Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Lý Thuyết.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.91 KB, 46 trang )

TOPIC: Vận dụng các phương pháp dự báo doanh thu và đề xuất
phương pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp: Nghiên cứu thực
tiễn đối với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thị trường sữa Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, tuy
nhiên hệ quả Covid-19 và lạm phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Với
những thách thức liên tục này, việc dự báo doanh thu là cần thiết để đánh giá quy trình
quản lý và lập kế hoạch ngân sách phù hợp cho doanh nghiệp. Vì vậy nhóm thực hiện
đề tài nghiên cứu “Vận dụng các phương pháp dự báo doanh thu và đề xuất phương
pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn đối với Công ty Cổ phần
Sữa Việt Nam (Vinamilk).” nhằm mục tiêu tìm ra phương pháp dự báo tối ưu cho
doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp
thống kê, định tính, định lượng, ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp dự báo như
Nạve Method, SMA, WMA, SES, Trend-Adjusted Exponential Smoothing, Linear
Regression và phương pháp đo lường sai số trong dự báo (MSE) để đưa ra một
phương pháp dự báo tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống
kê của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) từ năm 2012 đến năm 2022 để dự
báo doanh thu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2013 đến 2023. Từ đề tài nghiên cứu
này, một phương pháp dự báo tối ưu sẽ được đề xuất cho cơng ty Vinamilk và góp
phần cung cấp thông tin sáng suốt cho định hướng của công ty, nhằm cải thiện hiệu
quả doanh thu và xác định kết quả hoạt động cho giai đoạn sản xuất tiếp theo.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN, GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng gắn kết với
nhau hơn, đặc biệt Việt Nam đã làm rất tốt trong công cuộc hội nhập. Nước ta đã gia
nhập ASEAN vào năm 1995, AFTA năm 1996 và WTO năm 2006. Sự hội nhập này
tạo nhiều thuận lợi cho các công ty mở rộng thị trường và huy động vốn nước ngồi
để phát triển cơng nghệ và phát triển sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp không chỉ

1



phải cạnh tranh với nhau trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
ngoài trước trên thế giới. Hệ quả của đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến nền
kinh tế trên phạm vi tồn cầu, trong tình hình thực tế hiện nay, nước ta đang phải đối
diện với sự suy thoái kinh tế đang diễn ra. Dẫn đến thị trường tính chất cơ bản đã cạnh
tranh gắt gao nay lại càng khốc liệt hơn, điều đó địi hỏi các doanh nghiệp, công ty
phải nỗ lực tối đa để khẳng định vị thế của mình và tạo ra giá trị nội tại của riêng
mình.
Đối mặt với những thách thức liên tục, việc dự báo doanh thu trở thành một yếu tố
quan trọng để các doanh nghiệp định hình chiến lược, đưa ra quyết định và tối ưu hóa
hiệu suất kinh doanh. Theo Hyndman và Athanasopoulos (2018), dự báo là quá trình
đưa ra tuyên bố về các sự kiện chưa được quan sát, nhằm ước tính các giá trị tại các
thời điểm cụ thể trong tương lai, có thể giúp con người và tổ chức lập kế hoạch và đưa
ra quyết định. Dự báo doanh thu không chỉ đơn thuần là việc ước lượng con số, mà
còn là một q trình phân tích sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó giúp xác định rõ hơn về tình hình hoạt động tài chính và mức độ thành
công của các chiến lược kinh doanh được triển khai. Nếu doanh thu của một doanh
nghiệp tăng, điều này thể hiện sự thành công trong việc tăng cường doanh số bán hàng
và tạo lợi nhuận. Ngược lại, nếu doanh thu giảm, điều này có thể tạo ra những thách
thức và doanh nghiệp cần xem xét các biện pháp để cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Việc tiến hành dự báo doanh thu định kì sẽ đem lại cho các doanh nghiệp cái nhìn rõ
hơn về thực trạng hoạt động tài chính, mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách toàn diện, đúng đắn
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thơng tin. Bên cạnh đó, dự báo
doanh thu sẽ góp phần giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng nhìn thấy
một bức tranh tổng thể và chi tiết hơn về hiệu suất kinh doanh của mình, tìm ra sự tồn
tại của những hạn chế chưa được giải quyết trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Vậy nên mỗi tổ chức cần phát triển cho mình một hệ thống dự báo bao gồm nhiều
phương pháp để dự đốn các sự kiện khơng chắc chắn. Các hệ thống dự báo như vậy
yêu cầu việc phát triển kiến thức chuyên môn trong việc xác định các vấn đề dự báo,

áp dụng nhiều phương pháp dự báo, lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng vấn đề
và đánh giá, cải tiến các phương pháp dự báo theo thời gian. Đồng thời, nhờ vào các
2


đánh giá của việc phân tích và sử dụng các phương pháp dự báo doanh thu sẽ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách chính xác
để mang lại hiệu quả tối đa. Hơn thế nữa cung cấp cho doanh nghiệp một tầm nhìn
chiến lược về tương lai, từ đó định hình và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dựa trên
những dự báo đáng tin cậy, đưa ra được những giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề còn
hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng quản lý và tăng cường hiệu suất sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng sữa của người tiêu dùng trên toàn cầu và trong nước đang
gia tăng mạnh mẽ. Dự báo cho thấy thị trường sữa sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng
hàng năm khoảng 5,3% và dự kiến đạt doanh thu khoảng 593 tỷ đô la vào năm 2023.
Trên thị trường sữa tại Việt Nam, ngành công nghiệp sữa luôn đạt tốc độ tăng trưởng
tốt trong những năm qua. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đang nỗ lực sử dụng
công nghệ và tự động hóa để cải thiện chất lượng sữa cung cấp ra thị trường và tăng
doanh thu. Vinamilk - một trong những thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới cũng
đang góp phần vào sự tăng trưởng này. Theo báo cáo thường niên của Vinamilk giai
đoạn 2022-2026, dự kiến doanh nghiệp sẽ mở rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% và
tăng doanh thu 5% đạt 64.070 tỷ đồng vào năm 2022, cao hơn so với mức tăng 2,2%
của năm 2021 dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát và các cuộc khủng
hoảng chuỗi cung ứng. Vinamilk cũng kỳ vọng sẽ đạt tổng doanh thu 86.200 tỷ đồng
và lợi nhuận trước thuế 16.000 tỷ đồng vào năm 2026. Năm 2022 cũng được Vinamlik
dự báo sẽ là năm đầy triển vọng với sự tăng trưởng từ nhiều dự án tiềm năng. Tuy
nhiên, vào cuối năm 2022, lợi nhuận của Vinamilk giảm do doanh thu vẫn chưa được
cải thiện, cụ thể là sức mua giảm sút khiến doanh thu thuần quý 4/2022 của Công ty
CP Sữa Việt Nam chỉ đạt hơn 15.000 tỷ đồng, giảm 4,7%. Đồng thời, nguyên liệu tồn
kho vẫn chốt ở giá cao làm lợi nhuận gộp giảm hơn 13% so với cùng kỳ. Qua đó,

chúng ta có thể thấy rằng doanh thu thực tế không đạt được mức tăng trưởng như
Vinamlik đã dự kiến. Sự giảm lợi nhuận và doanh thu của Vinamilk cuối năm 2022
cho thấy sự khó khăn trong việc dự báo doanh thu, đặc biệt khi sức mua giảm sút và
giá nguyên liệu cao.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dự báo doanh thu với sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp nói chung cũng như Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
3


(Vinamilk) nói riêng, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài “Vận dụng các phương
pháp dự báo doanh thu và đề xuất phương pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp:
Nghiên cứu thực tiễn đối với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)”. Thơng qua
những phân tích của nhóm dựa trên các nguồn thông tin, số liệu, thực hiện các phương
pháp dự báo, nhóm sẽ đề xuất phương pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp Vinamilk
cũng như đóng góp vào việc cải thiện q trình dự báo doanh thu của Vinamilk và hỗ
trợ công ty trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả.
2. Vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu, vận dụng các phương pháp dự báo doanh thu để dự đoán và đề xuất phương
pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp Vinamilk.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hoá các lý thuyết và áp dụng các phương pháp dự báo để tiến hành dự
báo doanh thu của công ty cổ phần Vinamilk trong khoảng thời gian nhất định:
từ năm 2013 đến 2023 và từ quý II năm 2021 đến quý II năm 2023.

-

Sử dụng phương pháp đo lường sai số trong dự báo và xác định phương pháp

dự báo phù hợp nhất cho công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

-

Đề xuất được phương pháp dự báo tối ưu cho cơng ty trong giai đoạn nói trên,
góp phần giúp Vinamilk trong việc cải thiện hiệu quả dự báo doanh thu, tối ưu
hóa kế hoạch kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược trong kinh doanh.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu
1. Các phương pháp dự báo doanh thu nào có thể áp dụng cho Vinamilk?
2. Phương pháp dự báo nào có khả năng mang lại kết quả dự báo chính xác và tin
cậy nhất cho doanh thu của Vinamilk?
3. Việc sử dụng phương pháp dự báo tối ưu được đề xuất có thể giúp Vinamilk cải
thiện hiệu quả dự báo doanh thu, tối ưu hóa kế hoạch kinh doanh và đưa ra
quyết định chiến lược như thế nào?

4


4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn sẽ tập trung vào các thông tin
và dữ liệu liên quan đến doanh thu dựa trên báo cáo tài chính của cơng ty cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk.
- Về thời gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học sử dụng dữ liệu trong quá
khứ giai đoạn năm 2012-2023 trên báo cáo tài chính của cơng ty Vinamilk. Đề
tài được nhóm sinh viên thực hiện từ tháng 5/2023 đến tháng 8/2023.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài nghiên cứu khoa học này là phương pháp dự báo
doanh thu tối ưu cho công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk giai đoạn từ năm

2013-2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và chọn ra phương pháp dự báo tối ưu cho cơng ty Vinamilk, nhóm đã
tiến hành một q trình phân tích cẩn thận, kết hợp phương pháp phân tích khác nhau
để đạt được kết quả phân tích cụ thể, chính xác và mang tính khách quan cao nhất có
thể. Các trọng số và hằng số sẽ được xác định riêng biệt nhưng thống nhất cho từng
phương pháp dự báo.

5


5.1. Phương pháp định lượng
-

Phương pháp thống kê: Nhóm tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến
doanh thu của Vinamilk trong khoảng thời gian 10 năm (từ năm 2013 đến năm
2023). Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tiến hành xử lý và phân tích, sử dụng dữ
liệu vào các phương pháp dự báo để cho ra kết quả.

-

Phương pháp dự báo: Nghiên cứu này sẽ sử dụng sáu phương pháp dự báo:
phương pháp dự báo ngây thơ (Nạve Method), trung bình trượt đơn (Moving
Average - SMA), trung bình trượt có trọng số (Weighted Moving Average WMA), làm mịn hàm mũ đơn (Single Exponential Smoothing - SES), làm mịn
hàm mũ điều chỉnh theo xu hướng (Trend-Adjusted Exponential Smoothing) và
cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính (Linear Regression).

-

Phương pháp đo lường sai số trong dự báo: Để đánh giá độ chính xác của kết

quả dự báo bằng các phương pháp trên, nhóm sử dụng phương pháp sai số bình
phương trung bình (Mean Squared Error - MSE). MSE giúp đánh giá sai số dự
báo cho từng phương pháp và tìm ra phương pháp có sai số nhỏ nhất để đề xuất
cho cơng ty Vinamilk.

5.2 Phương pháp định tính
Bằng cách hệ thống hóa lý thuyết và phương pháp định lượng, sau khi có kết quả từ
phương pháp định lượng, nhóm tiến hành thu thập, khảo sát ý kiến từ các giảng viên
khoa Quản trị điều hành và khoa Tài chính để điều chỉnh và thống nhất dữ liệu cuối
cùng.
6. Nội dung nghiên cứu
-

Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích sáu phương pháp dự báo
doanh thu và vận dụng chúng vào việc dự báo doanh thu của Công ty Vinamilk.

-

Để thực hiện việc dự báo, nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu từ năm 2012 đến năm
2022 để dự báo doanh thu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2013 đến 2023.
Đồng thời, sẽ thực hiện dự báo trong 9 quý từ quý II năm 2021 đến quý II năm
2023 và sử dụng số liệu từ quý I năm 2021 đến quý I năm 2023.

-

Để kiểm định độ chính xác của các phương pháp dự báo, nghiên cứu sẽ sử
dụng chỉ số Mean Squared Error (MSE) và chia thành 3 phần kiểm định. Phần
đầu tiên là kiểm định đối với dự báo 9 quý từ quý II năm 2021 đến quý I năm
6



2023. Phần thứ hai là kiểm định đối với dự báo 5 năm từ 2018 đến 2022. Và
phần cuối cùng là kiểm định đối với dự báo 10 năm từ 2013 đến 2022.
-

SAU NÀY BỔ SUNG PHẦN ĐÃ THỰC HIỆN ĐỊNH TÍNH

-

Từ đó đề xuất phương pháp dự báo tối ưu nhằm cải thiện độ chính xác và hiệu
quả của dự báo doanh thu.

7. Đóng góp của đề tài
-

Đề tài nỗ lực nghiên cứu về việc áp dụng các phương pháp dự báo doanh thu
vào một doanh nghiệp thực tế - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk),
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sữa tại Việt
Nam. Qua đó, có thể thấy nghiên cứu mang tính thực tiễn, ứng dụng cao giúp
cung cấp phương pháp dự báo tối ưu cụ thể cho một doanh nghiệp đang hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.

-

Đề tài cũng đóng góp vào việc cải thiện quyết định kinh doanh của Công ty
Vinamilk. Kết quả của nghiên cứu cung cấp một phương pháp dự báo tối ưu
hiệu quả, giúp công ty đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên những dữ
liệu, thông tin đáng tin cậy về dự báo doanh thu. Góp phần tăng cường khả
năng dự báo doanh thu và định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty
Vinamilk trên thị trường cạnh tranh trong tương lai.


-

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đóng góp vào lĩnh vực dự báo doanh thu và
phương pháp dự báo trong lĩnh vực kinh doanh. Qua việc phân tích và áp dụng
các phương pháp dự báo, đề tài mang lại những thông tin giá trị và kinh nghiệm
cho cộng đồng nghiên cứu và các nhà quản lý trong việc cải thiện quy trình dự
báo doanh thu và hiệu quả quyết định kinh doanh.

-

Hơn thế, những lý thuyết và ứng dụng đưa ra trong đề tài còn được dùng làm
tài liệu tham khảo cho các nhà các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh doanh, sinh
viên ngành kinh tế và các cá nhân quan tâm đến lĩnh vực dự báo doanh thu và
chiến lược kinh doanh tham khảo. Từ đó, dựa trên những phân tích và nghiên
cứu, đưa ra những nhận định, đánh giá và kết luận chính xác tồn diện về tình
hình dự báo doanh thu của doanh nghiệp cần phân tích.

7


8. Hướng phát triển của đề tài
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Vận dụng các phương pháp dự báo
doanh thu và đề xuất phương pháp dự báo tối ưu cho doanh nghiệp: Nghiên cứu thực
tiễn đối với Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)”, nhóm nhận thấy hướng phát
triển của đề tài này cịn có thể phát triển thêm như sau. Đó là các nghiên cứu có thể
phát triển các phương pháp dự báo mới, nhằm nâng cao độ chính xác và hiệu quả của
quá trình dự báo doanh thu. Trong q trình phân tích có thể khám phá và áp dụng các
phần mềm dự báo tiên tiến hơn để tăng cường khả năng dự báo và tối ưu hóa q trình
phân tích dữ liệu. Phạm vi nghiên cứu có thể được mở rộng hơn để áp dụng các

phương pháp dự báo doanh thu cho các công ty ở lĩnh vực khác. Điều này sẽ tạo ra sự
đa dạng và phong phú hơn trong việc áp dụng các phương pháp dự báo và cung cấp
kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có thể
khám phá các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp để góp phần cải
thiện q trình dự báo và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tài liệu tham khảo thêm:
1.2 Forecasting, planning and goals | Forecasting: Principles and Practice (2nd ed)
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SAN BẰNG MŨ ĐỂ DỰ BÁO
DOANH THU CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành
Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam hay còn thường được biết đến với tên thương hiệu
Vinamilk, là một công ty với hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh
sữa và các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam. Theo Brand Finance, một hãng chuyên định
giá các thương hiệu trên khắp thế giới, có trụ sở ở London (Anh), đã trao chứng nhận
“"Vinamilk - Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới" cho bà Bùi Thị Hương – Giám đốc
Điều hành Vinamilk. Để có thể xây dựng một thương hiệu lớn mạnh như hiện tại thì
Vinamilk đã trải qua 03 giai đoạn phát triển gồm: bao cấp (1976-1986), đổi mới (
1986 -2003), cổ phần hóa (2003-Nay). Trích

8


Giai đoạn bao cấp, Vinamilk đã ra đời vào năm 1976 với tên gọi là Công Ty Sữa - Cà
Phê Miền Nam, dưới sự tiếp quản của 03 nhà máy từ chế độ cũ để lại gồm: nhà máy
sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân
là nhà máy Cosuvina), nhà máy sữa bột Dielac ( tiền thân là nhà máy Nestle’). Trong
năm 1982, Công Ty Sữa - Cà Phê Miền Nam đã đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa
- Cà phê – Bánh kẹo I, sau khi được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và tiếp
quản thêm 02 nhà máy (nhà máy bánh kẹo Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích

Chi).
Giai đoạn đổi mới (1986-2003), trong giai đoạn này cụ thể là vào tháng 3/1992, xí
nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I đã chính thức đổi tên thành Công ty Sữa
Việt Nam (Vinamilk) như hiện tại và trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Sau đó 03 năm,
vào năm 1995 Vinamilk chính thức khánh thành nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội. Trên
con đường phát triển trong giai đoạn đổi mới Vinamilk đã mở rộng thêm các nhà máy
sữa ở Cần Thơ (2001), nhà máy sữa ở Bình Định và Sài Gịn ( 2003)
Giai đoạn cổ phần hóa, Vinamilk đã chuyển sang thành loại hình Cơng Ty Cổ Phần và
tung mã giao dịch lên sàn chứng khoán là VNM (2003) cùng khoản thời gian khánh
thành thành 02 nhà máy sữa ở Bình Định và Sài Gịn. Vinamilk tiếp tục mở rộng quy
mơ kinh doanh của mình trong năm 2004 thơng qua việc mua lại Cơng Ty Cổ phần
Sữa Sài Gịn và tăng vốn điều lệ khi đó lên tới 1590 tỷ VNĐ. Tới năm 2007, sau khi
đổi Logo thương hiệu được một năm (2006) và thành lập trụ sở tại Khu công nghiệp
Lễ Môn, Thanh Hóa nhờ vào việc mua chi phối 55% cổ phần công Ty sữa Lam Sơn,
Vinamilk đã thành lập khẩu hiệu đầu tiên cho công ty là “Cuộc sống tươi đẹp”. Và
khẩu hiệu này được thay thế bằng “ Niềm tin Việt Nam” vào năm 2009 và cuối cùng
được đổi thành “Vươn cao Việt Nam” vào năm 2012 và được sử dụng cho tận bây giờ.
Việc đổi thông điệp của khẩu hiệu đã góp phần to lớn trong việc giúp Vinamilk xây
dựng các chiến lược thương hiệu thành công, và tạo ra hình ảnh thương hiệu lớn như
hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn này, Vinamilk đã có những bước tiến lớn về mặt
công nghệ cũng như về hướng sản xuất các loại hàng xuất xứ Organic được thể hiện
vào năm 2017 và 2018. Trong năm 2017, khánh thành trang trại Organic Đà Lạt, trang
9


trại sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Và năm 2018 khánh thành trang trại số 1 thuộc
tổ hợp trang trại bị sữa cơng cao Vinamilk Thanh Hóa.
Trong năm 2021, Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đầu tư và liên doanh. Đầu
tiên, họ đầu tư xây dựng một nhà máy sữa mới tại Hưng Yên với số vốn đầu tư lên tới
4.600 tỷ đồng. Tiếp theo, Vinamilk hợp tác với tập đoàn De Monte để phân phối sản

phẩm của mình tại thị trường Philippines. Và vào tháng 5/2022, Vinamilk cũng đã
khởi công Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới
3.150 tỷ đồng.
2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi - Triết lý kinh doanh
2.1. Tầm nhìn
Vinamilk từ khi được sáng lập và hoạt động cho tới hiện nay luôn hướng tới mục tiêu
trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người.
2.2. Sứ mệnh
Vinamilk cam kết hướng tới việc cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm dinh
dưỡng và chất lượng hàng đầu, đặt sự tôn trọng, yêu thương và trách nhiệm cao đối
với cuộc sống con người và xã hội làm trọng tâm của hoạt động.
2.3. Giá trị cốt lõi
Vinamilk tập trung phát huy, giữ vững 05 giá trị cốt lõi trong suốt q trình hoạt động
kinh doanh của mình gồm: chính trực, tơn trọng, cơng bằng, đạo đức, tn thủ.
+ Chính trực: Vinamilk ln giữ vững sự liêm chính, trung trực trong ứng xử và
trong tất cả các giao dịch
+ Tôn trọng: Sự tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn
trọng đối tác và hợp tác dựa trên sự tôn trọng là các nguyên tắc cốt lõi
Vinamilk hướng đến.
+ Công bằng: Vinamilk cam kết đảm bảo công bằng đối với nhân viên, khách
hàng, nhà cung cấp và tất cả các bên liên quan khác. Công bằng với nhân viên,

10


khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác là điều mà Vinamilk luôn
tôn trọng và tuân thủ một cách tuyệt đối.
+ Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được đặt ra và hành động theo một cách
đạo đức là sự cam kết của Vinamilk.

+ Tuân thủ: Vinamilk luôn tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy
chế, chính sách, quy định của Cơng ty một cách chặt chẽ nhất có thể.
2.4. Triết lý kinh doanh
Vinamilk khao khát trở thành sản phẩm được lòng ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì vậy,
Vinamilk tin rằng chất lượng và sự sáng tạo là đồng hành không thể thiếu. Bên cạnh
đó, Vinamilk coi khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng tất cả các nhu cầu của
khách hàng.

3. Chức năng hoạt động kinh doanh chính
Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa. Với hơn 40 năm kinh
nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được danh tiếng vững chắc và trở thành một thương
hiệu đáng tin cậy trên thị trường. Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại sữa
tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa chua đa dạng cho người tiêu dùng. Nhờ quy trình sản
xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến, Vinamilk cam kết mang đến cho khách hàng
những sản phẩm sữa chất lượng cao, an tồn và dinh dưỡng.
Vinamilk khơng chỉ hoạt động trong thị trường nội địa mà còn mở rộng quy mô kinh
doanh ra thị trường quốc tế. Công ty đã và đang tăng cường việc xuất khẩu sản phẩm
đến các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và có
mặt tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Tổng giá trị của các hợp đồng xuất khẩu đã
ký kết thành công của công ty này đã đạt 100 triệu USD, và dự kiến thực hiện trong 6
tháng đầu năm 2023. (Trích)
Bên cạnh sản xuất sữa, Vinamilk cũng mở rộng danh mục sản phẩm bằng việc phát
triển các dòng sản phẩm từ sữa như bánh kẹo, đồ uống sữa và các sản phẩm dinh
11


dưỡng khác. Điều này giúp công ty tăng cường đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Vinamilk luôn đặt lợi ích và sức khỏe của
người tiêu dùng lên hàng đầu. Công ty không ngừng nghiên cứu và đầu tư vào nghiên

cứu phát triển công nghệ sản xuất sữa, tạo ra những dòng sữa sạch và bổ dưỡng, nhằm
cung cấp những sản phẩm sữa đạt chuẩn chất lượng cao và mang lại lợi ích sức khỏe
tối đa cho khách hàng. Với sự cam kết không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, Vinamilk đã trở thành một thương hiệu sữa hàng đầu khơng chỉ trong nước
mà cịn được cơng nhận trên thị trường quốc tế.
4. Sản phẩm
Vinamilk là một thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp đa dạng sản phẩm
sữa và thực phẩm liên quan. Vinamilk sản xuất nhiều loại sữa tươi và sữa dinh dưỡng
để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng.
Dành cho người lớn, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng như
Vinamilk 100% Sữa tươi, Vinamilk Green Farm và Vinamilk 100% Organic. Ngồi ra,
sữa tươi của Vinamilk cịn có thêm thành phần tổ yến, mang lại lợi ích dinh dưỡng đặc
biệt. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, Vinamilk có sản phẩm như Optimum
Mama Gold và Dielac Mama Gold, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Trong danh mục sữa dành cho trẻ em, Vinamilk cung cấp nhiều lựa chọn như Pedia
Kenji, ColosGold, YOKOGOLD, Optimum Gold, Dielac Alpha Gold, Dielac Grow
Plus, với các dòng sản phẩm sữa non, sữa tổ yến và sữa dinh dưỡng phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của trẻ. Vinamilk cũng không quên đến những giai đoạn ăn dặm,
với bột ăn dặm như RiDielac Gold và Optimum Gold, giúp cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết cho bé.
Đối với người cao tuổi, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa cho người cao tuổi như
Kenko Haru, Sure Prevent Gold, Sure Diecerna, Canxi Pro, và Vinamilk Dinh Dưỡng.
Ngồi ra, Vinamilk cịn có sữa chua ăn phổ thông và sữa chua ăn cao cấp, như sữa
chua ăn Trắng và sữa chua Vinamilk cao cấp. Dành cho trẻ em, có sữa chua ăn Susu.

12


Ngoài ra, Vinamilk cũng cung cấp sữa chua uống tiệt trùng như Vinamilk Susu và
Vinamilk Yomilk, và sữa chua uống thanh trùng như Probi. Đối với sữa trái cây,

Vinamilk có sản phẩm Sữa trái cây Vinamilk Hero.
Ngồi sữa, Vinamilk cịn cung cấp sản phẩm sữa đặc có đường như Ơng Thọ và
creamer đặc có đường như Ngơi Sao Phương Nam và Tài Lộc. Đối với sữa thực vật,
Vinamilk cung cấp các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, bao gồm sữa đậu nành
tươi, sữa đậu nành Gold và sữa đậu nành gấp đơi canxi. Ngồi ra, họ cịn có sữa hạt
Super Nut với các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó và đậu đỏ.
Trong danh mục nước giải khát, Vinamilk sản xuất nước trái cây Vfresh với nhiều loại
như nước cam ép, nước táo ép, nước nho ép, nước lựu táo, nước kiwi táo, nước cam
ép 50%, nước ổi ép và nước đào ép. Còn trong loại nước trà Vfresh, có trà Atiso ít
đường, trà Atiso khơng đường, trà xanh nha đam Vfresh, nước nho nha đam Vfresh,
nước dừa tươi và nước dừa tươi Vinamilk Coco Fresh.
Đối với kem, Vinamilk có kem hộp cho cả gia đình như kem hộp Vinamilk, kem hộp
Vinamilk Trân Châu và kem cao cấp Vinamilk Twin Cows. Dành cho trẻ em, có kem
que Nhóc Kem và kem que Subo. Cịn kem cho giới trẻ, có kem que Vinamilk Delight
và kem ốc quế Vinamilk Delight. Ngồi ra, Vinamilk cịn sản xuất đường tinh luyện
cao cấp Vietsugar và phô mai Vinamilk để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tóm lại, cơng ty Vinamilk cung cấp một loạt các sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng
và đồ uống đa dạng, phục vụ nhu cầu dinh dưỡng và thưởng thức của mọi lứa tuổi và
đối tượng trong gia đình.
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan
Johan Egnell và Linnea Hansson (2013) đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích đo
lường khả năng ứng dụng và độ chính xác của dự báo cũng như việc áp dụng mơ hình
này vào doanh nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập dữ liệu về công ty bao gồm
13


cả dữ liệu định lượng và định tính. Về định lượng là số liệu bán hàng, lượng đặt hàng
bên ngoài và dự báo trước đó do cơng ty thực hiện. Về định tính chủ yếu thu thập
thơng qua phỏng vấn nhân sự trong tổ chức. Nghiên cứu đã sử dụng nhiều mơ hình dự

báo khác nhau :Single Exponential Smoothing (SES), Holt-Winter’s measure, Trend
excluded, 3 Months Moving Average (3MA), 5 Months Moving Average (5MA) để và
các mơ hình kiểm tra sai số dự báo khác nhau: Mean Error (ME), Mean Absolute
Error (MAE), Mean Squared Error (MSE), Mean Absolute Percentage Error (MAPE)
để tìm ra mơ hình có độ chính xác cao nhất. Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các mơ
hình dự báo và các mơ hình kiểm tra sai số giúp tăng độ chính xác đối với việc tìm ra
và áp dụng phương pháp dự báo phù hợp cho doanh nghiệp.
P. Barbosa, S. Christo và Costa (2015) đã thực hiện nghiên cứu để dự báo nhu cầu quy
hoạch sản xuất của một cơng ty thực phẩm. Sau nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định
được phương pháp dự báo hiệu quả và chính xác nhất cho cơng ty. Đồng thời đề xuất
xu hướng và những biện pháp giúp công ty lập kế hoạch và cải thiện, tăng cường nhu
cầu quy hoạch sản xuất cho doanh nghiệp của mình. Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ
ra được tầm quan trọng của việc ứng dụng các phương pháp dự báo, hệ quả của các
việc dự báo tác động đến quá trình nhìn nhận và từ đó đưa ra những phương hướng
giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp như thế nào.
Hau-Ling Chan, Shuyun Ren và Tana Siqin (2019) đã thực hiện áp dụng các phương
pháp dự báo để thông qua việc dự báo doanh số bán hàng mà xác định nhu cầu trong
hoạt động bán lẻ thời trang sản phẩm. Nghiên cứu cũng đã sử dụng một số phương
pháp như: MSE, MAE, SMAPE để xác định phương pháp dự báo có độ chính xác
nhất. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đã đưa ra kết luận thông qua bài nghiên cứu
rằng dự báo đóng vai trị quan trọng trong quản lý hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể
ở đây là ngành bán lẻ thời trang. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt cịn hạn
chế của mơ hình dự báo và đưa ra những đề xuất để cải tiến quá trình này một cách tốt
nhất.

14


2. Lý thuyết nền tảng
2.1. Các phương pháp dự báo

2.1.1. Nạve Method
Nạve Method là một trong các mơ hình dự báo đơn giản nhất. Nó giả định rằng dự
báo cho kỳ tiếp theo sẽ bằng thực tế của kỳ hiện tại.

Trong đó:
Ft+1: Dự báo nhu cầu cho kỳ t+1
At: Nhu cầu thực tế quan sát được trong kỳ t
t: Khoảng thời gian hiện tại.
2.1.2. Single Moving Average (SMA)
Dự báo số trung bình động (SMA) là trung bình của "n" quan sát gần đây nhất trong
một chuỗi thời gian. Trong phương pháp SMA, dự báo được tính bằng cách lấy trung
bình của một số lượng chu kỳ đang được chọn gần đây nhất. Sau khi xuất hiện một
yêu cầu mới, giá trị mới nhất được thêm vào tính tốn trung bình mới trong khi quan
sát cũ nhất được bỏ đi. "Số chu kỳ nhỏ làm cho dự báo nhạy cảm trong khi số chu kỳ
lớn dẫn đến đáp ứng kém hơn với sự thay đổi nhanh" (Hanke và Wichern, 2014: 65).
Trong single moving average, các quan sát được gán trọng số bằng nhau. Phương
pháp này khơng phù hợp nếu có xu hướng hoặc mùa vụ. Đối với một moving average
bậc n, SMA(n), SMA có thể được tính như sau:

Trong đó:
Ft+1: Dự báo nhu cầu cho kỳ t+1
At: Nhu cầu thực tế quan sát được trong kỳ t

15


n: số kỳ hoặc điểm dữ liệu được tính trung bình.
SMA là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để dự báo nhu cầu
gập ghềnh. Sani và Kingsman (1997: 711) đã so sánh SMA, smoothing một mức và
phương pháp Croston bằng cách sử dụng chi phí và mức dịch vụ làm đo lường hiệu

suất. Kết quả của họ cho thấy rằng SMA vượt trội hơn so với các phương pháp khác.
2.1.3. Weighted Moving Average - WMA
Phương pháp SMA gán trọng số bằng nhau cho tất cả các thuật ngữ. Nếu có xu hướng
hiện diện, việc sử dụng trọng số để tăng tính quan trọng của các giá trị gần đây là phù
hợp. Do đó, kỹ thuật dự báo sẽ có tính phản ứng cao hơn với các thay đổi. Phương
pháp WMA sẽ gán trọng số cao hơn cho yêu cầu thực tế gần đây nhất. Do đó, nó khắc
phục một số bất lợi gây ra bởi phương pháp SMA. Phương trình cho WMA được đưa
ra trong phương trình:

Trong đó:
Ft+1: Dự báo nhu cầu cho kỳ t+1
At: Nhu cầu thực tế quan sát được trong kỳ t
wt: trọng số trong kỳ t
n: số kỳ hoặc điểm dữ liệu được tính trung bình
Khi lựa chọn các trọng số, khơng có cơng thức cụ thể. Do đó, cần có một số kinh
nghiệm để xác định các trọng số này. Heizer và Render (2014: 146) cho biết “nếu kỳ
trước được gán trọng số quá lớn, dự báo có thể phản ánh một sự thay đổi lớn, khơng
bình thường trong mẫu nhu cầu quá nhanh”. Nếu tất cả các thuật ngữ có cùng trọng
số, WMA đưa ra những dự báo giống với SMA.
2.1.4. Single Exponential Smoothing (SES)
Single Exponential Smoothing (SES) là một kỹ thuật dự báo sử dụng trung bình có
trọng số của các giá trị chuỗi thời gian trước đó để dự báo giá trị của chuỗi thời gian
trong kỳ tiếp theo.
16


Trong thực tế, trung bình mượt đơn giản (SES) là một phương pháp thường được sử
dụng do tính đơn giản và độ ổn định. Đây là một phương pháp dựa trên tham số. Nó
cung cấp trung bình trọng số của tất cả các giá trị quan sát được. Phương pháp này
nhằm ước tính mức hiện tại để sử dụng khi dự báo các giá trị tương lai. Sử dụng SES

phù hợp cho dữ liệu khơng có xu hướng hoặc mẫu mùa. SES sửa đổi ước tính bằng
cách sử dụng các trải nghiệm gần đây hơn. Phép tính yêu cầu một tham số được xác
định trước; hằng số mượt "α". Quan sát gần đây nhất nhận được trọng số cao nhất và
các quan sát cũ hơn sẽ nhận ít trọng số hơn. Hằng số mượt là một giá trị nằm giữa 0 và
1, và nó được xác định bằng cách đánh giá và dựa trên các đặc điểm của dữ liệu.
Silver et al. (1998) đề xuất chọn một giá trị hằng số mượt nằm giữa 0.1 và 0.3 nếu dự
báo được thực hiện hàng tháng. Cơng thức chung của trung bình mượt mở rộng
(exponential smoothing) là:

Trong đó, α được gọi là hằng số mượt (0 ≤ α ≤ 1).
2.1.5. Trend-Adjusted Exponential Smoothing
Phương pháp làm mịn theo cấp số nhân là một kỹ thuật dự báo phù hợp nếu chuỗi thời
gian có một mẫu ngang (tức khơng có xu hướng) kèm theo biến động ngẫu nhiên. Tuy
nhiên, nếu chuỗi thời gian có xu hướng, các dự báo được hỗ trợ bởi một phép làm mịn
hàm mũ đơn giản sẽ chậm hơn xu hướng. Trong những trường hợp như vậy, một biến
thể của phương pháp làm trơn hàm mũ đơn giản được gọi là làm mịn hàm mũ điều
chỉnh theo xu hướng (Trend-Adjusted Exponential Smoothing) có thể được sử dụng
như là một kỹ thuật dự báo.
● Bước 1: Tính tốn dự báo bằng phương pháp làm mịn hàm mũ đơn (Ft)

● Bước 2: Điều chỉnh xu hướng:

17


Trong đó:

được gọi là hằng số xu hướng (0 ≤ ≤ 1).
T được gọi là điều chỉnh xu hướng.


● Bước 3: Tính tốn dự báo bao gồm xu hướng (FITt) :

2.1.6. Linear Regression
Hồi quy tuyến tính là một phương pháp xây dựng một mơ hình thống kê mơ tả mối
quan hệ giữa một biến phụ thuộc đơn và một hoặc nhiều biến độc lập, tất cả đều là số.

Trong đó:
Y : biến phụ thuộc
X: biến độc lập (thời gian)
a : chặn của đường hồi quy
b : tốc độ của đường hồi quy
Mơ hình hồi quy tuyến tính dễ thực hiện về mặt tính tốn vì nó khơng địi hỏi nhiều
chi phí kỹ thuật, kể cả trước khi khởi chạy mơ hình cũng như trong q trình bảo trì
mơ hình. Hồi quy tuyến tính khơng nặng về mặt tính tốn và do đó, rất phù hợp trong
các trường hợp cần mở rộng quy mô.
2.2. Kiểm tra sai số dự báo
Kiểm tra sai số dự báo là một bước không thể thiếu trong q trình xây dựng mơ hình
dự báo. Tầm quan trọng của cơng việc này là rất lớn, vì nó giúp đánh giá chất lượng
của mơ hình dự báo, xác định mức độ chính xác của dự báo và đảm bảo tính chính xác
cũng như ứng dụng của mơ hình trong tương lai. Nếu sai số dự báo quá lớn, nghĩa là
mơ hình khơng phù hợp và cần được cải tiến hoặc sử dụng mơ hình khác để đưa ra dự
báo chính xác hơn. Nếu sai số dự báo được giữ ở mức thấp, nghĩa là mơ hình dự báo
đã phù hợp và cho kết quả tốt, có độ chính xác cao. Kiểm tra thông số dự báo sai cũng
giúp đảm bảo tính chính xác và ứng dụng của mơ hình trong tương lai. Nếu ta khơng

18


kiểm tra sai số dự báo trong quá trình xây dựng mơ hình, rất có thể sẽ dẫn đến tình
trạng mơ hình q phù hợp hoặc khơng phù hợp, gây ra bất ổn giữa giá dự báo và giá

trị thực tế. Vì vậy, kiểm tra sai số dự báo là một bước quan trọng trong q trình xây
dựng mơ hình dự báo và đảm bảo tính chính xác, khả năng ứng dụng trong tương lai
của mơ hình.
Để kiểm tra sai số kết quả dự báo của các phương pháp trên, nhóm sử dụng phương
pháp sai số bình phương trung bình (Mean Squared Error - MSE). MSE giúp đánh giá
sai số dự báo cho từng phương pháp và tìm ra phương pháp có sai số nhỏ nhất để đề
xuất cho cơng ty Vinamilk.

MSE là khoảng cách bình phương trung bình giữa các giá trị được quan sát và dự
đốn. Bởi vì nó sử dụng các đơn vị bình phương hơn là các đơn vị dữ liệu tự nhiên,
nên việc giải thích ít trực quan hơn. Bình phương các chênh lệch loại bỏ các giá trị âm
của các chênh lệch và đảm bảo rằng sai số bình phương trung bình ln lớn hơn hoặc
bằng 0. Nó hầu như ln ln là một giá trị tích cực. Chỉ một mơ hình hồn hảo khơng
có lỗi mới tạo ra MSE bằng khơng. Và điều đó khơng xảy ra trong thực tế.
3. Các khái niệm nghiên cứu
3.1. Dự báo
Theo Hyndman và Athanasopoulos (2018), dự báo là quá trình đưa ra tuyên bố về các
sự kiện mà kết quả thực tế vẫn chưa được quan sát, nhưng dự báo sẽ ước tính các giá
trị tại các thời điểm cụ thể trong tương lai, điều này có thể giúp mọi người và tổ chức
lập kế hoạch và ra quyết định.
Dự báo trong kinh doanh cố gắng đưa ra những phỏng đốn hoặc dự đốn sáng suốt
về tình trạng tương lai của một số chỉ số kinh doanh nhất định, chẳng hạn như tăng
trưởng doanh số bán hàng hoặc dự đốn về doanh thu, hay thậm chí là toàn bộ nền
kinh tế, chẳng hạn như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý tới. Dự
báo kinh doanh dựa trên cả kỹ thuật định lượng và định tính để cải thiện độ chính xác.
Các nhà quản lý sử dụng dự báo cho các mục đích nội bộ để đưa ra quyết định phân

19



bổ vốn và xác định xem có nên mua lại, mở rộng hay thối vốn hay khơng. Họ cũng
đưa ra những dự báo hướng tới tương lai để phổ biến rộng rãi như hướng dẫn về thu
nhập .
3.2. Dự báo sử dụng phương pháp định tính
Các mơ hình dự báo định tính rất hữu ích trong việc phát triển các dự báo với phạm vi
hạn chế. Những mơ hình này phụ thuộc nhiều vào ý kiến ​chuyên gia và có lợi nhất
trong ngắn hạn. Ví dụ về các mơ hình dự báo định tính bao gồm phỏng vấn, thăm
quan tại chỗ, nghiên cứu thị trường , thăm dò ý kiến ​và khảo sát có thể áp dụng
phương pháp Delphi (dựa trên ý kiến ​chuyên gia tổng hợp). Trong bài nghiên cứu này,
nhóm đã sử dụng phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia (các giảng viên khoa Quản trị
và khoa Tài chính).
3.3. Dự báo sử dụng phương pháp định lượng
Dự báo định lượng là một quy trình liên quan đến xử lý, thống kê, tính tốn các số
liệu, dữ liệu, mà các nhóm nghiên cứu sử dụng để hiểu hiệu suất và dự đốn doanh
thu, chi phí, doanh số, …trong tương lai dựa trên các mẫu và dữ liệu lịch sử. Kết quả
dự báo mang lại cho doanh nghiệp khả năng đưa ra quyết định sáng suốt về chiến lược
và quy trình để đảm bảo mang lại nhiều thành cơng, bước tiến mới cho doanh nghiệp.
Và vì dự báo định lượng chủ yếu dựa trên số liệu thống kê và toán học nên nó thường
sẽ mang tính khách quan hơn là dự báo sử dụng phương pháp định tính.
Chương IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Quy trình nghiên cứu

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×