Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Co nga th tt năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.64 KB, 16 trang )

I. Lí do chọn đề tài:
1. Đặt vấn đề
1.1.Cơ sở lí luận:
Đất nước ta đang bước vào thế kỉ mới, thế kỉ của đỉnh cao trí tuệ, con người là
trung tâm của sự phát triển. Vì vậy khi bàn về tương lai, không thể không bàn đến
giáo dục. Đứng trước những yêu cầu mới của xã hội, nền giáo dục Việt Nam phát triển
theo xu hướng xã hội hoá, hiện đại hoá, đa dạng và chuẩn hoá. Giáo dục nhằm "nâng
cao chất lượng dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" tức là đào tạo con
người phát triển tồn diện, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, đồng thời nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài nhằm phục vụ con người và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước
đã đưa ra việc giáo dục trẻ lên quốc sách hàng đầu. Mặt khác, để đào tạo thế hệ trẻ trở
thành những con người có tri thức và biết vận dụng tri thức đó vào cuộc sống. Song
song với vấn đề trên thì học sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy
học mới đang được triển khai và hiện hành, đó là “học sinh học theo hướng tích cực,
độc lập, sáng tạo để lĩnh hội, vận dụng kiến thức”.
Và bậc tiểu học là bậc học nền tảng, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình
thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người mới. Cùng với môn Toán
và các môn học khác thì môn Tiếng Việt góp phần quan trọng vào việc đào tạo nên
những con người phát triển toàn diện, có vị trí rất quan trọng và rất cần thiết trong
đời sống sinh hoạt và lao động. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng
đọc và viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên. Khi
học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể học tốt các mơn học khác một cách
chắc chắn, từ đó học sinh mới hồn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những
kỹ năng này khơng phải tự nhiên mà có mà từng bước hình thành trong quá trình học
tập. Nhà trường phải từng bước hình thành cho học sinh. Và trường Tiểu học nhận
nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên, đặc biệt đối với lớp 1 là lớp đầu cấp. Cho nên việc
dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi từ chỗ các em chưa biết đọc đến việc
đọc thông viết thạo được một bài văn là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu
của môn Tiếng Việt lớp Một hiện nay có nhiệm vụ rất lớn là trao cho các em chìa


khóa mở cánh tri thức làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa cuả ngôn ngữ, giá trị
của mơn Tiếng Việt.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1


Bản thân tôi là giáo viên tiểu học, nhiều năm liền được phân cơng giảng dạy
lớp Một với chương trình dạy học mới, tơi thấy được q trình dạy đọc cho học sinh
tiểu học là rất quan trọng. Đối với các khối lớp trên, việc đọc đúng đã khó thì đối với
học sinh lớp Một lại càng khó hơn nhiều. Bởi vì các em là học sinh đầu cấp, việc làm
quen với con số, mặt chữ cịn khó khăn thì việc địi hỏi các em đọc đúng lại càng khó,
nhưng nếu được quan tâm rèn luyện thì các em sẽ dần dần tiếp thu tốt.
Trong hai năm học vừa qua và trong năm học 2015-2016, trường tôi đã thực
hiện giảng dạy lớp một theo chương trình TV1- CGD, đây là một chương trình dạy
học mới, mới về cách đọc, cách phân tích. Em nào tiếp thu nhanh thì việc đọc và viết
rất tốt, còn những em tiếp thu chậm, thiếu sự quan tâm của gia đình thì việc đọc gặp
nhiều khó khăn, nhất là những học sinh chưa được làm quen chữ cái. Điều đó khiến
tơi trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh đọc yếu ở lớp Một nhằm giúp
các em nắm vững kiến thức cơ bản ngay từ lớp đầu cấp, bởi đây là nền móng cho sự
phát triển của học sinh sau này và quan trọng nhất là mơn đọc, có đọc tốt thì mới viết
tốt. Và sau một năm học, tất cả các em phải đọc thông, viết thao, nắm vững luật chính
tả.
Với tinh thần “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, cùng với
những kinh nghiệm trong 15 năm đứng lớp và hưởng ứng phong trào đổi mới
phương pháp dạy học, để đạt mục tiêu đổi mới giáo dục. Chính vì lí do đó mà bản
thân mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học
sinh lớp Một” nhaèm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp một phần nhỏ
của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng việt ở cấp tiểu học nói
chung và ở lớp Một nói riêng.
2. Mục đích đề tài:

Góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt và rèn đọc cho học
sinh yếu để nâng cao chất lượng đọc moân Tiếng việt ở lớp Một theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Hình thành và rèn luyện kỹ năng
đọc cho học sinh tốt hơn và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Lịch sử đề tài:
Trong năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường tiếp tục phân công dạy
lớp Một, đây là lớp đầu cấp, bản thân cũng nhận thấy được rằng việc dạy môn Tiếng
Việt rất là quan trọng. Măc dù đa số các em khi vào lớp Một đều đã qua lớp Mẫu giáo
nhưng chưa nhận biết được chữ cái và bắt đầu tham gia vào hoạt động học tập. Khả
năng tập trung chú ý của học sinh chưa cao, tư duy cụ thể là chủ yếu, những hoạt động
2


có ý thức này cịn mới mẻ, nhận thức của trẻ là trực quan. Trong giờ học Tiếng Việt
việc rèn đọc cần có nhiều phương pháp giúp học sinh nhận biết các âm, vần, tiếng đã
học một cách tốt nhất, để chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ngày càng nâng cao…
Chính từ những điều đó là động lực thúc đẩy tơi tìm tịi, nghiên cứu về phương pháp
giảng dạy môn Tiếng Việt từ sách giáo khoa, sách giáo viên, các sách tham khảo, học
hỏi ở các anh chị đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân,… nhằm hoàn thiện đề tài
và đúc kết kinh nghiệm đứng lớp cho bản thân.
4. Phạm vi đề tài:
Đề tài được thực hiện ở môn Tiếng Việt cho đối tượng học sinh lớp Một,
chủ yếu là học sinh lớp Một 3 do tôi chủ nhiệm ở trường Tiểu học thị trấn Tân
Hưng, năm học 2019- 2020.

3


II.NỘI DUNG CƠNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:

Mơn Tiếng việt ở lớp Một là mơn học rất quan trọng trong việc đặt nền
móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Rèn kỹ năng đọc, viết
và phát triển kỹ năng nghe chủ động, nói chủ động với những yêu cầu đọc thông, viết
rõ ràng và đúng chính tả, nắm vững luật chính tả là rất quan trọng, đặc biệt là những
em học chậm.
Năm học 2019-2020, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy lớp Một 3
của khối lớp một, ngay trong những tiết học đầu tiên đón em vào lớp là hướng dẫn học
sinh làm quen với môi trường học tập về thầy cô, bạn bè, nề nếp học tập, đồng thời
tiến hành khảo sát để nắm được có bao nhiêu học sinh đã học qua lớp mẫu giáo, bao
nhiêu học sinh nhận diện được các con chữ cái, phát âm chuẩn. Muốn nâng cao chất
lượng đọc cho học sinh yếu vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ trong lớp
chủ nhiệm với tổng số 31 học sinh, với nội dung sau:
* Tìm hiểu số học sinh được đi học mẫu giáo, số học sinh khơng đi học mẫu
giáo và tìm hiểu lí do. Hồn cảnh gia đình học sinh.
- Số học sinh đã qua lớp mẫu giáo là 26 học sinh.
- Số học sinh không được đi học mẫu giáo là 5 học sinh.
- Hồn cảnh gia đình khó khăn: 10 học sinh. Trong đó, có 4 học sinh sống với
ơng bà do cha mẹ li thân; Có 3 học sinh cha mẹ đi làm xa ở với anh chị.
* Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái đã học trong trường mần non kết quả
thu được như sau:
- Nhận biết được hết bảng chữ cái là 13 học sinh.
- Biết được từ 6 - 10 chữ cái là 10 học sinh.
- Không biết hoặc 2 – 5 chữ cái là 8 học sinh.
Qua đó cho thấy thấy tỉ lệ học sinh nhận diện chữ cái còn quá thấp nên dẫn đến
kết quả học tập sẽ không cao. Nguyên nhân chủ yếu là còn một vài học sinh chưa
được học qua lớp mẫu giáo vì do hồn cảnh gia đình khó khăn, từ nơi khác chuyển
đến đi làm theo thời vụ, một số phụ huynh chưa nắm được phương pháp dạy học mới
để dạy thêm cho con khi ở nhà. Sự tiếp thu và ghi nhớ của học sinh cịn chậm. Một số
phụ huynh khó khăn kinh tế nên khơng có thời gian dạy con học, cha, mẹ li thân và đi
làm ăn xa nên các em ở với ông bà cũng ảnh hưởng đến việc học tập. Một số em chưa

chăm chỉ học.
Vì vậy, là giáo viên chủ nhiệm tơi phải biết đặc điểm tình hình của từng đối
tượng học sinh. Từ đó, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức tiết học sao cho các
4


em ln cảm thấy thoải mái, thích thú, thích tham gia học một cách tư nguyện, khơng
gị ép, giáo viên phải gần gũi yêu thương, động viên kịp thời để học sinh thích học.
Nhận thức được điều này và cũng thấy rõ được khó khăn cơ bản tơi đã thực hiện một
số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho các em học sinh yếu lớp Một để các em có điều kiện
học tốt cùng các bạn trong lớp.
2. Noäi dung cần giải quyết
- Biện pháp điều tra
- Biện pháp tác động giáo dục.
- Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn đọc cho học sinh lớp một.
- Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp một.
- Giới thiệu cấu tạo các nét cơ bản cho học sinh lớp một. Phân biệt các âm,
vần dễ phát âm sai.
3. Biện pháp giải quyết:
3.1. Biện pháp điều tra:
Để nắm được tình hình cụ thể của từng đối tượng học sinh, ngay từ ngày đầu
nhận lớp, tôi xem qua hồ sơ, lí lịch của từng em và phân loại học sinh được gia đình
quan tâm trong việc học tập, học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn, những học sinh
sống với ông bà. Học sinh nào chưa qua lớp mẫu giáo, tiếp thu bài học nhanh, những
em tiếp thu chậm để từ đó xây dựng kế hoạch, có hình thức giáo dục phù hợp cho từng
đối tượng học sinh và mời họp phụ huynh.
Và một trong những lí do dễ thấy là vì các em cịn q nhỏ, vừa mới bước qua
lớp mẫu giáo, lứa tuổi còn ham chơi nên ý thức tự giác, cố gắng trong học tập chưa
cao, vì vậy giáo viên chúng ta cần phải nắm được đặc điểm tình hình của từng đối
tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh,

tổ chức tiết dạy sao cho các em cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ để từ đó các em sẽ thích
học.
32. Biện pháp tác động giáo dục:
Tôi đã tiến hành họp phụ huynh và nắm bắt tình hình thực tế của từng học
sinh, sau đó hướng dẫn phương pháp dạy đọc và phân tích âm, vần, tiếng môn TV1 –
CGD giúp phụ huynh dạy con học ở nhà. Đặc biệt có 5 em chưa qua lớp mẫu giáo thì
tơi u cầu phụ huynh mỗi buổi tối nhắc nhở, giám sát các em tự học bài và soạn sách
vở đầy đủ. Các học sinh còn lại phụ huynh phải kiểm tra nhắc nhở việc học ở nhà của
các em. Có gặp khó khăn có thể liên hệ nhờ giáo viên hương dẫn thêm. Lớp có 10 học
sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn nhờ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp giúp đỡ, hỗ
trợ để các em yên tâm học tập.
5


Xây dựng đôi bạn học tập: học sinh giỏi kèm học sinh yếu, khá kèm trung
bình. Xây dựng nề nếp truy bài đầu giờ của từng đơi bạn và có điểm thi đua cho các
tổ. Đối với những em chưa nhận diện hết hoặc chưa biết được bảng chữ cái thì giáo
viên cần dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại bảng chữ
cái tiếng việt và học lại những nét cơ bản từ đầu.
Mỗi đầu mỗi buổi học chiều trong tuần, tôi vào sớm 15 phút sẽ kiểm tra đọc
đối với các em học yếu để kịp thời giúp các em chưa phát âm đúng các âm, vần, tiếng,
từ đã học. Vào chiều thứ năm hàng tuần tôi kèm các em thật sự đọc yếu, viết yếu giúp
các em củng cố các kiến thức đã học trong tuần. Luôn giữ mối liên hệ với phụ huynh
để trao đổi việc học tập của các em học yếu, em có hồn cảnh khó khăn. Đối với
những học sinh yếu, tôi báo cáo kết quả học tập vào chiều thứ sáu hàng tuần để phụ
huynh biết sự tiến bộ và những điểm còn hạn chế.
Trước khi áp dụng phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một tôi đã dạy được
hơn hai tháng nên tôi khảo sát xem sự tiếp thu và tốc độ đọc của hs như thế nào:o sát xem sự tiếp thu và tốc độ đọc của hs như thế nào: tiếp thu và tốc độ đọc của hs như thế nào:p thu và tốc độ đọc của hs như thế nào:c độ đọc của hs như thế nào: đọc của hs như thế nào:c của hs như thế nào:a hs như thế nào: thếp thu và tốc độ đọc của hs như thế nào: nào:
Lớp


Đọc đúng, Đọc đúng, Đọc cịn phải
Khơng đọc
Sĩ số
nhanh
cịn chậm
đánh vần
được
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Một/3
31
7
22,5
7
22,5
12
38,7
5
16
Như vậy tỉ lệ đọc được khơng được nhiều. Xuất phát từ kết quả thực tế trên
của lớp thì chất lượng đọc rất yếu, nên tơi áp dụng một số biện pháp vào rèn đọc cho
học sinh lớp Một như sau:
3.3. Một số phương pháp rèn đọc cho học sinh lớp Một:
3.1. Phương pháp trực quan:

Ở phương pháp này tơi sử dụng quy trình việc 1:
Do nhận thức của trẻ thiên về trực quan, tư duy trừu tượng chưa phát triển nên
việc sử dụng phương pháp trực quan rất là quan trọng trong giờ học Tiếng Việt đặc
biệt thao tác làm mẫu của giáo viên. Phương pháp này có thể dùng ở bất cứ giai đoạn
nào của bài học khi giới thiệu âm, vần mới, luyện đọc, nói khi củng cố bài học làm
cho học sinh nắm nội dung bài học tốt.
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm (Vật thật):
Ví dụ: để học sinh nhận biết âm a, ch thì giáo viên phải phát âm mẫu trước,
sau đó học sinh ghi nhớ và đọc lại. Phương pháp này giúp các em nắm được các âm,
luyện đọc, nghe, nói một cách thuận lợi. Giúp hs nhận biết được phụ âm hay ngun
âm.
3.2. Phương pháp phân tích ngơn ngữ:
Việc 2: Phân tích tiếng:
6


Phương pháp phân tích thể hiện sự phối hợp một cách hợp lí các thao tác phân
tích và tổng hợp khi dạy Tiếng Việt. Phân tích trong dạy đọc là tách từng tiếng, vần /
âm, thanh được sử dụng khi giảng bài mới.
Ví dụ: Tiếng cha gồm có âm ch, vần a, tiếng chà gồm tiếng cha, thanh huyền,
tiếng be gồm âm b và vần e, tiếng bé gồm tiếng be và thanh sắc .
Đối với phương pháp này giáo viên dạy thật tỉ mĩ để giúp học sinh biết phân
tích và nhớ âm đầu, vần thanh ghép lại thành tiếng.
3.3. Phương pháp thực hành:
Phương pháp thực hành được sử dụng thường xuyên trong giờ học Tiếng Việt
để biết học sinh có nhớ âm, vần, tiếng đã học.
Ví dụ: Tiếng cha, thay âm đầu để được tiếng mới? Để tìm được tiếng mới đòi
hỏi học sinh phải nhớ các phụ âm đã học. Nếu học sinh không nhớ phụ âm giáo viên
nhắc lại cho học sinh ghi nhớ. Đặc biệt các nét.
3.4. Phương pháp động viên, khen thưởng:

Trong tiết dạy tơi thường chú ý đến học sinh ít nói, ít tham gia hoạt động học,
học sinh đọc chậm, yếu để gọi các em đọc bài. Tôi luôn tạo sự quan tâm, động viên,
an ủi các em cố gắng lên thì sẽ đọc tốt như các bạn. Sau tiết dạy Tiếng Việt tôi gọi các
em đọc yếu lên bàn giáo viên cùng đọc bài với cô. Mỗi lần đọc xong mà có tiến bộ tơi
thường khen các em bằng những phần q nhở như: bút chì, cục gơm, viên phấn,…để
các em thích thú hơn trong học đọc. Tuy những phần quà nhỏ cũng động viên các em
cố gắng học thật giỏi.
3.5. Phương pháp nhận xét, nêu gương:
Để nâng cao chất lương đọc tốt vào từng học kỳ, năm học tôi thường trò
chuyện với học sinh đọc yếu, đọc chậm chỉ cách nhận biết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×