Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ IPA NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.5 KB, 23 trang )










Tác giả: Lý Hoàng Anh Thi















































BÁO CÁO NGÀNH
MÍA ĐƯỜNG
Tháng 01/2013
TÓM TẮT
Niên vụ 2011/2012 được đánh giá là thành công nhất trong vòng 5 năm gần đây

Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, tổng diện tích trồng mía của nước ta niên vụ 2011/2012 đạt
khoảng 283,2 nghìn héc ta, tăng 4,3% so với niên vụ trước đó. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 62,4
tấn/ha, sản lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước gần 2 tấn/ha. Sản lượng mía ép công
nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường. So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng
gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng 155.780 tấn.
Mối quan hệ giữa vùng trồng và nhà máy đường đóng vai trò then chốt cho sự phát triển của cả ngành
Theo các chuyên gia trong ngành, quy mô nhà máy càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà
máy đường không thể tự ý nâng quy mô và công suất nếu vùng trồng tại đó không có tiềm năng mở rộng
tương ứng. Do đó, việc cung cấp đủ nguyên liệu mía cho nhà máy và việc phát triển vùng trồng mía phù hợp
với công suất thiết kế nhà máy rất quan trọng.
Hiện nay, các vùng trồng mía mới chỉ cung cấp được khoảng 3/4 lượng nguyên liệu cần thiết cho các
nhà máy đường trên cả nước
Theo báo cáo tổng kết ngành mía đường niên vụ 2011/2012, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đạt
129.900 tấn mía ép/ngày, tương đương sản lượng mía ép khoảng 19 – 20 triệu tấn/năm. Thực tế cả niên vụ,
tổng sản lượng mía mà các nhà máy đã ép đạt 14,5 triệu tấn, như vậy bình quân một nhà máy đường hoạt
động với công suất thực bằng 72,5 - 74,4% công suất thiết kế. Nói cách khác, vùng trồng mía mới chỉ cung cấp
bình khoảng 3/4 lượng nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên cả nước.
Mía đường là ngành được nhà nước bảo hộ
Hàng năm các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hay nhập khẩu đường đều phải được Bộ Công Thương cấp giấy
phép xuất khẩu hay hạn ngạch (quota) nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch là 5% trong năm
2012 và sẽ về 0% từ năm 2015, tuy nhiên nếu nhập ngoài hạn ngạch, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế
suất thấp nhất là 80%. Nước ta chỉ mở cửa hoàn toàn cho việc nhập đường từ 2015 theo cam kết WTO.
Giá đường trong nước luôn cao hơn giá đường thế giới
Chênh lệch bình quân giữa giá bán lẻ đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM hay Cần Thơ so với
giá nhập khẩu đều ở mức rất cao. Điều này giúp cho các công ty đườ ng trong nước, cũng như các doanh
nghiệp có quota nhập khẩu được hưởng nhiều lợi ích, tuy nhiên các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên
liệu và người tiêu dùng cuối cùng lại phải chịu thiệt hại. Chênh lệch giá đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến tình trạng nhập lậu đường Thái Lan vào miền Tây nước ta.
Giá bán đường trong nước đã không còn giữ được mức cao như cuối năm 2011 mà bắt đầu theo chiều
hướng giảm. Đến cuối tháng 9 năm nay, giá đường đã giảm từ 5-20% so với thời điểm đầu năm tùy loại

đường và vùng miền. Điều này chủ yếu do (i) giá đường thế giới giảm. (ii) sức ép giảm giá từ các công ty công
nghiệp thực phẩm. (iii) tình trạng đường nhập lậu và đường thẩm lậu từ tạm nhập tái xuất.

Sự sụt giảm giá đường hầu như chỉ diễn ra đối với phương thức bán sỉ tại kho, còn giá bán lẻ vẫn luôn
duy trì ở mức cao. Theo báo cáo của Agromonitor, giá bán lẻ bình quân hàng tuần trong 9 tháng đầu năm nay
dao động quanh mức 22-26 ngàn đồng/kg, không hề thấp hơn so với giá bán trong năm 2011.



NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

1
Nghị định 60/2012/NĐ-CP được coi là sự hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành mía
đường. Trong tháng 7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện Nghị
quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về triển khai một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức
và cá nhân, theo đó các công ty mía đường có số lao động thường xuyên trong năm hơn 300 người sẽ được
giảm 30% thuế TNDN.
Trong tháng 8/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 6576/VPVP-KTTH theo đó đồng ý với đề nghị
của Bộ Tài chính và Bộ Công thương về việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nông sản,
trong đó có mía đường do các tổ chức và cá nhân đầu tư, trồng tại Campuchia . Các công ty đang đầu tư
trồng mía tại Campuchia như BHS và SBT sẽ được hưởng ưu đãi này kể từ vụ 2012/2013.
Hiện ngành mía đường đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch vụ 2012/2013 bắt đầu giữa tháng 10/2012 và
kết thúc tháng 4/2013. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn, tăng
15,1% và sản lượng đường dự kiến đạt 1,59 triệu, tấn, tăng 23% so với vụ trước, trong đó đường luyện RE dự
kiến là 450.000 tấn, chiếm 28,3% tổng sản lượng đường sản xuất.

Theo kế hoạch, diện tích vùng nguyên liệu sẽ tiếp tục được mở rộng lên gần 270 ngàn ha. Việc gia tăng diện
tích vùng trồng, sản lượng mía cũng như sản lượng đường đang làm gia tăng nỗi lo cung vượt cầu bởi trên thị
trường vẫn còn hàng trăm ngàn tấn đường tồn kho và đường nhập lậu. Dự báo trong các tháng cuối năm nay,
giá đường RS khó có khả năng phục hồi.
Đối với đường RE, giá bán được dự báo tăng nhẹ do các công ty trong ngành thực phẩm, đặc biệt là đồ
uống bước vào vụ Tết. Hiện nay chỉ có 9/38 nhà máy đường của các công ty SBT, BHS, LSS, NIVL, La Ngà,
Việt Đài, Tate & Lyle sản xuất đường RE với sản lượng chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đường sản xuất,
trong khi nhu cầu lại cao nên đường RE vẫn được tiêu thụ ổn định, ít tồn kho và không phải cạnh tranh với
đường nhập lậu RS.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của các công ty đường kém khả quan hơn nhiều so với kỳ
vọng từ đầu năm. Tổng doanh thu của 6 công ty đường chỉ tăng nhẹ 6%, trong khi tổng lợi nhuận gộp, lợi
nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 38,4%, 46,6% và 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy
có sự khác biệt về tăng trưởng doanh thu giữa các công ty đường, nhưng cả 6 công ty đường niêm yết đều
suy giảm lợi nhuận. Hai yếu tố khiến lợi nhuận giảm là (i) giá vốn hàng bán tăng, (ii) chi phí lãi vay tăng.
Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm, thậm chí ngay cả giá
trị tuyệt đối của lợi nhuận gộp không tăng mà lại giảm khá mạnh. Giá vốn hàng bán trong 9 tháng đầu
năm 2012 của 6 công ty đường niêm yết tăng mạnh 20,6% so với cùng kì năm 2011 cộng với giá bán bình
quân giảm từ 5-10% đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của 6 công ty đường niêm yết giảm chỉ còn 14,4% từ mức
24,8% trong 9 tháng đầu năm 2011. Đối với nhà đầu tư giá trị, điều này rõ ràng làm giảm mức độ hấp dẫn của
ngành mía đường so với một số nhóm ngành khác như sữa, cao su, cà phê…

ROE 9 tháng đầu năm nay của 6 công ty đường đạt 12,8%, giảm gần 50% so với mức 23,6% của cùng
kỳ năm trước. Đáng chú ý là ROE của các công ty lớn lại thấp hơn ROE của các công ty nhỏ. Mặc dù tỷ
suất lợi nhuận sau thuế là yếu tố chính khiến ROE sụt giảm, tuy nhiên đòn bẩy tài chính lại là yếu tố làm chậm
đà sụt giảm của ROE.
Tồn kho gia tăng là tình trạng đang diễn ra đối với các công ty sản xuất đường RS là KTS, NHS và SEC, cũng
như chứng minh cho những khó khăn mà ngành mía đường đang đối mặt. Điều bất thường là sự gia tăng hàng
tồn kho diễn ra ngay trước khi ngành đường bước vào niên vụ mới, điều này gây thêm áp lực về tiêu thụ cho
các công ty đường.



NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

2
Một số công ty đường đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm
2012. Dự báo NHS, BHS và SBT có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu, tuy nhiên BHS và SBT có thể chỉ đạt
khoảng 94% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay, NHS dự báo vượt 14,2% kế hoạch lợi nhuận năm nay. Hai công
ty KTS và SEC sẽ không hoàn thành cả kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm nay.
KHUYẾN NGHỊ
Tuy trong 9 tháng đầu năm 2012 có nhiều khó khăn đối với ngành mía đường nói chung và đối với 6 công ty
đường niêm yết nói riêng, nhưng nhìn chung ngành mía đường vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Tôi khuyến
nghị xem xét đầu tư vào các mã SBT, BHS, NHS, căn cứ vào các tiêu chí về khả năng hoàn thành kế hoạch
năm, chỉ số EPS dự phóng 2012 và P/E.
Đối với NHS, cho dù gặp nhiều khó khăn nhưng NHS sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay. Tôi cũng dự
báo BHS sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm. Riêng đối với SBT, cho dù đánh giá công ty này không đạt kế
hoạch lợi nhuận năm, cũng như giá cổ phiếu đang chịu tác động bởi những thông tin tiêu c ực, tuy nhiên với uy
tín và những lợi thế mà công ty đạt được ở khu vực miền Nam, tôi dự báo SBT sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó
khăn.















Hiện nay có 7 công ty đường niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm: Đường Biên Hòa (BHS), Đường Kon Tum
(KTS), Đường Lam Sơn (LSS), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Mía đường - Nhiệt
điện Gia Lai (SEC) và Đường Sơn La (SLS). Tuy nhiên báo cáo này tôi chỉ tập trung phân tích, đánh giá và
khuyến nghị đối với 6 công ty đường niêm yết trừ SLS, do SLS không công bố đủ số liệu 9T/2011 làm căn cứ
so sánh và phân tích.



NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

3
I. TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM NIÊN VỤ 2011/2012

1. Vùng nguyên liệu

Mở rộng vùng trồng mía là mục tiêu rất quan trọng, bởi vùng trồng mía có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nhà
máy đường. Quy mô vùng trồng mía càng phù hợp với công suất thiết kế của nhà máy, thì nhà máy càng hoạt
động hiệu quả.

Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, diện tích vùng trồng mía của nước ta tăng khá mạnh. Đến
cuối vụ 2011/2012 diện tích vùng trồng cả nước đạt khoảng 283,2 nghìn héc ta, tăng 4,3% so với niên vụ trước
đó. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 62,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với
vụ trước gần 2 tấn/ha. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường.
So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng 155.780 tấn. Đây là vụ
mía thắng lợi nhất về năng suất, sản lượng mía từ trong vòng 5 năm gần đây.
Theo số liệu tổng hợp trên 25 tỉnh thành có nhà máy đường,
tổng diện tích trồng mía đạt 271 nghìn héc ta (95,7% diện tích
cả nước), trong đó diện tích mà các nhà máy đầu tư hoặc ký
hợp đồng bao tiêu với người nông dân đạt 234,2 nghìn héc ta
(82,7% diện tích cả nước), tăng 7,1% so với niên vụ trước.
Sản lượng mía thu hoạch đạt 16,9 triệu tấn, tăng 12,34% và
sản lượng đường sản xuất đạt 1.295.878 tấn, tăng 12,26% so
với niên vụ trước. Sau năm 2011 được coi là rất thành công
trong sản xuất và kinh doanh, nhiều công ty đường đã đầu tư
vùng trồng mía, nâng cao công suất nhà máy nên các chỉ tiêu
của niên vụ năm nay đều tăng nhanh hơn hẳn năm trước.

Tuy nhiên, niên vụ 2011/2012 vẫn tồn tại một số khó khăn:
- Tình trạng nhà máy không đủ nguyên liệu dẫn đến mua xô,
mua theo hai giá trong vùng và ngoài vùng vẫn tồn tại. Vùng của
nhà máy thì mua với giá thấp, ngoài vùng nhà máy thì mua giá
cao để có nguyên liệu, gây hệ quả xấu cho việc đầu tư xây dựng
vùng nguyên liệu làm cho nông dân không yên tâm đầu tư phát
triển vùng nguyên liệu, từ đó không nâng cao được chất lượng
cây mía.
- Tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy dẫn đến
tình trạng chặt ép mía non, mía lẫn tạp chất cao, hoặc một số
nơi khác nhà máy ngừng thu mua mía khiến mía nằm phơi nắng
tại ruộng cả tháng mới được đưa vào ép nên chữ đường

giảm, tỷ lệ tiêu hao mía đường cao.
- Thời tiết một số nơi không thuận lợi dẫn đến cháy mía, khiến
người nông dân và nhà máy chịu thiệt hại khá lớn. Theo thông tin từ các nhà máy đường Biên Hòa và
Buorbon, năm nay tỷ lệ mía cháy tại ruộng một số nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Long An lên đến hơn 20%.


Diện tích vùng trồng mía tại 25 tỉnh thành
293,6
270,7
265,6
266,3
248,8
271,0
220
230
240
250
260
270
280
290
300
2007 2008 2009 2010 2011 2012
nghìn ha
-10,00%
-8,00%
-6,00%
-4,00%
-2,00%
,00%

2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
Tổng diện tích tăng/giảm
Tổng sản lượng mía tại 25 tỉnh thành
17.396,7
16.145,5
15.608,3
15.946,8
15.045,1
16.901,3
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
16.000
18.000
20.000
2007 2008 2009 2010 2011 2012
nghìn tấn
-20,00%
-15,00%
-10,00%
-5,00%

,00%
5,00%
10,00%
15,00%
Sản lượng cả nước tăng/giảm


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

4
2. Tình hình phát triển của các vùng miền trồng mía
Mía là cây công nghiệp phù hợp với thời tiết và điều kiện đất đai trải rộng trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam bộ.
Dưới đây là kết quả niên vụ 2011/2012 chi tiết trên 6 khu vực
STT
Vùng sản xuất
Diện tích
(ha)
tỷ trọng
Năng suất
(tấn/ha)
Chữ
đường
Sản lượng mía
(tấn)
tỷ trọng


CẢ NƯỚC
270.961

62,4
9,6
16.901.259

1
Miền Bắc
26.294
9,7%
61,0
10,5
1.528.306
9,0%

Miền núi phía Bắc
26.294
9,7%
61,0
10,5
1.528.306
9,0%
2
Miền Trung
151.618
56,0%
53,7
10,5

8.193.936
48,5%

Bắc Trung bộ
54.383
20,1%
61,3
10,8
2.962.506
17,5%

Duyên hải miền Trung
51.961
19,2%
52,0
10,0
2,601,503
15,4%

Tây Nguyên
45.274
16,7%
55,8
10,9
2.630.404
15,6%
3
Miền Nam
93.049
34,3%

79,1
9,3
7.178.990
42,5%

Đông Nam Bộ
34.395
12,7%
66,5
9,3
2.329.435
13,8%

Đồng bằng sông Cửu Long
58.654
21,6%
87,4
9,4
4.849.555
28,7%
Nguồn: Bộ NN & PTNT niên vụ 2011/2012
Ghi chú: chữ đường (commercial cane sugar) là khái niệm chỉ lượng đường thương phẩm có thể được chiết xuất từ cây mía.

Cơ cấu diện tích vùng trồng míá và sản
lượng đường theo khu vực niên vụ 2011/2012









19,2%
16,7%
21,6%
12,7%
20,1%
9,7%
Miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
15,4%
15,6%
28,7%
13,8%
17,5%
9,0%
Miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG



09/05/2011

09/05/2011

5
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng mía lớn
nhất của cả nước, với diện tích chiếm tỷ trọng đến 21,6%
diện tích, sản lượng mía thu hoạch chiếm tỷ trọng 28,7% so
với cả nước. Đặc biệt, năng suất bình quân nơi đây đạt 87,4
tấn/ha, cao hơn đến 40,1% so với năng suất bình quân cả
nước.
Năng suất chính là điểm nổi bật nhất của khu vực này trong
những năm gần đây. Một số nhà máy còn báo cáo đạt năng
suất tới hơn 90 tấn/ha, ví dụ như tại nhà máy Sóc Trăng, Trà Vinh đạt năng suất 95 tấn/ha). Khu vực này có
hai mùa trồng mía, mùa vụ chính diễn ra trong giai đoạn trước mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6), cây mía sau
khi trồng khoảng 10-12 tháng là có thể thu hoạch. Ở một số nơi đất thấp còn một vụ phụ là trồng những giống
mía có thời gian thu hoạch khoảng 8 tháng, thời gian trồng ngay sau mùa lũ (lũ về khoảng tháng 9, 10), trước
lũ năm sau thì thu hoạch mía.

Khu vực Bắc Trung Bộ là vùng trồng mía lớn thứ hai cả
nước, chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An
với diện tích đạt gần 54,4 ha (tỷ trọng 20,1%), sản lượng mía
đạt 2,96 triệu tấn (tỷ trọng 17,5%). Điểm nổi bật của khu vực
này là chữ đường luôn đạt khá cao, bình quân khoảng 10,8
ccs, tuy nhiên điểm yếu nhất là năng suất. Niên vụ
2011/2012, cho dù được đầu tư thâm canh tốt nên khu vực
này đã tăng được năng suất bình quân lên 54,6 tấn/ha, tuy
nhiên so với các vùng khác thì vẫn còn rất thấp.


Khu vực Đông Nam Bộ có diện tích 34,4 nghìn héc ta (tỷ
trọng 12,7%), tập trung chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh (gần 23,9
nghìn héc ta), còn lại là tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, trong niên
vụ năm nay, diện tích lại giảm 1,9% do tình trạng mía cháy
tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, khiến diện tích nơi
đây giảm khoảng 6,1%. Tuy nhiên, năng suất mía ở khu vực
này vẫn đạt bình quân 66,5 tấn/ha, do người dân nơi đây
được các công ty đường hỗ trợ về kỹ thuật, giống mía, công
cụ và vốn nên vùng trồng của họ có năng suất mía cao hơn
so với các vùng khác. Khu vực này hiện đang có thêm một lợi thế là mở rộng vùng trồng mía sang Campuchia
(dự án của cả 2 công ty đường Biên Hòa và Đường Buorbon Tây Ninh).

Khu vực Tây Nguyên là nơi có tốc độ tăng trưởng lớn nhất
cả nước về sản lượng mía năm nay. Tuy cây mía gặp phải
sự canh tranh lớn từ cây cà phê và sắn lát nhưng diện tích
trồng mía nơi đây vẫn đạt hơn 45 nghìn héc ta, tăng 19,1%
so với niên vụ trước, sản lượng mía đạt hơn 2 triệu tấn, tăng
đến 28,9% so với niên vụ trước.

Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
7

Số nhà máy đường
9

Diện tích (ha)
58.654

6,5%
Năng suất (tấn/ha)
87,4
8,8%
Chữ đường BQ
9,4

Sản lượng mía (tr.tấn)
4.849.555
9,6%
Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
2

Số nhà máy đường
6

Diện tích (ha)
54.383
9,9%
Năng suất (tấn/ha)
54,5

Chữ đường BQ
9,7

Sản lượng mía (tr.tấn)
2.962.506
16.1%

Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
2

Số nhà máy đường
5

Diện tích (ha)
34.395
-1,9%
Năng suất (tấn/ha)
66,5
5,1%
Chữ đường BQ
9,1

Sản lượng mía (tr.tấn)
2.329.435
1.0%
Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
4

Số nhà máy đường
5

Diện tích (ha)
45.274

19,1%
Năng suất (tấn/ha)
58,1

Chữ đường BQ
9,9

Sản lượng mía (tr.tấn)
2.630.404
28,9%


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

6
Khu vực duyên hải miền Trung: các vùng trồng mía ở khu
vực này dọc ven biển trên phạm vi 6 tỉnh từ Quảng Ngãi đến
Phan Rang, ngoại trừ công ty đường Quảng Ngãi có một
nhà máy đường hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai (khu vực
Tây Nguyên). Niên vụ 2011/2012, khu vực này không có
biến động lớn so với niên vụ trước, diện tích vùng trồng chỉ
tăng 1,5% nhưng sản lượng mía lại giảm khoảng 0,5%.




Khu vực miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng mía
tăng mạnh nhất, nhưng chủ yếu do một nhà máy của công ty
Đường Tuyên Quang hoạt động trở lại sau khi đã ngừng
hoạt động trong niên vụ trước (để sáp nhập vào công ty
Đường Sơn Dương). Niên vụ 2011/2012, diện tích khu vực
này tăng 31,8%, sản lượng mía tăng 28,3%.



3. Các nhà máy đường

Theo quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong QĐ 124/2012/QĐ-TTg, nhà nước chủ
trương không xây dựng thêm nhà máy đường. Hiện nay cả nước có 37 nhà máy đường đang hoạt động, phân
bố rộng ở cả 3 miền đất nước, khoảng cách giữa các nhà máy khá lớn, trừ khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Các nhà máy đường có thể hoạt động tối đa 6 tháng tùy từng vùng miền, bình quân chỉ khoảng 4 đến 5
tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, sau đó nhà máy nghỉ bảo dưỡng (trừ một số nơi đất thấp ở
đồng bằng sông Cửu Long có thể thu hoạch thêm một vụ mía trong tháng 7 và tháng 8, hoặc 1 số nơi nhà máy
hoạt động muộn để tận dụng mía cuối vụ).

Sản lượng đường của các nhà máy theo khu vực


Số lượng
nhà máy
Diện tích
(ha)
Diện tích
BQ/nhà
máy
Tổng công suất

(tấn mía /ngày)
Sản lượng
đường (tấn)
Tỷ lệ mía/
đường bq
CẢ NƯỚC
37
234.243
6.331
129.900
1.295.878
0,1
Miền núi phía Bắc
4
15.499
3.875
7.000
91.150
9,9
Bắc Trung Bộ
6
51.941
8.657
31.100
260.010
10,7
Duyên hải miền Trung
8
60.767
7.596

28.800
298.790
11,1
Tây Nguyên
5
36.223
7.245
19.400
181.430
10,8
Đông Nam Bộ
5
29.668
5.934
18.000
168.220
11,8
Đồng bằng sông Cửu Long
9
40.145
4.461
25.600
296.278
12,0
Nguồn: Bộ NN & PTNT niên vụ 2011/2012
Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
6


Số nhà máy đường
8

Diện tích (ha)
51.961
1,5%
Năng suất (tấn/ha)
50,1

Chữ đường BQ
9,6

Sản lượng mía (tr.tấn)
2.601.053
-0,5%
Niên vụ 2011/2012
+/-%
Số tỉnh có nhà máy
4

Số nhà máy đường
4

Diện tích (ha)
26.294
31,8%
Năng suất (tấn/ha)
58,2

Chữ đường BQ

10,4

Sản lượng mía (tr.tấn)
1.528.306
28,3%


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

7

Việc cung cấp đủ nguyên liệu mía cho nhà máy và
việc phát triển vùng trồng mía phù hợp với công suất
thiết kế nhà máy rất quan trọng. Theo nhiều chuyên
gia trong ngành, quy mô nhà máy càng lớn thì hoạt
động càng hiệu quả, tuy nhiên, các nhà máy đường
không thể tự ý nâng quy mô và công suất nếu vùng
trồng tại đó không có tiềm năng mở rộng tương ứng
Điểm đáng chú ý nhất trong niên vụ năm nay là rất
nhiều nhà máy đã nâng công suất ép mía. Theo số
liệu tổng kết niên vụ 2011/2012, có 21/37 nhà máy
đã nâng công suất, trong đó có nhiều nhà máy đã
nâng lên mức rất cao so với năm trước trước, ví dụ
như nhà mấy đường Lam Sơn nâng công suất thêm
50%, nhà máy đường Biên Hòa – Trị An nâng thêm

48%, nhà máy đường Sơn La nâng thêm gần 47%,
nhà máy đường AN Khê – Gia Lai (trực thuộc công
ty đường Quảng Ngãi) nâng thêm gần 43%.
Theo báo cáo tổng kết ngành mía đường niên vụ
2011/2012, tổng công suất thiết kế của các nhà máy
đạt 129.900 tấn mía ép/ngày, tương đương sản
lượng mía ép khoảng 19 – 20 triệu tấn/năm. Thực tế
cả niên vụ, tổng sản lượng mía mà các nhà máy đã
ép đạt 14,5 triệu tấn, như vậy bình quân một nhà
máy đường hoạt động với công suất thực bằng 72,5
- 74,4% công suất thiết kế. Nói cách khác, vùng
trồng mía mới chỉ cung cấp bình khoảng 3/4 lượng
nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên
cả nước.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung 9 nhà máy, tổng công suất thiết kế 25.600 tấn mía ép/ngày,
nhưng diện tích vùng trồng mía bình quân một nhà máy chỉ hơn 4 nghìn héc ta, thấp hơn rất nhiều so với các
vùng khác (trừ miền núi phía Bắc). Sức ép cạnh tranh cũng rất cao dẫn đến tình trạng các nhà máy thường vào
vụ sớm, ép mía non dẫn đến chữ đường thấp, hiệu suất thu hồi đường trên mía rất thấp, tỷ lệ tiêu hao cao, ví
dụ như nhà máy Đường Long Mỹ Phát tỷ lệ tiêu hao lên đến 14 mía/đường, nhà máy Đường NIVL 13,5
mía/đường, còn bình quân cả vùng là 12 mía/đường.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích vùng trồng mía lớn nhất, năng suất cao nhất nước nhưng năm
nay sản lượng đường nơi đây chỉ chiếm tỷ trọng 22,9% sau khu vực duyên hải miền Trung, và không thực sự
vượt trội so với khu vực Bắc Trung Bộ.








NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

8
Vùng Đông Nam Bộ có 5 nhà máy thuộc 3 công ty
đường, trong đó hai công ty thuộc loại có quy mô lớn
và thương hiệu nổi tiếng là Đường Biên Hòa (BHS)
và Đường Buorbon Tây Ninh (SBT). Thuận lợi lớn
nhất của các công ty này là nhà máy được đặt ngay
sát tam giác kinh tế trọng điểm Tp.HCM – Đồng Nai -
Bình Dương. Hiện rất nhiều công ty công nghiệp
thực phẩm lớn như Coca, Pepsi, Red Bull, URC Việt
Nam, Vinacafe, Vinamilk đều là đối tác truyền thống
của BHS và SBT. Tuy nhiên, các nhà máy đang gặp
phải là điều kiện đất đai và thời tiết. Cụ thể, tình
trạng cháy mía đã diễn ra trên diện rộng, lượng mía
cháy chuyển về các nhà máy của hai doanh nghiệp
trên chiếm tới 20% và 30% tổng lượng mía, khiến tỷ
lệ tiêu hao mía đường cao hơn và sản lượng đường
giảm so với năm trước .
Các nhà máy ở những khu vực khác, nói chung tuy vẫn gặp những khó khăn mang tính đặc trưng vùng miền,
ví dụ như sự cạnh tranh của cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng, cây sắn ở khu vực Tây nguyên, hay mưa bão
hàng năm ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nhưng trong niên vụ 2011/2012 vẫn đạt những kết quả rất tích cực.

4. Thị trường tiêu thụ đường

Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, sau 3 vụ sản xuất mía đường sụt giảm liên tiếp, vụ sản xuất 2011/2012 đã
sản xuất đường đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước năm nay, thậm chí nếu cộng với khoảng 230 nghìn
tấn tồn kho tại thời điểm cuối tháng 31/7, lượng đường nhập khẩu theo thỏa thuận WTO là 70.000 tấn và
đường nhập lậu không ngăn chặn được thì lượng đường hiện dư thừa rất lớn.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tốc độ tiêu thụ đường chậm lại chủ yếu do sức tiêu dùng chững lại, cũng
như tình hình tồn kho gia tăng tại cả những công ty công nghiệp lớn sử dụng đường làm nguyên liệu. Ngoài ra
còn phải kể đến sức ép quá lớn từ đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam và đường tạm nhập tái xuất sang
Trung Quốc (nhưng thực chất không tái xuất). So với năm trước, giá bán đường tại nhà máy hiện đã giảm
xuống dưới 16.000 đ/kg (giảm khoảng 3.000 đồng/kg so với mức đỉnh cuối năm 2011), nhưng việc tiêu thụ
đường vẫn đang rất khó khăn. Ngoài ra, tình trạng đường nhập lậu giá rẻ từ Thái Lan qua biên giới Tây Nam
diễn ra thường xuyên liên tục đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu thụ đường của các nhà máy trong khu
vực này.
Khả năng nhập khẩu đường vào nước ta, theo lộ trình hội nhập và cam kết WTO/AFTA, Việt Nam phải mở cửa
cho thị trường đường nhưng được phép duy trì hạn ngạch và thuế quan. Nếu đường nhập khẩu vào Việt Nam
không theo hạn ngạch, sẽ phải chịu thuế 80 – 85%, điều này có tác dụng bảo hộ đường trong nước, tuy nhiên
hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang đề nghị được cấp hạn ngạch nhập đường. Lý do chính là, giá đường
nhập khẩu từ Thái Lan trong hạn ngạch thấp hơn giá bán sỉ đường nội địa khoảng 10% - 15%. Nếu doanh
nghiệp thực phẩm nhận được quota thì doanh nghiệp đó sẽ được lợi về giá hơn giá mua trong nước. Nếu các
công ty đường có quota, công ty đó sẽ nhập về và bán với giá bằng giá trong nước, phần chênh lệch 10-15%
là khoản lợi nhuận từ kinh doanh đường. Do vậy, tình trạng doanh nghiệp gửi đơn lên Bộ Công thương xin
nhập khẩu đường mà nguyên nhân chủ yếu chính là chênh lệch giá cả.
Ngoài ra, cũng vì lý do chênh lệch giá nên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn diễn ra tình trạng nhập
lậu và giá bán ở khu vực này luôn thấp hơn so với giá ở Hà Nội và Tp.HCM. Điều này cũng khiến cho lợi
nhuận của các nhà máy đường trong khu vực này thấp hơn so với các nhà máy ở các vùng khác.
0 50 100 150 200 250 300 350
Miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ

Đồng bằng sông Cửu Long
09/10 10/11 11/12
Sản lượng đường từng khu vực qua 3
niên vụ


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

9

Năm 2011, Việt Nam nhập khoảng 250 nghìn tấn đường
trong hạn ngạch (giảm 44,4%), tổng kim ngạch nhập khẩu
đạt 252,7 triệu USD (tăng 19,9% so với năm 2010).
Đường nhập chủ yếu từ Thái Lan chiếm tỷ trọng 47,7%
kim ngạch nhập khẩu, sau đó là Mỹ chiếm tỷ trọng 12,9%.
Kim ngạch nhập khẩu tăng trong khi số lượng giảm do giá
đường thế giới tăng (giá đường tinh luyện Thái Lan tăng
bình quân 21,3%, giá đường thô NewYork tăng 22,7%).












Khả năng xuất khẩu đường: Sự chênh lệch giá trong
nước và quốc tế là yếu tố cản trở khả năng xuất khẩu
đường, tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu sang một số
nước, chủ yếu đường tinh luyện vào thị trường Trung Quốc
theo cả hai đường chính ngạch và tiểu ngạch. Năm 2011
kim ngạch xuất khẩu vào nước này là 191,6 triệu USD,
chiếm 97,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ đầu năm 2012,
ở miền Bắc đã diễn ra tình trạng xuất lậu đường tiểu ngạch
qua Trung Quốc.
Theo báo cáo của Armajaro, dự báo nhập khẩu của Trung
Quốc trong niên vụ 2012/2013 sẽ đạt khoảng 1,94 triệu tấn, giảm khoảng 1,03 triệu tấn so với niên vụ
2011/2012 và sản lượng đường đạt 12,5 triệu tấn, tăng 8,7% so với vụ trước do bội thu trong mùa vụ tới. Do
đó, khả năng nhập khẩu đường của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ giảm đáng kể và nếu Trung Quốc giảm
nhập khẩu đường trong thì sẽ dẫn tới khả năng cung vượt cầu và tồn kho lớn ở nước ta.





Kim ngạch NK theo loại đường
90,32
91,02
210,70
112,56
108,06
252,70

29,36
32,08
0
50
100
150
200
250
300
Đường thô Đường tinh
luyện
Đường
khác
Tổng cộng
(triệu USD)
2010 2011
Cơ cấu loại đường nhập khẩu từ Thái Lan
năm 2011
77,4%
21,3%
1,3%
Đường tinh luyện
Đường thô
Đường khác
Cơ cấu giá trị nhập khẩu đường năm 2011
theo quốc gia
47,3%
3,3%
8,1%
12,8%

28,5%
Thái Lan
Philippines
Malaysia
Mỹ
Các quốc gia khác
Cơ cấu thị trường XK đường 2011
1,7%
0,7%
97,6%
China
Saudi Arabia
Các nước khác


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

10
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
1. Thuận lợi
- Mía là loại cây công nghiệp có thời hạn canh tác đến khi thu hoạch bình quân từ 10 đến 12 tháng (một số
giống sử dụng tại các khu vực đất thấp, hàng năm phải né lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có thể cho thu
hoạch sau 8 tháng), đặc điểm sinh học của cây mía phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết ở trên cả ba
miền của nước ta.
- Đường là sản phẩm thiết yếu trong nền kinh tế nên ngành mía đường luôn được đặt dưới sự bảo hộ của

nhà nước. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp khi xuất khẩu đường phải được phép của Bộ Công
Thương, còn nhập khẩu thì theo hạn ngạch hàng năm (quota). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu trong hạn
ngạch thì được hưởng thuế suất 5% (từ năm 2013 sẽ là 0%), nhưng lượng đường nhập theo hạn ngạch
được kiểm soát chặt chẽ với mục tiêu ưu tiên cân đối nhu cầu trong nước, tránh gây tồn kho lớn. Ngoài ra,
doanh nghiệp vẫn được phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch, nhưng thuế nhập khẩu sẽ được áp đến 80% tính
trên giá trị đường thô và 85% trên giá trị đường tinh luyện. Những mức thuế này khiến giá nhập khẩu đội
lên rất cao so với giá trong nước, do đó có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
- Niên vụ 2011/2012, bình quân giá thu mua mía được giữ ở mức 950 - 1.100 đồng/kg, giảm khoảng 100 -
200 đồng/kg tùy vùng miền. Giá thu mua mía hiện chiếm khoảng 70 - 75% giá thành sản xuất đường và
theo BCTC của các công ty đường đang niêm yết, giá thành sản xuất đường chiếm khoảng 70 - 80% doanh
thu. Như vậy giá thu mua mía chiếm khoảng 50-60% doanh thu. Phạm vi 40 - 50% còn lại là tỷ suất lợi
nhuận rất lớn nếu nhà máy đường tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, cân đong, ép mía, chi cố định
(khấu hao, quản lý) và gia tăng sản lượng bán.
- Nhiều công ty mía đường không phát triển kênh bán lẻ mà chủ yếu tập trung vào kênh bán sỉ cho các công
ty công nghiệp và thương mại. Trong tình hình cung cầu thường xuyên cân bằng hàng năm, việc bán sỉ này
giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí marketing, bán hàng và quản lý doanh nghiệp (các chi phí này chỉ
chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 8% doanh thu), nhờ đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2011 đạt
bình quân trên 20%, ROE bình quân trên 30%. Đây là mức tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu so sánh với các
ngành SXKD khác.
- Đầu năm 2012, một số nhà máy đường đã tăng công suất ép mía như hai nhà máy đường Biên Hòa – Trị
An và Biên Hòa – Tây Ninh của công ty Đường Biên Hòa, nhà máy đường Buorbon Tây Ninh, nhà máy
đường An Khê của công ty Đường Quảng Ngãi, nhà máy đường Cần Thơ Tuy nhiên, những công ty này
vốn có những lợi thế nhất định có vị trí gần vùng tiêu thụ và vùng trồng mía thuận lợi để mở rộng nên việc
gia tăng công suất không gây ra tình trạng tranh mua nguyên liệu như ở nơi khác.
- Tuy giá đường nội địa cao hơn so với giá thế giới, nhưng đường Việt Nam dự báo vẫn có thể được xuất
khẩu sang Trung Quốc chừng nào nhu cầu của nước này còn quá lớn so với cung. Điều này có thể giúp
các nhà máy đường tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt vào tháng 8 hay tháng 9 khi các nhà máy chuẩn bị bước
vào niên vụ mới, điều này giúp giá cả thị trường thường xuyên giữ được ở mức cao hơn so với giá thế giới .
Lấy ví dụ, việc xuất khẩu trong Q3/2011 đã giúp ngành đường tăng giá đường trong nước lên đến hơn 20
ngàn đồng/kg sau khi đã giảm giá trong Q2.

- Theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg, một trong những điểm quan trọng trong chính sách phát triển ngành mía
đường là không xây dựng thêm nhà máy mới trong nước. Điều này ngăn chặn ý định tham gia thị trường
của những doanh nghiệp mới.




NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

11
2. Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam là bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía.
Công tác giống mía, kỹ thuật canh tác, công tác thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên chữ đường
nhìn chung còn thấp (chữ đường bình quân của Thái Lan thường xuyên trên 11 ccs, trong khi chữ đường
Việt Nam chỉ khoảng 8-9 ccs).
- Việc nhập lậu đường không ngăn chặn được đã tác động lớn đến điều hành cung cầu và giá đường lậu
không chịu thuế nên có thường xuyên gây khó khăn cho các công ty đường trong nước.
- Chênh lệch giá đường tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong ngành, nhưng lại làm gia tăng chi phí
cho các ngành khác sử dụng đường làm nguyên liệu. Ngay từ đầu năm 2012, khi nền kinh tế có dấu hiệu
giảm phát, sức tiêu dùng chững lại thì việc duy trì mức chênh lệch giá sỉ trong nước cao hơn khoảng 2
ngàn đồng/kg so với giá nhập khẩu đã gây ra phản ứng từ các công ty lớn như Vinamilk, URC, Pepsi
- Phần lớn các nhà máy đường đều bán sỉ cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác như bánh
kẹo, sữa, nước giải khát , cho các công ty thương mại có chức năng phân phối hay bán cho các nhà máy
đường của công ty khác trong ngành, còn thị trường bán lẻ lại do các công ty phân phối “đảm trách”. Chỉ có
một vài doanh nghiệp đang phát triển mạng lưới bán lẻ đến người tiêu dùng như Đường Biên Hòa, Bourbon

Tây Ninh Như vậy, trong những thời điểm nhất định khi có dấu hiệu tồn kho gia tăng, các nhà máy đường
buộc phải chấp nhận hạ giá bán sỉ chứ không có khả năng tác động đến giá bán lẻ trong nước.
- Tuy giá đường trong nước năm nay vẫn luôn duy trì ở mức cao hơn giá thế giới, nhưng đối với nhiều công
ty trong ngành, tỷ suất lợi nhuận lại đang có dấu hiệu suy giảm. Lý do chính đến từ cả hai phía đầu vào và
đầu ra. Giá thu mua mía không thể giảm nhiều, thậm chí một số nơi tuy giảm nhưng công ty mía lại phải hỗ
trợ những khoản chi phí khác cho người nông dân để người dân không chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng
khác, vì thế giá thành 1 kg đường không giảm mà lại tăng. Ngoài ra, tuy ngành đường trong nước được bảo
hộ, giá đường trong nước cao hơn giá thế giới nhưng do tình trạng nhập lậu nên các công ty đường cũng
buộc phải hạ giá để “cạnh tranh”.
- Không có nhiều công ty đường mạnh dạn hỗ trợ vốn cho người dân như trường hợp của công ty đường
Bourbon Tây Ninh (công ty tiếp tục hỗ trợ 9 triệu đồng/ha, chưa kể hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, máy móc
và giống mía), do đó nhiều công ty đường đang lo người dân chuyển đổi từ trồng mía sang những loại cây
công nghiệp khác như cao su, sắn lát,
- Một số nơi ở Miền Trung – Tây Nguyên, ĐBS Cửu
Long mặc dù đã được quy hoạch nhưng một số
vùng mía của các nhà máy khá gần nhau hoặc bị
trùng lắp, hoặc quy mô vùng trồng lại quá nhỏ so
với công suất nhà máy, việc tổ chức thu mua mía
lại tương đối phức tạp nên khi giá đường lên cao,
việc tranh mua mía thường diễn ra.
- Đường tuy vẫn xuất khẩu được nhưng hơn 90% là
xuất sang Trung Quốc. Đây đang là lợi thế nhưng
cũng trở thành khó khăn nếu Trung Quốc tự cân đối
được cung cầu hoặc gia tăng nhập khẩu từ các
nước khác. Giá thành cao luôn là điểm yếu của
ngành đường nước ta và chưa có dấu hiệu cho
thấy có thể sớm khắc phục.
Theo thông cáo báo chí, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
(HAGL) đã triển khai dự án cụm công nghiệp mía
đường Hoàng Anh Attapeu tại Lào, bao gồm vùng

trồng 12 nghìn héc ta (trong đó HAGL tự đầu tư 8 nghìn
héc ta), một nhà máy đường với công suất 7.000 tấn mía
ép/ngày và một số các nhà máy sử dụng các phụ phẩm
từ mía đường như nhà máy cồn ethanol, nhà máy điện
và nhà máy phân bón. Dự kiến HAGL sẽ có tấn đường
đầu tiên từ niên vụ 2012/2013. Hiện đang có nhiều thông
tin về khả năng HAGL sẽ xin nhập đường về Việt Nam
để tiêu thụ trong nước, với mức thuế quan có khả năng
chỉ ở mức 2,5%.


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

12
- Một số doanh nghiệp đang triển khai các dự án cụm nhà máy đường ở Lào và Campuchia như Hoàng Anh
Gia Lai, Buorbon Tây Ninh , dự kiến sẽ có thêm lượng cung đường về Việt Nam ngay từ cuối năm 2012,
điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
III. TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

1. Tình hình ngành đường 9 tháng đầu năm 2012

Theo báo cáo tổng kết niên vụ 2011/2012 của Bộ NN&PTNT, các nhà máy đường đã ép 14,5 triệu tấn mía, sản
xuất 1,3 triệu tấn đường, tăng 12,3% so với vụ trước và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước cho
đến khi vào vụ 2012/2013. Kết quả khả quan này đạt được nhờ hai yếu tố: vùng nguyên liệu tăng gần 12 nghìn
ha và năng suất mía bình quân cả nước đạt 61,7 tấn/ha, tăng 1,2 tấn/ha so với vụ trước. Tuy nhiên trong 9

tháng đầu năm nay, ngành mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn là tình trạng giá bán giảm và tồn kho
tăng.

Giá bán đường trong nước đã không còn giữ được mức cao như cuối năm 2011 mà bắt đầu theo chiều hướng
giảm, tuy nhiên có sự phân hóa rõ nét giá đường RS và RE. Đến cuối tháng 9, giá đường RS tại kho các nhà
máy đường đã giảm từ 10-20%, trong khi đường RE giảm khoảng 2-5% so với thời điểm đầu năm. Giá đường
trong nước giảm do nguyên nhân: (i) giá đường thế giới giảm, (ii) sức ép giảm giá từ các công ty công nghiệp
thực phẩm, (iii) tình trạng đường nhập lậu và đường thẩm lậu từ tạm nhập tái xuất.

- Tính đến cuối tháng 9 năm nay, giá đường thô trên sàn New York chỉ còn 20,42 cents/pound, tương đương
45 cents/kg, giảm 15,5% so với đầu năm và giảm 18,4% so với mức đỉnh 25 cents/pound tại thời điểm cuối
tháng 2. Biến động của giá đường thế giới đã tác động lên giá bán sỉ đường trong nước. Trong tháng 9,
đường RS được chào bán ở mức giá 14.500 – 15.500 đồng/kg, đường RE được bán ở mức 17.000 –
18.000 đồng/kg.

- Sức ép từ các công ty công nghiệp thực phẩm là yếu tố góp phần làm giảm giá đường. Ngành đường là
ngành được nhà nước bảo hộ nên từ giữa năm 2011 đến Q1/2012, giá đường trong nước thường xuyên
cao hơn giá đường thế giới, thậm chí tại một số thời điểm trong Q1, mức chênh lệch giá lên đến hơn 4.000
đồng/kg. Mức chênh lệch giữa giá đường trong nước và thế giới diễn ra trong tình hình kinh tế khó khăn đã
khiến nhiều công ty công nghiệp lớn gửi kiến nghị phản đối lên Bộ Công Thương và xin được cấp quota
nhập khẩu đường để giảm chi phí, điều này đã gây áp lực buộc các công ty đường trong nước phải giảm
giá bán.

- Tình trạng đường nhập lậu và thẩm lậu từ hoạt động tạm nhập tái xuất cũng là yếu tố làm giảm giá đường
trong nước, thậm chí gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung và tồn kho. Đường nhập lậu hầu hết là đường
RS có xuất xứ từ Thái Lan, với giá bán ở mức 14.000 – 14.500 đồng/kg, thấp hơn ít nhất 5% so với giá
đường RS trong nước. Nhiều công ty đường vì thế đã phải giảm giá bán xuống dưới mức 15 ngàn
đồng/kg, trong đó có cả hai công ty niêm yết là KTS và SEC.
Một điểm đáng lưu ý là sự sụt giảm giá đường hầu như chỉ diễn ra đối với phương thức bán sỉ tại kho, còn giá
bán lẻ vẫn luôn được duy trì ở mức cao. Theo báo cáo của Agromonitor, giá bán lẻ bình quân trong 9 tháng

đầu năm nay dao động quanh mức 22-26 ngàn đồng/kg, không hề thấp hơn so với giá bán trong năm 2011. Tại
Tp.HCM, hơn 90% thị phần bán lẻ thuộc về BHS, trong đó các sản phẩm đường túi của công ty này được bán
từ 24-26 ngàn đồng/kg.




NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

13
Một số chính sách, văn bản pháp luật đáng chú ý
Trong tháng 7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết
số 29/2012/QH13 của Quốc hội về triển khai một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá
nhân, theo đó các công ty mía đường có số lao động thường xuyên trong năm hơn 300 người sẽ được giảm
30% thuế TNDN. Nghị định 60/2012/NĐ-CP được coi là sự hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành
mía đường.
Trong tháng 8/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 6576/VPVP-KTTH theo đó đồng ý với đề nghị của
Bộ Tài chính và Bộ Công thương về việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nông sản, trong đó có
mía đường do các tổ chức và cá nhân đầu tư, trồng tại Campuchia. Các công ty đang đầu tư trồng mía tại
Campuchia như BHS và SBT sẽ được hưởng ưu đãi này kể từ vụ 2012/2013.
2. Dự báo ngành mía đường Q4/2012
Hiện ngành mía đường đã bước vào vụ thu hoạch vụ 2012/2013 bắt đầu từ giữa tháng 10/2012 và kết thúc
tháng 4/2013. Vụ 2012/2013 dự kiến diện tích vùng nguyên liệu sẽ tiếp tục được mở rộng lên gần 270 ngàn ha,
tăng 14,7% so với vụ trước, bao gồm cả diện tích tại Campuchia của một số công ty đường như BHS, SBT
nhưng không tính đến diện tích 6.000 ha tại Lào của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư. Theo kế hoạch sản

xuất của các nhà máy, sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn, tăng 15,1% và sản lượng đường dự kiến đạt 1,59
triệu, tấn, tăng 23% so với vụ trước, trong đó đường luyện RE dự kiến là 450.000 tấn, chiếm 28,3% tổng sản
lượng đường sản xuất.
Kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu, tăng sản lượng mía cũng như sản lượng đường đang làm gia tăng nỗi lo
cung vượt cầu bởi trên thị trường vẫn còn hàng trăm ngàn tấn đường tồn kho và đường nhập lậu. Tuy Chính
phủ đã cho phép xuất khẩu đường tiểu ngạch sang Trung Quốc để giảm lượng đường tồn kho nhưng việc xuất
khẩu dự báo gặp khó khăn do giá đường trong nước vẫn cao giá hơn giá đường Thái Lan, nước lớn nhất
ASEAN xuất khẩu đường vào Trung Quốc. Dự báo trong các tháng cuối năm nay, giá đường RS khó có khả
năng phục hồi.
Đối với đường RE, giá bán được dự báo tăng nhẹ do các công ty trong ngành thực phẩm, đặc biệt là đồ uống
bước vào vụ Tết. Hiện nay chỉ có 9/38 nhà máy đường của các công ty SBT, BHS, LSS, NIVL, La Ngà, Việt
Đài, Tate & Lyle sản xuất đường RE đáp ứng nhu cầu của ngành đồ uống, nhất là đối với các công ty lớn như
Pepsi, Coca Cola, Vinamilk, URC, Vinacafe… Sản lượng đường RE chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đường
sản xuất trong khi nhu cầu lại cao nên đường RE vẫn được tiêu thụ ổn định, ít tồn kho và không phải cạnh
tranh với đường nhập lậu RS.










NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011


09/05/2011

14
IV. KẾT QUẢ KINH DOANH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 CỦA 6 CÔNG TY ĐƯỜNG NIÊM YẾT
Kết quả kinh doanh 9T/2012 của 6 công ty đường niêm yết
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
9T/12
9T/11
+/-%
Doanh thu thuần
6.372,4
6.012,4
6,0%
Giá vốn hàng bán
5.455,4
4.523,2
20,6%
Lợi nhuận gộp
917,0
1.489,2
-38,4%
Tỷ suất lợi nhuận gộp
14,4%
24,8%

Doanh thu tài chính
293,2
144,3
103,3%

Chi phí tài chính
322,9
251,0
28,7%
Chi phí hoạt động
245,9
236,0
4,2%
Lợi nhuận trước thuế
631,1
1.182,3
-46,6%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
9,9%
19,7%

Lợi nhuận sau thuế
551,7
997,6
-44,7%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
8,7%
16,6%



1. Tăng trưởng

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của các công ty đường được đánh giá là thấp hơn nhiều so với kỳ
vọng từ đầu năm. Tổng doanh thu của 6 công ty đường niêm yết chỉ tăng nhẹ 6%, trong khi tổng lợi nhuận gộp,

lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 38,4%, 46,6% và 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Điều quan trọng là tuy có sự khác biệt về tăng trưởng doanh thu giữa các công ty đường, nhưng cả 6 công ty
đường niêm yết đều suy giảm lợi nhuận.

 Tăng trưởng doanh thu
















Tuy có sự phân hóa thành hai nhóm tăng trưởng doanh thu, nhưng c ả 6 công ty đường niêm yết đều công bố
thông tin về việc giảm giá bán. Đặc biệt đối với các công ty sản xuât đường RS như KTS và NHS, giá bán giảm
là nguyên nhân khiến doanh thu giảm 19,9% và 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu thuần
Đơn vị: tỷ đồng, nguồn: BCTC các công ty đường


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG



09/05/2011

09/05/2011

15
BHS và SBT đã công bố doanh thu 9 tháng đầu năm
2012 tăng nhẹ lần lượt là 25,3% và 2,6% so với cùng
kỳ năm trước nhờ vào lợi thế là hai công ty duy nhất
sản xuất đường RE ở khu vực miền Nam. Theo đại
diện của BHS, giá bán giảm khoảng 3% so với cùng
kỳ năm trước không gây khó khăn gì cho công ty,
lượng đường tiêu thụ hàng tháng của BHS vẫn duy trì
ổn định từ 10.000 – 13.000 tấn. Đối với SBT, giá bán
giảm khoảng 2% không phải là nguyên nhân chính
khiến doanh thu tăng nhẹ 2,6%, mà do công ty đã tiêu
thụ gần hết lượng đường tồn kho ngay trong 6 tháng
đầu năm. Lượng đường tiêu thụ trong Q3/2012 chủ
yếu là đường “tạm nhập tái xuất”, điều này khiến
doanh thu Q3/2012 của SBT giảm 29,3% so với
Q3/2011.

Đối với công ty sản xuất đường RS là NHS và sản xuất cả đường RE lẫn đường RS là LSS, giá bán giảm từ 9-
15% so với cùng kỳ năm trước là nguyên nhân khiến doanh thu giảm lần lượt 4,5% và 6%. Điều quan trọng là
sản lượng tiêu thụ trong 9 tháng đầu năm nay của các công ty này vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu
tiêu thụ trong Q1, tuy nhiên khó khăn diễn ra trong khâu tiêu thụ sản phẩm của hai công ty này bắt đầu từ
Q3/2012.

KTS là trường hợp giảm doanh thu đến 19,9% do hai yếu tố (i) giá bán giảm và (ii) sản lượng tiêu thụ giảm.

Đến cuối Q3/2012, giá bán đường của KTS chỉ còn khoảng 14.800 đồng/kg, giảm 10% so với Q3/2011. NHS
và SEC là hai công ty cùng sản phẩm đường RS với KTS với giá bán giảm hơn 15% nhưng đã tăng sản lượng
tiêu thụ để bù đắp cho mức tăng trưởng của doanh thu, trong khi sản lượng tiêu thụ trong Q2 và Q3/2012 của
KTS giảm mạnh lần lượt là 73,8% và 26,3% so với Q2 và Q3/2011. Điều này cho thấy KTS bắt đầu gặp khó
khăn từ Q2/2012.

 Tăng trưởng lợi nhuận


















Tỷ suất lợi nhuận gộp
Đơn vị: tỷ đồng, nguồn: BCTC các công ty đường
Lợi nhuận gộp



NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

16
Điểm chung lớn nhất trong kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của 6 công ty đường là lợi nhuận gộp đều
giảm. Ngay cả BHS, SBT và SEC tuy doanh thu tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận gộp
vẫn giảm tương ứng 12,4%, 34,8% và 19,5%. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận gộp của cả 6 công ty đường
giảm là do chi phí giá vốn tăng cao 20,6% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm, thậm chí ngay cả giá trị tuyệt
đối của lợi nhuận gộp không tăng mà lại giảm khá mạnh. Giá vốn hàng bán trong 9 tháng đầu năm 2012 của 6
công ty đường niêm yết tăng mạnh 20,6% so với cùng kì năm 2011 cộng với giá bán bình quân giảm từ 5-10%
đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của 6 công ty đường niêm yết chỉ còn 14,4% từ mức 24,8% trong 9 tháng đầu
năm 2011. Đối với nhà đầu tư giá trị, điều này rõ ràng làm giảm mức độ hấp dẫn của ngành mía đường so với
một số nhóm ngành khác như sữa, cao su, cà phê…

Theo các chuyên gia trong ngành mia đường, giá thu mua mía chiếm bình quân 70% giá vốn sản xuất đường.
Trong vụ 2011/2012, những công ty lớn như BHS, LSS và SBT đều thu mua mía 10 ccs ở mức giá trên 1.000
đồng/kg, các công ty có quy mô nhỏ hơn như KTS, SEC, NHS thu mua ở mức giá từ 900 đồng/kg trở lên. So
với vụ 2010/2011, giá mía đầu vào tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, điều này góp phần đẩy giá vốn
tăng thêm từ 5-8%.

Ngoài yếu tố giá thu mua mía, một số yếu tố khác liên quan đến quá trình sản xuất như mức tiêu hao mía
đường, chi phí vận chuyển, chi phí chạy máy và khấu hao nhà máy (một số công ty áp dụng định mức khấu
hao tính theo đơn vị sản phẩm như BHS, SBT ) cũng đã góp phần làm tăng giá vốn. Đặc biệt, giá vốn đường
của BHS còn biến động theo giá bán đường thô của nhà máy khác. Trong 9 tháng đầu năm nay, BHS đã tiêu

thụ 108.574 tấn đường, ngoài 52.840 tấn tự sản xuất trong vụ 2011/2012, phần còn lại công ty mua đường thô
từ nhà máy khác để luyện thành đường RE rồi tiêu thụ dưới thương hiệu Đường Biên Hòa, do đó giá vốn
đường bình quân của BHS còn biến động tùy thuộc vào giá mua đường thô từ bên ngoài.

Ngoài lợi nhuận gộp giảm, lợi nhuận trước thuế và sau thuế 9 tháng đầu năm nay của 6 công ty đường niêm
yết cũng giảm mạnh tương ứng 46,6% và 44,7% so với cùng kỳ năm trước do chi phí hoạt động và chi phí tài
chính tăng tương ứng 9,1% và 28,7% trong đó chi phí lãi vay tăng 24,5%.













Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Đơn vị: tỷ đồng, nguồn: BCTC các công ty đường


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011


09/05/2011

17
Chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm nay của 5/6 công ty đường trừ
BHS tăng lên 80,7 tỷ đồng, tăng mạnh 68,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với các công ty KTS, LSS và SEC, chi phí lãi vay tăng lần lượt là
47,8%, 245,95 và 56,1% đã góp phần làm giảm thêm lợi nhuận trước
thuế, tuy nhiên xét cả về mức tăng tuyệt đối và tương đối, đáng chú ý
nhất là LSS.

LSS bắt đầu tăng nợ vay từ Q4/2011 và đến cuối Q3/2012, mức nợ vay
đã tăng lên 1.022,8 tỷ đồng, trong đó 86% là nợ vay ngắn hạn. Ngoài
mục đích thanh toán tiền mua mía và hỗ trợ vốn cho nông dân trồng mía,
công ty còn sử dụng nợ vay tài trợ cho dự án đầu tư nâng cấp nhà máy
đường số 2, vì thế chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm nay đã lên đến 60,2 tỷ
đồng, tăng 245,9% so với cùng kỳ năm trước và góp phần làm sụt giảm
lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra, hệ số chi trả lãi vay
1
của LSS chỉ còn 2,5
lần, giảm rất mạnh so với mức 22 lần của cùng kỳ năm trước. Tuy chưa
thể khiến LSS gặp rủi ro thua lỗ, nhưng mức tăng chi phí lãi vay này
đang ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch lợi nhuận 2012 của công ty.

BHS là công ty duy nhất giảm 55,3% chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước nhờ 2 yếu
tố: (i) mặt bằng lãi suất ngân hàng đã giảm từ hơn 25% trong năm 2011 về mức bình quân 18-20% trong năm
nay, (ii) BHS chỉ vay nợ bình quân 330 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, so với mức bình quân 645 tỷ đồng
trong cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng nợ vay cuối Q3/2012 của BHS đã tăng đến 807,7 tỷ đồng, điều này
dự kiến sẽ khiến chi phí lãi vay của BHS tăng lên trong thời gian tới.

2. Hiệu quả


 ROE
ROE 9 tháng đầu năm nay của 6 công ty đường đạt 12,8%, giảm gần 50% so với mức 23,6% của cùng kỳ năm
trước. Đáng chú ý là ROE của các công ty lớn lại thấp hơn ROE của các công ty nhỏ, đặc biệt ROE của LSS
chỉ đạt 5,9%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận sau thuế là yếu tố chính
khiến ROE sụt giảm, tuy nhiên đòn bẩy tài chính lại là yếu tố làm chậm đà sụt giảm của ROE.
Hệ số đòn bẩy tài chính tính đến cuối tháng 9 năm nay của 6 công ty đường đạt
khoảng 2 lần, cao hơn mức 1,6 lần của cùng kỳ năm trước. Một số công ty có mức
tăng đòn bầy tài chính lớn là BHS (từ 2,5 lên 3,1 lần), LSS (từ 1,6 lên 2,1 lần) và
NHS (từ 2,0 lên 2,7 lần) do tăng nợ vay, tuy nhiên đòn bẩy tài chính vẫn là yếu tố
tác động tích cực lên ROE bởi đến cuối Q3, chưa có công ty đường nào gặp rủi ro
thua lỗ. Hệ số khả năng chi trả lãi vay cho thấy các công ty đường vẫn có đủ lợi
nhuận để chi trả cho chi phí lãi vay. Ngay cả LSS là công ty có chi phí lãi vay tăng
245,9%, hệ số EBIT/chi phí lãi vay của LSS vẫn đạt đến 253,1%.
Điểm đáng lưu ý đối với hệ số đòn bẩy tài chính tại thời điểm cuối tháng 9 năm nay
là rủi ro thanh toán. Đối với các công ty BHS, LSS, NHS và SEC, hệ số khả năng
thanh toán nhanh đã giảm xuống dưới 1 lần, do đó rủi ro sẽ tăng lên nếu các công
ty này gia tăng thêm nợ vay.

1
Ghi chú: Hệ số chi trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay 9T/2012 so với
9T/2011 (đơn vị: tỷ đồng)
Công ty
Lãi vay
+/-%
BHS
28,9
-55,3%
KTS

1,7
47,8%
LSS
60,2
245,9%
NHS
39,1
6,9%
SBT
58,6
54,6%
SEC
39,6
56,1%
Nguồn: BCTC các công ty đường
Khả năng chi trả lãi vay
9T/2012 so với 9T/2011
EBIT/chi phí lãi vay
BHS
391,7%
KTS
1.802,6%
LSS
253,1%
NHS
303,5%
SBT
573,6%
SEC
272,0%




NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

18








3. Những thay đổi đáng lưu ý trong cấu trúc tài chính
 Tồn kho và phải thu ngắn hạn tăng
Tồn kho gia tăng là tình trạng đang diễn ra đối với các công ty sản xuất
đường RS là KTS, NHS và SEC, cũng như chứng minh cho những khó
khăn mà ngành mía đường đang đối mặt. Điều bất thường là sự gia tăng
hàng tồn kho diễn ra ngay trước khi ngành đường bước vào niên vụ mới,
điều này gây thêm áp lực về tiêu thụ cho các công ty đường.
Đối với NHS và SEC, tình trạng tồn kho cuối Q3/201 tăng mạnh đồng thời
nợ ngắn hạn tăng tương ứng 191% và 338,3% đã làm tăng rủi ro thanh
toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của NHS và SEC chỉ còn 0,5 và
0,8 lần, do đó mục tiêu quan trọng của hai công ty này trong Q4 phải là tiêu

thụ được lượng đường tồn ngay trong các tháng cuối năm. Việc bán
đường cho BHS gia công có thể là giải pháp khả thi, do giữa các công ty này đang có những mối liên kết chung
về cổ đông và cổ phần.
Đối với KTS, tuy mức tồn kho cuối Q3/2012 tăng mạnh 572,1% so với cuối Q3/2011 nhưng giá trị hàng tồn kho
chỉ 42,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,5% tài sản ngắn hạn và không gây ra rủi ro thanh toán do hệ số khả năng
thanh toán nhanh của KTS đạt 2,6 lần.
Ngoài sự gia tăng hàng tồn kho, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của 5/6 công ty đường niêm yết trừ LSS,
tuy nhiên việc gia tăng các khoản phải thu này không bất thường, chủ yếu do các công ty thanh toán trước tiền
mua mía cho người nông dân.






Giá trị hàng tồn kho cuối T9/2012
so với cuối T9/2011
Công ty
Tồn kho
+/-%
BHS
475,7
-14,1%
KTS
42,8
572,1%
LSS
459,7
40,8%
NHS

206,9
466,8%
SBT
119,2
-46,1%
SEC
60,6
593,5%
Đơn vị: tỷ đồng

ROE
Đòn bẩy tài chính


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

19
 Nợ ngắn hạn tăng
Tính đến cuối tháng 9 năm nay, tổng nợ của 6 công ty đường tăng 74,9%,
trong đó nợ ngắn hạn tăng 116,4% và nợ dài hạn giảm 10,5%. Trong số
các khoản mục của nợ ngắn hạn, đáng chú ý là nợ vay ngắn hạn tăng
209,8%, điều này tuy giúp công ty đường có thêm vốn lưu động và gia tăng
đòn bẩy tài chính, nhưng cũng làm tăng chi phí lãi vay và gây ra rủi ro
thanh toán nợ nếu như công ty sử dụng tiền vay không phù hợp với kỳ hạn
vay.

Một trong những đặc điểm quan trọng của các công ty mía đường là
thường sử dụng nợ vay ngắn hạn tài trợ cho các hoạt động thu hoạch mía,
bao gồm trả tiền mía cho nông dân, thuê nhân công thu hoạch, chi phí vận
chuyển , giá trị nợ vay vì thế thường tăng trong đầu vụ và giảm dần về
cuối vụ. Đối với BHS và SBT, nợ vay tăng ngay từ cuối Q3 trước khi vào vụ
do các công ty này có chính sách thanh toán trước tiền mua mía cho người
nông dân. Do đó, tuy nợ vay ngắn hạn cuối Q3 của BHS và SBT tăng mạnh 93,7% và 209,7% so với Q3/2011
nhưng không tạo ra rủi ro thanh toán.
Ngược lại, việc gia tăng nợ vay ngắn hạn đang tạo ra rủi ro cho các công ty LSS, NHS và SEC. Kể từ Q4/2011
đến hết Q2/2012, LSS đã dựa nhiều vào nợ vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Trong tình hình doanh
thu và lợi nhuận sụt giảm, việc sử dụng tiền vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn không chỉ dẫn đến chi phí lãi vay
tăng cao mà còn tạo ra rủi ro thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của LSS chỉ còn 0,8 lần. Theo nghị
quyết ĐHCĐ về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trong năm nay, một trong những mục đích của việc sử
dụng số tiền 200 tỷ đồng dự kiến thu từ đợt phát hành này là để trả nợ vay ngắn hạn. Nếu LSS phát hành trái
phiếu chuyển đổi thành công, công ty sẽ giảm chi phí lãi vay và rủi ro thanh toán, tuy nhiên đã hơn 1 tháng kể
từ ngày hết hạn đóng tiền mua trái phiếu, LSS vẫn chưa công bố kết quả đợt phát hành trái phiếu.
Đối với NHS và SEC, số liệu 9 tháng đầu năm nay cho thấy hai công ty này đã sử dụng hơn 40% nợ vay ngắn
hạn để đầu tư tài chính, theo đó SEC đã thực hiện các giao dịch chứng khoán ngắn hạn, còn NHS đã mua
thêm cổ phần của hai công ty Điện Gia Lai và SEC. Điều bất thường là hai công ty này gia tăng đầu tư tài chính
khi đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh chính như lợi nhuận giảm và tồn kho tăng, điều này góp
phần làm gia tăng rủi ro thanh toán.
V. KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2012
Chỉ tiêu
BHS
KTS
NHS
SBT
SEC
KH doanh thu 2012
2.880,0

314,0
791,0
1.810,0
844,0
% hoàn thành KH
70,7%
69,4%
89,5%
81,6%
66,9%
Kế hoạch lãi trước thuế 2012
162,0
46,0
83,0
400,0

% hoàn thành KH
52,1%
60,7%
99,2%
69,8%

Kế hoạch lãi sau thuế 2012

34,0


83,5
% hoàn thành KH


62,7%


71,8%
Nguồn: BCTC các công ty
BHS: có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm 2012 do doanh thu của công ty thường tập trung vào Q4.
Trong 3 năm gần đây, doanh thu Q4 của BHS luôn cao hơn ba quý trước đó và thường đạt tỷ trọng hơn 30%
trên tổng doanh thu cả năm. Dự báo doanh thu Q4 năm nay của công ty đạt trên 950 tỷ đồng, doanh thu cả
năm đạt 2.987,2 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2011 và vượt 3,7% chỉ tiêu kế hoạch doanh thu năm nay.
Giá trị nợ vay ngắn hạn cuối
T9/2012 của 6 công ty niêm yết &
so với cuối T9/2011
T9/2012
Nợ vay
NH
+/-%
BHS
701,5
93,7%
KTS
9,7
576,8%
LSS
878,1
422,4%
NHS
108,9
128,8%
SBT
412,9

209,7%
SEC
198,4
503%
Đơn vị: tỷ đồng


NGÀNH MÍA ĐƯỜNG


09/05/2011

09/05/2011

20
Trong 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của BHS chỉ đạt hơn 52% kế hoạch lợi nhuận năm. Tuy
nhiên, tôi kỳ vọng lãi trước thuế trong quý 4/2012 đạt 68 tỷ đồng dựa trên mức tỷ suất lãi gộp trên 6,9% và thu
nhập tài chính bổ sung khoảng 10-12 tỷ đồng từ lãi cho nông dân vay mà theo đại diện của BHS, công ty
thường hạch toán khi người dân thực sự trả lãi, thường vào cuối năm. Lũy kế cả năm 2012, lợi nhuận trước
thuế của BHS dự phóng đạt 152,4 tỷ đồng, thấp hơn 6% chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm nay.
NHS: Doanh thu 9 tháng đầu năm nay của NHS đã đạt 89,5% kế hoạch năm, tuy nhiên theo số liệu 3 năm gần
đây, tỷ trọng doanh thu Q4 trên tổng doanh thu cả năm chỉ chiếm từ 5-7%, hàng tồn kho của NHS đến cuối Q3
tăng cao bất thường 468,7% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt giá trị đường thành phẩm là 197,4 tỷ đồng,
cao gấp 7,6 lần cùng kỳ năm trước. Vì vậy, mục tiêu của NHS trong 3 tháng cuối năm nay đẩy mạnh tiêu thụ
sản phẩm, kể cả việc tiếp tục chấp nhận bán giá thấp để giảm bớt tồn kho, do đó tôi dự báo NHS có thể hoàn
thành kế hoạch doanh thu năm nay.
Lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm của NHS đạt 99,2% kế hoạch năm. Tôi kỳ vọng lãi trước thuế
Q4/2012 đạt 12,5 tỷ đồng, lũy kế cả năm 2012, lợi nhuận trước thuế của NHS dự phóng đạt 94,8 tỷ đồng, vượt
14,2% chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm nay.
SBT: Để thực hiện mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 400 tỷ đồng, tức là mức lợi nhuận trước thuế Q4

phải đạt 121 tỷ đồng và công ty phải bán ít nhất 35.600 tấn đường tinh RE. Theo kế hoạch của công ty, lượng
đường RE sản xuất trong vụ 2012/2013 sẽ đạt gần 100.000 tấn, khoảng 15% sản lượng của vụ này sẽ được
tiêu thụ ngay trong 2 tháng cuối năm nay, nếu mức giá bán đạt trên 18.000 đồng/kg thì công ty sẽ có được
doanh thu đường khoảng 300 tỷ đồng, cộng với doanh thu từ các s ản phẩm phụ thì sẽ hoàn thành kế hoạch
doanh thu năm nay (doanh thu từ đường thường chiếm 90% tổng doanh thu). Theo đại diện SBT, dự kiến hoạt
động kinh doanh trong Q4/2012 sẽ được phục hồi và đạt hiệu quả cao hơn các quý trước, do đó tôi kỳ vọng lãi
trước thuế trong quý 4/2012 của SBT đạt 98 tỷ đồng dựa trên mức tỷ suất lãi gộp khoảng 25%, t ương đương
mức tỷ suất của Q4/2011 và khoảng 15 tỷ đồng tăng thêm từ thu nhập tài chính. Lũy kế cả năm 2012, lợi
nhuận trước thuế của SBT dự phóng đạt 377,1 tỷ đồng, thấp hơn 5,8% chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm nay.
KTS và SEC: Hiện doanh thu 9 tháng của hai công ty này chỉ mới đạt 69,4% và 66,9% kế hoạch năm. Trong
3 năm gần đây, đỉnh mùa vụ của hai công ty này thường tập trung vào Q1 và Q2, do đó tôi dự báo hai công t y
sẽ không hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm.
Lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm của KTS chỉ bằng 60,7% kế hoạch năm. Với những khó khăn mà
công ty đang phải đối mặt nhất là sản lượng tiêu thụ giảm, giá bản giảm, giá thành tăng và mức lỗ ròng 421
triệu đồng trong Q3, dự báo công ty khó đạt được 18,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong Q4 để hoàn thành kế
hoạch năm.
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của SEC chỉ bằng 71,9% kế hoạch năm. Thống kê trong 3 năm gần đây,
doanh thu Q4 của SEC chỉ đạt ở mức tương đương doanh thu Q3, do đó dự báo doanh thu Q4/2012 chỉ đạt từ
100-150 tỷ đồng. Với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu trong 3 quý đầu năm nay chỉ khoảng 8 -12%, do
đó tôi dự báo SEC khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay.








NGÀNH MÍA ĐƯỜNG



09/05/2011

09/05/2011

21

Phụ lục: Tổng hợp số liệu của các nhà máy vụ sản xuất 2011/2012


TT
Tên nhà máy
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Chữ
đường
(ccs)
Tổng CSTK
(tấn/ngày)
Sản lượng
mía ép
(tấn)
Sản lượng
đường (tấn)

CẢ NƯỚC
234.243

61,9
9,85
129.900
14.500.000
1.295.878
I
Miền Bắc
15.499
58,3
10,38
7.000
903.000
91.150

Miền núi phía Bắc
15.499
58,3
10,38
7.000
903.000
91.150
1
Sơn Dương
7.056
53,3
9,83
2.800
376.000
36.970
2

Cao Bằng
2.395
66,8
9,85
1.000
156.000
16.540
3
Sơn La
4.430
69,0
11,05
2.200
282.000
29.450
4
Hòa Bình
1.618
55,0
10,30
1.000
89.000
8.190
II
Miền Trung
148.931
54,1
10,33
79.300
8.058.000

740.230

Bắc Trung bộ
51.941
53,6
10,60
31.100
2.785.000
260.010
5
Lam Sơn
15.000
60,0
8,50
10.500
862.000
82.120
6
Việt Đài
9.828
56,0
9,44
6.000
614.000
58.000
7
Nông Cống
5.551
42,4
9,75

2.100
248.000
22.960
8
N.An - Tate & Lyle
15.372
48,0
9,69
9.000
605.000
58.500
9
Sông Lam
1.500
55,0
9,00
500
78.000
6.200
10
Sông Con
4.690
48,4
11,75
3.000
378.000
32.230

Duyên hải miền Trung
60.767

54,6
9,93
28.800
3.315.000
298.790
11
Phổ Phong
4.353
45,0
9,61
2.200
226.000
22.490
12
Bình Định
7.418
55,0
10,00
3.500
516.000
43.980
13
KCP
15.600
54,0
8,31
6.000
845.000
70.200
14

Tuy Hòa
5.179
52,1
9,00
1.500
250.000
20.400
15
Ninh Hòa
9.540
56,6
10,40
3.400
540.000
53.300
16
Khánh Hòa
14.442
49,6
10,43
10.000
726.000
70.860
17
Phan Rang
3.075
42,1
9,98
1.000
134.000

12.060
18
MK Sugar VN
1.160
36,0
9,00
1.200
78.000
5.500

Tây Nguyên
36.223
54,1
10,80
19.400
1.958.000
181.430
19
An Khê
16.105
60,0
10,33
10.000
813.000
67.690
20
Gia Lai
6.850
64,4
9,93

3.200
404.000
38.380
21
Kon Tum
2.850
62,0
10,00
1.700
177.000
18.600
22
333 Đắc Lắc
6.423
56,0
9,28
2.500
347.000
33.200
23
Đắc Nông
3.995
47,0

2.000
217.000
23.560
III
Miền Nam
69.813


9,07
43.600
5.539.000
464.498

Đông Nam Bộ
29.668
66,7
9,05
18.000
1.978.000
168.220
24
Biên Hòa - Trị An
3.961
57,0
8,64
2.000
213.000
17.640
25
La Ngà
5.326
50,6
9,13
2.000
270.000
22.500
26

Biên Hòa - Tây Ninh
5.094
66,0
8,46
4.000
408.000
35.200
27
Bourbon Tây Ninh
11.967
64,4
8,26
9.000
862.000
74.000
28
Nước Trong
3.320
73,0
8,32
1.000
225.000
18.880

ĐBS Cửu Long
40.145
88,7
9,07
25.600
3.561.000

296.278
29
Hiệp Hòa
4.433
67,0
8,86
2.000
320.000
23.000
30
NIVL
7.083
68,0
8,00
5.000
730.000
54.000
31
Sóc Trăng
4.500
95,0
9,50
2.800
406.000
38.240
32
Kiên Giang
941
56,0
8,39

1.000
133.000
10.430
33
Bến Tre
2.575
70,0
8,98
2.000
331.000
26.950
34
Cần Thơ
11.500
90,0
9,60
6.500
1.046.000
91.508
35
Long Mỹ Phát
4.000
80,0
8,40
2.500
124.000
8.900
36
Cà Mau
1.105

85,0
8,48
1.000
132.000
11.250
37
Trà Vinh
4.008
95,0
10,20
2.800
339.000
32.000
Nguồn: Bộ NN & PTNT, niên vụ 2011/2012

×