Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài 1: Văn bản Tôi đi học Thanh Tịnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.32 KB, 2 trang )

Bài 1: Văn bản Tôi đi học
Thanh Tịnh
I/ Một vài nét về tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả.
- Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn
Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh
vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn
2. Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ(1941), thuộc thể loại hồi ký:
ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tịu trường.
II/ Phân tích tác phẩm
1. Tâm trạng của chú bé trong buổi tựu trường
a. Trên đường tới trường:
- Là buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh chú bé cảm thấy mình trang trọng
và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài – Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được
mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp – Cậu bé cảm thấy mình xúc
động, bỡ ngỡ, lạ lùng – Chú suy nghĩ về sự thay đổi – Chú bâng khuâng thấy mình
đã lớn.
b. Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường
- Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá -
Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng
lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn – Chú lo sợ
vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân – Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng
về – Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập
oà khócnức nở.
c. Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên.
- Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong
lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ
hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình.
2. Hình ảnh người mẹ
- Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu


trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu
bé nhớ mãi. Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu
trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì
người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm
cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự
săn sóc động viên khích lệ . Mẹ luôn đi sát bên con trai , lúc thì cầm tay, mẹ đẩy
con lên phía trước , lúc bàn tay mẹ nhẹ nhàng xoa mái tóc của con

×