Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thi ngành điện tử viễn thông nhiều cơ hội pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 2 trang )

Thi ngành đi
ện tử viễn thông
nhiều cơ hội



Mấy năm trở lại đây, điện tử viễn thông là ngành khá "hot".
Điểm chuẩn dao động từ 13 - 23, tùy vào “uy tín” đào tạo của
từng trường, khiến cho thí sinh có nhiều cơ hội chọn lựa.


Nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành điện tử Viễn
thông như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học
Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại
học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, Học
viện Bưu chính viễn thông, ĐH Điện lực

Kiến thức: Chương trình và giáo trình của Khoa Điện tử - Viễn
thông được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Điện
tử - Tin học – Viễn thông, chú trọng đến những kiến thức cơ sở,
có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ. Sinh viên
sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay
đổi công nghệ trong tương lai.

Chương trình đào tạo của Khoa Điện tử - Viễn thông gồm giáo
trình cơ sở của ngành Điện tử - Viễn thông, lý thuyết cơ bản về
mạch điện, lý thuyết về điện tử tương tự và điện tử số, các quá
trình xử lý và truyền thông tin, lý thuyết tính toán và điều khiển
tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống
máy tính.



Ngoài chuyên môn sâu của ngành Điện tử - Viễn thông, kỹ sư
còn được chuẩn bị tốt kiến thức cơ bản về vật lý học hiện đại,
toán cao cấp và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.

Cử nhân ngành Điện tử viễn thông không chỉ được đào t
ạo để có
kiến thức chung dành cho Toán, Lý tương tự sinh viên ngành
Công nghệ thông tin, mà còn được học kiến thức cơ bản về:
Toán học (Xác suất và thống kê – Các phương pháp tính toán số
- Quy hoạch và tối ưu); Tin học (Ngôn ngữ lập trình bậc cao -
Cấu trúc máy vi tính và ghép nối - Nhập môn hệ điều hành
UNIX); Vật lý (Điện động lực học kỹ thuật); Điện tử (Nguy
ên lý
kỹ thuật điện tử - Linh kiện bán dẫn và vi mạch – Quang điện
tử); Đo lường điều khiển (Kỹ thuật đo lường điện tử - Kỹ thuật
điều khiển, hệ điều khiển); Viễn thông (Kỹ thuật video truyền
hình - Xử lý số tín hiệu – Thông tin số); Thực hành(Kỹ thuật số
- Điện tử)…

Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức
chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Điện tử và kỹ
thuật máy tính: Điện tử trong công nghiệp và phòng thí nghiệm
– Công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử - Mô phỏng mạch điện tử -
Thiết kế hệ điều khiển vi xử lý…

×