Tiết 26,27 * Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
A/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững hơn kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự thông qua việc
luyện tập tóm tắt những văn bản tự sự đã học.
- Rèn kỹ năng vận dụng .
B/ Nội dung:
I/ Kiến thức cần nắm:
1/ Khái niệm:
- Tóm tắt VBTS là dùng lời văn của mình để trình bày một cách ngắn gọn
nội dung của văn bản đó.
2/ Với những văn bản có cốt truyện, việc tóm tắt thường thuận lợi hơn những
văn bản tự sự không có côt truyện.
3/ Do mục đích và yêu cầu khác nhau nên người ta có thể tóm tắt bằng nhiều
cách khác nhau và với độ dài khác nhau.
4/ Yêu cầu:
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.
- Phản ánh trung thành nội dung của văn bản chính, không thêm bớt, không
chêm xen ý kiến bình luận của người tóm tắt…
- Phải có tính hoàn chỉnh
- Phải có tính cân đối
5/ Muốn tóm tắt được văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đềcủa văn
bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một trình
tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
II/ Luyện tập:
Bài 1 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có
những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của
buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng
tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giưã bầu trời quang đãng.”
Đoạn văn trên có phải là bản tóm tắt văn bản tôi đi học không? Vì sao?
Bài 2 Có bạn đã tóm tắt văn bản “ Trong lòng mẹ” như sau:
“Người mẹ trở về gặp Hồng. Cậu bé được mẹ đón lên xe, được ngồi trong
lòng mẹ. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve
từ trán xuống cằm và gãi rôm cả sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm
dịu vô cùng.”
a. Bản tóm tắt này đã nêu được sự việc và nhân vật chính chưa?
b. Cần phải thêm những sự việc và nhân vật chính nào nữa để có thể hình dung
được nội dung cơ bản của đoạn trích Trong lòng mẹ?
c. Hãy tóm tắt đoạn trích ấy theo cách của em.
Bài 3
a.Hãy tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
( * GV tham khảo 2 bản tóm tắt dưới đây:
- “ Gần đến ngày giỗ đầu của cha mà mẹ Hồng vẫn chưa về, người cô đã
gọi Hồng đến nói chuyện. Lời lẽ người cô rất ngọt ngào nhưng không giấu
nổi ý định xúc xiểm độc ác. Hồng rất đau lòng và căm giận những cổ tục lạc
hậu đã đầy đọa mẹ mình.Đến ngày giỗ cha, mẹ Hồng đã trở về. Vừa tan học,
Hồng được mẹ đón lên xe, ôm vào lòng. Hồng mừng vì thấy mẹ không đến nỗi
còm cõi, xơ xác như người ta kể. Cậu cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi
được ở trong lòng mẹ.”
- “ Chị Dậu nấu xong nồi cháo thì anh Dậu cũng vừ tỉnh lại. Cháo đã hơi
nguội.Anh Dậu run rẩy vừa định húp bát cháo thì cai lệ ập đến với roi song,
tay thước, dây thừng. Chúng thúc ép nhà anh Dậu nộp sưu. Chị Dậu van nài
xin khất. Cai lệ quát mắng dọa dỡ nhà, đánh chị Dậu rồi xông đến trói anh
Dậu. Không thể chịu được, chi Dậu vùng lên đánh lại tên cai lệ và người nhà
lý trưởng.”
Bài 4.
b.Tóm tắt văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( Ngữ văn 7- tập 1)
(* Các sự việc chính:
+ Đêm trước ngày chia tay, Thành và Thủy rất buồn bã, Thủy khóc nhiều.
+ Sáng hôm sau, hai anh em đi ra vườn và nhớ lại những kỷ niệm…
+ Thành dẫn Thủy đến trường chia tay cô giáo chủ nhiệm và các bạn.
+ Hai anh em chia đồ chơi, nhường nhịn nhau 2 con búp bê.
+ Cuộc chia tay bất ngờ và đầy nước mắt.
c.Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc”
(* “Lão Hạc là một nông dân nghèo. Gia tài của lão chỉ có mảnh vườn. Vợ
lão mất từ lâu. Con trai lão không đủ tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi đồn điền cao
su để lại cho lão con chó Vàng làm bạn. ở quê nhà, cuộc sống ngày càng khó khăn.
Laoc Hạc bị một trận ốm khủng khiếp, sau đó không kiếm ra việc làm, lão phải
bán con Vàng dù rất đau đớn. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lâu nay, lão
gửi ông giáo nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão còn nhờ ông giáo trông
nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai sau này. Lão quyết không đụng đến một
đồng nào trong số tiền dành dụm đó nên sống lay lắt bằng rau cỏ cho qua ngày.
Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để đánh bả con chó lạ hay sang
vườn nhà mình. Mọi người, nhất là ông giáo đều rất buồn khi nghe chuyện này.
Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả
làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư.”)