Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

BÁO CÁO NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 117 trang )







BÁO CÁO
NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CẤP ĐỊA PHƯƠNG 2010



“CHỈ SỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CẤP ĐỊA PHƯƠNG”





20
11
2







LỜI NÓI ĐẦU

Báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế của các địa phương thông qua một


thang đo lường chung được xây dựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa
phương” là kết quả nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh
(DfID) tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậ
u gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Báo cáo này không phản ánh quan điểm của
AusAID, DfID và Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2010 đánh giá thực
trạng hội nhập của các nền kinh tế địa phương với phần còn lại của thế giới
trong đó đặc biệt là hộ
i nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua một thang đo
lường chung được xây dựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. Mục
tiêu chính của báo cáo nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của
mỗi địa phương, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho
người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo đánh
giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội
nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho
phát triển bền vững.
Quan trọng hơn cả nhóm nghiên cứu muốn cung cấp một cách nhìn rõ ràng và
toàn diện về vấn đề hội nhập của địa phương và đi đến m
ột thống nhất chung
cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội nhập
đặc thù của mỗi địa phương.
Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chất dịch
chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địa phương) với
phần còn lại của thế giới (đị
a phương khác và quốc tế) để xem xét mức độ thu
hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các dòng
3


vật chất được xem xét là (1) sản phẩm hàng hóa dịch vụ; (2) vốn và công nghệ;
(3) con người thông qua di trú, thu hút nhân lực và du lịch. Một địa phương được
cho là hấp dẫn sẽ thu hút được các nguồn lực cho sự phát triển như thu hút du
khách, thu hút đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút người dân đến
sống và làm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu,…. Mục tiêu cuối cùng
của mỗi địa phương là tạo ra m
ột môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ
nhân dân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng của nó thể
hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ số phát
triển con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức đối với các điểm đến hiện
nay là có quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực của chính quyền các quốc
gia, các nền kinh t
ế cũng như các địa phương.
Các luận điểm ủng hộ tự do hóa thương mại chủ trương khuyến khích các thể
chế tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ dễ dàng dịch chuyển giữa các quốc
gia nhằm mục tiêu để người dân các dân tộc có thể mua được các sản phẩm
được sản xuất ra với chi phí thấp hơn hoặc đa dạng hơn hoặc khác bi
ệt về các
giá trị tinh thần. Nhờ tinh thần này của thương mại thế giới mà tiến trình toàn cầu
hóa được diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên mọi phương diện thể hiện ở 3 mặt:
(1) toàn cầu hóa về sản xuất để đảm bảo mức chi phí biên thấp nhất cho một
đơn vị sản phẩm cuối cùng; (2) toàn cầu hóa về tiêu dùng đối với việc một sản
phẩm mang thương hiệ
u được chấp nhận với giá trị độc đáo như nhau bởi
người dân ở nhiều quốc gia, và (3) toàn cầu hóa về sở hữu (một người dân có
thể sở hữu tài sản ở nhiều quốc gia, sử dụng các dịch vụ đầu tư trên phạm vi
toàn cầu thông qua các định chế tài chính trung gian). Trong nhiều thập kỷ qua
chúng ta đã chứng kiến hai xu thế toàn cầu hóa sản xuất và tiêu dùng trong ngôi
nhà chung toàn cầu. Trong thậ
p kỷ này và vài thập kỷ sau, chúng ta sẽ chứng

kiến tiến trình toàn cầu hóa về sở hữu khiến xóa nhòa mọi biên giới quốc gia về
quốc tịch và nhiều niềm tự hào về các thương hiệu quốc gia hay sản phẩm quốc
gia. Những gì chúng ta đang tự hào sở hữu hôm nay có thể sẽ được thông qua
các định chế tài chính trung gian giúp nhiều người khác trên thế giới cùng sở
hữu nó trong tương lai. Điều này đặ
t ra những vấn đề cơ bản và then chốt cho
các Chính phủ trong việc có nên tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các
sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp để thể hiện sức mạnh kinh tế địa
phương – mà trong tương lai chúng ta có thể không sở hữu nữa hay chỉ nên tạo
điều kiện về môi trường và thể chế khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh
doanh, cạnh tranh lành mạnh và tăng n
ăng suất.
Một địa phương thu hút nguồn lực phải có đặc điểm gì? Để tìm hiểu vấn đề này
chúng ta phải đi đến hai giả thiết cần thừa nhận như sau: thứ nhất, không một
địa phương nào có đủ nguồn lực vô cùng cho phát triển mà nó sẽ bị giới hạn bởi
4

các nhóm nguồn lực và năng lực; thứ hai, để phát huy hiệu quả, bản thân các
nguồn lực cần phải có sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính
sách đúng đắn và sự quản lý thích hợp của địa phương. Từ hai giả thiết này để
thấy việc thu hút nguồn lực là nhằm mục tiêu gia tăng phúc lợi cho người dân tại
địa phương đó thông qua phát tri
ển kinh tế. Đặc điểm của địa phương thu hút
nguồn lực trong nghiên cứu này được xác định và khái quát hóa thành mô hình
bao gồm 8 trụ cột, mỗi trụ cột có một số tiêu chí và xem xét dựa trên một số
chiều kích khác nhau. Tám trụ cột này gồm 4 trụ cột nhân tố tĩnh và 4 trụ cột
nhân tố động. Tĩnh và động là khái niệm tương đối và được lý giải ở Phần 1 của
báo cáo này, ngụ ý “tĩnh” là không d
ịch chuyển ra khỏi biên giới địa phương và
“động” là những phần không chỉ nằm trong biên giới địa phương có có thể dịch

chuyển hai chiều ra hoặc vào biên giới địa phương. Bốn trụ cột tĩnh gồm (1) thể
chế, (2) cơ sở hạ tầng, (3) văn hóa và (4) đặc điểm tự nhiên địa phương. Bốn trụ
cột động gồm (1) con người, (2) thương mại, (3) đầ
u tư, (4) du lịch. Các trụ cột
này vừa có tác dụng thu hút nguồn lực dành cho nguồn lực đó đến từ bên ngoài,
vừa phản ánh thực trạng hình ảnh trụ cột đang tồn tại và có khuynh hướng dịch
chuyển đến những nơi khác thu hút hơn. Mức độ hội nhập đơn giản được đo
lường dựa trên cách tiếp cận về dịch chuyển nguồn lực giữa các
địa điểm về
mặt số lượng, chất lượng, cường độ để thấy được mức độ mạnh hay yếu của
việc hội nhập kinh tế xã hội toàn cầu.
Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương này được tiến hành từ
quý 2 năm 2010, nghiên cứu thu thập dữ liệu, điều tra và phân tích 63 tỉnh/thành
phố tại Việt Nam. Cu
ối cùng, do chỉ đủ cơ sở dữ liệu để phân tích cho 50
tỉnh/thành phố, 13 tỉnh/thành phố còn lại do thiếu dữ liệu nên chưa thể tiến hành
phân tích chi tiết trong năm 2010.
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt và kết luận, báo cáo này bao gồm hai phần: phần 1
xây dựng các nền tảng cho mô hình và trình bày một số kết quả chính của
nghiên cứu trong đó đặc biệt chỉ ra các tương tác giữa các chiều kích và trụ cột
trong mô hình; phần 2 gồm 8 nội dung chia theo tám trụ cột để thấy các góc nhìn
đa chiều đan xen về vấn đề hội nhập của các địa phương.
5





Nhóm nghiên cứu:
Ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng Nhóm

Ông Đinh Ngọc Hưởng
Bà Nguyễn Kiều Trang
Bà Nguyễn Thu Hương
Bà Đoàn Minh Tân Trang

6




LỜI CẢM ƠN


Bất kỳ một dự án nào cũng bao gồm một danh sách cảm ơn dài, báo cáo này
cũng vậy.
Báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế của các địa phương thông qua một
thang đo lường chung được xây dựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa
phương” là kết quả nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Cơ
quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DfID) tài trợ cho Dự án thông qua Chương trình Hỗ
trợ Kỹ thuật Hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật Hậu
gia nhập WTO, Cơ quan chủ quản đã hỗ trợ và tạo điều kiên thuận lợi để Dự án
“Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương” thực hiện thành công báo cáo.
Báo cáo này sẽ không thể thành công nếu không kể đến sự hợp tác chặt chẽ
cũng như những thông tin chia sẻ quý báu của các Bộ ngành, địa phương trên
cả nước. Nhân đây, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các nhà tư vấn về
những đóng góp xây dựng rất hữu ích trong việc xây dựng nội dung các báo cáo
này.

Nhóm nghiên cứu gửi l
ời cảm ơn đặc biệt tới các chuyên gia đã chia sẻ ý kiến
quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu đến khi phát hành báo cáo: Ông Vũ
Khoan – Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Ông Trương Đình Tuyển – Nguyên
Bộ trưởng Bộ Thương mại; Ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam; Ông Nguyễn Văn Nam – Chuyên gia kinh tế cao cấp – Nguyên Viện
trưởng Viện nghiên cứu thương mại; Ông Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ươ
ng; Ông Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia
kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội; Ông Nguyễn Quốc
Thịnh – Giám đốc Trung tâm Thương hiệu – Đại học Thương mại; Ông Võ Tá Tri
– Chuyên gia kinh tế; Ông Phạm Hồng Tú – Chuyên gia kinh tế.
7

Các thành viên của Văn phòng Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã
đọc dự thảo và tham gia biên tập cho báo cáo gồm Ông Trịnh Minh Anh, Bà Lâm
Thị Quỳnh Anh, Bà Nguyễn Lương Hiền, Ông Nguyễn Xuân Hải. Nhóm công tác
viên điều tra và nhập liệu bao gồm Ông Vy Tuấn Anh, Bà Triệu Thị Hà, Ông Tạ
Minh Hải, Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Bà Đoàn Mỹ Hạnh, Bà Nguyễn Thu Hằng, Bà
Nguyễn Thu Hương, Bà Đậu Thanh Lan, Ông Trần Tuấn Nghĩ
a, Bà Vũ Hồng
Ngọc, Bà Vũ Phương Thảo cùng hai trợ lý nghiên cứu là Bà Nguyễn Việt Tú
Uyên và Bà Phạm Phương Nhung đã tích cực và nhiệt tình triển khai công việc
theo kịp tiến độ rất gấp của dự án.
Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế các tỉnh và thành phố đã tích cực và chủ động
phối hợp với các Cơ quan khác tại Địa phương trong việc tổng hợp dữ liệu và hỗ

trợ thực hiện nghiên cứu.
Xin cảm ơn các doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân đã tham gia trả lời
điều tra và thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu.

Xin cảm ơn ông Nguyễn Cẩm Tú – Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về Hợp tác
Kinh tế Quốc tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương – Giám đốc dự án và Tiến sỹ
Trịnh Minh Anh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế
Quốc tế, Phó Giám
đốc dự án, đã chỉ đạo triển khai các hoạt động trong khuôn
khổ dự án nghiên cứu để đạt được đúng các yêu cầu đặt ra và hoàn thiện mục
tiêu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế kỳ vọng đối với nghiên cứu
này.
8




DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


Danh mục hình
Hình 1 : Kết quả tổng hợp điểm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa
phương
Hình 2: Mô hình chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương
Hình 3: Định vị năng lực hội nhập kinh tế địa phương
Hình 4: Nguồn dữ liệu được tổng hợp
Hình 5: Tuổi và thu nhập hộ gia đình của người trả
lời điều tra
Hình 6: Đối tượng tham gia nghiên cứu
Hình 7: Đặc điểm doanh nghiệp tham gia nghiên cứu
Hình 8: Kết quả điểm tổng hợp cuối cùng 50 địa phương
Hình 9: So sánh kết quả tổng hợp và chi tiết các trụ cột
Hình 10: Biểu đồ hình sao
Hình 11: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng

Hình 12: Nhận định của người dân về một số thay đổi trong thương mại tiêu
dùng
Hình 13: Đánh giá về chất lượng sản phẩm theo nguồn gốc xuất xứ
Hình 14: Khả năng tích hợp theo chiều dọc
Hình 15: Khả năng tích hợp theo chiều ngang
Hình 16: Một số khó khăn của doanh nghiệp
Hình 17: Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về chất lượng hệ thống phân
phối
Hình 18: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột thương mại
Hình 19: Tỷ trọng vố
n đầu tư theo ngành và số dự án
9

Hình 20: Tỷ trọng các quốc gia đầu tư và địa phương thu hút đầu tư
Hình 21: So sánh khả năng hấp thụ vốn và khẳ năng tiếp cân nguồn vốn
Hình 22: Đánh giá dịch vụ bổ trợ thu hút đầu tư
Hình 23: Đánh giá yếu tố hấp dẫn đầu tư
Hình 24: So sánh điểm đầu tư với đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài
Hình 25: Kết quả tr
ụ cột đầu tư
Hình 26: Đánh giá tính chuyên nghiệp và đồng bộ chất lượng dịch vụ
Hình 27: Đánh giá thực trạng di lịch địa phương
Hình 28: Thách thức trong thu hút du lịch nước ngoài
Hình 29: So sánh điểm du lịch với tỷ lệ tăng trưởng du khách
Hình 30: Top 5 địa phương về số chuyến du lịch
Hình 31: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột du lịch
Hình 32: Dự kiến biểu dân s
ố Việt Nam
Hình 33: Top 10 địa phương đông dân nhất
Hình 34: Thay đổi tháp tuổi 2010 - 2030

Hình 35: Thu nhập hộ gia đình (theo giá so sánh 2009)
Hình 36: Mức độ thỏa mãn đối với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội
Hình 37: Nhận định của người dân về đời sống kinh tế xã hội sau khi Việt Nam
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
Hình 38: Đánh giá hỗ trợ đào tạo và tuyển d
ụng của chính quyền địa phương
Hình 39: Đánh giá chính sách nhân dụng của chính quyền địa phương
Hình 40: Đánh giá chính sách nhân dụng của người dân địa phương
Hình 41: So sánh điểm trụ cột con người với cải thiện đói nghèo và chăm sóc
sức khỏe
Hình 42: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột con người
Hình 43: Sự phù hợp giữa nhu cầu và đầu tư mới về CSHT
Hình 44: Đánh giá ch
ất lượng cơ sở hạ tầng
Hình 45: Top 10 tỉnh có mật độ dân / km cao nhất
Hình 46: Đánh giá quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng
10

Hình 47: Quan hệ dân số và cơ sở hạ tầng
Hình 48: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột cơ sở hạ tầng
Hình 49: So sánh một số nội dung trụ cột văn hóa
Hình 50: Top 10 một số nội dung văn hóa
Hình 51: Đánh giá thực trạng và phát triển di tích lịch sử, lễ hội
Hình 52: So sánh tính kế thừa và tính đa dạng thông qua một số nội dung văn
hóa
Hình 53: Đánh giá th
ực trạng một số nội dung văn hóa
Hình 54: Thực trạng giá trị văn hóa và chuẩn mực ứng xử
Hình 55: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột văn hóa
Hình 56: Mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến con người và hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 57: Đánh giá sản phẩm có lợi thế đặc điểm tự nhiên
Hình 58: Đ
ánh giá các điểm đến địa phương
Hình 59: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột đặc điểm tự nhiên
Hình 60: So sánh số lượng công chức và viên chức
Hình 61: Chất lượng và khả năng đáp ứng của công viên chức
Hình 62: Đánh giá thái độ của chính quyền địa phương về phát triển kinh doanh
Hình 63: Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm pháp lý
Hình 64: So sánh số thủ tục hành chính và số thủ t
ục áp dụng cơ chế một cửa
Hình 65: Đối thoại của người dân với chính quyền
Hình 66: Lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp
Hình 67: Kết quả tổng hợp điểm trụ cột thể chế

Danh mục bảng
Bảng 1: Hệ thống tiêu chí cấu thành Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế
cấp địa phương
Bả
ng 2: Tổng hợp thống kê mô tả tám trụ cột
Bảng 3: Tương quan hai biến giữa các trụ cột và kết quả tổng hợp
11

Bảng 4: Thống kê mô tả một số nội dung về đầu tư
Bảng 5: Thống kê mô tả một số nội dung trụ cột du lịch
Bảng 6: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bản
Bảng 7: Thống kê mô tả một số nội dung trụ cột con người
Bảng 8: Doanh thu một số phương tiện vận tải
Bảng 9: Thống kê mô tả một s
ố nội dung trụ cột cơ sở hạ tầng

Bảng 10: Thống kê mô tả một số chỉ tiêu đường và điện
Bảng 11: Thống kê mô tả một số nội dung văn hóa
Bảng 12: Tương quan hai biến giữa một số nội dung văn hóa
Bảng 13: Thống kê mô tả một số nội dung đặc điểm tự nhiên
Bảng 14: Thống kê mô tả một số nội dung v
ề thể chế

12


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM – Máy rút tiền tự động
AusAID - Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia
DfID - Bộ Phát triển Quốc tế Anh
FDI – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP – Tổng giá trị quốc nội
NCIEC - Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
ODA – Hỗ trợ Phát triển Chính thức
USD – Đô la Mỹ
VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VND – Việt Nam đồng
WTO – T
ổ chức Thương mại Thế giới
13



MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
PHẦN 1 – NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương
8 trụ cột cấu thành mô hình chỉ số
Trọng số
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Đối t
ượng tham gia điều tra
Một số kết quả chính
PHẦN 2 – TÁM TRỤ CỘT CẤU THÀNH NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ CẤP
ĐỊA PHƯƠNG
Thương mại
Đầu tư
Du lịch
Con người
Văn hóa
Cơ sở hạ tầng
Đặc điểm địa phương
Thể chế
TÀI LIỆU THAM KHẢO


14





TÓM TẮT



Sau 16 năm kể từ ngày Việt Nam bắt đầu hội nhập vào tổ chức khu vực đầu tiên
là ASEAN, sau hơn 4 năm Việt Nam gia nhập WTO và triển khai các Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Hội nghị
lần thứ tư BCHTW Đảng khóa X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO, đây là
th
ời điểm Chính phủ và các Bộ, ngành và địa phương cần đánh giá lại hiệu quả
của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và kết quả của việc xây dựng và triển khai
các Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ, ngành và của các địa
phương.
Nhằm đánh giá tình hình và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa
phương để có giải pháp nâng cao hi
ệu quả thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ
hội nhập kinh tế quốc tế của các Ban hội nhập kinh tế quốc tế cấp tỉnh, Chương
trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã hỗ trợ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia
về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (UBQG về HTKTQT) triển khai Dự án: “Nâng cao
năng lực quản lý và điều phối h
ội nhập kinh tế quốc tế”, trong đó có Hoạt
động: “Xây dựng hệ thống chỉ số hội nhập kinh tế cấp tỉnh và thành phố”.
Theo Dự án đã được phê duyệt, hoạt động “Xây dựng hệ thống chỉ số hội nhập
kinh tế cấp tỉnh và thành phố” có 02 cấu phần được triển khai cụ thể là:
Cấu phần 1: Xây dựng mô hình và hệ thống chỉ s
ố đánh giá năng lực hội nhập
kinh tế cấp địa phương; và

Cấu phần 2: Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu, phân tích, tổng hợp dữ liệu và
đánh giá xếp hạng năng lực hội nhập kinh tế cấp tỉnh, thành phố.
Sau khi triển khai hoạt động nói trên, Nhóm nghiên cứu của Dự án đã hoàn
thành Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế c
ấp địa phương năm
2010. Báo cáo này đánh giá sơ bộ thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế năm 2010
của 50 tỉnh, thành phố (13 tỉnh, thành phố còn lại do thiếu dữ liệu nên chưa thể
tiến hành phân tích đánh giá năm nay) thông qua một thang đo lường chung
được xây dựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”.
15

Mục tiêu chính của báo cáo này với việc đưa ra một công cụ đánh giá là Chỉ số
hội nhập kinh tế cấp địa phương nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế
quốc tế của mỗi địa phương, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng
phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
báo cáo còn đánh giá sự phù hợ
p giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối
với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút
nguồn lực cho phát triển bền vững.
Quan trọng hơn cả, Nhóm nghiên cứu muốn cung cấp một cái nhìn rõ ràng và
toàn diện về vấn đề hội nhập của địa phương và cố gắng đi đến m
ột thống nhất
chung cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội
nhập đặc thù của mỗi địa phương.
Báo cáo này không nhằm mục tiêu xếp hạng cao thấp để các địa phương “ganh
đua” mà các thông số và phân tích khoa học của báo cáo này nhằm giúp các địa
phương xem xét quyết định lựa chọn những nhân tố nào phù hợp để giúp địa
phương hội nhập và phát tri
ển hơn nữa. Các thông số hay trụ cột chính để các
địa phương hội nhập và phát triển thành công mà báo cáo này đưa ra gồm 8 trụ

cột là: (1) Thể chế, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Văn hóa, (4) Đặc điểm tự nhiên địa
phương, (5) Con người, (6) Thương mại, (7) Đầu tư, (8) Du lịch. Mỗi trụ cột
được xem xét dựa trên một số chiều kích và phương diện nhất định. Các trụ cột
này v
ừa có tác dụng thu hút nguồn lực dành cho nguồn lực đó đến từ bên ngoài,
vừa phản ánh thực trạng hình ảnh trụ cột đang tồn tại và có khuynh hướng dịch
chuyển đến những nơi khác (địa phương hay nền kinh tế khác) thu hút hơn. Mức
độ hội nhập đơn giản được đo lường dựa trên cách tiếp cận về dịch chuyển
nguồn lực giữa các địa
điểm về mặt số lượng, chất lượng, cường độ để thấy
được mức độ mạnh hay yếu của việc hội nhập kinh tế.
Báo cáo này được chia làm hai phần chính. Phần một đặt vấn đề về năng lực hội
nhập kinh tế quốc tế, trong đó, đưa ra các quan điểm của tác giả trên cơ sở
nghiên cứu và phân tích các mô hình trên thế giới về h
ội nhập kinh tế. Thực tế,
trên thế giới đã có khá nhiều các công trình có liên quan đến việc đánh giá mức
độ hội nhập kinh tế của các quốc gia, các địa phương. Mỗi công trình nghiên cứu
có các cơ sở chứng minh riêng song tựu chung lại thì đều chỉ ra rằng đánh giá
các vùng/miền là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ việc xác định
hình ảnh về một thành phố trong tâm trí ngườ
i dân cho đến việc đánh giá mức
độ hội nhập kinh tế của thành phố đó so với các thành phố khác trong cùng một
quốc gia.
16

Chúng tôi đã tập trung phân tích các chỉ số thương hiệu thành phố
1
, chỉ số hội
nhập kinh tế tổng hợp của khu vực châu Á Thái Bình Dương
2

, chỉ số Hội nhập
nền kinh tế Bắc Mỹ
3
, chỉ số Hội nhập Wantanabe Kanji
4
, chỉ số phát triển kinh tế
bền vững
5
,… Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình liên quan, chúng tôi xây dựng
một mô hình chỉ số riêng phục vụ cho công tác đánh giá năng lực hội nhập kinh
tế của các địa phương. Trên thế giới chưa từng có mô hình tương tự.
Trong phần một của báo cáo, giới thiệu về nội dung chỉ số, 8 trụ cột cấu thành
mô hình chỉ số, các chiều kích xem xét trong mỗi trụ cột, phương pháp lựa chọn
trọng số, các phươ
ng pháp và các bước nghiên cứu đã được tiến hành, đối
tượng tham gia điều tra và kết quả nghiên cứu. Những hạn chế mà nghiên cứu
chưa đủ nguồn lực để thực hiện, như chưa điều tra đối tượng của nghiên cứu là
khách du lịch nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài, cũng được nêu ra trong
báo cáo.
Mô hình không phải là hoàn thiện mà nó mang tính mở ngỏ cho khả năng khải
thiện khôn cùng. Nó sẵn sàng cho vi
ệc kiểm sai trong thực tế để có thể có những
cải tiến về mặt giả thiết hay thay đổi phương pháp của mô hình cho ngày càng
hoàn thiện hơn, phục vụ công tác đánh giá năng lực hội nhập. Cũng trong phần
này, nhóm nghiên cứu chỉ ra các hồi tiếp dương và hồi tiếp âm giữa các trụ cột.
Ý nghĩa của hồi tiếp dương là tương tác thuận giữa các trụ cột. Hồi tiế
p âm là
tương tác nghịch giữa các trụ cột. Điều này hàm ý cho các tác động về mặt
chính sách để có thể đạt được sự thay đổi trong tương lai.
Phần hai của báo cáo phân tích chi tiết 8 trụ cột để thấy được nội dung cụ thể

trong từng trụ cột quyết định sức mạnh của trụ cột. Số lượng các chiều kích và
phương diện xem xét của mỗi trụ cột đượ
c chỉ ra chi tiết trong báo cáo. Số lượng
này còn có thể thiếu một số nội dung, mà theo ý kiến chuyên gia là mang tầm
quan trọng, điều này thông thường do khả năng khó có thể thu thập đủ dữ liệu
cho phân tích của chỉ tiêu. Vấn đề nguồn dữ liệu thống kê và đồng nhất số liệu là
một vấn đề lớn trong nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã phải dành rất nhiều thời
gian cho việc “làm sạch” dữ
liệu, bóc tách các phần tính trùng của các địa
phương, kiểm tra lại phương pháp thống kê của các địa phương để đảm bảo các
con số được thống kê dựa trên cùng một phương pháp, tiêu chuẩn và cách tiếp
cân. Điểm tích lũy cuối cùng của trụ cột có thể dẫn đến việc so sánh sức mạnh


1
Simon Anholt tại www.citybrandsindex.com
2
Chen Bo, Yuen Pau Woo, 2008, “A composite Index of Economic Integration in the Asia – Pacific Region”
3
Ram C. Acharya, Someshwar Rao và Gary Sawchuk, 2002, “Building a North American Economic Integration
Index”
4
Wantanabe Kanji, 2004, Poland,
5
Eva Neitzert, 2006, “Measuring Regional Progress: Developing a Regional Index of Sustainable Economic
Well-being for the English Regions”
17

trụ cột giữa các địa phương. Để tránh tình trạng quá chú trọng vào việc so sánh
này, chúng tôi chỉ ra một số mặt mạnh của các địa phương mà theo đó họ vượt

trội hơn thay vì điểm tích lũy cuối cùng thấp. Hoặc các địa phương có thứ hạng
cao trong trụ cột, nhưng ở một chiều kích nào đó trong trụ cột lại có điểm thấp.
Khác một số
nghiên cứu chỉ đánh giá bản thân đối tượng, nhóm nghiên cứu đặt
vấn đề về việc đánh giá đối tượng dựa trên nhu cầu. Chẳng hạn trong một tiêu
chí trong cơ sở hạ tầng là giao thông đường bộ, chúng tôi đánh giá dựa trên việc
khả năng đáp ứng và tổng chi phí xã hội mất đi do việc sử dụng hệ thống giao
thông này chứ không đánh giá chính bản thân hệ thống giao thông đường b
ộ.
Điển hình là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có hạ tầng giao thông đường bộ tốt,
nhưng khả năng đáp ứng theo nhu cầu lại rất thấp, kéo theo rất nhiều chi phí xã
hội phát sinh từ việc sử dụng hệ thống giao thông này do các vấn đề về tắc
đường như tốn xăng, ô nhiễm, mất thời gian lưu thông trên đường, mất cơ hội
để dành thời gian làm việc khác thay vì đi lại. Vì thế
, kết quả tổng hợp điểm cuối
cùng về trụ cột cơ sở hạ tầng mà chúng tôi công bố có khác một số kết quả đã
được công bố trước đây. Do giả thiết được sử dụng và đối tượng được lựa chọn
khác nhau.
Có một số tiêu chí có thể nằm ở cả hai trụ cột, đối với phần giao thoa này, để
tránh tính trùng, chúng tôi chỉ xếp
đối tượng vào một trụ cột. Ví dụ, hạ tầng du
lịch được tính chung trong trụ cột cơ sở hạ tầng, môi trường xã hội được đánh
giá trong môi trường sống của trụ cột con người, môi trường tự nhiên được đánh
giá trong trụ cột đặc điểm địa phương, mà thực tế các đối tượng này cũng có thể
được xem xét trong trụ cột du lịch.
Cũng như
đã trình bày, bảng dưới đây là kết quả tổng hợp điểm cuối cùng,
không xếp theo thứ hạng từ cao xuống thấp vì mục đích của nghiên cứu này
không phải là vấn đề về xếp hạng hay vinh danh.
18


Hình 1: Kết quả tổng hợp điểm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương


19





PHẦN 1
NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
20






Bước sang năm thứ 5 Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), cùng với tiến trình kiện toàn bộ máy giúp việc Chính phủ trong
việc thực hiện điều phối các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển mạng
lưới các ban hội nhập tại các Bộ/Ngành và các địa phương cho hiệu quả hơn.
Một đ
òi hỏi bức thiết là, làm thế nào để đánh giá được việc hội nhập của một
ngành hay một địa phương là cao hay thấp, là hiệu quả hay không hiệu quả, là
có chất lượng hay không có chất lượng? Nhu cầu này kéo theo việc phải nghiên
cứu xác định lại vai trò của hội nhập kinh tế và xây dựng thang đo lường danh
nghĩa chung cho vấn đề hội nhập.
Sau khi tiến hành tham vấn các chuyên gia và các thành viên Ban hội nhập tại

các
địa phương, nhiệm vụ xây dựng một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả
hội nhập kinh tế cấp địa phương được đặt ra. Mục tiêu là thông qua công cụ này
để so sánh, đối chiếu mức độ và chất lượng hội nhập của mỗi địa phương để từ
đó đưa ra các điều chỉnh hoặc cải thiện cần thiết cho việc gia tăng hiệu qu
ả của
hội nhập.
Suy đến tận cùng, mỗi địa phương phát triển kinh tế cũng đều vì mục tiêu phục
con người tại địa phương đó, để họ có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn, phúc lợi
ngày càng cao hơn. Lý do cơ bản là chính những người dân sinh sống và làm
việc ở mỗi địa phương là chủ thực sự của địa phương đó. Vì vậy, trong ng
ắn
hạn các mục tiêu kinh tế có thể được ưu tiên nhưng các mục tiêu này phải là
điều kiện để hoàn thiện mục đích vì người dân phục vụ, vì mong muốn người
dân có được cuộc sống tốt hơn mà cống hiến.
Để đo lường phúc lợi cuối cùng của người dân là một điều khó khăn, vì người ta
có thể đang ứng xử khác nhau đối với thời gian thư giãn.
Đối với một số người,
chấp nhận bỏ bớt thời gian lao động để tăng thêm thời gian thư giãn, độ thỏa
dụng của những người này khác nhau khi tiêu dùng hàng hóa là thời gian. Do
đó, để đơn giản, phúc lợi của người dân sẽ được đo lường bằng thu nhập bình
21

quân trên đầu người của địa phương. Mục tiêu của hội nhập hoặc phát triển kinh
tế sẽ là vì sự gia tăng trong thu nhập này.

Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương
Chỉ số là thước đo để so sánh đối tượng này với đối tượng khác hoặc với giá trị
tham chiếu. Mục tiêu của nghiên cứu này là lập luận xác định rõ
đối tượng

nghiên cứu và xây dựng một thang đo lường chung là “chỉ số” để đánh giá đối
tượng là “năng lực hội nhập kinh tế quốc tế” cấp địa phương.
Trước hết, thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế? Đối với các quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ được giới hạn bởi biên giới địa lý của nó, thì hội nhập kinh tế thể hiện
qua vi
ệc dịch chuyển của các dòng vật chất từ địa phương có biên giới này đến
địa phương có biên giới khác. Dưới góc độ kinh tế để xem xét, các dòng vật chất
này bao gồm (1) sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) thể hiện ở thương mại xuất
nhập khẩu hoặc thương mại nội địa từ vùng này đến vùng khác, (2) con người
thể hiện ở việc đi du lịch, đi lao động t
ại nơi khác, hoặc đến sống và định cư ở
một vùng đất mới, (3) dòng tiền mặt thể hiện thông qua đầu tư, viện trợ (không
tính dòng tiền thực hiện cho thanh toán quốc tế vì việc này gắn trực tiếp với
thương mại). Khi trừu tượng hóa lên thì dòng thông tin và tri thức cũng được coi
là một loại hàng hóa, một phần kết tinh trong nhận thức của con người khi di trú.
Đối với mỗi đị
a phương, đều có hai luồng các dòng vật chất dịch chuyển vào và
các dòng dịch chuyển ra, về hình thái biểu hiện người ta có thể gọi là xuất khẩu,
nhập khẩu, du lịch, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ không hoàn lại, lao
động tại nước ngoài, di trú, thanh toán,… Có thể lập luận rằng, thương mại hàng
hóa phát triển tạo ra lợi thế so sánh nhờ quá trình trao đổi nhằm cân bằng năng
suất lao động c
ận biên của quốc gia này với quốc gia khác. Tuy nhiên, bản thân
nhà nhập khẩu nếu không kỳ vọng có lãi thì chắc chắn họ không nhập khẩu. Do
đó, luận cứ của nhà nhập khẩu căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với
mặt hàng cần nhập hoặc họ chủ động bỏ kinh phí tạo ra nhu cầu này đối với các
mặt hàng mới. Các yếu tố dịch chuyển khác cũng đều nằm trong tình tr
ạng
tương tự.
Điều này có nghĩa là, địa phương được cấu tạo bởi một loạt các yếu tố cố định

tại thời điểm quan sát, các yếu tố này không dịch chuyển (một cách tương đối vì
tại thời điểm quan sát, con người sống tại địa phương là không dịch chuyển,
nhưng bản thân con người có thể di trú sang vùng đất khác vào thời điểm khác).
Có th
ể liệt kê các yếu tố này như: thể chế địa phương, cơ sở hạ tầng của địa
22

phương, con người sống và làm việc tại địa phương, văn hóa địa phương, tài
nguyên thiên nhiên của địa phương, khí hậu của địa phương, nhà máy sản xuất
tại địa phương, doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương,… Các yếu tố tĩnh này
cấu trúc và kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định tại địa phương tạo ra
lực hấp dẫn cho địa phương đ
ó. Địa phương hấp dẫn có trọng lực sẽ thu hút
được các dòng vật chất dịch chuyển vào địa phương đó, nếu lực hấp dẫn yếu,
các dòng vật chất này sẽ dịch chuyển đến các địa phương khác hấp dẫn hơn.
Vai trò của các chính quyền địa phương là phải tạo ra một trường không gian có
trọng lực hấp dẫn đối với loại vật chất mà nó mong muố
n lựa chọn. Có địa
phương mong muốn trở thành điểm đến của du lịch, có địa phương mong muốn
trở thành điểm đến của đầu tư, địa phương khác muốn trở thành công xưởng
của thế giới, địa phương khác lại chỉ mong muốn trở thành đô thị cảng, có thành
phố muốn trở thành trung tâm kinh doanh, có nơi lại muốn trở thành trung tâm
văn hóa.
Về m
ặt lý thuyết, các dòng vật chất sẽ dịch chuyển đến nơi nào tạo ra nhiều của
cải vật chất nhất cho xã hội loài người, có thể thông qua việc nơi đó tạo ra năng
suất cao nhất. Tuy nhiên, ngoại trừ những ngành công nghệ cao phụ thuộc vào
năng suất, nhiều ngành công nghệ đại trà với năng suất trung bình tương đồng
có sự thu hút khác nhau do động cơ đằng sau việc điề
u khiển hướng dịch

chuyển của các dòng vật chất này. Doanh nghiệp và các chính phủ đóng vai trò
quan trọng trong việc hướng các dòng vật chất này đến những nơi mà họ mong
muốn, có hợp tác, có cạnh tranh và vì thế lý thuyết khoa học xã hội nhiều khi
không thể vận dụng để áp đặt lên phân tích các hoạt động triển khai trong thực
tiễn. Hạn chế này là do bản thân khoa học xã hội khi tạo ra các học thuyết, hình
thành các khái niệm và xây dựng quy lu
ật thì quy luật này có sự tham gia của
con người. Con người không chỉ dự đoán tương lai dựa trên quy luật mà còn
tham gia vào quá trình kiến tạo tương lai. Do đó, hành động tác động đến kết
quả và những điều mà quy luật “tính tất nhiên” đã không còn đúng trong thực
tiễn.
Việc thu hút nguồn lực cho mục tiêu phát triển là một công nghệ và nghệ thuật
trình độ cao, trên cơ sở tương tác nhiều đối tượng và lựa chọ
n một cách thông
minh các ưu tiên nguồn lực cho phát triển. Trong nghiên cứu này, năng lực hội
nhập được hiểu là sự sắp xếp các yếu tố tĩnh và động tại địa phương theo cách
thức của địa phương để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển con
người.
8 trụ cột cấu thành mô hình chỉ số
23

Bất kỳ mô hình nào cũng là sự khái quát hóa các đối tượng bằng phép đồng cấu
và đẳng cấu ánh xạ các đối tượng vào mô hình, nên mô hình bao giờ cũng bao
hàm trong đó sự cấm đoán. Bất kỳ mô hình nào cũng có sẵn trong nó tính có thể
sai. Thừa nhận giả thiết đúng cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận tính có thể sai
khi đối chiếu lại thực tiễn. Bản thân mô hình chỉ số nghiên cứ
u năng lực hội nhập
kinh tế cấp địa phương cũng vậy. Vấn đề đặt ra là mô hình chỉ số đánh giá năng
lực hội nhập kinh tế phải (1) đơn giản để có thể xem xét một cách trực quan sinh
động đối tượng nghiên, (2) phải đảm bảo khái quát hóa một cách toàn diện các

vấn đề liên quan đến năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương và (3) phải thuậ
n
tiện cho việc sử dụng và ứng dụng phát triển trong thực tế.
Trên cơ sở khái quát hóa từ các điều kiện thực tiễn, kết hợp với phương pháp tư
duy hệ thống, chúng tôi xác định 8 trụ cột cấu thành mô hình năng lực hội nhập
kinh tế của một địa phương. Trong đó, có 4 trụ cột tĩnh và 4 trụ cột động, các trụ
cột động có sự
giao thoa với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và nước
ngoài). Bản thân các trụ cột tĩnh cũng đang phát triển theo thời gian. Việc phân
chia “tĩnh” hay “động” ở đây nhằm phân biệt giữa các yếu tố dịch chuyển qua lại
biên giới địa phương với các yếu tố không dịch chuyển.

Hình 2: Mô hình chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương
Bốn trụ cột tĩnh bao gồm (1) thể chế, (2) văn hóa, (3) cơ sở hạ tầng và (4) đặc
điểm tự nhiên. Bốn trụ cột động tiếp theo bao gồm (5) thương mại, (6) du lịch, (7)
đầu tư và (8) con người. Các trụ cột này tương tác với nhau tạo lực đẩy, chúng
tôi muốn lựa chọn mô hình xây dựng như mặt cắt của một tên lửa đẩy và hàm ý
nếu biết cách vận hành t
ốt các nhóm nhân tố này, địa phương sẽ có thể phát
triển một cách nhanh chóng.
24


Hình 3: Định vị năng lực hội nhập kinh tế địa phương
Khi đánh giá địa phương tại thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ thấy được thực trạng
về năng lực hội nhập, địa phương cần xác định một hình ảnh giả lập về năng lực
hội nhập kỳ vọng trong tương lai. Thiết lập các mục tiêu trên cơ sở kỳ vọng này
để thực hiện việc hoạch định chiến l
ược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các
nền tảng và triển khai thực hiện các thay đổi nhằm đạt đến kỳ vọng đó.

Một mục tiêu chiến lược đối với mỗi địa phương có thể là khoảng thời gian kéo
dài đến 20 hoặc 30 năm để tái cấu trúc hình ảnh hội nhập của địa phương tại
thời điểm này thành một hình ảnh có bản sắc, khác biệ
t, thu hút và hấp dẫn
trong tương lai. Hình ảnh trong tương lai cần phải xác định rõ mục tiêu hướng
đến việc phục vụ ai, gắn kết với trụ cột nào quan trọng nhất. Nếu địa phương
cho rằng có thể giỏi cả về mọi mặt có nghĩa là địa phương đó sẽ không thể giỏi
mặt nào và hình ảnh của địa phương vì thế sẽ kém thu hút do nó ứng xử với các
đố
i tượng là như nhau, do tầm quan trọng như nhau. Một địa phương là điểm
đến cho du khách và hấp dẫn về du lịch sẽ khó có thể là công xưởng sản xuất và
gia công hàng hóa. Lựa chọn nghịch giúp các địa phương quyết định đâu là
nhân tố tốt nhất cần thu hút cho phát triển.
25

Bảng 1: Hệ thống tiêu chí cấu thành
Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương

×