Tiết :28-29-30 VĂN BIỂU CẢM
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LẬP Ý CHO BÀI VĂN BIỂU CẢM
BÀI TẬP
I. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Nắm được một số nội dung về đề văn biểu cảm và cách lám bài văn biểu cảm.
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
- Biết vận dụng những hiểu biết từ bài học tự chọn này để phân tích một số đề
văn biểu cảm,…
2- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành tìm hiểu đề và cách lập dàn ý.
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, gia đình.
II. Tiến trình bài giảng.
1.Tổ chức:
2. Bài mới
? Nêu khái niệm văn biểu cảm ? Có mấy
I. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
1.Khái niệm văn biểu cảm
- Khái niệm : Sgk
loại biểu cảm ?
? Vậy khi viết văn biểu cảm cần sử
dụng các loại văn nào ?
Bài 2.
Đọc lại các chùm bài ca dao,dân ca
trong chương trình Ngữ văn 7( Bài 3,4)
và xác định phương thức biểu hiện ở
từng câu ca dao. Nêu rõ câu ca dao nào
dùng cách biểu cảm trực tiếp,câu ca dao
nào dùng cách biểu cảm gián tiếp.
- 2 loại biểu cảm :
+ Trực tiếp (Bằng những từ ngữ trực
tiếp gợi ra tình cảm)
+ Gián tiếp (thông qua miêu tả một hình
ảnh,kể một câu chuyện nào đó để khơi
gợi tình cảm).
- Sử dụng văn miêu tả và tự sự.
Ví dụ 1:
Cho bài thơ :
MÂY VÀ BÔNG
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
Ngô Văn Phú
a. Hãy chỉ rõ sự kết hợp giữa biểu
cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp
trong bài thơ.
b. Nêu cảm nhận của em về bài thơ
bằng một đoạn văn ngắn từ 10 -12 câu.
? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
2. Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Văn b/c là tiếng nói tình cảm của con
người.
- Đối tượng là thế giới tinh thần muôn
hình muôn vẻ.
- Mỗi bài văn b/c tập trung biểu đạt một
tình cảm chủ yếu.
- Tình cảm trong văn b/c là t/c trong
sáng mang đậm tính nhân văn.
3. Cách làm văn biểu cảm.
- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và
tìm ý:
- Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc
của đề để xác định nội dung, tư tưởng,
t/c mà văn bản sẽ viết cần đạt tới
- Nội dung văn bản sẽ nói về điều gì?
- Qua đó cần bộc lộ thái độ tình cảm gì?
- Bước 2 : Xây dựng bố cục
- Bước 3 : Viết bài
* Cho HS tìm hiểu đề bài văn biểu cảm.
* Cho HS tìm hiểu đề bài thể loại và nội
dung.
* Gợi ý cho HS thảo luận.
* Cho nhóm viết mở bài và kết bài hoàn
chỉnh của đề bài.
- Bước 4 : Sửa bài
II. Thực hành
1.Bài 1:
Ra hai đề văn biểu cảm và xác định rõ
đối tượng biểu cảm.
2.Bài 2
Cảm xúc về dòng sông quê em
- Tìm hiểu đề:
Nội dung: Tình cảm về dòng sông quê
hương.
- Dàn ý:
+ Mở bài: Yêu mến dòng sông quê
em giàu đẹp.
- Giới thiệu dòng sông quê hương của
em với những đặc điểm như: Tên, vị trí,
đặc điểm chung…
+ Thân bài:
- Dòng sông đó cho nước tươi mát cả
cánh đồng làm giàu cho quê hương trù
phú.
HS luyện tập
* Cho hs tìm hiểu đề.
* Tiến hành cho HS lập dàn ý của đề
bài.
* GV chốt vấn đề bổ sung hoàn chỉnh.
- HS tìm hiểu đề và thể loại, nội dung.
- Thảo luận nhóm, lập dàn ý của đề bài
- Viết mở bài và kết bài.
- Sông là con đường kinh tế huyết mạch
của quê em.
- Là nơi mà tưổi thơ em đã gắn bó với
nhiều kỷ niệm nhất bên cạnh đó dòng
sông còn gắn liền với những chiến công
lịch sử oanh liệt của đất nước.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng
sông.
3. Bài 3
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
* Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề
văn nêu ra là gì: Em hình dung và hiểu
thế nào về đối tượng ấy.
- Từ thuở ấu thơ có ai không nhìn thấy
nụ cười của mẹ, đấy là nụ cười yêu
thương, nụ cười khích lệ đối với mỗi
bước tiến bộ của em: Khi em biết đi,
biết nói, khi em lần đầu đi học, mỗi khi
em được lên lớp,…
Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười
không? Đó là những lúc nào?
Làm sao để luôn luôn được nhìn thấy nụ
cười của mẹ ?
Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối
tượng biểu cảm và cảm xúc của mình.
Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho
hết niềm yêu thương, kính trọng đối với
mẹ?