sư ....... 3
Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng ....................................................... 4
CHƯƠNG II: QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG.............................................. 6
MỤC 1: NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN ............................................................. 6
Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng ............ 6
Quy tắc 6: Tôn trọng Khách hàng ..................................................................... 6
Quy tắc 7: Giữ bí mật thơng tin ........................................................................ 7
Quy tắc 8: Thù lao. ............................................................................................ 8
Quy tắc 9: Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
........................................................................................................................... 9
MỤC II: NHẬN VỤ VIỆC ............................................................................... 13
Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng ............................................. 13
Quy tắc 11. Những trường hợp Luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của
khách hàng....................................................................................................... 16
MỤC 3: THỰC HIỆN VỤ VIỆC ..................................................................... 18
Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của Khách hàng ............................................. 18
Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của Khách hàng .................... 20
Quy tắc 14: Giải quyết khi Luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ
pháp lý ............................................................................................................. 25
Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích ...................................................................... 26
Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc. ......................................... 34



QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Thiên chức của Luật sư là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức là cái gốc của
đời người, nó ra đời gắn liền với sự phát triển của lịch sử lồi người. Từ cổ chí
kim, biết bao nhiêu học giả luận bàn về đạo đức, xây dựng nên những học
thuyết, từ đó định ra những hành vi ứng xử, làm thước đo để đánh giá con
người. Chức năng cao cả của nghề luật sư xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp, nó
thể hiện những chuẩn mực đạo đức nói chung, nhưng tự nó cũng có những
chuẩn mực riêng, được hình thành từ những nét đặc trưng thông qua hành vi ứng
xử của luật sư, nó chính là phẩm chất riêng biệt về nghề nghiệp của mỗi luật sư.
Bởi vậy, bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được Hội
đồng Luật sư tồn quốc thơng qua, ban hành theo Quyết định số 201/QĐ –
HĐLSTQ ngày 13/12/2019 thay thế cho quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư Việt Nam được hội đồng Luật sư tồn quốc thơng qua, ban hành theo
quyết định số 68/QĐ – HĐLSTQ ngày 20/07/2011 là những thước đo phẩm
chất, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư trong quá trình thực hiện chức
năng xã hội của mình.

1


PHẦN I: QUY TẮC 1 ĐẾN QUY TẮC 16
CHƯƠNG I: QUY TẮC CHUNG
Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư
“Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc
lập của tư pháp, góp phần bảo vệ cơng lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã
hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu để góp phần bảo đảm
cơng lý.

Chức năng của Luật sư là bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền
công dân và thực hiện công bằng xã hội. Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ, trách
nhiệm của mình một cách chuẩn mực và tận tâm là:
- Phụng sự cơng lý, duy trì cơng bằng xã hội, phát huy dân chủ, bảo vệ
pháp quyền thông qua việc thực hiện chức năng tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch
vụ pháp lý khác để giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt
nhất theo quy định của pháp luật.
- Thông qua hoạt động của mình, Luật sư phải thể hiện được phẩm chất
trung thực, chuẩn mực, thực hiện nguyên tắc độc lập trong hành nghề để góp
phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền XHCN;
tăng cường quản lý kinh tế - xã hội theo pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án và các
hoạt động khác thuộc phạm vi hành nghề luật sư được khách quan, đúng pháp
luật; giáo dục và thực hiện quyền bình đẳng của cơng dân trước pháp luật
Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
“Luật sư phải độc lập, trung thực, tơn trọng sự thật khách quan, khơng
vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật
và đạo đức nghề nghiệp.”
- Luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách
hàng. Tính độc lập là cơ sở quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.
Vì vậy, Luật sư phải có trách nhiệm duy trì, bảo vệ nguyên tắc độc lập trong
hành nghề. Tính độc lập trong hành nghề được thể hiện:
+ Luật sư hành nghề trên cơ sở pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Không chịu bất cứ áp lực nào, cản trở nào từ
bên ngoài).
2


+ Độc lập với cơ quan nhà nước (Độc lập, không phải là đối lập) là cơ sở
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

+ Độc lập với khách hàng (Không phải là đối lập) là cơ sở để đảm bảo sự
tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
+ Luật sư hành nghề độc lập chính là sự tự quyết trong hành nghề (Không
chịu sự lệ thuộc về mặt hành chính với cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng và tổ
chức khác ….).
Như vậy, tính độc lập của Luật sư tạo ra bình đẳng trong hoạt động hành
nghề và ngược lại.
- Phẩm chất trung thực được coi là một nguyên tắc trong hành nghề của
luật sư, bởi khách hàng không chỉ tin vào kiến thức mà cịn tin vào cả tính trung
thực, chuẩn mực và những ảnh hưởng nhất định của Luật sư trong hành nghề.
Phẩm chất trung thực phải trở thành một thuộc tính đặc thù nghề nghiệp của
Luật sư trong mối quan hệ với khách hàng, với cơ quan tố tụng, đồng nghiệp và
cộng đồng xã hội.
- Tôn trọng sự thật khách quan.
Luật sư khi hành nghề đòi hỏi phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao,
thực hiện nghĩa vụ của mình một cách chuẩn mực và tận tâm với công việc mà
mình tiếp nhận. Khơng được dùng thủ đoạn đánh lừa, bóp méo, bẻ cong sự thật
để mưu đồ lợi ích cho mình. Khi tiến hành cơng việc, Luật sư phải luôn luôn tôn
trọng sự thật khách quan và phải độc lập, thể hiện phẩm chất trung thực, không
bị lung lay bởi các lợi ích vật chất hay bất kỳ một thế lực nào khác để làm trái
pháp luật và đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư.
Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của
Luật sư
3.1. “Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như
bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin
của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.”
Đối với mỗi Luật sư, dù hành động dưới phạm vi và hình thức hành nghề như
thế nào, đều phải quan tâm xây dựng uy tín của mình, uy tín của mỗi Luật sư là
một bộ phận cấu thành uy tín của tổ chức Luật sư, cịn uy tín của tổ chức Luật sư
là biểu hiện trực tiếp giá trị dân chủ của hoạt động tố tụng, uy tín của mỗi cá

nhân Luật sư là yêu cầu nội tại, là sinh mạng sống còn của hoạt động Luật sư và
của tổ chức Luật sư. Vì vậy, chức năng xã hội của Luật sư là lấy việc phụng sự
công lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khác hàng là mục đích – Mục
3


đích đó phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức nghề nghiệp và niềm tin của
khách hàng, của cộng đồng xã hội đối với Luật sư và nghề Luật sư.
3.2. “Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư;
thường xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn; giữ gìn phẩm chất,
nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa
trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội
đối với luật sư và nghề luật sư.”
Ngày 14/01/2019, thủ tướng chính phủ kí quyết định 149/QĐ-TTg về việc “Lấy
ngày 10 tháng 10 hàng năm là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam”. Đây là sự
kiện có ý nghĩa trọng đại ghi nhận gần 80 năm qua, đội ngũ Luật sư Việt Nam
gắn bó và đồng hành với sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc. Vì vậy,
mỗi một Luật sư cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề Luật sư ở Việt
Nam; Trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Luật sư; Xây dựng hình ảnh uy tín, văn hóa ứng xử, thể hiện sự tôn trọng, đúng
mực trong hành nghề và lối sống, đáp ứng được niềm tin và sự tôn trọng của xã
hội.
Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng
4.1. “Luật sư ln sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi
ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp Luật sư.”
Hoạt động của Luật sư không chỉ đơn thuần coi việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nhiệm vụ, mục tiêu duy nhất. Tính
cộng đồng và những nghĩa cử cao đẹp, nhân văn trong hoạt động vì lợi ích cộng
đồng của Luật sư được hun đúc bởi các giá trị chuẩn mực của đạo đức nghề
nghiệp. Bởi vậy, Luật sư phải ln ln sẵn sàng cùng với với chính quyền,

đồn thể xã hội tích cực tham gia cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật – giao lưu, kết nối các hoạt động khác vì lợi ích chung của cộng đồng như
trợ giúp cho người nghèo, già cả, neo đơn, tàn tật, các đối tượng chính sách,
khơng ngừng thực hiện các chính sách xã hội.
4.2. “Luật sư thực hiện trợ giúp pháp luật bằng sự tận tâm, vô tư và trách
nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao.”
Trợ giúp pháp lý là một nghĩa vụ của Luật sư – Nghĩa vụ này xuất phát từ
đạo đức nghề nghiệp. Chức năng xã hội của Luật sư là góp phần bảo vệ cơng lý,
cơng bằng xã hội. Vì vậy, khi Luật sư nhận một vụ việc không chỉ đơn thuần là
lợi ích vật chất mà chính là khả năng đáp ứng nhu cầu pháp lý của người dân,
tạo cho người dân nhận biết chân thực, công bằng các nhu cầu chính đáng ấy.
Khơng thể để một người vì khơng có tiền trả thù lao cho Luật sư mà họ không
4


thể được hưởng các nhu cầu chính đáng, cơng bằng ấy trong cuộc sống. Trước
số phận pháp lý của mỗi con người, Luật sư phải có bổn phận thực hiện nhiệm
vụ của mình bằng tất cả lương tâm nghề nghiệp bằng lịng nhân ái, bằng sự liêm
chính và đơi khi bằng cả lòng dũng cảm. Đây là một phẩm chất vốn có và riêng
biệt của Luật sư trong hoạt động hành nghề.

5


CHƯƠNG II: QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
MỤC 1: NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN
Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
“Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng
kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để
bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của

pháp luật và bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.”
Quá trình hành nghề của Luật sư không những liên quan đến hoạt động
quản lý nhà nước bằng pháp luật mà còn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Người dân trông chờ vào sự trợ giúp pháp lý của Luật
sư, bởi họ không chỉ tin vào kiến thức mà cịn tin vào cả tính trung thực, chuẩn
mực và những ảnh hưởng nhất định của Luật sư trong quá trình phát triển xã hội.
Vì vậy, Luật sư phải hành động vì lợi ích cao nhất của khách hàng. Khi nhận vụ
việc, Luật sư phải tận tâm với cơng việc, giữ bí mật thơng tin của khách hàng, sử
dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng một
cách tốt nhất. Luật sư khơng được sử dụng lợi thế của mình để gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích tốt nhất của khách hàng.
Quy tắc 6: Tôn trọng Khách hàng
“Luật sư thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu hợp
pháp của khách hàng. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của
khách hàng.”
Trước khi Luật sư thực hiện vụ việc trên cơ sở yêu cầu Khách hàng, Luật
sư phải tôn trọng sự lựa chọn của Khách hàng, đồng thời tơn trọng trọng quyền,
lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Trong hành nghề, không phải Luật sư tìm đến Khách hàng mà Khách
hàng tìm đến Luật sư. Khách hàng là người lựa chọn Luật sư và tổ chức hành
nghề Luật sư, khơng ai có quyền bắt khách lựa chọn Luật sư. Vì vậy, Luật sư
cần tơn trọng sự lựa chọn Luật sư của Khách hàng, điều đó có nghĩa là Luật sư
khơng được can thiệp vào quá trình lựa chọn Luật sư của Khách hàng. Khi
Khách hàng đã lựa chọn Luật sư thì Luật sư phải tơn trọng quyền và lợi ích hợp
pháp của Khách hàng và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của Khách
hàng.
Khi Khách hàng tìm đến Luật sư, Luật sư cần xem xét, nhận diện yêu cầu
của Khách hàng. Nếu yêu cầu của Khách hàng không hợp pháp hoặc vượt quá
6



khả năng và điều kiện thì Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc. Nếu yêu cầu
của Khách hàng là hợp pháp, phù hợp thì Luật sư có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu
của Khách hàng một cách tận tâm và trách nhiệm.
Quy tắc 7: Giữ bí mật thơng tin
7.1. “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của Khách hàng khi thực
hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được
Khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.”
Giữ bí mật thơng tin được hiểu là: Luật sư không được tiết lộ thông tin, sử
dụng thông tin mà mình biết được từ Khách hàng trong quá trình hành nghề.
Theo quy định của Luật Luật sư thì:
- Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp Khách hàng đồng ý bằng văn bản
hoặc pháp luật có quy định khác.
- Luật sư khơng được sử dụng thông tin về vụ, việc, về Khách hàng mà
mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà
nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định trên thì việc giữ bí mật thông tin của Khách hàng là một
nghĩa vụ, quy tắc quan trọng trong quan hệ giữa Luật sư và Khách hàng.
Khi Khách hàng tìm đến Luật sư thường có tâm lý không muốn tiết lộ hết
thông tin cho Luật sư vì sợ có thể bị lộ. Ngược lại, việc Khách hàng hạn chế
cung cấp thông tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ pháp lý. Vì vậy, để
khách hàng n tâm, Luật sư phải có nghĩa vụ khơng ti

×