Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM Ô TÔ ĐIỆN PORSCHE TAYCAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MƠN HỌC: CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP Ô TÔ

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM Ô TÔ ĐIỆN
PORSCHE TAYCAN

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS. Nguyễn Văn Trạng.
Trong q trình học tập và nghiên cứu mơn học “Cơng nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô” cũng
như trong q trình hồn thành bài tiểu luận nhóm em đã nhận được sự quan tâm giúp và sự
đỡ hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của thầy.
Sự hướng dẫn của Thầy trong suốt quá trình của bài nghiên cứu này là rất quan trọng để
chúng em có được kết quả cuối cùng này. Chắc chắn đây là những kinh nghiệm, kỹ năng,
kiến thức hành trang quý báu để cho chúng em bước tiếp con đường phía trước.
Trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài của mình, mặc dù nhóm chúng em đã cố
gắng hết sức mình nhưng do điều kiện hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện có hạn
nên khơng tránh được những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ và các bạn
để đề tài của chúng em có thể ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin cảm ơn
thầy, kính chúc thầy nhiều sức khỏe và ln thành cơng trên con đường đào tạo nhân tài của
mình.

Nhóm sinh viên thực hiện

ii



TĨM TẮT
Hiện nay ngành cơng nghiệp ơ tơ ra đời và không ngừng phát triển về mọi mặt, không chỉ
về kết cấu, kiểu dáng mà còn về khả năng an tồn tiện nghi của nó. Theo dõi về thiết kế chế
tạo và lắp ráp để chiếc xe trở không chỉ trở nên chắc chắc an tồn mà cịn phải đảm bảo tính
thẩm mỹ và ổn định thăng bằng của một chiếc xe là một trong số đó. Thật khó để mà có thể
mơ tả hết mọi thứ. Chúng em đã cố gắng gói gọn chúng trong đề tài “Cơng nghệ chế tạo và
thử nghiệm ô tô điện Porsche Taycan”.
Cụ thể, đề tài chúng em sẽ giới thiệu sơ lược về lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô,
dây chuyền lắp ráp, giới thiệu nhà máy sản xuất xe Porsche Taycan sau đó tập trung vào các
mảng chính đó là tìm hiểu về cơng nghệ lắp ráp thân vỏ, cơng nghệ sơn của xe và công nghệ
lắp ráp của xe Porsche Taycan. Mong đề tài tham khảo này sẽ đóng góp ít nhiều sự hiểu biết
của bạn đọc về lắp ráp và thử nghiệm ô tô.
Cụ thể nội dung đề tài sẽ được thể hiện qua 5 phần:
 Phần 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
 Phần 2: Cơ sở lý thuyết.
 Phần 3: Sơ lược về công nghệ chế tạo thân vỏ và công nghệ sơn của xe Porsche
Taycan.
 Phần 4: Công nghệ lắp ráp xe Porsche Taycan
 Phần 5: Kết luận
Chúng em xin ghi nhận mọi ý kiến/đóng góp của thầy và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ MÔN HỌC--------------------------------------------------------------------------------i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN----------------------------------------ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN-----------------------------------------iii
LỜI CẢM ƠN-------------------------------------------------------------------------------------------iv

TĨM TẮT------------------------------------------------------------------------------------------------v
MỤC LỤC-----------------------------------------------------------------------------------------------vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT----------------------------------------------------------------viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH-----------------------------------------------------------------------------ix
NỘI DUNG-----------------------------------------------------------------------------------------------1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU-------------------------------------------1
1.1. Lý do chọn đề tài--------------------------------------------------------------------------------1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu--------------------------------------------------------------1
1.3. Phương pháp nghiên cứu----------------------------------------------------------------------2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT----------------------------------------------------------------------3
2.1. Lịch sử xuất hiện của ngành công nghiệp sản xuất ôtô---------------------------------3
2.2. Dây chuyền sản xuất lắp ráp ô tô:-----------------------------------------------------------5
2.3. Lịch sử phát triển hãng xe Porsche---------------------------------------------------------8
2.4. Nhà máy sản xuất xe Porsche Taycan và các công nghệ nổi bật trong nhà máy-13
2.5. Giới thiệu xe Porsche Taycan---------------------------------------------------------------16
PHẦN 3: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO THÂN VỎ VÀ CÔNG NGHỆ SƠN
CỦA XE PORSCHE TAYCAN--------------------------------------------------------------------18
3.1. Công nghệ chế tạo thân vỏ xe Porsche Taycan------------------------------------------18
3.1.1. Đặc điểm kết cấu thân vỏ xe-----------------------------------------------------------18
3.1.2. Vật liệu kim loại và công nghệ chế tạo linh kiện thân vỏ ơ tơ------------------18
3.1.3. Quy trình-----------------------------------------------------------------------------------19
3.2. Cơng nghệ sơn xe Porsche Taycan---------------------------------------------------------21
3.2.1. Quy trình-----------------------------------------------------------------------------------21
PHẦN 4: CƠNG NGHỆ LẮP RÁP XE PORSCHE TAYCAN------------------------------26
iv


4.1. Lắp ráp------------------------------------------------------------------------------------------26
4.2. Thử nghiệm-------------------------------------------------------------------------------------33
PHẦN 5: KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------------------38

TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------------------------------39

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IOT: Internet of Things
AI: Artificial Intelligence
EEC: European Economic Community
AGV: Automation Guided Vehicle
QR: Quick Response
EMS: Electrical Manufacturing System
ED: Electrocoat deposition
BIW: Body in White
UV: Ultraviolet
LED: Light Emitting Diode

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Chiếc xe đầu tiên do Karl Benz chế tạo - Benz Patent Motorwagen-------------3
Hình 2.2 Henry Ford bên cạnh chiếc Model T----------------------------------------------------4
Hình 2.3 Dây chuyền lắp ráp di động đầu tiên của Ford---------------------------------------5
Hình 2.4 Dây chuyền công nghệ lắp ô tô thô sơ đầu thế kỉ XX--------------------------------6
Hình 2.5 Dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Ford ở Dagenham, ở tại Anh Quốc năm
1950--------------------------------------------------------------------------------------------------------7
Hình 2.6 Dây chuyền lắp ráp ơ tơ hiện đại---------------------------------------------------------8
Hình 2.7 Ferdinand Porsche – cha đẻ của hãng xe Porsche-----------------------------------8
Hình 2.8 Chiếc xe 356 Roadster tốc độ tối đa lên tới 135 km/h------------------------------10

Hình 2.9 Chiếc xe 550 Spyder-----------------------------------------------------------------------11
Hình 2.10 Mẫu xe 904 Carrera GTS.--------------------------------------------------------------12
Hình 2.11 Porsche ra mắt dịng Panamera, năm 2009-----------------------------------------13
Hình 2.12 1. Lắp thân, 2. Sơn màu, 3. Hệ thống truyền động, 4. Cầu băng tải, 5. Khâu
lắp ráp cuối cùng---------------------------------------------------------------------------------------14
Hình 2.13 Robot di chuyển AGV và các mã QR trong nhà máy sản xuất Porsche
Taycan.---------------------------------------------------------------------------------------------------15
Hình 2.14 Hệ thống móc treo EMS.----------------------------------------------------------------15
Hình 2.15 Porsche Taycan được lắp ráp bởi hơn 350 robot.---------------------------------16
Hình 2.16 Xe Porscher Taycan 2021---------------------------------------------------------------17
Hình 3.1 Vị trí các cột trên thân vỏ xe.------------------------------------------------------------19
Hình 3.2 Robot tự động lắp ráp thân vỏ----------------------------------------------------------20
Hình 3.3 Các bộ phận nắp capo, cánh cửa, bệ chân,...-----------------------------------------21
Hình 3.4 Thang máy vận chuyển thân xe.--------------------------------------------------------22
Hình 3.5 Cơng đoạn làm sạch thân xe BIW.-----------------------------------------------------22
Hình 3.6 Thân xe bắt đầu nhúng vào bể sơn ED.----------------------------------------------23
Hình 3.7 Cơng đoạn sơn ở buồng sơn chính đầu tiên và sơn bóng ở buồng thứ hai.----24
Hình 3.8 Thân xe được kỹ thuật viên kiểm tra bước cuối cùng.-----------------------------25
vii


Hình 4.1 Các mẫu bộ kết nối khác nhau----------------------------------------------------------26
Hình 4.2 Bó dây dẫn và hệ thống điều khiển sau khi được lắp ráp hồn thiện.----------27
Hình 4.3 Kỹ thuật viên đang làm việc với thân xe trên lồng quay--------------------------28
Hình 4.4 Các AGV đang vận chuyển các mơ - đun---------------------------------------------29
Hình 4.5 Các cánh tay robot đang lắp phần kính trước và sau cho xe---------------------29
Hình 4.6 Nhân viên kỹ thuật sử dụng cần cẩu nâng cụm trước của xe--------------------30
Hình 4.7 Động cơ đang được lắp ráp bởi các kỹ thuật viên và chạy thử nghiệm--------31
Hình 4.8 Khung gầm được kết nối với thân xe--------------------------------------------------32
Hình 4.9 Các khe hở đang được kiểm tra bởi các kỹ thuật viên-----------------------------32

Hình 4.10 Kỹ thuật viên đang lắp vơ lăng cùng với túi khí vào khoang lái---------------33
Hình 4.11 Chiếc xe được đưa vào phịng mơ phỏng các luồng khí--------------------------34
Hình 4.12 Chiếc xe được chạy trên mặt đường mơ phỏng------------------------------------35
Hình 4.13 Kiểm tra khí động học của xe----------------------------------------------------------36
Hình 4.14 Xe được điều chỉnh camera trước----------------------------------------------------37
Hình 4.15 Xe được đưa qua một hệ thống phun nước-----------------------------------------37
Hình 4.16 Xe được kiểm tra hoàn thiện-----------------------------------------------------------37

viii


NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì phương tiện giao thơng cũng phát triển
khơng ngừng, kéo theo đó là vấn đề ơ nhiễm môi trường mà những phương tiện này thải ra
ngày càng trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó như
chúng ta được biết nhiên liệu hóa thạch là hữu hạn và tiêu chuẩn của khí thải trên động cơ ơ
tơ ngày càng khắt khe, vì vậy buộc các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu
và đã cho ra đời rất nhiều loại ơ tơ với các tính năng và cơng dụng khác nhau, sử dụng các
nguồn năng lượng mới và thân thiện với môi trườn, hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng
hóa thạch. Trong đó, việc thay thế sử dụng năng lượng mới vào để vận hành xe, mà cụ thể là
năng lượng điện là một trong những giải pháp cho vấn đề nêu trên. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, điện - điện tử và công nghệ thông tin kết hợp IOT và trí tuệ
nhân tạo AI hiện nay đã giúp ngành cơng nghiệp ô tô nghiên cứu, chế tạo và sản xuất thành
công các mẫu xe ô tô điện.
Nhận thấy được tầm quan trọng, xu hướng phát triển và cơ hội của xe điện trong tương
lai và có thể trang bị thêm những kiến thức về quá trình tạo ra một chiếc xe điện như thế
nào, các ứng dụng công nghệ hiện đại ra sao, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu về một công nghệ xe điện cụ thể là “Công nghệ chế tạo và thử nghiệm ô tơ điện

Porsche Taycan ”.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu và nắm rõ được những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ lắp ráp xe điện Porsche
Taycan.
Để đạt được mục tiêu này, bài báo cáo tập trung vào các nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu và trình bày tổng quan về xe điện Porsche Taycan. Các công nghệ mới trong nhà
máy sản xuất xe.
-Trình bày sơ lược quá trình lắp ráp thân vỏ và sơn thân vỏ hoàn thiện (bước đầu tiên trước
khi tiến hành lắp ráp).

1


-Trình bày quy trình cơng nghệ lắp ráp xe Posche Taycan và các bước kiểm nghiệm trước
khi xuất xưởng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu và những kiến thức đã được học từ môn học “Công nghệ sản xuất và lắp
ráp ơ tơ” sau q trình tiếp thu và học hỏi, tiếp thu kiến thức từ Thầy (Cô), từ đời sống, tra
cứu từ tài liệu, mạng internet, tổng hợp và phân tích thơng tin từ đó xây dựng bài tiểu luận.
-Tra cứu và chọn lọc thông tin trên internet bằng tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đưa ra thơng
tin chính xác và cần thiết.

2


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lịch sử xuất hiện của ngành công nghiệp sản xuất ôtô
Từ những chiếc xe đầu tiên chạy bằng hơi nước từ thế kỷ XVIII, đến nay làng ô tô thế
giới đã cho ra đời những chiếc xe động cơ điện sang trọng, hiện đại. Cho đến nay để nhận
định chiếc xe hơi đầu tiên ra đời khi nào vẫn còn nhiều luống ý kiến khác nhau trên thế giới.

Nguồn gốc của từ ô tô là automobile (tiếng Anh), có nghĩa là tự động (auto) chuyển
động (mobile). Như vậy nếu căn cứ theo định nghĩa, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới ra đời
năm 1770 do Nicolas Joseph Cugnot chế tạo chạy bằng động cơ hơi nước.
Tuy nhiên, sau khi động cơ đốt trong do Nicolaus Otto phát minh năm 1876 thì lúc này
xe hơi mới có hình dáng và động cơ gần ngày nay nhất. Và điển hình là chiếc xe do Gottlieb
Daimler, Wihehm Maybach hay Karl Benz chế tạo.

Hình 2.1 Chiếc xe đầu tiên do Karl Benz chế tạo - Benz Patent Motorwagen
Mặc dù Đức là đất nước đầu tiên đưa ôtô vào sản xuất hàng loạt nhưng Mỹ mới là nơi
chứng kiến công nghiệp xe hơi lên ngôi. Trong bối cảnh ngành còn sơ khai, người dẫn đất
nước cờ hoa chỉ hào hứng vào những chiếc xe hơi xa hoa, đắt tiền mang thương hiệu
Cadillac, Pascal thì xuất hiện một nhân vật đi ngược xu hướng, đó là Henry Ford. Người sau
này trở thành nhân vật tên tuổi nhất nền công nghiệp xe hơi Mỹ.

3


Hình 2.2 Henry Ford bên cạnh chiếc Model T
Với sự thành cơng của hãng Ford, mơ hình Ford tại thời điểm đó được xem như hình
mẫu cho nền kinh tế hiện đại: Phân chia công việc (với sự chuyên môn hóa sản xuất, mơ
hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor), sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của
công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Cùng với sự phát triển của mơ hình
Ford, thì ở Châu Âu xuất hiện những thị trường lớn cho xe cơ giới như ở Anh có Austin,
Pháp có Peugeot, cịn ở Đức thì vào những năm 1930, họ đã cố mô phỏng Ford bằng cách
sản xuất hàng loạt loại xe giá rẻ mang tên Volkswagen mà ngày nay nó cũng là mốt trong
những thương hiệu có tiếng trên toàn cầu.
Khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra trong giai đoạn những năm 1945 đến 1980, sản
lượng ô tơ trên tồn thế giới tăng khá nhiều nhưng ở những nước bên ngồi Mỹ .Trong thời
kì này lại xuất hiện những nhà sản xuất vượt bậc mới đó là Nhật Bản với hãng xe Toyota ra
đời năm 1937 trở thành nhà sản xuất hàng đầu thời kỳ này và cùng với các nước Cộng đồng

Kinh tế Châu Âu (EEC) đứng thứ hai .
Nhưng đến năm 2009, Trung Quốc vươn lên dẫn đầu trong lượng sản xuất ô tô trên thế
giới và vẫn ln giữ vị trí này cho đến ngày nay. Bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản thì xuất
hiện Hàn Quốc cho ra hãng xe Huyndai và đã vượt lên đứng thứ 4 lượng sản xuất đứng thứ 4
trên thế giới trong những năm 2000. Từ đó cho thấy, mặc dù có sự xuất hiện của nhiều
ngành, nhiều mơ hình sản xuất nhưng cơng nghiệp sản xuất ơ tơ ln đóng một vai trị chủ
chốt trong nền kinh tế trên toàn thế giới và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã
4


cho chúng ta thấy được ở sự phát triển hưng thịnh của ngành sản xuất ô tô và cũng khẳng
định vị thế của châu Á trên thế giới .
2.2. Dây chuyền sản xuất lắp ráp ô tô:
Dây chuyền lắp ráp đã thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất hàng hóa. Trước khi được
giới thiệu, cơng nhân sẽ lắp ráp một sản phẩm - hoặc một phần lớn của sản phẩm tại chỗ,
thường với một cơng nhân hồn thành tất cả các nhiệm vụ liên quan đến việc tạo ra sản
phẩm. Mặt khác, dây chuyền lắp ráp có cơng nhân (hoặc máy móc) hồn thành một nhiệm
vụ cụ thể trên sản phẩm khi nó tiếp tục đi dọc theo dây chuyền sản xuất thay vì hồn thành
một loạt nhiệm vụ. Điều này làm tăng hiệu quả bằng cách tối đa hóa số lượng một cơng nhân
có thể sản xuất so với chi phí lao động.
Nhà máy ơ tơ là điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi họ nghe đến “ dây chuyền
lắp ráp”. Trên thực tế nhiều nhà sản xuất đã thử nghiệm hệ thống dây chuyền lắp ráp trong
thế kỷ 20. Thật vậy, Ransom Olds – một nhà đổi mới đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô,
được ghi nhận là người đã phát minh ra hệ thống dây chuyền lắp ráp ô tô đầu tiên. Tuy vậy,
sự thành cơng khiến tồn cầu nhớ nhất lại thuộc về Henry Ford (1863-1947) với hãng xe hơi
nổi tiếng cùng tên do ông gây dựng. Từ chỗ chỉ dành cho quý tộc, xe hơi ngày càng hiện đại
và bình dân hóa nhờ Henry Ford sử dụng cơng nghệ sản xuất hàng loạt.

Hình 2.3 Dây chuyền lắp ráp di động đầu tiên của Ford
Dây chuyền lắp ráp xe do ông cải thiện ở nhà máy tại Highland Park đã trở nên thu hút

bởi những gì mà nó có thể làm được vào thời điểm đó. Nổi tiếng nhất phải kể tới mẫu Model
5


T của Ford đã được lắp ráp chỉ trong 93 phút, với hơn 3.000 chi tiết trong 84 bước, được
thực hiện dễ dàng bởi một nhóm cơng nhân lành nghề – những con số đáng chú ý vào lúc đó.
Tuy nhiên, phải tới tận năm 1903, khi ông thành lập ra Ford Motor thì những thành cơng
vang dội mới thực sự tới. Đây là công ty sản xuất xe hơi thứ ba được thành lập để chế tạo
các mẫu xe do chính ơng thiết kế. Ơng giới thiệu Model T năm 1908 và nhận được phản ứng
tích cực của thị trường sau đó. Sau khi lắp đặt dây chuyền tại nhà máy năm 1913, Ford đã
trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Tới năm 1927, có tới 15 triệu chiếc Model T
được sản xuất.

Hình 2.4 Dây chuyền công nghệ lắp ô tô thô sơ đầu thế kỉ XX
Ngày 07 tháng 10 năm 1913, các kỹ sư của Ford đang lắp ráp trên một dây chuyền di
động tương đối thơ sơ tại nhà máy Highland Park. Đó là một hệ thống chỉ bao gồm một tời
máy và một sợi dây thừng kéo dài trên sàn nhà. Vào ngày hơm đó, 140 cơng nhân lắp ráp
đứng dọc dây chuyển dài 150 feet và chứng kiến tận mắt mô hình lắp ráp di động đầu tiên
trong lịch sử. Nói riêng về dây chuyền sản xuất của Ford, không quá nhiều người biết rằng
nó được lấy cảm hứng từ các lò giết mổ gia súc ở Chicago và Cincinnati. Các kỹ sư của hãng
đã chế tạo thành công một hệ thống kéo để dịch chuyển khung Model T dựa trên cách thức
hoạt động đó. Cho tới năm 1927, khi mở rộng sang Anh, một chiếc Model T được lắp ráp tại
Trafford Park chỉ mất chưa đầy 24 giây. Số lượng mẫu xe này được tiêu thụ trên toàn cầu
thời điểm này cũng đạt con số ấn tượng là 15 triệu chiếc – tức một nửa số xe bán trên thị
trường. Gần một thập kỷ sau, không riêng tại thị trường q nhà Mỹ, quy mơ và hình thức
6


sản xuất kiểu này được mọc lên trên khắp thế giới. Trong những năm 1950, tuy mơ hình lắp
ráp đã cải tiến khá nhiều nhưng mà con người vẫn vẫn phải tham gia khá nhiều vào quá trình

lắp ráp.

Hình 2.5 Dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Ford ở Dagenham, ở tại Anh Quốc năm
1950
Sau nhiều lần cải tiến dây chuyền lắp ráp và cho đến ngày nay, số lượng nhân viên phụ
trách mỗi công đoạn của băng truyền giảm đáng kể và thời gian để hoàn thành một chiếc ơ tơ
được nhanh chóng hơn. Thay vào đó, họ sử dụng những cánh tay robot để thay thế nhân viên
để hồn thành các cơng đoạn lắp ráp trở nên nhanh chóng hơn. Điều này khơng chỉ nâng cao
hiệu quả và sản lượng sản xuất cao hơn mà còn giảm chi phí và thời gian sản xuất.
Ngày nay, sự xuất hiện của dây chuyền sản xuất lắp ráp không chỉ ở ngành ơ tơ mà cịn
xuất hiện ở nhiều ngành khác nhau nhưng chủ yếu dùng ở trong các ngành công nghiệp sản
xuất như ô tô, giao thông vận tải, hàng không, đồ thể thao, điện tử, thực phẩm và đồ uống,
may mặc quần áo và hàng tiêu dùng ,…

7


Hình 2.6 Dây chuyền lắp ráp ơ tơ hiện đại
2.3. Lịch sử phát triển hãng xe Porsche

Hình 2.7 Ferdinand Porsche – cha đẻ của hãng xe Porsche
Thương hiệu xe hơi Porsche được đặt theo tên của nhà sáng lập Fedinand Porsche (18751951) tại thành phố Maffersdolf, Áo. Ông là một trong những kỹ sư bậc thầy của thế giới.
Ngay từ bé, ông đã bộc lộ được khả năng thiên bẩm của mình khi lắp ráp chiếc máy phát
điện đầu tiên khi chỉ mới 15 tuổi và được công ty Béla Egger Electrical ở Vienna, Áo nhận
vào làm việc năm Porsche 18 tuổi. Tay nghề dần một cao, chỉ 4 năm sau, Porsche chuyển
qua làm cho cơng ty cơ khí ơ tô Lohner-Werke. Nhiều năm dày dạn trong nghề cộng thêm
kiến thức kỹ thuật thu thập được ơng đã có dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp, sáng chế chiếc ô
tô chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới vào năm 1900 mang tên Lohner–Porsche gây tiếng
vang khi ông mới chỉ là nhân viên. Điều này khiến ông nổi danh trong giới chuyên gia cơ
8



khí khi chỉ mới bước vào tuổi 25. Sau đó một năm, ơng trình làng phiên bản thứ hai với tên
gọi System Lohner-Porsche Mixte, là loại xe hybrid đầu tiên trong nghành ô tô thế giới. So
với phiên bản cũ thì xe được trang bị thêm một động cơ đốt trong để sinh động năng cho
động cơ điện. Sau thành công tại triễn lãm thế giới Paris, ông trở thành nhà thiết kế chính
cho Daimler-Motoren-Gesellschaft, và trở thành giám đốc điều hành năm 1916 và đến 1923,
ông đã trở thành thành viên trong ban quản lí tập đồn. Sau những bất đồng với ban quản lí,
năm 1928, ơng từ chức và rời tập đồn Daimler-Benz.
Tháng 4/1931, Porsche thành lập cơng ty riêng đặt tên là Doktor Ingenieur honoris causa
Ferdinand Porsche Aktiengesellschaft đặt trụ sở ngay tại trung tâm Stuttgart, Đức. Sau thế
chiến thứ hai, do phục vụ chế tạo các thiết bị , xe tăng trong quân đội Hitler nên ông bị bắt
ngồi tù. May mắn là đã có cậu con Ferry thay cha lèo lái cơng ty qua khó khăn thời hậu
chiến cho đến khi cha mãn hạn tù 2 năm sau, năm 1947. Trong thời gian đó, Ferry bắt tay tự
thiết kế một chiếc xe hơi riêng cho mình. Năm 1948, mẫu xe thể thao đầu tiên Porsche 356
được ra mắt tại Gmund, Áo và lập tức được sản xuất hàng loạt. Linh kiện của xe
Volkswagen được điều chỉnh theo nhu cầu của Porsche tại Áo vì khi đó linh kiện xe hơi ở
Đức vẫn cịn khan hiếm. Ông đặt ra mục tiêu sản xuất được một chiếc xe thể thao nhỏ gọn
có tỉ số trọng lượng / sức mạnh lý tưởng và có lực cản thấp. Và ông đã thành công. Ở thời
điểm đó, với trọng lượng 585 kg, chiếc 356 Roadster đã đạt được khả năng tăng tốc ấn tượng
và tốc độ tối đa lên tới 135 km/h, góc bo cua tối ưu và khoảng cách dừng khi đạp phanh
ngắn hơn nhiều so với những chiếc xe hơi nặng nề ngày ấy. Cho đến ngày hôm nay, dịng
365 vẫn là một dịng xe cực kì mang tính biểu tượng và nó sẽ ln là như thế.

9


Hình 2.8 Chiếc xe 356 Roadster tốc độ tối đa lên tới 135 km/h
Ngày 30/1/1951, chỉ 3 năm sau khi thành lập công ty Ferdinand Porsche qua đời ở tuổi
76, khơng kịp chứng kiến Porsche 911, dịng xe chủ lực của thương hiệu, biểu tượng và linh

hồn của hãng, chào đời năm 1963.
Năm 1953, Porsche ra mắt chiếc 550 Spyder, một chiếc xe đua nổi tiếng vì trọng lượng xe
cực nhẹ nhưng lại có khả năng cân bằng rất tốt. So với chiếc 356, chiếc 550 Spyder được
thiết kế lại hồn tồn và động cơ bây giờ đặt ở phía trước hộp số. Năm 1953, chiếc 550
Spyder thắng giải đua đầu tiên ở Nürburgring, Đức, và sang năm 1954 nó thắng giải đua
Carrera Panamericana ở Mexico.

10


Hình 2.9 Chiếc xe 550 Spyder
Năm 1956, Porsche đã xuất xưởng được 10.000 chiếc xe Porsche 356 và tới tháng 4/1962,
chiếc Porsche thứ 50.000, một chiếc 356 B, đã rời khỏi dây chuyền sản xuất.
Năm 1957, Porsche bắt đầu phát triển một dòng xe thể thao mới thay thế cho 356. Những
đặc điểm của chiếc xe này đã được Ferry Porsche và nhóm phát triển của mình định ra từ
trước: một chiếc xe thể thao có động cơ phẳng làm mát bằng khơng khí nằm ở phía sau, có
khả năng chạy rất mượt và hiệu quả rất tốt. So với chiếc 356, khả năng bám đường phải tốt
hơn, khoang chở người và chở hành lý rộng rãi hơn.
Kết quả là Porsche tạo ra được một chiếc coupé với cấu hình ghế 2+2 được thiết kế bởi
Ferdinand Alexander Porsche. Ở phía sau, chiếc xe này sử dụng cộng động 2 lít 130 mã lực
được phát triển dưới sự hướng dẫn của Hans Mezger, một kĩ sư người Đức nổi tiếng làm cho
Porsche. Và thế là chiếc Porsche 911 huyền thoại ra đời và nó vẫn mãi rạng danh cho tới
ngày nay. Hiện tại dòng 911 vẫn đang được Porsche cập nhật thường xuyên và vẫn còn bán.
Đến năm 1964, chiếc Porsche 911 bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Song song đó, Porsche còn phát triển mẫu xe 904 Carrera GTS. Ban đầu tên của nó chỉ là
Carrera GTS mà thơi. Chiếc xe này được thiết kế bởi Ferdinand Alexander Porsche và nó có
nhiều thứ mà sau này đã trở thành tiêu chuẩn cho xe đua: cấu trúc pha trộn giữa thép và vật
liệu tổng hợp, trọng lượng nhẹ, phần đầu xe nhỏ. Chiếc xe này có 2 ghế và động cơ 180 mã
lực, nó liên tục giành được nhiều chiếc thức trong các giải đua xe lớn trên thế giới. Và quan
11



trọng hơn, chiếc xe này khơng chỉ chạy nhanh, nó còn đẹp nữa, và là một trong những chiếc
xe đua đẹp nhất những năm 1960.

Hình 2.10 Mẫu xe 904 Carrera GTS.
Năm 1972, Porsche lên sàn chứng khốn, trở thành cơng ty Porsche AG.
Vào năm 1990, Porsche kí một thỏa thuận với Toyota để học hỏi từ phương pháp sản xuất
lean manufacturing (sản xuất tinh gọn) của họ. Đây là một phương pháp sản xuất được
Toyota nghiên cứu và áp dụng từ năm 1930 tập trung vào việc loại bỏ các hoạt động không
cần thiết, không tạo thêm giá trị cho khách hàng nhưng lại tăng chi phí trong chuỗi sản xuất.
Năm 2004, có thơng tin rằng Toyota đã giúp Porsche phát triển công nghệ xe hybrid (chạy
cả xăng và điện). Năm 1996, chiếc Porsche thứ 1 triệu bắt đầu xuất xưởng vào ngày 15/7.
Năm 1997, dưới cái tên “‘Evolution 911”, một thế hệ Porsche 911 Carrera được ra mắt.
Lần đầu tiên trên thế giới có một chiếc xe với động cơ 6 xy lanh được trang bị hệ thống làm
mát bằng nước.
Năm 2002, dòng xe SUV hạng sang Porsche Cayenne ra mắt, đây là chiếc xe đầu tiên
dùng động cơ V8 được Porsche sản xuất kể từ năm 1995 sau khi chiếc 928 bị dừng sản xuất.
Đây cũng là chiếc Porsche đầu tiên có 4 cửa. Trước khi mẫu xe này chính thức trình làng với
thị trường thế giới, Thủ tướng Đức khi đó là Gerhard Schroder đã thực hiện nghi thức siết
con ốc cuối cùng của Cayenne để chiếc xe này rời dây chuyền sản xuất. Từ năm 2008 trở đi,
tất cả động cơ của dòng xe này đều dùng công nghệ phun điện tử trực tiếp. Năm 2010,
12



×