Đứng lên từ thất bại ư? Thực tế không
giống như lý thuyết
Gần đây, thất bại trong kinh doanh thường được đề cao là con đường để dẫn tới
thành công; một số thậm chí còn đặt cho khái niệm này cái tên “sự thất bại quý phái”.
Gurus đã dùng thơ để diễn đạt khái niệm này như “Tận hưởng sự thất bại” và “Sự
dũng cảm đương đầu với thất bại.” Một tạp chí trên mạng có tên “Thất bại” ca ngợi
những trường hợp thất bại trong thời đại hiện nay và quá khứ. Để tôi cho các bạn biết
một tin mới: thất bại thực sự là vô cùng khó chịu.
Bất kỳ ai đã từng trải qua thất bại trong kinh doanh đều có thể nói cho bạn biết
rằng kết cục của nó chẳng đẹp chút nào. Bạn ngập trong nợ nần (thường là số tiền bạn
mượn của bạn bè và người thân), lòng tự trọng của bạn đột nhiên xuống giá, tương lai
của bạn cực kỳ ảm đạm và tất cả mọi người xung quanh bạn đều nhìn bạn như thể bạn
là “Người Voi” vậy - phần nào thương hại, phần nào sợ hãi. Các câu hỏi khiến bạn đau
đầu: Liệu mình có thể một lần nữa ngồi lên mình ngựa hay không? Các chủ ngân hàng
còn coi mình là đáng tin cậy nữa hay không? Những người tài năng có sẵn lòng đặt
tương lai của họ vào tay mình nữa hay không?
Trên thực tế, tình trạng thiếu chắc chắn và mất lòng từ trọng này thường khiến
người ta không đánh giá cao bất cứ khoảng sáng nào phía sau những đám mây hiện tại.
Thất bại đã không tặng được bài học tốt nào cho Joe Allan, nhà kinh doanh sửa chữa
máy cắt và chăm sóc cỏ ở công ty French Lick, Ind. Tức giận và đau xót sau khi toà
nhà cao ốc của mình bị chiếm hữu, ông đã tới trường bắn, bắt chết một người trước khi
tự sát.
“Thất bại rất tệ hại”
Nicholas Hall, người đã phản ứng tương đối tích cực trước 3 cú thất bại trong
cuộc đời kinh doanh, nói: “Ngay khi bạn nhận thấy giấc mơ của mình đã chết, thì bạn
bắt đầu cảm nhận được sự tệ hại của thất bại.” Hall đã đặt cược các trải nghiệm này
vào một trang web mang tên “thất bại”, nơi ông muốn để những người yêu thích kinh
doanh và từng thất bại có thể thương xót, học hỏi và gượng đứng lên.
Nhưng hãy đoán xem điều gì xảy ra? Hầu hết những câu chuyện kể trên trang
web này đều là những câu chuyện thành công hoàn toàn – hay ít nhất là những câu
chuyện về cú thất bại-gượng dậy rất nhanh chóng. Một số câu chuyện đau buồn và về
kinh nghiệm học được sau thất bại được đăng lên ẩn danh. Trong một cuộc phỏng vấn,
ngay cả ông Hall dường như cũng có phần nào miễn cưỡng khi nhìn lại những chi tiết
buồn bã trong quá khứ. Ông khẳng định rằng thất bại kinh doanh để lại những đống đổ
nát đáng kể trong tâm hồn. Ông kể về những trải nghiệm của mình: “Tôi làm việc
nhiều giờ mỗi ngày và tăng cân. Đó là lý do vì sao nhiều nhà kinh doanh ngại không
muốn thử bắt đầu lần nữa. Trông họ kiệt quệ, họ không ngủ được, tăng cân và gây lộn
với gia đình.”
Quãng đời kinh doanh đã dạy ông không bao giờ đầu tư quá nhiều bản thân
mình vào một cái gì dễ vỡ như doanh nghiệp mới nữa. Vì vậy ông đã xây dựng một
cuộc sống riêng đa dạng hơn bao gồm gia đình, chơi golf và tham gia các buổi biểu
diễn tại nhà hát địa phương. Ông cho biết: “Điều đó giúp tôi không bị quá say mê công
việc và có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng mới.”
Ông còn xây dựng một tập hợp những người bạn ủng hộ mình và các nhà cố
vấn. Ông nói: “Nếu bạn không có những người mà bạn có thể nhờ cậy tới thì sẽ rất khó
khăn. Trở ngại lớn nhất là bản thân bạn, là khả năng tin tưởng vào chính bản thân
mình một lần nữa.”
Thất bại không làm con người dũng cảm hơn
Dave McClure hiện đang vật lộn với giai đoạn khó khăn. Nhà doanh nghiệp ở
Thung lũng Silicon này đã thành lập một công ty dịch vụ mạng và cơ sở dữ liệu và
công ty này đặt ông vào tình trạng nợ nần do lợi nhuận thấp. Ông đã tìm cách bán công
ty đi trước khi nó hoàn toàn phá sản, nhưng trải nghiệm này với ông không vui vẻ chút
nào. Ông kể lại: “Câu chuyện về thất bại này được in trên trang nhất đã bán hết sạch.
Mọi người ở Thung lũng không tìm kiếm những người đã từng thất bại nhiều lần.”
Ông McClure, một chuyên viên giỏi không có kinh nghiệm kinh doanh nào
trước đây, đã thành lập Aslan Computing năm 1995 và đạt tới doanh thu $1,8 triệu
trong hai năm. Nhưng thật không may, công ty cũng bị lỗ $50.000 trong năm thứ hai
và chao đảo bên bờ phá sản khi các ngân hàng không cho vay vốn nữa. Nợ tín dụng
của ông lên tới $120.000 và bạn bè khuyên ông nên được bảo lãnh, nhưng ông đã mắc
chân vào đó, cố gắng xoay sở đủ tiền doanh thu để trả nợ. Ông nói: “Tôi biết rất nhiều
người bắt đầu với một khoản nợ tín dụng và chẳng đạt được điều gì cả. Thất bại với họ
chẳng có gì là dễ chịu cả.”
Như vậy, theo truyền thông của nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ đầy bản lĩnh, ông
McClure sẽ nhẩy lên lưng con ngựa kinh doanh và sẵn sàng phi tiếp. Nhưng thực tế
không hoàn toàn như vậy. Ông nói lúc này ông cần nghỉ xả hơi. Vì vậy ông sẵn lòng
cung cấp dịch vụ tư vấn – và cả kinh nghiệm trong quá khứ - cho những người bắt đầu
khởi nghiệp kinh doanh khác, với hy vọng ông có thể ngăn họ khỏi bị những “cú ngã
điếng người”. Ông cho biết một ngày nào đó ông sẽ lại tham gia vào cuộc chơi, nhưng
cũng thú nhận rằng “hơi sợ.” Ông nói: “Tôi thích một chân quản lý cao cấp tại một
công ty mới thành lập. Do đã từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp mới thành lập húc
đầu vào tường trong những năm qua nên tôi trở nên cẩn thận hơn.”
Ảo mộng
Ông Hall cho rằng thất bại đối với thế hệ các doanh nghiệp Internet ngày nay
nặng nề hơn vì hy vọng của họ thiếu thực tế do được nuôi dưỡng bởi câu chuyện thành
công trong thị trường chứng khoán của các công ty mới khởi nghiệp. Theo ông, nếu
bạn không cố gắng biến ý tưởng của mình thành một công ty đáng giá hàng triệu đô la
thì những người sành sỏi ở Thung lũng Silicon sẽ nhìn bạn bằng nửa con mắt. Nhưng
nhiều người đã phải trả giá để được bài học là không có nhiều ý tưởng đáng giá hàng
triệu đô trôi nổi khắp nơi. “Họ sẽ bị thất vọng. Ảo mộng và thực tế quá khác xa nhau.”
Công chúng, vốn đã chán ngán với sự kiêu ngạo về khả năng làm thay đổi thế
giới cũng như các quảng cáo liên miên về cái gọi là viễn cảnh Internet, dường như
thích thú trước sự thất bại của các doanh nghiệp Silicon. Vì vậy, khi một số chuyên gia
thiếu thực tế mời bạn nếm thử một ly thất bại, coi đó là điều kiện để gặt hái thành
công, thì hãy từ chối một cách lịch sự.